Lời giới thiệu của Nguyễn Sĩ Tế
cuốn 1: 1916-1946

Tôi được hân hạnh đọc và giới thiêu một thiên hồi ký đặc biệt của một tác giả thuộc hàng huynh trưởng nổi danh, cuốn Việt nam, Một Thế Kỷ Qua (cuốn l: 1916-46) của Nguyễn Tường Bách.
Nơi một quốc gia, sau một thời kỳ đại loạn với muôn ngàn biến cố mà ý nghĩa cùng chính sự việc còn là đối tượng truy cứu và đề tài tranh luận của nhiều người, thường khi người ta thấy xuất hiện một loại văn chương gắn bó với lịch sử trong đó, thể tài hồi ký xem ra được lưu tâm hơn cả. Cuốn Mémoires - Hồi Ký - của tướng De Gaulle- Pháp-quốc, anh hùng kháng chiến chống Đức, viết sau thế chiến II, là một thí dụ điển hình. Cũng thế, trong cuộc đời của một nhân vật quan trọng mà thân phận phải thăng trầm theo biến thiên xã hội, chính nhân vật đó trong lúc rằnh rỗi về sau, chép lại những kỷ niệm riêng tư của mình nối kết với bối cảnh lịch sử trên. Sách này cũng là hồi ký. Điển hình cho loại hồi ký này là cuốn Mémoires doutre tombe - Hồi ký bên kia nấm mồ - của Chateaubriand, một văn tài thế kỷ 19 Pháp, rời quê hương lưa lạc tại Anh quốc và Mỹ quốc, kể lại chuyện đời mình.
Cuốn Việt nam, Một Thế kỷ Qua của Nguyễn Tường Bách là một thiên hồi ký đứng lưng chừng giữa hai loại hồi ký nói trên. Một mặt, nó cho ta theo dõi cuộc đời của một người sinh ra, lớn lên, học hành, yêu đương, viết văn, làm chính trị từ hồi đầu thế kỷ trở về sau (1916-1946). Mặt khác, nó soi sáng nhiều sự việc chung quanh một người đã tham dự, làm chứng nhân và nạn nhận của một sân khấu chính trị ung nhọt đầy xảo trá của phe đối nghịch. Tác giả đã có cái may mắn làm em út trong một gia đình có tiếng - gia đình Nguyễn Tường - mà mấy ông anh đã sớm thành công trong lãnh vực văn học và là thành viên sáng lập của một văn đoàn - Tự lực văn đoàn - có một chủ trương văn hóa tiến bộ. Để rồi chẳng bao lâu, tác giả lại làm một thành viên của một đảng phái chính trị - Việt nam Quốc Dân đảng - đã có một quá trình và thành tích đấu tranh từ hai thập kỷ trước.
Dù theo khuynh hướng biên niên (annales, chroniques) hay khuynh hướng tự thuật (autobiographie) thì hồi ký vẫn không phải là lịch sử. Lịch sử có vấn đề sử quan và phương pháp khoa học trong viễn tượng của một thứ lịch sử đại đồng. Hồi ký giới hạn vâo hành động riêng tư, cung cách biện minh và diẽn giải chủ quan của người viết. Lịch sử sử dụng tư duy và lý hội (comprebension) một cách thanh quang của một hay nhiều người, ít nhiều đứng ở ngoài lịch sử. Hồi ký xoay chung quanh sự sống toàn diện với ý nghĩ và cảm quan sôi động của người viết. Thế mà từ sự nghĩ đên sự sống, con đường còn xa - du pensé au vécu, il y a loin. Đó cũng là cái sở trường và sở đoản tương đối của hai bộ môn văn học trên đối với người thưởng ngoạn văn chương hay người đi tlm chân tướng của quá khứ.
Tôi yêu cái thế tình - humain trong câu chuyện tâm sự của Nguyễn Tường Bách. Thiên hồi ký của ông mở ra cho chúng ta thấy cái bản chất uyển chuyển và đa dạng không dấu diếm trong con người của ông: một bác sĩ - nhà văn - nhà báo - nhà hoạt động chính trị. Trong một bản chất phức tạp, một số thành tổ thường làm ngáng trở cho nhau, nhất là chất nhà văn và chất nhà chính trị. Viết trong những năm tuổi tác đã cao, chuyện áo cơm danh vọng không còn là mối lo, kỷ niệm xưa lắng đọng, nhận thức quan thanh thỏa, tác giả của thiên hồi ký đã phục hồi được cái khí thế của văn tài của ông trong những năm đầu.
Ông bước vào làng văn qua cửa ngõ của Tự lực văn đoàn. Hồi ký bao giờ cũng là của một nhân vật đã tác động hay chứng kiến một thời quá khứ không xa xưa. Trong tư thế đó, cuốn Việt nam, Một Thế Kỷ Qua có mang phần cống hiến lịch sử của nó. Cống hiến cho người đọc văn học Việt nam thời hiện đại về chủ trương, đường lối, thành viên, bằng hữu, việc làm và công trình của một văn đoàn tiên phong, có tổ chức quy mô. Cống hiến cho người nghiên cứu hay tham khảo lịch sử Việt nam thời hiện đại về một số sự việc chưa được biết tới một cách tường tận, hoặc còn ẩn khuất trên sân khấu chính trị cực kỳ rối ren của nước nhà hồi 1946 trở về trước: - các đảng phái, các liên minh, hoạt động trong và ngoài nước của họ, thái độ của thành phần nho gia, trí thức mới trước thời cuộc... Nhất là trong tình trạng của môn sử học đầy dẫy những mạo tác, những xuyên tạc của các nhà cầm quyền trong chế độ độc tài. Đối với thứ lịch sử tuyên truyền đó, Việt nam, Một Thế Kỷ Qua của Nguyễn Tường Bách là một phản bác hùng hồn vậy. Lại nữa, muốn lý hội cho trọn vẹn một thiên hồi ký, ta phải lắp nó vào cái bối cảnh lịch sử toàn diện của nó (contexte historique). Một cái nhìn đối chiếu và tổng hợp các sử liệu, một động viên trí nhớ của toàn dân cho ta rõ ngay về cái bối cảnh đó: quang cảnh của một dân tộc lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp và trong ánh sáng tranh tối, những hoạt động của các hội kín làm chính trị, của các văn đoàn, báo chí, học sinh, sinh viên... tranh đấu cho tự do của giống nòi. Kế đó, trong cao điểm chung quanh năm 1945, với sự bại trận của thực dân quân phiệt Nhật hất chân thực dân Pháp, lịch sử Việt nam đã ghi nhận một tấn thảm kịch vô cùng xót xa của một dân tộc vừa mới thấy bình minh của độc lập ló rạng thì đã sa vào một cuộc chiến tranh ý hệ, huynh đệ tương tàn mà rơi dần vào trong bàn tay sắt của Đệ Tam Quốc tế. Dân tộc bị phản bội, người có ý hướng cứu nguy rời xa, chiến tranh đế quốc kéo dài... Thiên Việt nam, Một Thế Kỷ Qua đã gióng lên một tiếng nói trong lành trong tiếng nói của toàn dân Việt đã bị đẩy tới cái ý nghĩa tận cùng của tấn thảm kịch trên: họa vong quốc. ích lợi trong việc đi tìm cái chân và cái thiện của mọi người Việt nam sinh sau - nhất là các bạn trẻ ly hương - nơi tác phẩm của Nguyễn Tường Bách không phải là nhỏ.
Cách đây hai năm, trong lời phát biểu vào dịp lễ ra mắt cuốn tiểu thuyết dài Trên Sông Hổng cuồn cuộn của Nguyễn gia, tôi có nhấn mạnh về cái mối xúc động thẩm mỹ bao trùm của sáng tác phẩm đó ở nơi cái đau và cái đẹp của một sự thất bại bất công - danh từ bất công hiểu theo nghĩa nặng của người Tây Phương. Tôi thấy chuyển qua thiên hồi ký Việt nam, Một Thế Kỷ Qua, nhận định của tôi cũng đúng. Để kết thúc, tôi cũng xin ghi lại sau đây một bài thơ tứ tuyệt tôi làm cách đây chừng một năm chưa đề tặng ai, nay xin tặng người bạn già, tác giả bài thơ Chiều đăng ở cuối sách, cùng ly hương trên đất Mỹ như tôi. Gọi là để nói lên cái tâm sự héo hon chỉ còn biết đặt trọn niềm hy vọng và tin tưởng vào ý chí của các bạn trẻ, những người đến sau tôi trong cuộc cờ nhân thế.
CựU Mộng
Mây trắng vẫn là mây trắng cũ,
Trời xanh đâu cô khác trời xưa.
Giêng sâu ấp ủ lòng thương nhớ
Đôi cánh chim bằng tạt đậu thưa.
(G.G. 22-4-98)
Nguyễn Sỹ Tế