Nửa đêm hôm đó, tỉnh giấc, En- đru rền rĩ: - Anh có phải là một thằng ngu không, hở Cơ-rít? Sổ toẹt cả cuộc sống của chúng mình… bỏ một nơi làm ăn tốt đẹp. Dù sao, gần đây, anh cũng đã có một số bệnh nhân riêng rồi. Lu-ê-lin lại đối xử khá tốt nữa. Anh đã kể với em chưa nhỉ? Ông ta đã gần như hứa đến thăm bệnh nhân tại bệnh viện. Còn Hội đồng… trừ có nhóm Eùt Chen-kin, còn thì họ đâu phải là những người tồi. Anh tin rằng, sau này khi Lu-ê-lin về hưu, có thể họ sẽ cử anh làm bác sĩ trưởng thay ông ta chưa biết chừng.Nằm cạnh chồng trong tối. Cơ-ri-xtin an ủi anh bằng những lời ôn tồn, có lý lẽ.- Thực ra anh cũng không muốn chúng mình cứ suốt đời ở mãi một khu mỏ xứ Uên cơ mà. Chúng mình ở đây có sung sướng, song cũng đến lúc nên rời đi chỗ khác.- Nhưng em này, Cơ-rít – En- đru lo lắng – Chúng mình chưa có đủ tiền mở một phòng khám bệnh tự Lẽ ra phải dành dụm thêm được một ít tiền nữa rồi mới xin thôi việc thì phải.Giọng buồn ngủ, Cơ-ri-xtin đáp:- Tiền nong có dính dáng gì? Với lại, có thể để dành được bao nhiêu, chúng mình cũng sẽ tiêu hết, hay gần hết, cho một kỳ đi nghỉ thực sự sắp tới, anh ạ. Anh không thấy là gần bốn năm nay, anh hầu như không bước chân ra khỏi mấy cái mỏ than cổ lỗ này à?Nghị lực của Cơ-ri-xtin truyền sang anh. Sáng hôm sau, thế giới dường như đã trở thành một nơi vui sống không có gì phải lo ngại.Trong bữa sáng rất ngon miệng, En- đru nói với Cơ-ri-xtin:- Em quả không phải là một cô gái tồi. Đáng lẽ em phải cong cớn gắt với anh là em tưởng anh bây giờ sẽ làm ăn ra trò ra trống, là đã đến lúc anh phải thi thố tài năng giành lấy một địa vị trong xã hội, thì em lại chỉ…Nàng không nghe anh nói mà chuyển hẳn sang vấn đề khác:- Ơ kìa, anh. Đừng vò nát tờ báo đi anh. Em tưởng chỉ có phụ nữ mới làm như vậy. Em làm thế nào đọc được mục dạy làm vườn của em bây giờ?- Thôi đừng đọc nữa – Đi về phía cửa, qua chỗ nàng anh đặt một cái hôn rồi tủm tỉm: - Hãy nghĩ đến anh.En- đru cảm thấy táo bạo, dám sẵn sàng thử vận may của mình với đời. Ngoài ra, cái phần rụt rè trong con người anh không khỏi nhìn sang cái mặt thuận lợi của anh. Anh là hội viên Hội y học Hoàng gia, có học vị tiến sĩ y khoa, ngoài ra lại còn ba trăm bảng gửi ngân hàng. Có những thứ ấy, chắc chắn hai vợ chồng sẽ không bị chết đói.Cũng may là hai người giữ vững quyết tâm. Thái độ của thị trấn sau đó đã xoay ngược hẳn. Nay En- đru tự ý xin đi thì mọi người lại mong anh trở lại.Đỉnh cao của tình hình là lúc, sau cuộc họp của Hội đồng đó một tuần, On- Oen dẫn đầu một phái đoàn đến nhà En- đru đề nghị anh thay đổi quyết định, nhưng không có kết quả. Sau đó, sự tức giận của dân chúng đối với Eùt Chen-kin bùng lên dữ dội. Chen-kin bị la ó ngoài phố. Hai lần, những tiếng huýt sáo bám riết lấy Chen-kin từ mỏ về đến nhà.So với những tác động địa phương ấy, kể cũng lạ là bản luận án của anh cũng chẳng làm xao động thế giới bên ngoài bao nhiêu. Nó đem lại cho anh học vị tiến sĩ y khoa. Nó được đang trên tạp chí “Vệ sinh công nghiệp” ở Anh và được Hội vệ sinh Mỹ in thành tập riêng. Ngoài ra, nó chỉ đem lại cho En- đru đúng có ba bức thư.Bức thứ nhất là của một viện bào chế ở Brích-lên, khu Đông – Trung tâm Luân Đôn, báo cho En- đru biết họ đang gửi đến chỗ anh mẫu hàng của loại xi-rô bổ phổi do họ sản xuất, một thứ thuốc chuyên trị về phổi mà họ đã nhận được hàng trăm ý kiến khen ngợi, trong đó có những ý kiến của một số bác sĩ tên tuổi, chứng thực tác dụng của nó. Họ mong En- đru sẽ giới thiệu thứ xi-rô bổ phổi này với thợ mỏ ở chỗ anh. Họ còn nói thêm thứ xi-rô bổ phổi này chữa được cả bệnh thấp khớp.Bức thứ hai là của giáo sư Che-lít với những lời chúc mừng và khen ngợi nhiệt tình. Cuối thư, Che-lít hỏi En- đru liệu có thể đến chơi Học viện Ca- đíp vào một ngày nào đó trong tuần được không. Che-lít còn ghi thêm: cố đến vào thứ năm. Nhưng trong mấy ngày vội vã này, En- đru không đi được. Thậm chí, anh còn để lạc đâu mất bức thư và trước mắt anh quên cả trả lời.Bức thư ba làm En- đru cảm kích đến nỗi anh trả lời ngay tức khắc. Nó là một bản thông báo hiếm có, từ bang O-ri-gân bên kia Đại tây dương gửi đến. En- đru đọc đi đọc lại những trang giấy đánh máy rồi xúc động đem lại cho Cơ-ri-xtin xem.- Cơ-rít ơi, có một cái này rất hay, em ạ. Một bức thư gửi từ Mỹ, của một người tên là Xtin-men, Ri-sớt Xtin-men, ở bang O-ri-gân. Em có lẽ chưa bao giờ nghe nói đến ông ta, nhưng anh thì đã biết tiếng. Đây là sự đánh giá chính xác nhất công trình nghiên cứu của anh về bụi. Hơn sự đánh giá của giáo sư Che-lít nhiều… Anh phải viết thư trả lời mới được! Ông này đã hiểu đầy đủ mục đích theo đuổi của anh, ông ấy lại còn hiệu chỉnh cho anh một hai chỗ. Thành phần có hoạt tính gây hại trong xi-lích hình như là chất xê-rê-xít thì phải. Anh không đủ giỏi về hóa học để tìm ra chất ấy. Thật tuyệt: thư khen ngợi anh, mà là thư của Xtin-men!Cơ-ri-xtin ngước mắt hỏi:- Thế hả anh? Ông ấy là một bác sĩ ở bên Mỹ à?- Không phải. Đó mới là một điều đáng ngạc nhiên. Ông ấy là một nhà vật lý. Nhưng ông ấy lại mở một bệnh viện chữa bệnh phổi ở gần thành phố Poóc-lân, bang O-ri-gân. Em xem này, địa chỉ ghi trên thư ấy. Một số đồng nghiệp của ông ta chưa công nhận ông ta, nhưng thực ra ông ta lớn lao không kém gì Xpha-lin-giơ theo cách riêng của mình. Khi nào rỗi, anh sẽ kể cho em nghe về Xtin-men.En- đru cho thấy anh đánh giá bức thư quan trọng đến thế nào bằng cách ngồi ngay vào bàn viết thư trả lời.Hai vợ chồng bây giờ bên tíu tít vì những việc chuẩn bị cho kỳ đi nghỉ; họ thu xếp gửi đồ đạc về Ca- đíp, nơi gửi thuận tiện nhất, và lại bận cả vì những buổi chia tay đau lòng. Lần trước, họ rời Blây-nen-li một cách đột ngột. Một cuộc ra đi anh hùng. Nhưng ở đây, họ có nhiều tình cảm lưu luyến. Vợ chồng Von, vợ chồng Bâu-lân và cả vợ chồng Lu-ê-lin nữa mời cơm tiễn họ. En- đru đâm ra mắc phải chứng “khó tiêu khi chia tay”, một chứng bệnh đặc thù do những bữa tiệc tiễn đưa này gây nên. Đến ngày lên đường, nước mắt rơm rớm, Gien-ni báo cho hai vợ chồng En- đru biết – và làm cho họ phát hoảng lên – là mọi người sẽ ra tận ga tiễn họ.Cộng thêm vào cái tin đáng ngại ấy, đến phút cuối cùng, lại thấy Von hấp tấp đến:- Xin lỗi lại đến quấy rầy hai anh chị lần nữa, nhưng này, anh Men-sân, anh đã bỏ bùa gì cho Che-lít thế? Tôi vừa mới nhận được thư của ông bạn già ấy. Công trình nghiên cứu của anh làm ông ấy mê mẩn cả người và hình như, ít ra là theo tôi hiểu, cả Uûy ban lao động hầm mỏ nữa. Tóm lại, Che-lít yêu cầu tôi đến nói với anh là ông ta rất muốn gặp anh ở Luân Đôn. Ông ta bảo là hết sức quan trọng đấy.En- đru ngúng nguẩy trả lời:- Kìa anh Von, chúng tôi đi nghỉ cơ mà. Kỳ nghỉ đầu tiên của hai vợ chồng chúng tôi từ bao năm naỵ Làm sao tôi đi gặp ông ấy được?- Anh cho tôi địa chỉ của anh vậy. Ông ấy rõ ràng muốn viết thư cho anh.En- đru ngập ngừng nhìn Cơ-ri-xtin. Hai người có ý định giữ kín nơi họ đến nghỉ để tránh hết mọi sự phiền phức, mọi thư từ quấy rầy. Dẫu vậy, En- đru cũng ghi địa chỉ cho Von.Sau đó, hai người vội vã ra gạ Họ bị hút ngay vào đám người cùng khu ra tiễn họ. Mọi người bắt tay hai vợ chồng, vỗ lưng, ôm hôn, hoan hô và cuối cùng đẩy họ lên toa tàu đã bắt đầu chuyển bánh. Khi con tàu xa dần, bạn bè họ tụ tập trên sân ga bắt đầu hát to bài “Người Ha-lếch”.- Trời! Đến thế là cùng. – Xoa những ngón tay tê cóng với nhau, En- đru thốt lên. nhưng mắt anh sáng long lanh, và một phút sau, anh nói tiếp – Này em, đánh đổi những tình cảm ấy lấy gì gì đi nữa, anh cũng không nghe. Thật là nh nghe. Thật là những người tốt bụng vô cùng! Có ai dám bảo rằng cách đấy một tháng, một nửa thị trấn chỉ muốn anh chết đi cho rồi. Khó hiểu thật, cuộc đời thật là kỳ lạ. – Anh chằm chằm nhìn Cơ-ri-xtin riễu cợt khi nàng ngồi xuống cạnh anh – Thưa bà Men-sân, tuy bà đã là một bà già rồi, nhưng đây sẽ là tuần trăng mật thứ hai của bà đấy ạ.Họ đến Xao-them-ton vào lúc tối và qua biển Măng-sơ bằng tàu thủy. Sáng hôm sau, họ đã thấy mặt trời mọc sau thành phố Xanh Ma-lô và một giờ sau, miền Brơ-ta-nhơ nước Pháp đã tiếp đón họ.Lúa mì đang độ chín vàng, những cây dâu trĩu quả, đàn dê thơ thẩn trên đồng cỏ nở hoa.Chính là theo ý kiến của Cơ-ri-xtin mà họ đến đây để làm quen một nước Pháp thật sự chứ không phải để tiếp xúc với những viện bảo tàng và cung điện, những di tích lịch sử, những đài kỉ niệm – những gì mà các cuốn sách du lịch khuyên người ta nhất thiết phải đến thăm.Hai vợ chồng đến Van An- đrệ Ở quán trọ nhỏ bé của họ, họ có thể nghe tiếng sóng biển rì rào và ngửi hương thơm đồng nội. Phòng ngủ của họ là một gian phòng sàn gỗ lau bóng, và sáng sáng họ uống cà phê nóng bỏng trong những cái tách gốm dầy men lam. Hai vợ chồng chơi vơ vẩn suốt ngày.En- đru luôn miệng nói:- Chao ôi tuyệt diệu, em nhỉ. Anh không bao giờ muốn nhìn lại một bệnh viêm phổi thùy nữa.Họ uống rượu táo, ăn tôm hùm, tôm he, bánh ngọt và anh đào. Tối tối, En- đru chơi biđa với chủ quán trên chiếc bàn hình bát giác. Đôi khi anh chỉ thua với số điểm 50/100.Thật là thích thú, mê ly, tuyệt vời, đó là những tính từ mà En- đru đánh giá. Chỉ thiếu có mỗi thuốc lá – anh nói thêm.Một tháng hạnh phúc trôi quạ Đến bây giờ, với mối băn khoăn ám ảnh, En- đru bắt đầu hay nắn nắn bức thư chưa mở vẫn nằm trong túi áo ngực suốt nửa tháng qua và đã bị hoen ố vì dây nhựa dâu và sô-cô-lạ Sau cùng, một buổi sáng, Cơ-ri-xtin phải bảo:- Thôi, anh bóc thư đi. Chúng mình giữ lời hứa như vậy là đủ rồi.En- đru thận trọng xé phong bì. Anh nằm ngửa người ngoài nắng đọc thư, rồi từ từ nhỏm dậy, đọc lại lần nữa. Sau đó, anh lặng lẽ đưa bức thư cho Cơ-ri-xtin.Người gửi là giáo sư Che-lít. Bức thư cho biết, do kết quả trực tiếp của công trình nghiên cứu vấn đề nhiễm bụi của En- đru, Uûy ban lao động hầm mỏ đã quyết định xem xét toàn bộ vấn đề này để trình bày với Ban lao động của Nghị viện. Do đó, Uûy ban cần có một bác sĩ thanh tra chính thức. Xét đến những cuộc nghiên cứu gần đây của Men-sân, Uûy ban đã nhất trí và không do dự mời anh nhận chức bác sĩ thanh tra đó.Đọc thư xong, Cơ-ri-xtin sung sướng nhìn En- đru nhoẻn miệng cười:- Em đã bảo là thế nào vận may cũng sẽ đến mà. Tuyệt, anh nhỉ?En- đru bồn chồn nhặt mấy cục đá ném mạnh vào một cái hố tôm hùm trên bờ biển. Anh nói thành tiếng điều đang nghĩ trong óc.- Một công việc lâm sàng đây… Không thể nào khác. Họ biết mình là một thầy thuốc lâm sàng mà.Cơ-ri-xtin ngắm nhìn chồng, một nụ cười lưu lại mãi trên môi nàng:- Này anh, anh còn nhớ sự thỏa thuận giữa anh và em không: ở đây tối thiểu sáu tuần, không làm một việc gì cả, nằm yên một chỗ. Anh không để cho những ngày nghỉ của chúng mình bị gián đoạn chứ?- Không, không đâu, - En- đru nhìn đồng hồ – Chúng mình sẽ nghỉ nốt, nhưng dù sao – anvavụt đứng dậy và vui vẻ kéo nàng đứng lên – chạy vù một tí ra bưu điện đánh điện chắc không có hại gì. Không biết… không biết ở đấy có bảng giờ tàu không.