Ba hôm sau, một buổi chiều nóng nực, En- đru ngồi trong phòng khám bệnh của anh ở phố Oen-bếch. Tiếng ồn ào khó chịu của xe cộ đi lại bên ngoài theo không khí oi bức lọt vào trong nhà qua tấm màn che ở cửa sổ để ngỏ. En- đru mệt mỏi vì làm việc quá sức. Anh lo sợ ngày về của Cơ-ri-xtin vào cuối tuần, nhưng vẫn phấp phỏng mong đợi tiếng chuông điện thoại. Anh mướt mồ hôi vì phải giải quyết cho xong sáu bệnh nhân ba ghi-ni trong vòng một giờ và biết rằng sau đó lại phải thanh toán thật nhanh số bệnh nhân đang đợi ở phòng khám cũ để còn đưa Phran-xit đi ăn tối. En- đru nóng nảy ngẩng đầu lên khi chị y tá Sáp bước vào, vẻ mặt cau có hơn bình thường. - Ở ngoài kia có một con người đến hỏi ông. Thật là một con người quái gở, không phải bệnh nhân mà lại bảo cũng không phải khách du lịch. Cũng không có thẻ đăng ký chữa bệnh. Tên là Bâu-lân.- Bâu-lân à? - En- đru hững hờ nhắc lại, rồi gương mặt anh bỗng sáng lên – Côn Bâu-lân à? Chị mời ông ấy vào đây, vào ngay.- Nhưng có một bệnh nhân đang chờ. Và mười phút nữa thì bà Ro-bớt…- Mặc xác bà Ro-bớt - En- đru bực tức quát – Làm như tôi bảo.Chị Sáp nóng mặt khi nghe giọng đó. Chị toan bảo cho En- đru biết chị không quen nghe những giọng như vậy, nhưng chị chỉ chun mũi khịt khịt rồi ngẩng cao đầu đi ra. Một phút sau, Bâu-lân vào.- Kìa Côn! - En- đru nói, bật đứng dậy.- Chào cậu, xin chào, xin chào! – Côn Bâu-lân reo, lao người về phía trước, nhe răng cười toe toét vui vẻ. Đúng là ông nha sĩ tóc hung, trông vẫn như xưa, không sai một tí nào, vẫn nhem nhuốc trong bộ quần áo xanh bóng nhẫy rộng quá khổ và đôi ủng nâu to tướng như vừa mới ở trong nhà xe bằng gỗ bước ra. Có lẽ có hơi già hơn một đôi chút, nhưng hàng ria hung hung đỏ vành bàn chải không bớt hung hăng, vẫn có vẻ bướng bỉnh nghênh ngang, tóc vẫn rối bù và vẫn ăn nói oang oang – Bâu-lân vỗ thùm thụp vào lưng En- đrụ – Men-sân! Nói có quỷ thần chứng giám, gặp lại cậu, mình thật là mừng. Trông cậu oai lắm, oai lắm. Nhưng giữa hàng triệu người mình cũng nhận ra cậu ngaỵ Chà! chà! Xem nào… chỗ của cậu ở đây chúa thật – Bâu-lân quay con mắt tươi hơn hớn sang gương mặt quạu cọ của chị Sáp đang khinh khỉnh đứng nhìn – Bà này, bà y tá của cậu ấy, đang định không cho mình vào. Mãi đến khi mình bảo mình cũng là người trong ngành y đây thì mới vào được. Sự thật đúng là như vậy, bà ạ. Anh chàng bảnh choẹ mà bà giúp việc đây là người cùng hội cùng thuyền với tôi cách đây không lâu, ở E-bơ-re-lọ Khi nào bà đi đâu qua đấy, mời bà rẽ vào chơi thăm mẹ cháu, tôi sẽ hân hạnh mời bà chén trà. Bạn bè nào của ông bạn Men-sân, chúng tôi đều ân cần đón tiếp.Chị Sáp lườm Bâu-lân một cái rồi bỏ đi. Nhưng Bâu-lân nào có để ý, anh cứ thở phì phò, cười nói bô bô, một niềm vui tự nhiên trong trẻo. Anh quay sang nói với En- đru:- Không đẹp, có phải không cậu. Nhưng dám chắc là một người đàn bà đúng mực… Tốt! Tốt! Tốt lắm. Cậu dạo này ra sao hả Men-sân?Bâu-lân không chịu buông bàn tay En- đru ra mà cứ cầm lấy lắc lên lắc xuống như một cái cần bơm nước, toác miệng cười hể hả.Trong cái ngày chán chường này gặp lại Côn Bâu-lân đối với En- đru như một liều thuốc bổ hiếm. Mải sau, rút được tay ra, En- đru ngồi phịch xuống chiếc ghế xoay, cảm thấy mình trở lại là mình. Anh đẩy hộp thuốc lá về phía Bâu-lân. Một ngón tay cái cáu bẩn thọc vào trong túi áo, tay kia bóp bóp đầu ướt điếu thuốc vừa mới châm. Côn Bâu-lân trình bày sơ lược lý do ra chơi của anh.- Mình được nghỉ vài ngày, cậu ạ, và có hai ba việc phải giải quyết. Thế là vợ mình mới bảo mình sửa soạn hành lý rồi lên đường. Chả là mình có một sáng kiến căng lại lò xo cho những bộ phanh bị chùng. Mình đã để toàn bộ đầu óc của mình vào việc này. Nhưng, khỉ gió, chẳng ma nào thèm để ý đến sáng kiến của mình. Nhưng thôi, kệ xác nó… cái đó không quan trong bằng vấn đề này. - Bâu-lân vẩy tàn thuốc xuống thảm, mặt nghiêm trang hơn – Men-sân, cậu ạ. Đó là chuyện Me- Ơ-rị Chắc cậu còn nhớ Me- Ơ-ri chứ, mình cam đoan nó thì nó nhớ cậu lắm! Dạo này, nó không được khoẻ, không được bình thường. Mình đã đưa nó đến cho Lu-ê-lin xem nhưng chẳng được tích sự gì. - Bâu-lân bỗng nổi nóng, tiếng nói rít lại với nhau, nghe không rõ – Mẹ kiếp, Men-sân ạ, hắn ta dám cả gan bảo rằng con bé bị lao… như thể là trong dòng họ Bâu-lân này hãy còn có người bị lao sau khi chú Đan nó vào nhà điều dưỡng cách đây mười lăm năm. Vậy thế này nhé, cậu ạ, cậu có vui lòng vì tình bạn lâu năm của chúng mình mà giúp mình được không? Chúng mình biết cậu bây giờ oai lắm. Ở E-bơ-re-lo, người ta bàn tán về cậu rất nhiều. Cậu có vui lòng khám bệnh cho cái Me- Ơ-ri hộ chúng mình được không nhỉ? Chắc cậu không tưởng tượng được con bé nó tin tưởng ở cậu đến thế nào, và cả chúng mình nữa, vợ mình và mình cũng hết sức tin tưởng. Vì vậy, vợ mình mới bảo mình: nhà nó đến gặp bác sĩ Men-sân đi. Nếu anh ấy bằng lòng xem bệnh cho con bé thì ta sẽ gửi con bé lên chỗ anh ấy khi nào anh ấy thấy tiện. Thế nào, ý cậu thế nào, Men-sân? Nếu cậu quá bận thì cậu cứ cho mình biết, mình sẽ đi chỗ khác ngay.En- đru sầm mặt lại:- Đừng nói thế, Côn. Cậu không thấy, gặp cậu mình mừng rỡ thế nào à? Còn Me- Ơ-ri, tội nghiệp cô bé. Cậu biết là mình sẽ làm mọi việc có thể làm được cho nó, mọi việc…Kệ chị y tá thò đầu vào với nhiều hàm ý, En- đru cứ để thời giờ quý báu của mình nói chuyện với Bâu-lân cho đến khi chị ta không chịu được nữa:- Ông hãy còn năm bệnh nhân đang chờ ngoài nay, bác sĩ Men-sân ạ. Mà ông đã chậm hơn một tiếng so với giờ hẹn rồi. Tôi không thể xin lỗi họ mãi được. Tôi không quen đối xử với bệnh nhân như thế.Dẫu vậy, En- đru vẫn còn nắm chặt tay Bâu-lân, tiễn Bâu-lân ra tận cửa trước, cố mời Bâu-lân về nhà chơi.- Mình không để cho cậu quay về ngay đâu, Côn ạ. Cậu ở đây được bao nhiêu lâu, ba hay bốn ngày? Tốt lắm! Cậu trọ Ở đâu? Oét-lân à? Qúa Bây- Oa-tơ cơ à? Không được. Sao không ở luôn đây với mình. Chúng mình có vô số buồng để không. Đến thứ sáu này thì Cơ-ri-xtin về. Gặp cậu, cô ấy chắc mừng lắm. Chúng mình sẽ được dịp ôn lại với nhau những ngày đã qua.Và hôm sau, Bâu-lân đem va-li đến phố Chét-xbơ-rơ…Và rồi đến ngày đem lại giây phút lạnh lùng, không sao tránh khỏi, khi gặp lại Cơ-ri-xtin. En- đru kéo Bâu-lân, không hay biết có chuyện gì, ra gạ Bực bội nhận thấy mình không bình tĩnh, En- đru lấy Bâu-lân làm người cứu nguy cho mình. Khi tàu vào ga, tim En- đru đập thình thịch, bồn chồn. Anh đã phải trải qua một giây phút lo lắng và hối hận kinh khủng khi nhìn thấy gương mặt Cơ-ri-xtin nhỏ bé thân thuộc đi giữa đám người xa lạ, nhớn nhác tìm anh. Sau anh quên hết cả mọi sự khi anh cố tỏ ra có một thái độ thân thiết, tự nhiên.- Cơ-rít, em! Tưởng em không bao giờ về nữa! Đúng đấy, em nhìn kỹ đi nào. Chính cống Côn Bâu-lân chứ không phải ai khác. Không già đi tí nào nhỉ. Anh ấy đang ở với chúng mình, Cơ-rít ạ, anh sẽ kể cho em nghe trên xe. Anh đưa xe đến, ở ngoài ga kia kìa. Em đi chơi có vui không? Ơ kìa, việc gì em phải xách va-li?Ngạc nhiên trước sự đón tiếp bất ngờ này ở sân ga – trong khi nàng sợ về đến ga chẳng gặp ai – Cơ-ri-xtin rũ bỏ được vẻ mặt ủ dột, đôi má trở lại hơi hồng hào. Nàng cũng đã sống torng một tâm trạng bồn chồn lo lắng, mong mỏi một sự bắt đầu mới. Bây giờ lòng nàng gần như tràn ngập hy vọng. Nép mình trên chiếc ghế sau với Bâu-lân trong xe, nàng hào hứng nói chuyện, con mắt lúc nào cũng liếc nhìn gương mặt nghiêng nghiêng của En- đru ngồi bên tay lái.- Chao ôi, về đến nhà thật khoan khoái. – Nàng hít một hơi dài khi đã bước qua cửa ngoài. Rồi nói rất nhanh – Anh nhớ em chứ, anh En- đru?- Nhớ chứ! Cả nhà nhớ. Chị Ben-nét này, Phlo-ri này. Côn, ô hay, cậu làm gì với cái va-li ấy thế?En- đru chạy vội ra giúp Bâu-lân, lăng xăng một cách không cần thiết bên cạnh mấy cái va-lị Rồi chưa ai kịp nói năng gì thêm, En- đru đã phải đi thăm bệnh rồi. Anh hứa thế nào cũng về vào giờ uống trà.Ngồi phịch xuống ghế tay lái, En- đru lẩm bẩm:- Lạy trời! Thế là xong! Nàng trông không khá hơn bao nhiêu sau mấy ngày nghỉ. Ôi chao! Mình chắc nàng không nhận thấy có gì khác. Đó là điều chủ yếu hiện nay.En- đru về nhà tuy muộn nhưng lại tỏ ra hoạt bát tươi vui quá mức. Bâu-lân vô cùng thích thú trước sự vui vẻ ấy.- Không nói đùa đâu, cậu chưa bao giờ xuất sắc như bây giờ, Men-sân ạ.Một đôi lần, En- đru cảm thấy con mắt Cơ-ri-xtin nhìn anh gần như mong chờ ở anh một dấu hiệu, một cái nhìn thông cảm. En- đru nhận thấy bệnh tật của Me- Ơ-ri đã làm nàng bận tâm. Giữa câu chuyện, Cơ-ri-xtin cho biết nàng đã nói với Bâu-lân đánh điện bảo Me- Ơ-ri lên ngay tức khắc, ngay ngày mai nếu có thể được. Nàng lo cho Me- Ơ-rị Nàng mong có thể làm ngay được một đôi việc nếu không phải là tất cả mọi việc cho cô gái ấy.Tình hình diễn ra tốt đẹp hơn En- đru chờ đợi. Me- Ơ-ri đánh điện trả lời sáng hôm sau sẽ đến. Thế là Cơ-ri-xtin bận rộn tíu tít chuẩn bị đón cô gái. Không khí rộn rịp trong nhà che mờ cả sự vui vẻ giả tạo của En- đru.Nhưng khi Me- Ơ-ri đến thì En- đru trở lại ngay cương vị bác sĩ của mình. Thoạt nhìn đã thấy rõ Me- Ơ-ri có bệnh. Qua mấy năm, Me- Ơ-ri đã lớn hẳn lên thành một cô gái mảnh khảnh, đôi vai hơi xuôi, nước da có một vẻ đẹp gần như không tự nhiên khiến En- đru thấy ngay là một dấu hiệu phải dè chừng.Cuộc hành trình làm Me- Ơ-ri khá mệt nên tuy mừng rỡ gặp lại En- đru và Cơ-ri-xtin, muốn nán ngồi lại nói chuyện nhưng cô vẫn bị bắt phải lên giường nằm từ sáu giờ chiều. Sau đó, En- đru lên gác khám cho cô.En- đru chỉ ở trên gác có mười lăm phút, nhưng khi xuống phòng khách với Cơ-ri-xtin và Bâu-lân, lần đầu tiên anh có vẻ thực sự lo ngại.- Có lẽ không có gì nghi ngờ nữa: bị Ở đỉnh phổi trái rồi. Lu-ê-lin nói rất đúng, Côn ạ. Nhưng đừng lọ Đây mới là ở thời kỳ thứ nhất. Ta có thể vượt qua được.- Cậu cho rằng – Bâu-lân nói, mặt rầu rầu lo lắng – cậu cho rằng có thể chữa khỏi được à?- Khỏi chứ. Mình có thể quả quyết như vậy. Cố nhiên là phải chú ý theo dõi cháu thường xuyên, chăm sóc chu đáo. – En- đru suy nghĩ, trán nhăn lại thành những rãnh sâu – Côn ạ, theo mình thì E-bơ-re-lo có thể là chỗ có hại nhất đối với Me- Ơ-ri… Đối với một trường hợp sơ nhiễm lao ở nhà bao giờ cũng là không tốt. Sao không để mình đưa cháu vào bệnh viện Vích-to-ri- Ở Mình với bác sĩ Thơ-rơ-gút thân với nhau lắm. Chắc chắn mình cho cháu vào viện được. Mình sẽ trông nom cháu cho.- Men-sân! – Bâu-lân xúc động – Đó là một bằng chứng chân chính của tình bạn. Cậu biết đấy, cháu nó tin tưởng ở cậu lắm. Nếu có ai cứu được nó khỏi bệnh thì chính là cậu.En- đru ra gọi dây nói ngay cho Thơ-rơ-gút. Năm phút sau, anh trở lại cho biết cuối tuần này, Me- Ơ-ri sẽ vào nằm viện. Bâu-lân yên tâm rõ rệt, và lạc quan nghĩ đến bệnh viện Vích-to-ri- Ơ, sự trông nom của En- đru và sự giám sát của Thơ-rơ-gút đến nỗi đối với Bâu-lân, Me- Ơ-ri coi như đã được chữa khỏi rồi.Hai hôm sau là hai ngày hết sức bận rộn. Đến thứ bảy, sau khi Me- Ơ-ri và Bâu-lân lên tàu ở ga Pét- đinh-tơn sự tự chủ của En- đru cuối cùng đã thích ứng được với tình thế. Anh đã có thể ghì chặt Cơ-ri-xtin vào trong cánh tay và khẽ reo lên trên đường về phòng khám.- Lại ở bên nhau thật đẹp đẽ biết bao, Cơ-rít em! Trời, một tuần hối hả làm sao!Giọng nói hoàn toàn thích hợp. Nhưng làm như thể anh không nhìn thấy vẻ mặt nàng. Cơ-ri-xtin về ngồi một mình trong phòng, đầu hơi gục xuống, tay đặt trên đầu gối, không nhúc nhích.Nàng đã hy vọng biết bao lúc mới trở về. Nhưng bây giờ trong thâm tâm nàng đặt ra câu hỏi đáng sợ: “Trời ơi! Chuyện này đến bao giờ thì chấm dứt, và bằng cách nào?”