Anh Tam về nước hơi muộn, là vì còn mắc mấy việc, trong đó có vụ Ba Viên.Ai cũng đã nghe qua vụ Ba Viên làm phản và sau đó bị Việt nam quốc dân đảng thi hành bản án tử hình. Ba Viên vốn là một thiếu úy trong quân đội Pháp. Hồi quân Nhật đảo chính tháng 3-1945, Viên mang một toán quân chạy sang Vân Nam, trú ngụ ở Mông Tự trên đường xe lửa Côn Minh - Lào Cai. Muốn tăng thêm lực lượng quân sự, anh Tam thuyết phục Ba Viên mang quân về với Việt nam quốc dân đảng. Viên tình nguyện hợp tác và đưa toán binh sĩ của mình, có đủ khí giới do nhà chức trách Vân Nam trả lại, các anh em ở Hải Ngoại Bộ Côn Minh và ở Hà Giang tin rằng Viên thực lòng, muốn quy nhập nên đồng ý thương lượng với nhà chức trách cho phép toán quân đó trở về Hà Giang.Nhưng Ba Viên theo mật lệnh của Pháp đã rắp tâm lợi dụng cơ hội để làm phản. Như mọi người đều biết, quân của Viên đột nhiên vây bắt những anh em, cán bộ đảng viên ở đó, rồi đón bộ đội cộng sản vào thành. Những anh em ấy sau đều bị cộng sản giết. Anh Tam đã rời khỏi Hà Giang trước khi xẩy ra việc biến loạn, rồi về tới Hà Nội. Còn anh Nghiêm Kế Tổ về tới đích xác vào ngày nào, tôi không nhớ rõ. Thế là hầu hết các nhân vật quan trọng tại hải ngoại đã trở về quê hương. Đã gần 5 năm rồi, tôi mới gặp lại anh Tam, cả nhà đều vui mừng, tất nhiên người vui nhất là chị Tam cùng các con và bà mẹ. Trong mấy năm vừa qua, anh quả đã trải nhiều gian truân trốn được khỏi bàn tay người Nhật tại Quảng Châu, nhưng lúc đến Liễu Châu lại bị quân Trung Hoa tống giam vào ngục vì nghi là gián điệp của Nhật - đồng thời với Nguyễn ái Quốc - sau nhờ mấy nhà cách mạng lưu vong giao thiệp mới được thả ra, và đi Vân Nam. Chàng Dũng trong Đoạn Tuyệt này đã thành một chiến sĩ thực thụ bôn ba nơi hải ngoại. Chúng tôi mong có người anh trong đảng về chỉ dẫn hành động trong lúc khó khăn.Trông anh cũng không khác trước mấy, hơi gầy và đen hơn, nhưng rắn giỏi, bớt vẻ thư sinh nho nhã trước kia. Điều mà anh khác trước kia là đã biết quay sang dựa vào Đồng minh và kết hợp với Việt nam quốc dân đảng.Lúc đó, chúng tôi đứng trước hai vấn đề trọng yếu: Một là vấn đề chủ nghĩa và cương nnh chính trị chung cho toàn quốc dân đảng, hai là vấn đề đường lối và chương trình hành động trong cục thế hiện nay. Theo chỗ tôi biết, trong ban Trung ương, chưa có một lần nào thảo luận và quyết định cho triệt để về những vấn đề trên. Có thể cục thế quá gay go và nguy hiểm đã không cho phép làm như vậy, song chính vì thế mà trong hoạt động, đảng thiếu kế hoạch cụ thể để cứu nguy, đặc biệt về phương diện củng cố và phát tnển hàng ngũ, tăng cường tính chiến đấu và kỷ luật không thể thiếu cho một tổ chức cách mạng trong nguy cơ bị tiêu diệt.Đa số thành viên Việt nam quốc dân đảng vẫn tin tưởng ở chủ nghĩa Tam Dân, nhưng không được huấn luyện gì về mặt này, nhất là đối với những người mới vào. Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn cũng vẫn ở trong phạm vi những anh em Đại việt, chưa thấy Trung ương phổ biến lý thuyết này trong toàn đảng. Trên thực tế, mấy phái trong quốc dân đảng đã có đồng thuận trên cơ sở độc lập, tự do, không cộng sản và một nền kinh tế tư hữu. Trước tình hình đó Trung ương có ủy thác ban tuyên huấn chúng tôi soạn thảo một cương lĩnh chính trị chung, do tôi, Khái Hưng phụ trách, anh Hoàng Đạo góp ý. Bản sơ thảo ấy được Trung ương chấp thuận và đưa ra toàn thể đảng viên góp ý kiến, và đã đăng trên mặt báo Việt nam, đồng thời cũng in thành văn bản phát cho đảng bộ các nơi.Bản cương lĩnh này là một sản phẩm dung hòa giữa các chủ thuyết, với chủ điểm là dân tộc dân chủ, bỏ những chủ truơng độc tài và bên cạnh phần đoàn kết toàn dân, giành độc lập hoàn toàn, chủ trương toàn dân bình đẳng, có đủ quyền tự do, bao gồm quyền tuyển cử quốc hội, chính phủ, tự do kinh tế, nhưng cũng chú trọng bảo đảm quyền lợi tất yếu của công nông. Trên tính chất, nó áp dụng những nguyên lý của nền dân chủ Tây Phương kết hợp với sắc thái dân tộc Việt.Song, thực ra lúc đó không có đủ thời giờ và điều kiện để mở một cuộc thảo luận rộng rãi. Nhưng nguyên tắc dân tộc dân chủ đã hình thành từ lúc ấy, và trừ ngoại lệ, hầu hết các tổ chức quốc gia đều có cương lĩnh trong phạm trù dân tộc và dân chủ (cho tới tận nay, cuối thế kỷ -tác giả ghi nhận) Còn trên sách lược trước mắt, mọi người ý kiến có khác nhau, chủ yếu trong việc có nên họp tác với Việt minh hay không?Theo chỗ tôi biết, trong nội bộ Trung ương, không thấy ai công khai phản đối việc hợp tác, đoàn kết để chống Pháp tái xâm lăng, bảo vệ độc lập. Trong một buổi họp tháng 11, trong đó có cả các anh Truơng Tử Anh, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tiến Hỷ, Chu Bá Phượng, tôi, anh Xuân Tùng... có bàn về việc này, và về ý kiến của cụ Nguyễn Hải Thần đề nghị nên hợp tác. Cũng như đã thuật ở trên, dưới áp lực của các tướng Trung Hoa, áp lực của dư luận dân chúng muốn thấy các phái đoàn kết, và nguy cơ bị đàn áp trong khi chưa đủ lực lượng để tự vệ, ai cũng thấy cần phải hoãn binh. Khi tạm thời hòa hoãn được rồi, tạo được cơ hội cho các địa phương hoạt động.Cái hại cho công cuộc là sự hợp tác sẽ mang một bộ mặt tốt đẹp hơn cho Hồ Chí Minh, để lung lạc quốc dân và quốc tế. Cân nhắc hai phiá, hội nghị cuối cùng cũng đồng ý đoàn kết hợp tác, nhưng cần thận trọng, vận dụng cơ hội để tăng cường lực lượng rồi sau tùy cơ ứng biến. Theo tài liệu các nơi báo cáo về, tình hình phe quốc gia có thể tóm tắt như sau:1. Phe quốc dân đảng nói chung, gồm Việt nam quốc dân đảng, và Đại việt quốc dân đảng. Phe Đại việt dân chính không còn tồn tại nữa, vì đã sát nhập hoàn toàn vào Việt nam quốc dân đảng. Việt nam quốc dân đảng và Đại việt quốc dân đảng tuy đã ước định lấy danh nghĩa chung là quốc dân đảng, và tại nhiều nơi, hai bên đã hoạt động hỗn hợp chung với nhau, nhưng tại những nơi khác và ngay trong những nơi hành động chung vẫn có hoạt động riêng rẽ hay bộ phận riêng rẽ. Riêng về những người nguyên là Đại việt dân chính chúng tôi thì không có thành kiến hay phân biệt đối đãi nào, coi Đại việt hay Việt nam cũng chỉ là một. Vào thời kỳ tháng 11, sau khi Nguyễn Tường Tam và Nghiêm Kế Tổ đã về tới Hà Nội, một cuộc hội nghị khoáng đại đã được mở tại một địa điểm gần hồ Bẩy Mẫu (không phải là Ôn Như Hầu) và đã cử ra một ban lãnh đạo Trung ương. Cuộc đề cử này do các anh Trương Tử Anh, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam chủ tọa. Theo chỗ tôi nhớ, thì tuy là khoáng đại nhưng vì tình thế khẩn trương, nên cán bộ tới họp chừng độ hơn 30 người, trong đó có một số cán bộ các tỉnh. Trong số 12 ủy viên Trung ương hôm ấy, tôi được anh em đề cử, và sau đó, được giao nhiệm vụ bộ trưởng bộ Tuyên Truyền. Ban thường vụ gồm có Trương Tử Anh (chủ tịch) Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tiến Hỷ, Chu Bá Phượng, Nguyễn Tường Long, Phạm Khải Hoàn.Đảng kỳ, một lá cờ sao trắng, và đảng ca Việt nam minh châu trời đông cũng được xác nhận trong hội nghị. Tuy vậy một điều gây ra mâu thuẫn là, trên mặt công khai, vẫn dùng danh xưng Việt nam quốc dân đảng, và có nhiều địa phương vẫn dùng danh từ này, mà không dùng danh từ QD Đảng. Điều này tỏ ra về mặt tổ chức, quyết nghị từ trên chưa được thi hành triệt để, song trong thời kỳ đó, khó tránh được sự hỗn độn. Việc liên lạc với các tỉnh cũng rất khó khăn, liên lạc đối miền Nam lại càng thưa thớt. Một số đảng bộ ở miền trung đã được thành lập trong điều kiện gian nan.2. Phe Việt nam Cách Mạng đồng minh hội: phe này do cụ Nguyễn Hải Thần đứng đầu, gồm có một số người trước đây ở Trung quốc về, đa số là anh em Phục Quốc đồng minh hội, có cơ sở tại vùng Lạng sơn. Ngoài ra còn nhóm Vũ Kim Thành và Vệ An Quốc đóng tại miền Hòn Gai, Tiên Yên, Móng Cái.Việt nam cách mạng đồng minh hội hoạt động tại Hà Nội, còn có một số đảng viên. Đại việt Quốc xã cộng tác.Nói chung, lực lượng Việt nam cách mạng đồng minh hội không nhiều và cũng thiếu lực lượng võ trang mạnh, và thiếu ảnh hưởng rộng trong dân chúng.3- Đại việt duy dân đảng - với người sáng lập và lãnh tụ là Lý Đông A - còn có tên là Nguyễn Hữu Thanh - được thành lập năm 1942 lý thuyết chính trị là chủ nghĩa duy dân, duy dân Đảng về sau phát triển ở trong nước, hoạt động bí mật. Đại việt duy dân là một trong những chính đảng Việt nam ở hải ngoại đã hội họp với nhau năm 1943 và đồng ý đoàn kết hợp tác 4- Tân Việt nam quốc dân đảng và Đại việt Quốc gia Liên minh thành lập vào năm 1944, vì thời cục đã biến chuyển mạnh, một phần vì nhiều thành viên bị Việt minh khủng bố, nên hầu như đã tan rã hay ngừng hoạt động, một số thành viên tham gia vào hàng ngũ Việt cách hay quốc dân đảng.5. Tại miền Nam, để hoạt động độc lập với Việt minh, một Mặt Trận Đoàn Kết Quốc gia, kết hợp những lực lượng Cao Đài Hòa Hảo, Việt nam quốc dân đảng, Phục Quốc... có võ trang, và chiếm cứ một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long, trong khi quân Pháp chiếm được Sàigòn và những tỉnh lỵ. Trong những lực lượng dân quân kháng chiến, đáng kể nhất là Đệ Tam Sư Đoàn do Nguyễn Hoà Hiệp, một đảng viên Việt nam quốc dân đảng chỉ huy. Đệ Tam Sư Đoàn bị ép giữa hai thế lực Pháp và Cộng Sàn, nên tuy cố gắng khai triển du kích chiến, nhưng cũng không phát triển được mạnh.Có một điều đáng chú ý là, trong mặt Trận Quốc gia này, lại có những phần tử Đệ Tứ Quốc tế (trotzkistes) tham gia hợp tác vì tuy là một hệ phái cộng sản, họ lại là tử địch của cộng sản Đệ Tam. Tạ Thu Thâu đã bị Việt minh bắt được và thủ tiêu... Tổ chức Đệ Tứ lực lượng không có mấy, lại không có võ trang. Tại Hà Nội, chỉ có một số nhỏ người hành động trong bí mật, nhưng có liên lạc với chúng tôi.Đầu tháng 12 năm 1946, Trung ương quốc dân đảng, cụ Nguyễn Hâi Thần và một số nhân sĩ vô đảng phái, qua một cuộc hội nghị, nhận thấy cần phải xúc tiến một trận tuyến quốc gia mới để tăng cường ảnh hưởng và hiệu triệu dân chúng chống Pháp, chống độc tài.Chúng tôi đưa ra đề nghị thành lập một tổ chức lấy tên Mặt Trận quốc gia Thống Nhất, đối chọi với Mặt Trận Việt minh, để có tính chất rộng rãi hơn, vì Việt cách lúc đó trên thực tế chỉ là một đoàn thể, và cái danh xưng ấy không còn thích hợp với thời thế.Mặt Trận quốc gia Thống Nhất Việt nam ra đời. Trong nội bộ, vẫn đề cử Nguyễn Hải Thần làm chủ tịch, phó chủ tịch là Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam. Việc thành lập Mặt Trận Quốc gia được đăng trên báo Việt nam. Mặc dầu việc này không thúc đẩy được công việc nhiều, nhưng nó có ảnh hưởng tượng trưng. Đây là Mặt Trận Quốc gia Thống Nhất đầu tiên trong lịch sử Việt nam.Với danh xưng này, Nghiêm Kế Tổ được cử làm ủy viên Ngoại giao, chuyên trách việc giao thiệp với các tướng Trung Hoa trong việc mong họ giúp đỡ thiết thực và cung cấp võ khí cho mình.Anh Tổ là một người vóc trung bình, dáng dấp có vẻ chững chạc, nói tiếng quan thoại rất lưu loát, và xem ra cũng mồm mép hơn anh Vũ. Tuy nhiên, đối với đảng vụ, về lý luận, kế hoạch, hay hành động cụ thể, không thấy anh đưa ra những ý kiến thiết thực. Có lần chính anh chép miệng nói với tôi, khi trao đổi ý kiến về việc hợp tác với Việt minh và đối sách của mình:- Cũng phải hợp tác thôi. Nhưng chúng ta không có toàn bàn kế hoạch để mà hành động...- Vậy ý kiến anh thế nào, sao không đưa ra?- Tôi hỏi.- Khó, khó lắm. - Anh lắc đầu, rơi im lặng, khiến tôi hơi thất vọng.Hợp tác với Việt minh chỉ là một chiến thuật. Nhưng trong, và sau khi hợp tác toàn đảng cằn làm thế nào? Quân Pháp tới, hay quân Tàu rút, thì ngay bây giờ cần phải chuẩn bị những gì? Làm thế nào để xoay chuyển cục thế bị động của mình? Tất cả những vấn đề phức tạp và khẩn thiết này đều không được đưa ra để thảo luận và đi tới một chương trình rõ ràng.Trung ương quốc dân đảng lúc đó quá chú trọng tới những công việc đàm phán. Huống hồ, chính trong Trung ương lại không được nhất trí. Công tác tuyên huấn của tôi nhiều khi gặp khó khăn và thiếu tài liệu để chuyển xuống đàng viên các nơi.Đảng vụ không được kiện toàn, lại thiếu kinh phí. Chỉ trông mong vào đảng viên và vào một số nhỏ Mạnh thường Quân, làm sao cung cấp nổi cho mọi việc, đặc biệt là việc mua võ khí tối thiểu. Các anh em ở Hà Nội chỉ có súng ngắn và một số tiểu liên (kiểu Thompson của Mỹ), và tại các chiến khu, thì thiếu súng máy. Súng cối và đạn cũng thiếu thốn.Không trông rõ nguy cơ sẽ xẩy ra khi quân Trung Hoa rút, là nguyên nhân sẽ trở tay không kịp ngay nửa năm sau.