Chương 11

Năm Tháng Dài Lâu, Với Ta Sao Chỉ Là Nước Mắt Và U Sầu!
Ta Có Mỗi Đôi Mắt Mà Phải Nhìn Bao Nỗi Thương Đau
Thơ Đan Mạch
Mùa thu năm ấy, sau khi cơn bão tan, bầu trời lại xán lạn, huy hoàng. Ở Wakayama, tai họa ập lên Kantô dường như đã xa vời vợi. Mặt hướng về ngọn núi Ryumon nổi bật lên ở chân trời, Tomoko nghĩ đến sự kiện đó như nghĩ đến một cơn ác mộng.
Đã mười năm rồi cô chưa được thấy lại làng quê. Rảo bước trên con đường chính của Nishioshô, cô tự hỏi mình đã đi trên đường này bao lần rồi. Ở đằng tây là nhà ông trưởng thôn và ở giữa là nhà của bà ngoại. Tomoko nhớ lại tất cả những lần cô đi trên con đường này hồi cô còn bé, trong khoảng thời gian từ ngày mẹ tái giá, cái ngày mà ông trưởng thôn đuổi cô ra khỏi nhà, trong khi cô nghe vang vọng lại từ xa tiếng khóc thét của đứa em gái cùng mẹ khác cha, cái ngày mà cô lấy cớ hái mơ trong vườn cùng với các con của Keisuke để được nhìn thấy mẹ mình đang bị giam lỏng, rồi cái ngày cô rời làng đi Tôkyô...
Tomoko vừa đi thăm bố dượng Keisuke Kôsaka về.
Keisuke nối nghiệp cha làm trưởng thôn nhưng chẳng có quyền hành gì. Ông không giữ một vai trò cụ thể nào trong cuộc sống của dân làng. Ông chỉ còn là một người ốm liệt giường liệt chiếu trong một căn phòng không có ánh mặt trời để trông nom ngôi nhà cũ kỹ, tối tăm mà xưa kia anh từng ở. Từ nhiều năm nay ông bị lao phổi. Có lẽ con người hiền lành nhu nhược đó trước đây đã bị dồn đến tận chân tường nên mới bán vợ cho một lầu xanh ở Shizuoka. Cái thân hình to lớn của ông nay đã sụp đổ hoàn toàn do bệnh hoạn.
Khi Tomoko đến, bà già giúp việc đưa cô đến tận giường người ốm.
– Xin chào!
Dưới ánh sáng lờ mờ của căn phòng, cô nhận ra cái bóng đen của Keisuke, râu che khuất cả mặt, nằm trên chiếc giường ẩm thấp. Ông ta nằm quay mặt về phía cô, da màu đất tái mét, hai mắt lõm sâu.
– Con đấy à, Tomoko? Ông ngập ngừng hỏi.
– Vâng, con đây ạ. Lâu lắm con không thư từ gì cho ba... Con đau khổ và áy náy lắm...
Bố dượng của cô ngày nào, nay chỉ là cái bóng không hồn, bệnh hoạn.
– Trận động đất ở Tôkyô khủng khiếp quá nhỉ?
– Vâng, tất cả đều bị tàn phá, nhà cửa bị sụp đổ chỉ trong nháy mắt... Nhà con ở không bắt lửa ngay nên con có thể cứu vãn được vài đồ đạc quí giá, còn thì mất hết...
– Con trở về nhà Sunaga?
– Con định về trú tạm ở đó một thời gian, cho đến khi Tôkyô được xây lại dần.
– Tomoko!
– Dạ?
– Ikuyo thế nào?
– Thưa khỏe ạ.
– Tốt. Ở Shizuoka, sức khỏe của bà ấy không sao chứ?
– Không ạ.
– Việc giải quyết của ba dạo ấy không tốt. Ba không khỏi giật mình kinh hãi mỗi khi ba nghĩ tới chuyện đó. Nhưng ba đã phải chịu sự hình phạt rồi. Con hãy lại gần đây để nhìn thấy rõ tình trạng của ba.
Nói tới đây, ông cất lên một tiếng cười giả tạo mà Tomoko không thể nào đáp lại được.
– Tomoko!
– Dạ?
– Con lớn lên nhiều đấy. Con đẹp lắm! Hãy để ba ngắm nhìn con một lúc.
–...
– Ba tưởng là con lấy chồng rồi.
– Con đã trở thành kỹ nữ.
– A! Thế hử. Chắc là con đã phải lao tâm khổ tứ lắm mới có được kết quả này nhỉ?
– Trận động đất đã làm cho con trở về điểm xuất phát ba ạ.
Keisuke gãi gãi chòm râu bằng những ngón tay cáu đen. Ông không có vẻ gì lo lắng buồn rầu cho số phận lận đận của đứa con riêng của vợ mình. Ông biết là nó đẹp nhưng nó còn kém xa mẹ nó.
– Mẹ con đang ở nhà Sunaga à?
– Vâng ạ.
– Mẹ con không của gì những người bệnh hoạn... Ông lẩm bẩm giữa các kẻ răng, rồi nói tiếp:
– Con có tin là mẹ con đã đến thăm ba không?
Rảo bước trên đường về, Tomoko vẫn vẫn còn bối rối bởi câu hỏi của Keisuke. Cô tự hỏi là cô sẽ nói gì với mẹ về cuộc viếng thăm này. Cuối cùng rồi cô cũng thấy thanh thản khi bước qua cái cổng nhỏ của ngôi nhà cô ở thời thơ ấu. Thả mình trước gió thu, cô nhìn thấy rất rõ nét những đường viền của núi Rijumon.
– Tomoko! Tomoko!
Đứng ở hiên, Ikuyo gọi con gái.
Tomoko rất đỗi ngạc nhiên khi ngắm nhìn mẹ. Mẹ cô còn trẻ quá chừng, dù là đã tứ tuần, với làn da óng ả, bộ tóc đen nhánh và thân hình thanh mảnh, gọn gàng.
– Tomoko, về nhanh lên. Có khách đấy, là người mà lâu lắm mày chưa gặp lại!
Trong phòng khách, một người đàn ông đang ngồi trong tư thế lúng túng, hai đầu gối sát vào nhau. Khi Tomoko bước vào phòng, người khách liền đặt hai bàn tay lên chiếu, chạm trán xuống đất chào cô một cách thô kệch, thật thà.
– Mày có biết ai đây không? Ikuyo hỏi con gái rồi cười vui vẻ.
– Cô chủ trẻ, lâu lắm nay tôi mới được gặp cô! Trông cô lớn lên nhiều.
Khuôn mặt ông còn trẻ nhưng giọng nói và cách diễn đạt thì đúng là của một ông già. Tomoko lưỡng lự, nhưng khi nghe đến các từ “cô chủ trẻ” thì ngay lập tức Tomoko nhớ ra ngay:
chỉ có Hachirô, người đầy tớ cũ, mới gọi người con gái thừa kế duy nhất của nhà Sunaga bằng chức vị thân mật đó.
– Chú Hachirô!
– Vâng ạ, cô đã nhận ra tôi, mừng quá! Ngày trước cô là một đứa trẻ cực kỳ thông minh. Tôi vui mừng cô đã thành đạt trong cuộc sống.
Tomoko vừa quan sát ông vừa tự nói với mình:
– Đúng là chú ấy!
Trông ông ta cười nheo cả hai mắt. Tomoko như thấy lại những nét của chàng trai ngày nào dưới bộ mặt rỗ như quả cam và nhớ lại lần chú lẻn sang nhà ông trưởng thôn để nhìn trộm mẹ cô, và thế là những kỷ niệm thời thơ ấu dồn dập dâng lên trong cô như những bọt khí nổ vỡ trên mặt nước.
– Chú Hachirô, cuộc sống của chú từ ngày cháu rời làng lên Tôkyô như thế nào? Cháu nghe nói là chú đã bỏ quê đến sinh sống ở Ôsaka?
– Đúng vậy đấy ạ. Tôi đi học việc tại một hiệu đồng hồ ở đấy, và từ năm ngoái tôi đã có một cửa hàng riêng, nhỏ thôi.
– May là chú đã chọn Ôsaka, chứ ở Tôkyô nhà và cửa hiệu, tất cả đều sụp đổ tan hoang!
– Tôi không biết nói sao cho hết nỗi vui mừng được thấy bà và cô thoát nạn và mạnh khỏe!
– Mày biết không, Ikuyo vui vẻ nói với con, chú Hachirô cứ lo sợ không biết chúng ta có kịp chạy khỏi kimono không, và ông đã về đây từ lâu để dò hỏi tin tức chúng ta đấy.
– Thế ư?
– Có lẽ bà và cô không tin tôi do lâu nay tôi chẳng thư từ gì cho bà và cô, nhưng tôi rất lo. Tôi không bao giờ quên được cụ, bà và cô!
Nghe ông nói. Ikuyo không nhịn được cười, một cái cười vô cớ, hồn nhiên khiến Tomoko phải ngạc nhiên nhìn bà.
– Thế chú lập gia đình chưa?
– Cảm ơn cô, tôi đã được hai đứa, đều là con trai cả, thật là buồn!
– Chú tự sửa lấy đồng hồ?
– Vâng, tôi có học nghề này, và tự xoay xở lấy.
Ông vừa dứt lời Ikuyo liền đưa cho Tomoko xem chiếc đồng hồ bà đang đeo ở cổ tay, tựa như bà đã chờ đợi nãy giờ cơ hội này:
– Mày nhìn này. Đây là quà của chú Hachirô đấy.
Ông khách nghe Ikuyo nói vậy thì nhún vai cười ngượng:
– Bà cứ nói quá lời, có gì đâu ạ, một chút quà mọn gọi là...
Nhìn thấy mẹ vội vội vàng vàng đeo vào tay chiếc quà tặng đó, ngắm nhìn mặt kính không biết chán, nheo nheo đôi mắt ngập tràn hạnh phúc như là vừa được tặng một món đồ trang sức quí giá, Tomoko cảm thấy hơi khó chịu.
– Tomoko, Ikuyo nói sau khi khách ra về, chú Hachirô nói nếu vì một lý do gì mà chúng ta không ở được đây thì ông ta sẽ rất vinh hạnh được đón tiếp chúng ta về Ôsaka ở. Giá như chúng ta đi đến đó nhỉ.
– Mẹ!
– Sao?
– Mẹ có ý định rời nơi đây mà lại không đến nhà ông trưởng thôn à?
– Tại sao tao lại phải đến đó? Ikuyo đáp lại vẻ cáu kỉnh.
– Ông ấy ốm liệt giường liệt chiếu và rất muốn được gặp mẹ đấy.
– Ông ấy bị lao phổi phải không?
Giọng bà lạnh lùng khiến Tomoko rất ngạc nhiên và ghê rợn.
– Nhưng dù sao đi nữa thì mẹ....
– Nếu lão ta còn gây cho tao những chuyện bực dọc vì tao và lão đang cùng có mặt ở đây thì tao sẽ đi đến với Hachirô ngay lập tức!
Nói xong bà vùng vằng đứng dậy và đi xuống bếp.
Lòng căm thù của Ikuyo đối với Keisuke do ông ta đã đẩy bà vào cái thế giới đĩ điếm của khu phố ăn chơi trụy lạc đã vượt xa tất cả những gì mà Tomoko có thể hình dung được. Bởi vậy không có gì phải ngạc nhiên trước thái độ của bà đối với chồng, một thái độ bị chi phối bởi lòng hận thù. Ăn miếng trả miếng.
Nhưng còn thái độ của bà đối với con gái, Yasuko, thì sao?
Một hôm Tomoko đang luyện tập đà shamisen trong vườn, trước bữa ăn chiều, thì bỗng cô thấy có ai lấp ló ngoài cổng:
một cô sinh viên mặc đồng phục màu xanh da trời. Tomoko liền đứng dậy đi ra cổng, nghĩ bụng chắc là Yasuko.
Nhưng khi nhìn thấy cô lại gần, người kia liền bỏ chạy.
– Yasuko! Yasuko! Em đấy à?
Cô vừa rảo bước vừa gọi nhưng cô gái vẫn cắm đầu chạy.
Tomoko có cảm tưởng là chính giọng hát của cô đã lôi cuốn đứa em cùng mẹ khác cha đến trước cổng nhà Sunaga nhìn trộm vào vườn, bởi vậy ngày hôm sau cô lại chơi đàn và hát thật to.
Bỗng cô nhác thấy bộ đồng phục màu xanh da trời. Cô ngừng hát và cất tiếng gọi:
– Yasuko! Đột ngột nghe ai gọi mình, cô gái trẻ đứng ngây như phỗng.
– Phải em đấy không, Yasuko? Em vào đi chứ.
Tomoko đi lại gần một cách tự nhiên, do ý thức được vai trò chị cả của mình.
– Nào, vào đi. Em đến gặp mẹ phải không?
Yasuko khom người đi qua chiếc cổng nhỏ và đi lại gần Tomoko. Tuy nó mới mười bốn tuổi mà đã cao quá chừng, rất giống mẹ. Đó là cảm tưởng đầu tiên của cô về em mình.
– Mẹ ơi!
– Có gì vậy? Sao lại hét tướng lên thế? Ikuyo cáu kỉnh hỏi và xuất hiện ở cửa ra vào, ngơ ngác.
– Yasuko đấy mẹ ạ....
– Ai?
Hình ảnh về cuộc hội ngộ của mẹ và con gái, cả hai đều đẹp mê hồn bỗng chốc hiện ra trước mắt Tomoko như một giấc mơ. Ikuyo đứng ở cửa, nổi bật trên nền xám của căn nhà cũ kỹ, và Yasuko trong bộ đồng phục xanh da trời dưới bóng hoàng hôn một chiều thu lạnh.
Cả hai đều im lặng, hơi thở bị ngắt quãng bởi cuộc gặp gỡ đột ngột sau mười năm xa cách. Lẽ ra Ikuyo là người lên tiếng đầu tiên, nhưng bà có vẻ bối rối và né tránh cái nhìn của Yasuko đang nhìn mẹ chằm chằm. Cuối cùng rồi bà cũng cất được tiếng nói, nhưng lại nhìn Tomoko:
– A, này, Tomoko bao giờ chúng ta trở lại Tôkyô đấy? Tomoko rất đổi sửng sốt, ngước mắt lên ngơ ngác nhìn mẹ. Tại sao bà lại nói chuyện đi Tôkyô vào lúc này?
– Mẹ!....
Cô định trách mẹ nhưng quá muộn rồi Yasuko đã quay gót bỏ chạy và chẳng mấy chốc mà đã mất hút sau các lùm cây.
Tomoko chạy theo nó vài ba bước, nhưng rồi suy nghĩ lại, cô quay về phía mẹ:
– Tại sao mẹ lại không nói gì với Yasuko? Ít ra thì cũng vài lời chứ, còn hơn là mẹ nói trống không như thể tống khứ nó vậy...
Tomoko rất phẫn nộ, tựa như cô là nạn nhân của sự độc ác đó.
– Nhưng... đời thuở nhà ai lại đến thăm đột ngột như vậy chứ! Làm tao khó xử quá đi mất, vả lại tao có cảm tưởng là cái con bé đó không phải là đứa bé mà tao đã đẻ ra. Cũng thật là kỳ.
– Kỳ gì, hai người giống hệt nhau như hai giọt nước mà lại!
Ikuyo bỏ đi vào nhà, miệng lẩm bẩm:
– Đúng, đẹp thật!
Tomoko đi ra cổng, nhưng không thấy tăm hơi đâu. Mặt trời mùa thu rực rỡ đang lặn dần ở phía bên kia đường cái bụi mù. Tomoko đứng lặng, mắt nhìn vào khoảng không, lòng buồn rười rượi. Cô không thể nào hiểu nổi thái độ vừa rồi của mẹ đối với đứa con gái thứ hai của bà. Yasuko có tội tình gì, có làm gì sai trái với bà để bà không thèm nhìn mặt con, không thèm nói với nó một lời nào?
Điều này làm cô rất khổ tâm.
Vài ngày sau Tomoko tạm nghĩ tập đàn Shamisen để biên thư cho Fumitake Ezaki. Cô đã viết, rồi xóa, tẩy và vứt nhiều tờ nháp mới hoàn thành được lá thư:
“Anh Ezaki thân mến, Em hy vọng là anh không ốm đau gì với cái rét của mùa thu.Từ ngày xảy ra thảm họa, em không biết anh ở đâu và làm gì. Còn về phần em, em phải tìm nơi trú thân nay đây, mai đó trong một thời gian dài, vì vậy em đã không cho anh biết được tin tức về em. Mong anh thứ lỗi cho em.
Trận động đất đã biến thành tro bụi nhà hàng mà em thiết tha mà em xây dựng, một nhà hàng của riêng em. Thời gian em rất đau khổ về biến cố này, có lẽ đây là cơ hội tốt để mình dứt khoát với cái nghề kỹ nữ”.
Cô đã thảo được bức thư đến đó, nhưng rồi cô nhận ra rằng cái từ “kỹ nữ” có thể có những hậu quả không hay nếu có ai đó, không phải là Ezaki, xem lá thư này trước anh. Cô không muốn viết điều gì có thể phương hại đến đường công danh của anh. Cô thay đổi ý kiến và xé tờ nháp không biết đã bao nhiêu lần rồi.
Thực sự đau khổ về sự yếu kém của mình trong viết lách thư từ, cuối cùng rồi cô cũng thảo được một bức thư cực kỳ đơn giản:
Xin anh tha thứ cho em là lâu lắm không cho anh biết tin tức gì về em.
Hiện giờ em đang ở một nơi khá an toàn theo địa chỉ dưới đây. Em rất mong nhận được tin tức của anh. Mong anh giữ gìn sức khỏe.
Rất chân thành.
Cô gửi thư về trung đoàn của Ezaki, và viết tên người gởi “ Tomoko Sunaga”.
Cô sung khi dùng tên thật. Nhưng cô nhớ lại có lần nghe ai đó nói rằng khi người ta đọc thư của người gởi là một phụ nữ trước đám đông và tùy theo nội dung, người nhận thư phải chịu phạt do một sĩ quan cao cấp thi hành. Và thế là cô viết lại bức thư đó dưới một văn phong nam tính hơn.
Buồn vì không nhận được tin.
Hiện nay tôi đương ở một nơi khá an toàn theo địa chỉ dưới đây.
Cho biết tin của anh. Hãy chú ý giữ gìn sức khỏe”.
Viết xong cô đặt bút ký tên sau một hồi lâu lưỡng lự, một cái tên đàn ông:
“Tomoichi Sunaga[/navy][/i]”. Khi dán phong bì, cô cảm thấy tim đập rộn ràng:
đây là bức thư tình đầu tiên cô viết.
Tomoko có thói quen đi dạo quanh nhà và nghỉ chân dưới cây thị ở sau vườn nhà Sunaga bây giờ đang nặng trĩu quả xanh.
Kỷ niệm đau buồn về bà ngoại treo lủng lẳng trên cành cây thị đó dưới trời mưa tầm tã lại hiện về trong trí nhớ của cô.
Ngoại ơi, chúng con lại trở về đây này, sau bao năm nơi đất khách quê người. Và ngoại thấy đấy, cả người con gái mà ngoại đã yêu đến mức ghét bỏ cũng trở về với căn nhà xưa ngoại ạ. Nhưng không còn bóng dáng ngoại ở đây nữa, chỉ toàn là những người lạ trong nhà Sunaga. Vì lẽ đó mà cháu phải ra đi đấy bà ạ. Mẹ thì đã đi Ôsaka từ hôm qua, vui vẻ đến kỳ lạ. Mẹ đã nói với cháu là cháu muốn về đâu và làm gì thì cứ việc, đã có chú Hachirô chăm sóc mẹ trông thời gian ở Ôsaka, nhưng cháu phải trở về Tôkyô vì ở đây cháu không thể kiếm ra tiền được. Ngoại biết đấy, cho dù cháu có về lại Tôkyô thì toàn bộ cơ ngơi của cháu cũng đã biến mất hết, và cháu cũng chưa có một ý định gì cho tương lai cả... Ngoại ơi, ngoại đã sống trọn đời trong chỉ một nhà và ngoại đã chết ở đó. Có lẽ vì vậy mà chúng con, con gái và cháu gái của ngoại đã bị buộc và phải sống lang thang mãi mãi...
Nhiều lần trong ngày, cô ra cổng ngó vào thùng thư, và đứng trong vườn canh người bưu tá đến. Cuối cùng thì vào một ngày đẹp trời ông ta đến, mang theo một phong bì khá dày cộm.
– Cô Tomoko Sunaga, cô có thư.
Tomoko xem xét phong bì trước khi bóc thư, tim đập rộn ràng, và nhận ra rằng người gửi thư không phải Fumitake Ezaki mà là Hidekimi Kônami.
Tomoko thất vọng, nhưng cũng vui mừng là có được tin tức về Tôkyô. Nội dung của bức thư có vẻ như do người quản trị hoặc thư kí viết, rất là hành chính.
Lão đã kịp gặp ngài Nôzawa, và họ có nói đến Tomoko. Ngài Nôzawa đã khuyên lão nên mua một mảnh đất phía Tsukiji, và lão đã mua trên ba nghìn mét vuông đất ở khu phố này. Lão nghĩ rằng chừng này cũng đủ lắm rồi, cho dù những kế hoạch tương lai của Tomoko có sao chăng nữa, và bá tước mời cô trở về Tôkyô chừng nào mà cô muốn. Tôkyô còn lâu mới được xây dựng lại, và không có gì đặc biệt mà phải vội vã. Lão muốn gửi cho cô một ngân phiếu để cô chi tiêu, nhưng bưu điện và các phương tiện truyền thông còn lâu mới được phục hội và chất lượng tồi nên không đảm bảo lắm; lão đã ủy thác cho ngài quận trưởng của Wakayama chuyển cho cô năm trăm yên tiền mặt, và mời cô đến gặp ông ta, mang theo thư bảo đảm này.
Về nhanh Tôkyô! Xây dựng nhanh những nền móng của cuộc đời mới với ba nghìn mét vuông đất ở Tsukiji...!
Ikuyo ở nhà Hachirô gần mười ngày và hôm nay bà đã về.- Chào mẹ. Ở Osaka có vui không ạ? Tomoko hồ hởi đón mẹ sau chuyến đến thăm ông quận trưởng. - Thật tuyệt vời. Có lần tao bảo thích ăn lươn, thế là chiều nào ông ta cũng đãi tao món lươn xào!
Ikuyo vừa cười vừa kể lại sự đón tiếp nhiệt tình của Hachirô.
– Tao còn đến nhà hát nữa cơ.
– Chú Hachirô cũng đi với mẹ à?
– Chắc chắn là thế rồi. Ông ta nghỉ việc để đưa tao đi.
– Mẹ quấy rầy chú ấy quá đấy.
– Đâu có, ông ta lại thích như thế. Tao có đòi hỏi ông gì đâu và ông cũng chẳng bị bắt ép phải làm gì. Xem này...
Bà vừa nói vừa kéo ra ba hay bốn gói, có vẻ như là những gói vải đủ màu sặc sỡ đang được ưa chuộng.
– Chính ông ấy đã tự mua những thứ này.
–...
Tomoko bực cả mình, chẳng thèm động đến các tấm vải. Cô hỏi, giọng châm biếm:
– Thế ai sẽ mặc những thứ này?
– Dĩ nhiên là tao rồi. Chú Hachirô nói là các loại vải này hợp với tao lắm.
– Mẹ hãy trả ngay cho ông ấy tất cả những thứ này đi! Ikuyo giật mình và ngửng đầu lên, và ngạc nhiên về câu nói hơn là giọng gay gắt của Tomoko.
– À, không, rắc rối quá! Ai lại trả quà tặng bao giờ. Tao không đồng ý.
Chẳng để ý đến thái độ căng thẳng của con gái, Ikuyo bỗng phá lên cười khi nhớ lại một câu chuyện:
– Này Tomoko, mày có biết không, Hachirô được gia đình vợ nhận làm con nuôi vì họ không có con trai, và thế là ông ta trở nên người thừa tự của gia đình đó. Còn vợ ông thì đau ốm luôn, cứ nằm liệt giường liệt chiếu trong suốt cả thời gian tao ở đó. Hachirô nói với tao rằng sự có mặt của trong nhà ông đã làm rạng rỡ cho ông lắm lắm