Chương 9
TRỞ THÀNH PHỤ NỮ LÚC RẠNG ĐÔNG

Chính Tomoko cũng không biết nó đã chuyển từ nhà Kanô ở Shizuoka sang nhà Tsukawa ở Akasaka trong hoàn cảnh nào. Nó chỉ biết là khi nó đặt chân vào nhà Tsukawa thì ngay từ những ngày đầu ở đây nó đã được nuông chiều. Bà chủ, một kỹ nữ còn đang hành nghề, có tiếng tăm, tên là Tarômaru, đã để ý đến nó và đem lòng thương mến nó, không khắc nghiệt với nó như bà chủ nhà Kanô. Tarômaru không đẹp lắm nhưng nhờ có tài, thông minh và kiên nhẫn mà đã có một địa vị cao quý. Đối với những bé gái đang hầu hạ bà thì bà thích nhất là những đứa thông minh. Bởi vậy mà bà đã từng nói “Ta đã tìm được người thay thế ta” Và từ hôm đó, Tomoko bắt đầu công việc tập sự đầy đủ, chặt chẽ hơn lần tập sự ở nhà Kanô. Trong năm đầu, bà Tarômaru dạy cho nó múa, hát đệm đàn và ca kịch.Trong thế giới “những cây liễu và những bông hoa”.
thịnh hành một số cung cách suy nghĩ kỳ quặc và khó hiểu. Chẳng hạn người ta quan niệm rằng mất trinh do một số đối tác giàu sang, quyền quý sẽ tô đẹp thêm cho cuộc đời kỹ nữ của mình; một kỹ nữ bị mất trinh bởi quý tộc hoặc một nhân vật quan trọng trong giới tài chính sẽ có nhiều hy vọng dễ dàng tìm được một người bảo kê quan tâm săn sóc mình.
– Con bé này có cái gì đó thật kỳ lạ. Khi một kỹ nữ nhẹ dạ tham dự vào buổi dạ hội thì không khí trở nên náo nhiệt, vui nhộn, đúng thế, còn nó, nó không phải loại người nhẹ dạ, và khi người ta thấy nó ngồi lặng trong suốt buổi dạ hội thì ai cũng phải mủi lòng thương.
Khi nghe bá tước Hidekimi Kônami, khách quen của nhà Tsukawa, nhận xét về Tomoko như vậy thì bà Tarômaru mở cờ trong bụng.
– Thưa ngài bá tước, ngài có định nhận làm người bảo kê cho cô bé không?
Bà quì xuống hỏi ngài bá tước nhưng ngài trả lời ngay:
– Không đâu! Nó là một đứa trẻ con.
– Không đâu ngài. Nó có vẻ là một đứa trẻ con vì trước nó bé nhỏ, nhưng nó sắp bước sang tuổi mười lăm rồi. Mọi người cứ đối xử với nó như với một đứa con nít làm tôi nẫu cả ruột.
– A, thực thế ư, sắp mười lăm tuổi rồi à?
Ở Shimbashi cũng như ở Akasaka, ai cũng biết bá tước Kônami với cuộc sống phóng đãng của ông. Ông có dáng dấp một người lão trước tuổi và các kỹ nữ đều coi ông như một người đáng tin cậy nhất. Ngài bá tước có một địa vị xã hội cao, chịu chơi và hào phóng trong chi tiêu. Ngài như cá gặp nước trong khu phố ăn chơi. Theo ý bà chủ nhà Tsukawa thì không có xứng đáng đứng ra làm lễ phá trinh của Tomoko hơn là bá tước.
Ít lâu sau, bá tước Kônami báo cho bà Tsulxava biết là ông chấp thuận theo những mong muốn của bà. Và trong một căn phòng của quán trà đạo Mikawa, Tomoko với chiếc kimono mặc theo sự hướng dẫn của Goromaru, đã qua đêm trong vòng tay của bá tước và đã trở thành phụ nữ vào lúc rạng đông. Sau khi được một người đàn ông rất thông thạo những chuyện mây mưa đối xử khéo léo và tế nhị, Tomoko có đủ thì giờ để thả mình vào những suy nghĩ. Em đã biết trước là mình sẽ bị dành cho chuyện này cho nên em không ngạc nhiên gì cả, tuy nhiên sự thành thạo của lão già khi chung chăn gối không làm em quên tuổi tác của ông ta. Và trong lúc làm tình lần đầu tiên, em đã thầm mong lão bá tước sẽ biết giữ gìn sức mình. Bởi vậy, khi lão ngủ lịm đi thì em thở phào nhẹ nhõm, và trườn ra khỏi giường, rón rén đi rửa ráy như các bà đã căn dặn.
Trong lúc chỉnh lại áo lót dưới ánh đèn dầu leo lắt, em ngạc nhiên là đã thoáng nghĩ về mẹ ở Nichômachi, và một nỗi buồn man mác đã xâm chiếm lòng em khi em liên tưởng đến cuộc đời làm gái bao. Em ngã vật xuống chiếu, vừa thổn thức vừa ấn vào miệng những đầu ống tay áo kimono cho khỏi bật lên tiếng khóc.
Lão già thức dậy và nhẹ nhàng bảo em lại nằm bên cạnh để ngủ tiếp.
Tomoko ngoan ngoãn nằm sát vào lão nhưng những giọt nước mắt vẫn tiếp tục lăn trên má em. Bá tước vuốt ve hai bờ vai nó nhằm xoa dịu nỗi buồn của em.
Tomoko nằm dài, áp người vào bá tước, không nghĩ ngợi gì đến sự thay đổi của cơ thể mà nó vừa phải chịu đựng. Em nghĩ về mẹ đang héo hon ở cái khu phố Nichômachi xa vời vợi. Ta sẽ kéo mẹ ra khỏi nơi đó, Tomoko tự hứa với mình trong khi em áp sát mặt vào ngực bá tước để không bật lên những tiếng nức nở.
Tuy nhiên nó đã không thể nói với mẹ là sẽ đón mẹ về với em. Nó đã hoãn đi hoãn lại việc trả lời sau khi nhận được thư mẹ báo tin là nợ của mẹ đã được bà chủ Tarômaru hoàn lại. Điều này đã làm bà rất ngạc nhiên và nói với nó “Cháu ghét mẹ cháu lắm à?” Và phải đến lúc nó đi ăn nằm lần đầu tiên với một người đàn ông thì nó mới tự nói ra được với lòng mình là nó không thể bỏ mặc mẹ sống thêm một ngày nào nữa trong cái khu phố ấy.
Chỉ ba mươi phần trăm của cái giá quá đáng mà bá tước Kônami đã chi cho nhà Tsukawa để được phá trinh Tomoko cũng thừa đủ để đưa mẹ đang ở Shizuoka về đây và thuê cho bà một cái phòng trong khu phố dọc bờ sông. Luật lệ của nhà Tsukawa là một cô tập sự cho dù đã đạt được qui chế của một kỹ nữ chính thức chỉ có được độc lập sau ba năm hành nghề, cho nên hiển nhiên là Tomoko không thể đến sống chung với mẹ được.
Ít lâu sau, toàn khu đã hay biết về những quan hệ giữa Tomoko và bá tước.
Bà chủ nhà Tsukawa đặt may cho em một chiếc kimono mới, bố trí cho em chơi đàn Shamisen ở các buổi tiệc cốt để người ta chú ý nhiều đến nó, nhờ vậy mà chẳng bao lâu, chỉ một năm sau đến đây nó đã trở thành một kỹ nữ được mời nhiều nhất.
Đến mùa xuân năm sau, qua trung gian của bà Mikawa, bá tước Kônami báo trước cho mụ là ông ta đã sẵn sàng công khai bảo kê cho Tomoko, nhưng bà còn cần đến em vì nó là một tạp sự viên “làm ăn” tốt. Vả lại sự thành đạt của nhà này một phần là do tiếng tăm về em là không nhẹ dạ trước yêu cầu của khách hàng. Nhưng bá tước tiếp tục quan sát Tomoko và có lẽ như là đã nhìn thấy ở nó những phẩm hạnh hiền hòa. Khi bà chủ trà lầu Mikawa hỏi bá tước tính nết gì ở người con gái ấy làm ông thích thú nhất, thì ông trả lời ngay không chút lưỡng lự:
– Do một câu chuyện mà Nôzawa đã kể cho tôi. Ông Nôzawa này là một vị tai to mặt lớn của giới tài chính đương thời. Ông ta không có tước vị quý tộc nhưng quyền lực và nhân cách của ông đã khiến ông được xem như người ngang hàng với bá tước Kônami và là người có tiếng tăm ở khu phố. Nếu Nikekimi Kônami là một ông già thuộc dòng dõi quý tộc thì Nôzawa là một kẻ bình dân bất trị, và ông ta còn lấy thế làm tự hào. Ông uống rượu thành thần, và mỗi khi say khướt thì lại dở trò cưỡng bức ôm hôn bất kỳ kỹ nữ nào, cóc cần quan tâm đến việc cô ta có phải là tình nhân của bạn mình hay không. Trong cái thế giới mà đồng tiền ngự trị, các kỹ nữ được Nôzawa ôm hôn sau đó đều được nhận một khoản tiền hậu hỹ.
Khi thấy Tomoko thay đổi kiểu tóc, Nôzawa đã tuyên bố:
“Anh, cô em bây giờ là phụ nữ rồi! Phải ăn mừng sự kiện này đi chứ, đến đây ta xem nào!” Thế là bắt đầu một cuộc rượt đuổi thú vị khiến cả cử tọa vui nhộn hẳn lên, đến mức là người nào cũng muốn chạy đến giúp Nôzawa một tay để ngăn cản không cho Tomoko chạy ra hành lang và tẩu thoát. Nôzawa say mèm, nhưng ông to lớn và khoẻ mạnh khiến Tomoko bị dồn đến đường cùng, không thể tự vệ được nữa.
Nhưng khi cái mặt đỏ gay của ông sát đến mặt em thì bất thình lình Tomoko lấy đầu ống tay áo áp lên miệng và nhắm nghiền mắt lại.
– Chính ông Nôzawa nói với tôi:
Tomoko là người phụ nữ duy nhất của khu phố mà ông ta chưa bao giờ được hôn. Và ông ấy còn nói:
“Nếu ngài không chăm sóc đặc biệt con bé này thì tôi sẽ làm cho cô ta trở thành sở hữu của tôi, cho dù phải dốc hết tiền bạc vào đó!”.
Bá tước vừa nói như vậy vừa nheo nheo đôi mắt và cười thỏa mãn.
Bà chủ Tsukawa, bà chủ quán trà đạo Mikawa các kỳ nữ đều ngợi khen Tomoko về sự khởi đầu vượt xa mong muốn đó. Nhưng Tomoko thì vẫn thản nhiên bước đi trong những con hẻm của Akasaka với chiếc kimono xinh đẹp.
– Chào các vị! Chúng tôi xin giới thiệu cô Tiểu Mẫu Đơn của nhà Tsukawa!
Hãy nhiệt liệt đón chào cô ta!
Đám quảng cáo dừng lại trước mỗi trà lầu và sau cùng đến gần khu phố Tango, trước nhà đào tạo kỹ nữ với chiếc biển báo “Nhà Fuji Narumoto”.
Tomoko đang cặm cụi đi thì bỗng ngoái đầu về phía cái nhà chỉ có một tầng, hơi lùi vào trong góc phố. Em thấy mẹ đang đứng ở ban công, tựa người vào lan can và nhìn đám người diễu qua.
Ikuyo vẫn còn đứng ở ban công, uể oải, chán chường. Trông thái độ bà không có vẻ gì là của một người mẹ đang đứng chờ ở đây để được ngắm nhìn con gái mình trong trang phục ngày hội. Tuy nhiên khi mắt bà bắt gặp mắt của Tomoko, bà mỉm cười. “Ôi muộn quá rồi” Tomoko nghĩ vậy và vội vàng cúi đầu xuống đi tiếp.
Một lát sau anh hề đi cạnh Tomoko qua lại nói với Goromaru:
– Này bà cả, bà có trông thấy cái bà đẹp cực kỳ ở tầng hai cứ nhìn mãi chúng ta không?
– Làm sao ta lại không để ý đến bà ta được? Một người quyến rũ như vậy lại nhìn chúng ta!
Tomoko đau lòng khi nghe tiếng cười phụ họa của Okane và Goromaru. Rõ ràng là cả ba người đều biết người phụ nữ đó là ai và cuộc chuyện trò của họ có vẻ như là vô hại nhưng lại ám chỉ em. Tomoko vô cùng phẫn nộ.
Về đến nhà hàng Tsukawa, em đến chào bà chủ.
– Chúc mừng cháu. Đã lâu lắm nay chúng ta mới có một buổi trình diễn lộng lẫy như vậy. Cháu hãy hết lòng phục vụ ông chủ của cháu, mọi thành công là nhờ ông ấy cả.
Rồi bà lịch lãm nói thêm:
– Cháu cứ ăn mặc như thế này để đi gặp mẹ cháu, ta tin rằng bà ta sẽ bị choáng trước sắc đẹp và cách ăn mặc của cháu đấy.
– Vâng ạ....
Em đang bước trên những đường phố vắng tanh thì một giọng đàn bà gọi em bằng tên cô dùng trong thời kỳ tập sự:
– Maruya!
Em quay lại thì nhìn thấy bốn cô tập sự viên của nhà Tomi Harumoto:
– Cậu đi đâu đấy? Thôi đến quán trà đạo Yaokau với chúng tớ đi, đến chơi cho vui, chẳng có tiền thù lao gì đâu. Mọi người ở đây sẽ rất vui mừng được thấy một kỹ nữ cực kỳ xinh đẹp như cậu.
– Đồng ý, nhưng mình sẽ đến muộn một tý, được không?
Về đến nhà mẹ, em kéo mạnh cửa phòng và trông thấy Ikuyo chậm rãi quay đầu lại:
– Anh,con đấy à?
– Mẹ! Sao mẹ ăn mặc như thế này mà cứ phô mình ở cửa sổ giữa ban ngày ban mặt thế?
– Tao ăn mặc như thế này thì có gì là lố lăng?
– Chỉ có những người đàn bà sống bê tha thì mới ăn mặc như vậy! Con sẽ đưa cho mẹ tiền, nhưng con van mẹ, mẹ hãy đi mua một chiếc kimono bằng vải thường. Thế mẹ không có gì để mặc cho đứng đắn, hợp với tuổi mẹ sao?
– Nhưng tao thích mặc cái màu này. Mày biết rằng xưa nay tao không dùng đồ bằng vải bông, nó không hợp với tao.
Dù hợp hay không thì con xin mẹ mặc cho, mẹ hiểu rồi chứ ạ? Con không muốn nhìn thấy mẹ với những trang phục sặc sở như vậy. Mẹ thử đặt mình vào địa vị của con. Như vậy là mẹ không hiểu là người ta sẽ nói gì khi thấy một người mẹ mặc chiếc kimono loè loẹt như vậy trong ngày giới thiệu về con mình ư?
Rã rời, sức lực cạn kiệt, Tomoko ngồi bệt xuống chiếu, hết sức nản lòng về thái độ của mẹ. Bao lần rồi, kể từ khi mẹ trở lại Tokyô, em đã lưu ý mẹ về trang phục quá sặc sỡ của bà, nhưng sau bốn năm sinh sống trong một lầu xanh, những năng khiếu thẩm mỹ của bà đã chìm đắm vào sự tầm thường. Ikuyo vẫn tiếp tục mặc như hồi ở nhà Kanô, tựa hồ như bà muốn phô ra quá khứ làm đĩ của mình.
Sao mỗi lần trách móc mẹ, Tomoko lại thấy hối hận. Em tự nói với mình là đx xử sự không đúng với mẹ. Còn Ikuyo thì khi nào cũng thản nhiên trước những lời chỉ trích của con gái, như ngọn gió thổi qua rặng liễu, và bà không hề chú ý thay đổi thái độ cư xử của mình, không mảy may phản ứng trước những nhận xét nặng nề vừa rồi của con gái. Bởi vậy mà bà đột nhiên hỏi Tomoko một câu chẳng ăn khớp gì với nội dung đang trao đổi giữa hai mẹ con:
– Mày đã được hưởng chế độ năm mươi phần trăm rồi phải không?
– Sao? Tại sao mẹ biết được điều đó?
– Chính bà Tarômaru đã nói như vậy với tao lúc tao đến nhà hàng Tsukawa.
– Mẹ đến đó để làm gì?
– Tao muốn được trông thấy mày.
– Nhưng để làm gì cơ chứ?
Cơn giận của em lại dâng lên:
– Thế mẹ đã nói gì với bà ấy?
– Tao chẳng nói gì hết.
– Thế bà ấy đã nói gì với mẹ? Mẹ cứ giấu con mãi.
–...
– Mẹ trả lời con đi! Có gì quan trọng mà mẹ cứ phải giấu con?
– Chẳng giấu gì mày cả. Bà ta chỉ cho tao một ít tiền...
– Mẹ nói sao? Tomoko rất ngạc nhiên, hai hoặc ba lần nêu lại câu hỏi. Thế bà ấy đưa cho mẹ bao nhiêu?
– Hai mươi yên.
– Nhiều thế à?
Tomoko quá biết tầm quan trọng của các món nợ, dù là hai mươi yên. Hai mươi yên này sẽ thành tám mươi yên hoặc hơn nữa, một trăm yên. Đó là món nợ mà em sẽ phải trả cho bà chủ. Trong xứ sở của cây liễu và hoa, moi tiền những ai có thể kiếm ra tiền thì không có gì là phi nghĩa, phi nhân cả.
– Mẹ hãy nghe con, từ nay trở đi con cấm mẹ đến nhà Tsukawa để vay tiền.
Nếu mẹ cần tiền thì mẹ cứ nói với con, con sẽ xoay xở để cấp đầy đủ cho mẹ.
Và mẹ phải chấm dứt ngay việc là cà ngoài phố suốt ngày.
– Tomoko, tao chán lắm, chẳng có việc gì để làm cả. Mày thì ít ra cũng còn có những hợp đồng với khách, còn được sống trong cảnh làm ăn tấp nập của bà Tsukawa. Cho nên mày không thể hiểu được tâm trạng của những kẻ ăn không ngồi rồi như tao. Và nếu tao có ra phố tý chút thì mày lại mắng mỏ, đến cả đứng ở cửa sổ nhìn ra đường phố cũng bị cấm đoán.
Tao chẳng thích thú gì đi xem hát, tao đến Tôkyô vì trên đời này tao chỉ còn lại có mình mày thôi, nhưng tao có cảm tưởng mình như là một tù nhân! Ngay đến cả ăn mặc theo ý thích của tao, mày cũng cấm đoán.
– Mẹ....
– Mày là tất cả những gì tao có trên đời này, bởi vậy mà tao đã cố giữ im lặng, nhưng khi mày ăn nói với tao độc ác như thế, thì tao tự bảo với mình là đến nước này thì treo cổ tự tử quách đi cho rồi!
– Mẹ, mẹ đừng nói như vậy, xúi quẩy lắm đấy.
– Nhưng đó là sự thật! Trên đời này không có gì tồi tệ hơn là một đứa con bất hiếu!
Tomoko rùng mình kinh hãi khi nghe Ikuyo nói lên những lời ấy. Những kỷ niệm đau buồn gắn liền với những câu nói đó:
bà ngoại treo cổ trên cành thị, chiếc kimono bị xé tan tành, xác bà với hai hàm răng vừa mới nhuộm lại. Tất cả những ký ức rùng rợn đó nay hiện ra như một con quái vật đang chực xông vào nó. Ngoại đã chết trong lúc nguyền rủa con gái bà, và giờ đây mẹ nó đau khổ thốt lên ý muốn treo cổ nếu nó còn xử sự như một đứa con bất hiếu. Tomoko cảm thấy toàn thân như mọc da gà và tím bầm như xác chết của ngoại. Kéo mẹ mình ra khỏi chốn lầu xanh để rồi giam lỏng bà ư? Nhưng em còn có thể làm gì hơn được? Em cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sự không hài lòng của mẹ. Vô cùng nản lòng, mịt mùng tương lai!
Vừa bước xuống cầu thang trong tâm trạng đầu óc trống rỗng, em vừa xem xét lại thời gian biểu của em trong ngày:
năm giờ sáng ngủ dậy và luyện tập đàn shamisen để sau đó biểu diễn trước bà chủ, rồi nếu có chương trình giải trí thì em phải chuẩn bị, đến tối thì em phải tháp tùng chị cả để giúp chị trong những hợp đồng. Và mãi đến hai hoặc ba giờ sáng thì em mới được đi ngủ.
Chợt Tomoko sực nhớ đến lời hứa với các kỳ nữ quán Tomi Harumoto. Vén áo kimono, em chạy vội đến trà lầu Yaokan, nơi các quân nhân thường hay lui tới. Một kỹ nữ nói với em là ở đây không có tiền thù lao, cái chính là chị em đến để vui chơi.
– Cảm ơn các bạn đã có nhã ý mời tôi! Em nói khi đến nơi.
– A chào bạn. Đến đây, đến đây!
Các anh chàng mà em gặp ở đây đều là những học viên trường sĩ quan, binh chủng bộ binh. Họ vừa tranh luận sôi nỗi vừa nốc sakê ừng ực. Các cô kỹ nữ gọi Tomoko ríu rít.
– Tiểu Mẫu Đơn! Đến đây, đến đây.
Rồi họ tranh nhau giới thiệu em:
– Đây là Tiểu Mẫu Đơn của quán Tsukawa. Bạn ấy hôm nay đã trở thành kỹ nữ rồi đấy.
– Cô ta mới xinh đẹp làm sao! Một thanh niên đã ngà ngà say thốt lên và nhìn em chằm chằm không chút ngượng ngùng.
Họ có cả thẩy năm người, vừa từ khu phố Ichagaya chạy bộ đến tận Akasaka. Họ có vẻ am hiểu phụ nữ và khá thoải mái với họ, trừ một cậu đang ngồi tựa lưng vào tường và chẳng nói chẳng rằng gì hết. Tomoko có ý định trở về ngay quán Tsukawa nên không muốn lần lượt đến ngồi cạnh bạn trai, theo tục lệ của những buổi dạ hội, nhưng có cái gì đó ở người thanh niên ưu sầu này đã cuốn hút em đến lại gần anh. Gã có bộ mặt điển trai, rám nắng, với cái nhìn đầy nghị lực, một cái miệng biểu lộ sự cương nghị đến lạ kỳ.
– Rất vui mừng...
Khi anh vừa ngồi xuống thì bạn anh phá lên cười và hét tướng lên; – Xông vào đi, Ezaki! Dũng cảm lên!
– Cuộc hội ngộ của tài hoa và sắc đẹp!
– A, a, a!
– Cô em trông dễ thương quá!
Không chút bối rối trước những lời bông đùa đó, Ezaki liếc mắt nhìn trộm Tomoko, vẻ mặt lúng túng trẻ con.
– Cô tên gì?
– Tiểu Mẫu Đơn.
– A, Tiểu Mẫu Đơn? Anh thì thầm và nói tiếp:
Tên hay đấy.
Tim Tomoko đập rộn ràng bởi lẽ đây là lần đầu tiên một người đàn ông nói với em như vậy. E rằng cuộc chuyện trò chỉ vừa mới bén đã lụi tàn, em cố nghĩ một điều gì xứng với một học viên trường sĩ quan bộ binh để nói, nhưng tất cả những ý tứ nảy ra trong óc em cũng chỉ vỏn vẹn là:
– Tên thực của em là Tomoko Sunaga. Tomo với hai hình mặt trăng bên cạnh...
Em đã quên mất vai trò kỹ nữ của mình, và lúng túng không biết nói gì nữa.
May là Ezaki đã lên tiếng:
– Tôi là Fumitake Ezaki. Fumi có nghĩa là “văn chương” và take nghĩa là nghệ thuật quân sự.
Một lát sau cả hai đều phì cười – Ê, nhìn kìa, Ezaki đang ba hoa chích choè với người đẹp! Thật là quá thể, nó chiếm lấy cô ả một mình.
Những phản ứng mạnh mẽ dậy lên từ cuối phòng, và Tomoko đáp lại:
– Các anh nhầm to rồi, chính em đã chiếm anh ấy đấy!
Nói xong, bỗng nhiên em thấy xấu hổ quá về câu ứng đối đó. Em đứng ngây như phỗng, không biết nói gì, với một cảm tưởng lâng lâng hoàn toàn mới lạ.
– Chiếc kimono này đẹp tuyệt – Ezaki buông ra lời nhận xét sau một thoáng im lặng. Cả anh nữa cũng đương cố tìm chuyện để nói.
– Thật ư?
Ép chặt các ống tay áo lên ngực, Tomoko gửi đến anh một nụ cười ngây thơ rạng rỡ.
Em cảm thấy rất hài lòng là ngày hôm nay em đã mặc chiếc kimono đẹp đến thế. Tại sao? Em cũng chẳng biết.