cuốn 1: 1916-1946
Chương 31
Đệ Tam Khu Chỉ huy Bộ
Chiến tranh

Hà Nội, đầu tháng 6, 1946.
Cảnh tay tư đã kết thúc. Quân Tưởng đã rút. Quân Pháp vẫn ngang nhiên tuần tiễu trên các đường phố. Việt minh chưa đám tấn công trực tiếp vào các cơ cấu Việt Quốc hay Việt cách, vẫn còn duy trì bề mặt Liên hiệp của Chính Phủ. Nhưng đã bắt đầu tấn công vào những nơi xa xôi như Yên bái, Bảo Hà, và phong toả những trụ sở phe quốc gia tại các tỉnh, bắt buộc anh em phải tự rút lui. Các đảng, bộ tại miền Trung hay miền Nam đều bị khủng bố và lui vào bí mật. Liên lạc với Trung ương dần dần thưa thớt.
Bên Việt cách thì đã rút về biên giới Quảng Tây. Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi vì chắc đã tuyệt vọng trước tình thế, rút về Trung quốc để đợi thời cơ. Các đảng phái khác cũng đành nằm im, một số anh em bị bắt, nên không còn có thể hoạt động gì nữa. Toán quân Vũ Kim Thành cũng đã bỏ cuộc. Một bàu không khí đặc biệt, nặng nề bao trùm lên cả thủ đô. Những ngày đó, mọi anh em muốn ra ngoài trụ sở đều phải đề phòng, không bao giờ đi một mình. Chúng tôi có ra phố vì công việc, đều phải ngồi xe hơi. Tình trạng này không thể kéo dài.
Hội Nghị Trung ương lâm thời họp kín, quyết định con đường đi cho toàn đảng. Đây là một buổi họp rất quan trọng, có quan hệ tới vận mạng của toàn thể đảng viên và đến cục thế Việt nam. Một số ủy viên có ý kiến vẫn nên ở lại trong Chính Phủ, đợí thời thế thay đổi ra sao sẽ có đối sách thích hợp. Nhưng đại đa số chủ trương rút lên chiến khu, bâo vệ thực lực và tránh bị tiêu diệt tất cả ban đầu não của đảng. Thực ra, lúc đó không còn con đường nào khác.
Hội nghị đồng ý cử tôi và anh Ninh lên trước đề chuẩn bị và chỉnh đốn lại Đệ Tam Khu. Thành lập bộ Chỉ Huy Đệ tam Khu để thực hiện, tôi được đề cử giữ nhiệm vụ chủ nhiệm chỉ huy Bộ. Sau đó, vì anh Lê Ninh mắc bệnh, phải về Hà Nội chạy chữa. Anh Vũ Hồng Khanh, theo ý kiến của Trung ương, bí mật rời Hà Nội lên Vĩnh Yên để tăng cường ban lãnh đạo. Anh Nguyễn Tường Tam lúc đó còn bận việc ngoại giao. Việc trong chính phủ do anh Chu Bá Phượng và anh Nghiêm Kế Tổ ứng phó. Anh Hoàng Đạo đảm nhiệm liên lạc với các đảng phái khác, tổ chức kết hợp bí mật. Sự phân liệt trong khối Tinh thành đoàn kếtJ, của người Việt đã không thể tránh khỏi, chỉ nửa năm sau khi mới bắt đầu. Chỉ một thời gian rất ngắn, nội chiến đã bùng nổ. Trách nhiệm về ai trước lịch sử?
Nhưng tất cả, đều phải đi trên con đường định mệnh. Đã đâm lao thì phải theo lao...
Trên trụ sở Đệ Tam Khu, Vĩnh Yên, đầu tháng 6 năm 1946. Sau khi đi thăm địa thế Vĩnh Yên một lần nữa, và thăm các anh em Bảo An Binh cũ, chúng tôi nhận thấy chỗ này là đồng bằng, lại gần Hà Nội, không thể giữ lâu được. Tốt nhất là tìm một nơi nào thích hợp, có thể tiến thoái, và tập trung lực lượng, mở rộng địa bàn.
Một buổi sáng, anh Vũ và tôi cùng vài anh em có võ trang, ngồi xe hơi lên Việt Trì. Nơi này cách Vĩnh Yên không xa, nhưng vị trí, giao thông tiện lợi hơn, lại có thể vận dụng khu đồi núi hiểm trở nếu cần. Việt Trì nằm ngay ở một ngã ba sông Hồng và sông Lô. Trên đường cái, hai bên toàn là đồng ruộng thẳng tắp, không gặp một sự trở ngại nào.
Tới Bạch Hạc, xuống xe, chúng tôi đứng trên bờ đê, nhìn cảnh sông nước mênh mang. Đằng sau là những aẫy đồi liên tiếp, cây cỏ xanh rờn, không khỏi cảm thấy giang sơn tổ quốc tươi đẹp và đáng yêu biết bao: Qua một cầu sắt gẫy, xuống phà qua bên phố Việt Trì. ở đây có vài dẫy phố nhà nhỏ thấp, song buôn bán có vẻ phồn thịnh hơn Vĩnh Yên. Thời loạn, đâu cũng đượm vẻ tiêu điều, song ở dưới bến cũng có nhiều thuyền bè. Tại Việt Trì đã có khu đảng bộ, chủ nhiệm lúc đó là anh Bảo Ng., với một số cán bộ rất tích cực. Chúng tôi tạm đóng bản doanh cũng ở dinh Công sứ cũ, một toà nhà hai tầng, có sân rộng trồng nhiều cây lớn và trông ra mặt sông Hồng nước đỏ lừ lừ chây xuôi... Nếu sống ở đây thì cũng nên thơ, có sông, có đồi núi, ruộng đất êm đềm. Gần đó, trên một ngọn đồi cao hơn, là trại binh, với vài chục binh sĩ. Khi tôi đến thăm, chuyện trò rất cởi mở, các anh em đều có tinh thần, nhưng lúc đó, ai cũng lo âu về tương lai. Mặc dầu vậy, trong lúc nguy kịch, không có ai đào ngũ. Một trung sĩ người Nhật làm cố vấn, ngày ngày huấn luyện quân sự, một người ít nói, nhưng rất gan dạ, tiếc rằng sau đó đã hy sinh trong một nhiệm vụ đặc biệt. Ngoài ra, còn có một trại huấn luyện thanh niên, đa số trong đó là anh em Quốc gia Thanh niên Đoàn từ Hà Nội lên. Về võ trang và tài chánh, Việt Trì hơn Vĩnh Yên nhiều. Nhưng chúng tôi cảm thấy vẫn chỉ là một cô đảo, phạm vi thế lực không ra ngoài thị xã hai cây số. Gần nhất, là cứ điểm Phú Thọ, với một số anh em không nhiều, rất có nguy cơ bị Việt minh dứt điểm dễ dàng.
Tôi và anh Vũ họp cùng mấy anh em phụ trách. Ai cũng thấy là cứ ngồi yên thế này mãi thì chỉ là đợi bị tiêu diệt hay phong toả nghẹt thở, khoanh tay đầu hàng. Chúng tôi đồng ý một kế hoạch là bỏ Vĩnh Yên, tập trung lục lượng lên khu Việt Trì và Phú Thọ đã, lập một phòng tuyến vững chắc hơn, mở rộng địa bàn và tăng cường võ trang.
Kế hoạch nghe thì đẹp đẽ. Đánh điện về Hà Nội thỉnh thị Trung ương, nhưng Trung ương do dự không quyết định, vì lẽ không muốn bỏ một căn cứ có sẵn. Những người ở Vnh yên cũng chống đối ý kiến này, sợ phải bỏ nhà cửa, bỏ gia quyến. Cứ trần trừ mãi không có quyết định rõ ràng, trong khi quân Hoa đã rút đi hết. Việt minh nắm ngay lấy thời cơ, mở cuộc tấn công đột nhiên vào toàn tuyến từ Vĩnh Yên cho tới Yên Bái. Đợt đầu tiên chưa mạnh lắm, có thể vì mục đích gây áp lực buộc Việt Quốc phải chấp nhận thống nhất dưới chỉ huy của chúng.
Đồng thời, họ cũng tấn công vào các trụ sở Việt Quốc ở khắp nơi, trù Hà Nội, khiến một số anh em phải rút về bí mật, một số tại Đệ Nhị Khu - tức Bắc Ninh, Bắc Giang phải chạy sang Trung quốc theo đường Lạng Sơn, rồi tới Quảng Tây trú ngụ.
Cuộc nội chiến trên miền Bắc Việt nam đã bùng nổ, đưa đến sự thất bại của phe quốc gia và sự phá sản của cái gọi là Chính Phủ Liên hiệp Kháng Chiến.
Kỳ thực, nếu so sánh với những cuộc chiến tranh sau này trên đất nước ta, thì về quy mô, về vũ khí đều là thô sơ lạc hậu. Nhưng trên ý nghĩa, trên tính chất thì cuộc chiến này rất đặc biệt, rất sâu rộng, ảnh hưởng cho mãi tới nay.
Đó là vì những người lãnh đạo đôi bên đều đã từng là từ thời kỳ giải phóng dân tộc, chống đế quốc Pháp mà ra, mặc dầu chính kiến khác nhau. Hai là vì những người chỉ huy quân sự đôi bên không phải là nhà quân sự nhà nghề, chính quy, mà toàn là quân sư cách mạng tài tử. Thứ ba, là vì, tuy quy mô nhỏ, thô sơ, nhưng ảnh hưởng rất sâu xa. Có thể nói là, sự thất bại của phe quốc gia năm 1946 đã khiến cho đảng cộng sản Việt nam đặt được nền tảng thống trị trên toàn quốc. Những sự kiện 54, 75 bất quá chỉ là kết quả xa của năm 46 mà thôi.
Nhất thất túc thành thiên cổ hận -chỉ lỡ một bước mà thành hận ngàn thu... Người quốc gia Việt nam đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng những năm trước 1945 và 1946, cho nên phải ôm hận mãi tới nửa thế kỷ sau.
Từ từ tới nay, tôi không sao ngờ được lại bước vào một cuộc chiến tranh, mà lại là đánh nhau giữa người Việt, trong lúc đáng lẽ phải đánh nhau với thực dân Pháp. Mục đích chính của tôi hay các anh em thanh niên tham gia đấu tranh là để chống Pháp. Nhưng thời cục đã đưa đẩy đến chỗ bế tắc, thành kiến, mâu thuẫn đã tới chỗ không thể không giải quyết bằng võ lực, bằng không chỉ có đầu hàng mà thôi.
Là nhà báo nhà văn và bác sĩ, tôi không am hiểu về quân sự nhưng trước đây tôi có nghiên cứu về những sách lược cách mạng, đã đọc một số tác phẩm về chiến tranh cách mạng, trong đó có nói về chiến thuật du kích. Cuộc chiến chống quân Nhật tại Trung quốc, và của Hồng quân chống quân Quốc Dân đảng, cho người ta thấy những kinh nghiệm quân sự có thể giúp cho kẻ yếu vận dụng. Chúng tôi không dám đi tới biện pháp quyết liệt bỏ căn cứ cô lập, mang quân đội hành động một cách linh hoạt, đồng thời cũng tuyên truyền phát động dân chúng. Anh Vũ xem ra chỉ hiểu biết về chiến thuật trận địa chiến. Nhóm Bảo An Binh đương nhiên không chủ động, chỉ biết địch đến là đánh. Hoàn toàn bị động.
Tờ mờ sáng, chúng tôi bị tiếng súng nổ tại bên kia sông, dẫy phố Bạch Hạc, đánh thức dậy. Tiếng úng gẳn gũi và ròn rã của cả hai bên. Mọi người đều trấn tĩnh một cách không ngờ. Trận tuyến còn ở ngoài đê, và nghe tiếng súng, quân địch cũng không nhiều lắm. Theo báo cáo về, đại khái có một đại đội Việt minh chia làm hai mũi đánh vào Bạch Hạc. Còn ở bên Việt Trì này, chỉ có mấy tiếng súng lẻ tẻ.
Chúng tôi bèn động viên các thanh niên ra tiếp ứng mặt trận, và dân chúng làm việc tiếp tế cơm nước, việc cứu thương. Xem ra tinh thần mọi người còn hăng hái, có quyết tâm bảo vệ thị trấn. Hai bên cầm cự cho tới gần trưa, tiếng súng ngớt dần.
Buổi sáng, nhận được mấy điện báo cáo cấp ở Vĩnh Yên, Phú Thọ và Yên Bái. Chúng tôi phân tích tình hình chung, cho rằng đây là loạt tấn công để cảnh cáo và thăm dò thực hư của Việt minh, để làm hậu thuẫn cho yêu cẳu bắt Việt Quốc hoàn toàn tưân theo chính phủ. Nhìn xuống bản đồ thị trấn Việt Trì, một anh em chỉ huy đưa câu hỏi:
- Thưa các anh, sao chúng chỉ tấn công vào bên Bạch Hạc mà thôi? Có mục đích gì?
Anh Vũ cho rằng Việt minh chưa điều động đủ binh lực để đánh vào cả hai mặt. Nhìn kỹ vào bản đồ Bạch Hạc, tôi thấy có một ngọn đồi nằm gần phố, sát với đường đi Vĩnh Yên.
- Có thể họ có ý đồ chiếm Bạch Hạc, đồng thời cắt đứt liên lạc của ta với Vĩnh Yên, khiến ta không tiếp ứng được lẫn nhau.- Tôi nói - ý đồ cô lập dần các cứ đíểm của ta rồi tập trung lực lượng để diệt đã thấy rõ. Chúng tôi nghĩ trước tiên tới Phú Thọ, ở đó ta chỉ chiếm được một phần của thị xã.
Chúng tôi đánh điện về Hà Nội để báo cáo và kháng nghi việc đột nhiên tấn công, phá hoại đoàn kết của Việt minh, một mặt đề nghị Trung ương cấp tốc gửi thêm người và súng lên cứu viện.
Buổi trưa, tiếng súng lại nổi lên. Tôi, anh Vũ cùng mấy anh em ngồi thuyền qua sông Hồng để quan sát tình hình mặt trận. Ra khỏi đầu phố Bạch Hạc là tới bờ đê đi vòng quanh, đằng trước là ruộng đất và xa hơn một chút, mấy làng xóm nhỏ. Quân địch nấp đằng sau các mô đất ở ruộng bắn lên đê, còn quân phòng thủ thì nấp sau bờ đê để bắn trả lại. Nhưng vẫn có nhiều chỗ qua lại trống trải, quân phòng thủ không biết đào hào giao thông để tránh đạn, nên có hai người bị thương. Chúng tôi đi qua đó phải cúi rạp mình, trên đầu tiếng đạn bay vút vít kể cũng khá sợ. Nhưng hú vía vì nhờ Trời Phật phù hộ, và thực ra quân địch cứ bắn vút lên trời cả nên chưa sứt mẻ gì. Một anh em bảo tôi: Bắn như thế này, nếu là Nhật thì nó sẽ cưỡi ngựa ung dung vừa đi vừa cười...
Quả thật, hai bên đều không có kinh nghiệm chiến trường. Quân phòng thủ chỉ biết nằm bò sau bờ đê để bắn ra một cách máy móc, còn quân tấn công thì lại nằm trên ruộng trống không, những mô đất không đủ che thân, nên bị thương nhiều hơn mà tiến được rất ít.
Chúng tôi nằm ở một góc quãng đê cong, quan sát địa hlnh, nhận thấy tuy địch không tiến được mấy nhưng cứ như thế này thì cũng nguy cho ta, vì ta sẽ hết đạn. Cần phải thay đổi cách đấnh tích cực hơn và phải tiết kiệm đạn. Ngay lúc đó, có lẽ vì không thấy ăn thua gì nên họ mang từ đâu đến một khẩu đại bác 75, đặt bên góc ruộng rồi bắn rát lên đê. Đại bác! Kể cũng đáng gờm. Vì trong đời tôi chưa bao giờ trục diện với một đại bác sắp nổ vào chỗ mình nấp. Tuy vậy, lúc đó chúng tôi vẫn bình tĩnh một cách không ngờ, cũng không thấy trái tim đập mạnh. Tôi ra hiệu cho mấy anh em nằm lui xuống và nép mình sát vào bờ đê. Và lạ, người bắn làm ăn ra sao mà đạn cứ tránh chỗ chúng tôi, nếu không rơi vào trước đê thì cũng rơi lụp đụp vào mấy cái ao phía sau đê, nước bắn lên tung toé.
Đạn ngừng. Hay là hết đạn? Hoặc đương điều chỉnh Thừa lúc địch đương mệt mỏi, không chú ý, thấy có một làng ở gần đê cũng không xa quân địch lắm, tôi bàn với anh chỉ huy xuất kỳ bất ý phái một toán quân nhỏ lén vào làng đó, rồi đánh thọc vào cạnh sườn địch, tất địch phải hoang mang.
Từ bờ đê, chúng tôi thấy rõ ràng anh em tiến vào làng mà không bị phát hiện, rồi đột nhiên từ ven làng vừa bắn ra, vừa reo hò để trợ uy. Địch bị tấn công bất ngờ, lại thấy một toán người đột ngột xông đến, nên hốt hoảng, vội bỏ chạy về đằng sau, bỏ lại khẩu đại bác không kịp mang đi. Một tay pháo thủ chạy không kịp, giơ tay xin hàng.
Quân ta kéo cỗ súng về, cùng với vài khẩu súng trường và một tù chiến tranh đầu tiên. Kết cục, không ngờ trận đầu ta đã thắng vẻ vang với rất ít thiệt hại. Chỉ tiếc khẩu đại bác đó đã hết đạn. Nhưng thắng lợi đã cổ võ tinh thần mọi người. Cũng đã chứng tỏ rằng cần phải có chiến thuật linh hoạt, lợi dụng mọi cơ hội, không thể bị động, mới mong chuyển sang thế có lợi.
Nhưng tình hình vẫn chưa yên. Hôm sau, quân địch tấn công và chiếm được ngọn đồi ở ngoài Bạch Hạc, một cao điểm quan trọng. Rồi ngay hôm sau, họ đã kéo đến đông gấp bội. Lần này, khôn khéo hơn, họ chia làm mấy mũi đánh dồn vào bờ sông, khiến quân phòng thủ vốn không nhiều, đã phải chia làm mấy mặt để chống giữ. Các anh em thanh niên, trong đó Quốc gia Thanh niên Đoàn đóng vai trò nòng cốt, ai có súng đều phải ra mặt trận để giúp sức. Tình thế cấp bách.
Từ Hà Nội, Trung ương đánh điện lên bảo phải cố thủ vì sẽ có một đoàn đại biểu hỗn hợp của Chính Phủ lên điều đình. Nhưng quân địch vẫn tấn công rất gấp. Đạn đã ít dần, tôi cho thử khẩu đại liên mà chính tôi đã điều đình để mua được từ tay quân Hoa. Đặt trên mặt đê, bắn sả vào một chỗ tụ hợp của địch. Quả nhiên là lợi hại, quân Việt minh không chịu đựng nổi, phải rạt ra xa. Nhưng, phiền nỗi, đạn lại có hạn, bắn không lâu đã hết.
Buổi chiều, họp ban chỉ huy khẩn cấp. Muốn tránh thất bại, cần phải chủ động, tập trung lực lượng đánh mạnh vào một điểm. Nếu cứ ngồi mọi nơi chống giữ từng chỗ thì tất nhiên sẽ bị diệt. Sau khi bàn luận kỹ càng, chúng tôi đồng ý kế hoạch bỏ Vĩnh Yên, kéo quân từ đó lên Việt Trì để tập họp thành lực lượng lớn. Đồng thời, cũng để các anh em ở Phú Thọ lui về Việt Trì, vì đã cô lập và lực lưọrng quá ít. Như vậy, với một tập hợp tương đối mạnh, rất có thể đẩy lui Việt minh và phát triển ra ngoài.
Ngày 1 tháng 6-46, lấy danh nghĩa Trung ương và Bộ Chỉ Huy Đệ Tam Khu, anh Vũ và tôi hạ lệnh cho đảng bộ Vĩnh Yên kéo quân lên Việt Trì vào nửa đêm. Đồng thời ở đây sẽ phái hai tiểu đội dự bị cuối cùng đánh từ Việt Trì ra để tiếp ứng và ngăn quân địch từ trên cao điểm xuống chặn đường. Hai tiểu đội này do viên Trung Sĩ Nhật chỉ huy. Nhưng, kế hoạch tốt đẹp nhiều khi khó thực hiện. Suốt đêm hôm ấy, chúng tôi ngồi đợi tin tức. Hai tiểu đội Việt Trì đã xuất phát, gần sáng có một loạt tiếng súng nổ. Nhưng không thấy bóng dáng của binh sĩ Vĩnh Yên, mà hai tiểu đội đó sau khi đụng độ với Việt minh chắc đã tan rã bất ngờ. Và viên Trung sĩ Nhật cũng mất tích.
Truy cứu nguyên nhân thất bại, chủ yếu là do các cấp chỉ huy ở Vĩnh Yên không nhất trí nên không chấp hành mệnh lệnh, sau lại biện luận là bị quân Việt minh ngăn cản không tiến ra ngoài được. Bộ phận Vĩnh Yên này sau đó không lâu đã phải ra hàng Việt minh...
áp lực của địch càng ngày càng mạnh, quân phòng thủ bắt buộc phải bỏ Bạch Hạc, rút qua sông về phía bên Việt Trì. Đạn từ bờ bên kia sông đã vèo vèo bay sang bên này. Tiếng đạn xiết qua lá cành ngay trước trụ sở, lẫn với cành lá rụng lă tả xuống đất. Quân địch vượt qua sông chỉ là vấn đề thời gian. Tình thế quẫn bách vô cùng nghiêm trọng, chúng tôi lâm vào nguy cơ bị vây hãm rất mau chóng. Vì qua tình báo, các lãnh tự Việt minh chắc đã biết bộ chỉ huy khu và mấy nhân vật trọng yếu của Việt Quốc đang ở Việt Trì. Chỉ cần giải quyết Việt Trì là Trung ương Việt Quốc không còn hậu thuẫn mạnh nữa, chắc chắn sẽ tan rời.