Ngồi dưới hầm tàu Thảo không thấy cảnh tàu rời bến như hôm Nam ra đi, nhưng tiếng còi thì chẳng khác, khiến Thảo sống lại cảm giác lúc tiễn đưa anh em Nam. Thảo nghĩ đến Nam, không biết giờ này Nam đang ở đâụ Thảo thấy người ray rứt nôn naọ Một mối cảm xúc mơ hồ, làm cho Thảo mệt mỏi thêm. Mấy đứa nhỏ đã nằm dài thoải máị Tàu chạy một đỗi thì có ông Tây râu ria xồm xoàm, mặc đồ Hải Quân đến nói gì đó, một người Việt thông dịch: - Ðây là tàu của nước Pháp giúp bà con di cự Tàu sẽ vào Ðà Nẵng ngày maị Bà con yên tâm, nếu ai cần gì, có nhân viên trên tàu giúp đỡ. Ông Tây nói xong bỏ đi, người thông ngôn tiếp: - Trên tàu có phòng vệ sinh, chỗ uống nước. Yêu cầu đồng bào tuyệt đối giữ vệ sinh chung. Nếu cần gì xin hỏi các anh em quân nhân giữ trật tự. Mọi người ngồi êm răm rắp. Ai cũng băn khoăn không biết ngày mai mình sẽ ra saọ Nhà cửa đang ấm êm, bây giờ lại lênh đênh, rồi về bờ bến nàọ Bà Nhiêu bảo Thảo: "Con ăn bánh đi, sáng giờ chưa thấy con ăn chi hết". Vừa nói bà vừa kéo cái giỏ, rứt chiếc bánh ú đưa cho Thảọ Thảo cảm động cầm chiếc bánh mà lòng muốn rưng rưng. Thảo nghĩ bà Nhiêu thương mình như con, chắc bà biết hết chuyện rồị Tự nhiên Thảo đỏ mặt lên. Thảo vội bóc chiếc bánh và ăn như đói thật sự. Con tàu chạy khá êm, tiếng máy nổ đều đều như rụ Trong hầm tàu, giờ chỉ còn mấy anh lính gác thỉnh thoảng qua lạị Mọi người đều chìm vào giấc ngủ. Chốc chốc có người mớ ú ớ hoặc một đứa bé giật mình khóc thét lên. Bà Ðàm, bà Nhiêu cũng duỗi chân nằm nghỉ. Còn lại một mình, Thảo biết trời đã tốị Người thấm đã mệt, lát sau Thảo cũng nằm xuống bên Má. Thảo ngủ một giấc ngon lành cho tới lúc nghe tiếng động đánh thức mình dậỵ Nhiều người đã tĩnh ngủ. Thảo ngồi yên, giữ giấc ngủ cho Má và Bác. Thảo biết mấy hôm nay hai bà mệt lắm. Thảo lẩm nhẩm: "May mà đi được. Vĩnh biệt miền đất của tuổi thơ". Tiếng loa trên tàu vang lên: - Ðồng bào chuẩn bị xuống tàụ Yêu cầu tuần tự, không chen lấn. Ðàn bà trẻ nhỏ xuống trước. Khi xuống sẽ có nhân viên hướng dẫn làm thủ tục. Cả khoang tàu lại nhao nhao, hoạt động trở lạị Một nhân viên lên tiếng: - Cứ ngôi yên, tàu chưa cập bến. Ai cần rửa mặt hay vệ sinh cứ tự nhiên. Nhóm bà Nhiêu lại thay phiên nhau, Thảo phụ bác lo cho mấy đứa nhỏ. Hình như Tàu đã dừng vì tiếng máy nghe rất yếụ Ðã có lệnh cho lên, không ai chen lấn, từ từ kẻ trước người saụ Ðúng là lo sợ khi xuống chứ lên ai cũng từ tốn. Trước sau rồi cũng lên bờ, tội gì giành lấn nhau, lỡ rơi xuống biển thêm rắc rốị Lúc nhân viên đến giục, bà Nhiêu mới đứng dậỵ Gióng gánh kềnh càng đã có mấy người lính trẻ giúp: "Hai thím cầm gióng gánh, tụi cháu vác vali cho". Thảo lo ẳm thằng Cu và dẫn ba đứa nhỏ. Lên boong tàu Thảo mới thấy cảnh trí vĩ đại làm saọ Một vùng biển, tàu bè tấp nập, một thành phố mãi tít trong xạ Mấy người chỉ chỏ: "Thành phố Ðà Nẵng". Ngay chỗ tàu neo, nhìn vào bờ có một trại, đồng bào di cư lố nhố. Ðấy là đồn Sơn Chà, Tây trả lại cho chính phủ Việt Nam, nay làm trại tiếp cự Sau khi làm thủ tục nhập trại, nhóm bà Nhiêu được phân cho một lều lớn bên ngoài ở tạm vì số người đến trước đã chiếm hết các khu nhà. Nhân viên phụ trách hứa sẽ tìm các trung tâm tiếp cư để chuyển họ tớị Ðồ đạc xếp vào lều xong xuôi, hai bà đi một vòng thăm dò tình hình. Không ngờ gặp được nhiều người quen ở Phù Ninh Tam Tòa, họ đi trước, đang ở đây rất đông. Hai bà yên tâm. Lúc trở về lều, Thảo hỏi bà Nhiêu: - Có gặp ai quen không Bác. - Người ngoài mình nhiều lắm. Nghe vậy Thảo cũng vui, Thảo định hỏi "Bác có hỏi thăm anh Nam ở đâu không", nhưng kịp nghĩ ra, Thảo chuyển qua chuyện khác: - Rồi mình còn đi đâu nữa không Bác? - Ở tạm đây, chừng nào có trại đàng hoàng mình xin chuyển. Giờ cháu coi nhà, Bác và Má đi mua nồi soong để nấu ăn. Mỗi ngày mình được cấp gạọ Thảo thu dọn đồ đạc rồi lấy bánh cho các em ăn. Một đứa hỏi Thảo: - Chị Thảo ơi, răng mình bỏ nhà tới ở chỗ ni rứa chị? - À, mình ở tạm đây thôị - Rứa răng không ở nhà mình. - Tại người ta đuổi, mà nhiều người khác cũng rứạ Người ta đi cả tàu đó. Mấy đứa nhỏ không hỏi nữạ Thảo cứ sợ chúng hỏi dồn thì cũng khó trả lờị Bà Nhiêu trở về với soong nồi rổ rá, bà Ðàm ôm hai bó củị Bây giờ họ bàn tính công việc cho một đời sống mới, hoàn toàn xa lạ. - Từ nay, mỗi khi đi nhận gạo hoặc cần liên lạc với nhân viên trại thì cháu Thảo lọ Bác và Má lo việc buôn bán phụ thêm. - Trong này thì mình buôn chi Bác? - Ðể dò xem một hai bữa thử ra răng rồi tính. Ngày hôm sau, những gia đình mới đến được gọi lên lãnh gạọ Gạo phát một tuần lễ một lần. Thảo mang sổ và bao lên văn phòng. Lúc vào ký lấy phiếu, mấy anh thư ký cứ nhìn Thảo chăm chăm. Thảo quay qua chỗ khác. Một chàng trẻ tuổi hỏi Thảo: - Gia đình ni toàn "đèng bòa", sao không có "đèng ông" hử? Lần đầu nghe giọng Ðà Nẵng Thảo rất buồn cười, nhưng phải làm nghiêm vì mấy ông này có ý muốn chọc Thảọ - "Sô" em không trả lời? - Dạ có một ngườị - Anh có thấy mô, toàn "thị" hết mà. - Dạ có thằng Cu Phúc đó. Mấy người quay ra cười làm cho Thảo càng ngượng thêm. Lãnh được gạo, Thảo cũng mừng, nhưng tưng tức mấy ông làm việc. Với số gạo được cấp cả nhà ăn một tuần thong thả. Mấy ngày sau, hai bà đã tìm ra việc làm. Bà Nhiêu nấu bánh đúc. Sáng sớm trong trại có bán đồ ăn nhưng chỉ xôi, bánh ú, chưa có bánh đúc. Bánh đúc phải mệt công đánh gạo cho nhừ chứ vốn không bao nhiêụ Một vốn mười lời, cả nhà lại ăn ké vào đó. Bà Nhiêu đã sòng phẳng, vốn bỏ chung lời chia đềụ Bà Ðàm hồi giờ không rành chuyện buôn bán, nay có dịp ở cạnh bà Nhiêu, học được nhiều điều, bà rất vuị Ngày đầu, bánh bán sạch. Ai cũng khen ngon. Bánh dòn và mềm, mùi thơm rất đặc biệt không đắng hơi vôi như bánh người khác làm. Nước mắm nêm dằm ớt xanh cay vừa phải làm cho hương vị bánh tăng bội phần. Chẳng mấy chốc, ai cũng biết tiếng bánh đúc bà Nhiêụ Từ một nồi phải tăng lên hai nồi mới đủ bán. Thảo thấy Má và Bác vất vả quá muốn can bớt nhưng hai bà không nghẹ Công việc chạy đều, gạo ngâm hôm trước, hôm sau nấụ Ðầu hôm một nồi, khuya một nồị Tính ra, mỗi người, ngày cũng được vài chục. Bà Nhiêu còn bày bán thêm các thứ thuốc lá, bánh kẹo, chuối mía... Một thời gian, lều của hai bà thành cái quán. Bây giờ ngoài việc giữ em, lãnh hàng, Thảo còn phụ trách thêm việc bán quán. Công việc vừa mệt vừa vui làm cho Thảo không còn thì giờ nghĩ vẩn vợ Sáng nay, bánh bán hết sớm, Má và Bác đi chợ Hàn, Thảo trông quán. Mấy đứa nhỏ, sau một thời gian đã quen, kéo nhau đi chơị Thảo đang ngồi xếp lại rổ trái cây thì có một ông khách ăn mặc lịch sự, đến hỏi mua thuốc lá: - Em có Cáp tăng (Capstan) không em? Thảo nhìn lên vừa trả lời: - Dạ thưa có. Chú mua mấy điếu? - Cho anh nguyên góị Trong khi Thảo mở tủ lấy thuốc thì ông khách đã ngồi xuống cát theo lối cầu thủ đá banh. Khách nói lơ lửng: - Một mình em bán thôi saỏ Thảo không trả lời, đưa gói thuốc cho khách và hỏi: - Chú cần chi nữa không? Ông khách cười cười, cầm gói thuốc xé rút một điếu cắm lên môị Hộp quẹt Zippo bật nghe "tách", lửa cháy bung, anh hơi nghiêng đầu đốt thuốc. Hít một hơi dài rồi quay nhả khói ra ngoàị Thảo ngờ ngợ thấy ông này ở văn phòng trại mấy lần. - Em nhập trại đã lâu chưa mà còn phải ở lều? - Dạ được một tháng. Hình như chú làm việc ở văn phòng trạỉ - Phải, nhưng sao gọi anh bằng chú? Bộ anh già lắm sao? Thảo nghĩ ông này ít ra cũng ba chục. Tuổi đó thì phải gọi bằng chú chớ gì nữạ - Hôm nay anh đến thăm là muốn giúp em. Em muốn ra ở nhà riêng có đủ tiện nghi không? Thảo không hiểu ông khách nói gì, Thảo trả lời đại: - Dạ cháu không biết, để hỏi Má và Bác cháụ Khách thấy câu chuyện không có hứng, đành đứng dậy trả tiền thuốc: - Bao nhiêu gói thuốc? - Dạ thưa chú 3 đồng. Ông khách đưa cho Thảo tờ 5 đồng rồi bỏ đi. Thảo gọi vói theo: - Chú, chú còn 2 đồng. Thảo bỏ tiền vào hộc và ra điều suy nghĩ. Thảo không dám nghĩ xa xôi, chỉ biết "chú ni kỳ lạ".