19. Gập tội phạm thi hành án lệnh,Chuyện bất ngờ, tôi kiếm huyết Sinh. Quốc Đức trèo lên cành tùng tháo gỡ sợi dây. Trên cành cao còn nhìn thấy Nông Lan dẫn ngựa về Tây Hà. Nông Lan ngoảnh mặt lại nhìn chàng trai trên cành cao, quay mặt đi, kín đáo chùi lệ, còn Quốc Đức ở trên cành tùng cho tới khi nàng khuất hẳn vào rừng cây Hòn Con Gấu.Tuy theo chương trình, từ Thiên Kiều chàng sẽ tìm lối đi phía Đông Tây ra khỏi vùng Hắc Y, nhưng với thói quen đề phòng, Quốc Đức đến đầu cầu mây quan sát. Cầu mây bị cắt đứt giữa cầu, chắc chắn không phải Phan Thanh Liễu phá cầu, vì bản lĩnh dù cao siêu cũng không tránh nổi trọng thương: khi cầu đứt, hẳn cũng theo cầu đập vào sườn dá. Bụng mang dạ chửa. Vả lại vết đứt, chàng định thần quan sát, nhận ra đã cũ.Cầu mây tuy mong manh nhưng bền bỉ. Bị đứt ở giữa thì chỉ có thể do một tai nạn thiên nhiên. Giữa dòng suối có viên đá lớn ngăn nước xói chảy, nhưng trên mặt chưa có vết rêu xanh. Quốc Đức kết luận viên đá ấy đã từ trên ngọn thác rơi xuống làm đứt cầu mây. Và kết luận chắc chắn không phải Phan Thanh Liễu là thủ phạm phá cầu. Vậy thì nàng sang đây bằng lối nào? Nghi vấn đặt ra từ đấy. Nhưng nhất quyết phải giải đáp bài toán khó khăn. Tự hẹn cuối giờ Mùi phải tìm ra. Đó cũng là cách trì hoãn việc sắp làm, việc có thể đưa đến bạo tàn vì phản ứng của Thanh Liễu mà chàng chưa đoán được chiều hướng.Xuống chân thác, chàng hết sức ngạc nhiên trước một đường mòn nhỏ kín đáo trong nội cỏ. Đường này từ trên rừng trúc, xuống tới chân thác thì đến ngay dòng suối. Đường của người đi lấy nước? Không phải! Bên rừng trúc có nhiều dòng thác nhỏ, vậy thì sao phải mất công xuống đến tận đây? Quốc Đức cởi bỏ Bố Y, để mình trần, mặc quần chẽn, đeo Ngọc Thanh kiếm, xuống dòng suối lội ven bờ đến chân thác. Đặc biệt tuy nước chảy nhanh nhưng không xói động như giữa dòng. Nhịn hơi, Quốc Đức bang mình qua rìa thác nước. Chưa đầy hai sải, Quốc Đức đặt chân lên mặt đá bằng. Một quang cảnh kỳ mỹ hiện ra trước mắt. Bên tay trái là bức tường nước phản chiếu ánh nắng như dệt bởi muôn triệu ngàn hạt kim cường linh động, còn phía phải là bức tường đá óng ánh như chạm khảm bạc vàng mà tù trần cao rủ xuống hàng nghìn thạch nhũ đủ kiểu, đủ màu. Một động tiên kín đáo sau tường thác, chàng băng mình qua. Dưới chân chàng, một đường đi dễ dàng, tuy rêu trơn, nhưng qua lại chẳng khó khăn. Đi hết con đường, theo mấy tảng dá rìa thác, chàng băng mình qua. Đúng như ước đoán, chàng từ đấy bước lên bờ suối phía Hòn Con Gấu.Hài lòng chàng lại vào thác nước, trở về phía Thiên Kiều.Phan Thanh Liễu đã cùng đường này qua suối. Trên đường trở lại Thiên Kiều, Quốc Đức thấy một giải lụa hồng buộc ở đầu một thạch nhũ thấp. Chàng tháo giải lụa. Ra khỏi thác nước, đọc trên giải lụa hàng chữ nhỏ:« Tiện thiếp Lục Giang Nương Phan Thanh Liễu, Trương quả phụ, bái xin hiền huynh hoãn trì thi hành án lệnh, cho em được mẹ tròn con vuông, trả xong thù chồng, sẽ xin về các Chiêu Vân chịu tội. »Cầm giải lụa vô cùng xúc động, Quốc Đức, chàng hiệp sĩ đầy tình cảm khôn cầm giọt lệ. Ngửa mặt lên trời mặc hai dòng nước mắt lan tràn, chàng khẽ nói cho chính chàng nghe:- Thanh Liễu, người em dâu, anh không phải vô tri vô giác, không mù quáng hẹp hòi, anh đã đổi quyết định từ bao ngày trước rồi, gặp em để cùng em về trần tình trước chi hội, có thế thôi!-Cảm phục Thanh Liễu đoán trước chàng khám phá đường bí mật, chàng chỉ tiếc hận sao nàng không cùng mọi người công khai xin chi đảng Song Lưu tác thành duyên phận dù nàng đã ở trong vùng Hắc Y. Đường hoàng minh chính hẳn đã tránh tai nạn cho mấy người.Con người tài trí ấy chắc vì tình nên sơ hở. Quốc Đức nghĩ rằng giàu tình cảm như chàng cũng có nhiều phen nhầm lẫn. Quyết định đến đưa nàng về Chiêu Vân Các, thế thôi, không có ý bạo tàn, xin nàng hiểu cho. Có thể nàng quen với bạo tàn của vùng Hắc Y, nhưng đừng quên Song Lưu Hội, anh hùng Trấn Bắc không phải bọn vô tri vô giác...Vừa dè dặt bước theo con đường mòn lên rừng trúc, vừa suy nghĩ mung lung thì đã tới ven rừng.Định thần hồi lâu mới khám phá sau rừng trúc, một túp lều tranh từ mái nhẹ bay lên không trung một dải khói xanh.Rón rén lại gần, nhìn qua cửa sổ, một thiếu phụ phủ phục trước bàn thờ, hai ngọn bạch lạp cháy sáng, và hương trong bình cháy dở. Trên bàn thờ, một dải giấy hồng điều ghi: Trương Vĩnh Qui linh vị. Bên cửa sổ, góc lều, một lò than hồng, trên lò than một ấm nước dang reo. Cửa mở, không thấy thiếu phụ cử động, Quốc Đức lo ngại, chàng xúc động cảm thương, đến gần chẩn mạch.Bất ngờ thiếu phụ quay lại giang tay. Một lưỡi « kim thiết kiếm », một loại kiếm nhỏ thanh rất nguy hiểm vì tốc độ xâm nhập, chỉ thẳng hướng tim chàng:- Em Phan Thanh Liễu, xin bái yết hiền huynh, nếu hiền huynh không nghĩ đến đứa con trong bụng em thì em đành lòng -Nếu Quốc Đức muốn tránh lưỡi kiếm cũng không khó khăn, nhưng chàng đứng yên, bình tĩnh: -hiền muội nhầm rồi, anh đến đây, không có ý bạo tàn -.Chưa hết câu, lưỡi kiếm rơi xuống, thiếu phụ nằm lăn bất tỉnh. Quốc Đức vội vàng chẩn mạch. Mạch động vô cùng thấp áp. Chàng bắt đầu lo lắng, hối tiếc đã đuổi Nông Lan về Tây Hà.Cố lay động, vô ích, Phan nương vẫn mê man. Chạy ra sân, nhìn chung quanh không có căn nhà nào khác ngoài lều nhỏ này, Quốc Đức đành trở vào. Ôn lại tất cả những gì học hỏi ở Hoàng danh y, chàng biết không có quyền cho Thanh Liễu uống thuốc gì trong lúc này. Đành đóng hết cửa lều, khêu thêm than hồng cho thêm ấm nóng ngồi chờ lai tỉnh.Trong khi chờ đợi, Quốc Đức mới có thì giờ quan sát dung nhan Thanh Liễu. Quả là một trang quốc sắc, dù đau khổ đã làm sút kém. Chàng mạnh bạo đưa ngón tay khám xét nốt ruồi « thương phu » của nàng. Đúng nốt ruồi thực, không phải nốt ruồi nhân tạo như Chiêu Quân hồi xưa. Chàng trai giàu tưởng tượng đang nghĩ đến chuyện cũ, bỗng hốt hoảng đứng dậy: một dòng nước trào qua xiêm lụa Phan nương. Biết đó là báo hiệu giờ khai hoa mãn nguyệt, Quốc Đức đến trước bàn thờ:- Trương hiền đệ có linh thiêng thì phù hộ cho vợ con tai qua nạn khỏi và tha lỗi cho ngu huynh phạm tội bất thân nam nữ!-Khấn xong, Quốc Đức nghĩ tới bài học của Hoàng danh y. Người nói thành kiến ngu xuẩn tư ngàn xưa cho rằng phụ nữ sinh đẻ là ô uế phải tránh xa. Người nói: không, không có gì ô uế, trái lại đó là thiêng liêng nhất của nhân loại …lúc bảo toàn giống dòng. Không có gì đẹp đẽ, không có gì trong sạch bằng lúc phụ nữ sinh đẻ. Giúp cho một đứa trẻ ra đời là làm một tác động thiêng liêng trong sạch. Chàng đã được Hoàng danh y, thân phụ của bạn gái Hoàng Bạch Ngọc, cho dự kiến một buổi hộ sinh sản phụ đẻ khó. Không ngờ ngày nay, vào trường hợp đặc biệt này, chính chàng phải đóng vai danh y cứu nguy cho Thanh Liễu.Ra góc lều lấy vải trắng, bỗng rơi ra một tờ giấy phác họa lịch trình một hộ sinh. Thì ra Phan Thanh Liễu đã sửa soạn một mình sinh con nơi đây, nhưng đâu nàng có ngờ ngất đi trong lúc lâm bồn. Vội treo tờ họa lên cột, đặt Thanh Liễu nằm lại theo vị thế sinh con. Cố đánh thức nữa nhưng vẫn vô hiệu quả.Cũng may, Tạo Hóa giúp con ngườì, đứa trẻ ra khỏi Thanh Liễu theo thế thông thường, Quốc Đức nhanh tay đón nhận, cầm ngược đôi chân đứa trẻ, khẽ đưa ngòn tay vào miệng, tức thì mấy tiếng chào đời làm tan vỡ trầm lặng của túp lều: Quốc Đức sung sướng tự hào nhìn lên bàn thờ Vĩnh Qui thầm cám ơn.Đặt đứa trẻ bên cạnh đùi mẹ, Quốc Đức rút bảo kiếm Ngọc Thanh. Chàng giơ cao kiếm ngang trán bằng hai tay:-Bảo kiếm NgọcThanh từ nay nhiệm vụ của bảo kiếm là Vi Sinh Diệt Tử bởi vậy ta luyện kiếm bằng « huyết sinh ».-Dứt lời hơ qua lưỡi kiếm trên lò than hồng, dùng kiếm cắt rốn, buộc lại nhu bản họa.Nhanh nhẹn như danh y chuyên nghiệp, Quốc Đức dùng nước ấm lau sạch đứa bé, cuốn vào tã trằng, đặt bên Thanh Liễu, rồi cũng như Hoàng danh y, chờ cái nhau ra hết, không ngần ngại, cầm tay đặt lên vải trắng, coi xét, thấy vẹn toàn, Quốc Đức hết sức vui mừng, bọc lại, đem ra gốc trúc chôn bằng bảo kiếm Ngọc Thanh.Xong công việc, thấy tâm thần vô cùng mệt mỏi, vì trí óc căng thẳng, dựa lưng góc lều, đi vào giấc điệp an lành.Vào đầu giờ Dậu mới tỉnh, hé mắt thấy Thanh Liễu bế con quỳ trước mặt chàng, không biết từ bao giờ.Quốc Đức cuống quít dìu nàng lên giường. Thanh Liễu bẽn lẽn, sắc mặt đã trở lại hơi hồng hào:- Mẹ con em, suốt đời đội ơn anh cứu mạng.-Chàng giơ tay ra hiệu, nàng còn mệt, không nên khinh động.- Xin phép anh đặt tên con gái là Trương Phan Thanh Mai, vì cây mai trước lều, và hiệu của nó sẽ là Quốc Đức Quế Anh, để đời đời nhớ ơn anh chị!-Lúc đó Quốc Đức mới biết đứa trẻ là gái. Thì ra trong khi hộ sinh, chàng cũng không để ý. Tiếp tục nhiệm vụ lương y, Quốc Đức coi lại đứa bé và chẩn mạch cho Thanh Liễu. Huyết áp gần trở lại mức độ thông thường.Yên tâm chàng cáo lui. Thanh Liễu nói:- Xin anh cho em ở lại bảy ngày, em lại sức và con em cứng cát hơn, em sẽ đem con theo anh về trinh diện trước Tòa -Lời thỉnh cầu có lý, Quốc Đức ưng thuận, trao lại nàng dải lụa hồng Thanh Liễu nhận dải lụa, ngước mắt nhìn chàng, vô cùng sung sướng: óc xét đoán của nàng không sai lạc về tài trí của chàng trai. Bất cứ ở trường hợp nào, thử trí đua tài vẫn là một việc thích thú cho giới hiệp khách dù là đối lập.Từ biệt Thên Kiều, không được hài lòng cho lắm, bì bắt buộc phải nán lại vùng này nhiều ngày. Chàng đành dùng đường bí mật sang Hòn Con Gấu trở về Tây Hà, nhưng trời đã bắt đầu vào khuya ; hoàn cảnh không thể ở lại túp lều tranh cùng Thanh Liễu, mà cũng không muốn bị cạm bẫy vô ích đường đêm, Quốc Đức kiếm cây cao, cành khoẻ, dùng áo Bố Y ngủ đến sáng sau.Trở về Tây Hà, vào nhà sàn, ông bà Phan Trường Tuệ đã cùng Nông Lan đi khỏi. Tương kế tựu kế, Quốc Đức ở lại nhà sàn, biết rằng bọn giáo cảnh canh chừng hai ông bà từ lâu đã quen, không vào khám xét luôn như trước. Vả lại đối phó với bất trắc do bọn giáo cảnh gây ra không phải là việc khó khăn, nên chàng bình tĩnh mặc giả như ông Phan Trường Tuệ, ngồi cửa sổ viết tiếp quyển hành trình nhật ký.Trong nhà chàng nấu cơm như thường lệ, và đêm đến cũng thắp đèn, như khi hai ông bà còn ở nhà. Bọn giáo cảnh đi qua cổng ban đêm, không thấy gì thay đổi, tiếp tục tuần hành.Cũng nhân dịp này, Quốc Đức được yên tĩnh, viết một bản thuyết trình về tâm lý và chiến thuật Hắc y, bản này sau gửi về trường Trấn Bắc.Đến ngày thứ bảy trở lại Thiên Kiều, một ngạc nhiên bực tức đợi chàng ở lều tranh. Đẩy cửa vào, lò than còn nóng hồng. Cháu nhỏ Thanh Mai ngủ say trong nôi tre đan, nhưng không thấy Thanh Liễu. Thoạt tưởng nàng có việc phải ra ngoài, nhưng chờ hơn tiếng không thấy nàng về, Quốc Đức bắt đầu nghi ngờ lòng dễ tin của mình. Đến nôi, con cháu nhỏ, chàng có cảm tưởng nó bé hơn cách đây bảy ngày khi chàng đỡ nó. Nghi ngờ Thanh Liễu mang con đi nơi khác rồi thay thế bằng đứa nhỏ khác. Lát sau mới nghĩ ra Hoàng danh y đã giảng con nhỏ mới đẻ, sau mấy ngày đầu, nhỏ hơn, bé đi, rồi sau mới tiếp tục lớn lên. Chàng mở màn nôi ; một bức thư để cạnh Thanh Mai.« Gửi anh và ân nhân kính mến, « Em hiện thời lâm vào tình trạng bắt buộc phải xử sự như nay. Mong anh lượng thứ. Thân em cũng chẳng có gì giấu giếm, con em chính anh đã mang nó chào đời, em và nó thuộc về anh. Đó là số trời đã định. Vì lo buồn sinh bệnh, em không lên sữa, không nuôi nổi con, xin phó thác nó cho anh, em biết anh sẽ kiếm cách cứu sống nó lần nữa. Em phải ra đi sáng nay, việc cần kíp, hoàn thành việc trả thù chồng, nhu đã hứa trước linh vị anh Quy.» « Kể từ ngày hôm nay, đúng ba tháng, em sẽ về chịu tội trước tòa án Song Lưu, nếu được hưởng khoan hồng, em sẽ xin về Dương Châu đón cháu, còn nếu không được tha, em cũng sẽ hiên ngang chịu tội như bậc tài trai, cháu nhỏ xin anh trả về gia đình chồng em.Trước khi rời vùng Hắc y ác nghiệt này, có việc em phải làm, và không thể không làm, đó là bổn phận của người em xấu số này đối với dân lành bị đạo đưa vào cực khổ lầm than.Mong anh ở dòng hiệp liệt, anh hiểu lòng em, nán chờ để em trả nợ dân lành vùng Hắc y, trước khi trả nợ Song Lưu hội. » Ngày…tháng…nămLục Giang Nương Phan Thanh Liễu, Trương quả phụ, ký tênQuốc Đức đọc xong thư không nguôi giận, nhưng nghĩ lại cuối thư, nàng cũng là hiệp liệt như mình, chàng phải tôn trọng quyết định của nàng, nhưng vẫn giận nàng cố tâm phó thác Thanh Mai còn trứng nước, thành ra đặt cho chàng một bài toán nan giải ở nơi vắng vẻ hoang dại này.Bực mình, chàng đóng cửa lều, xuống đường bí mật về Tây Hà. Đi chừng nửa dặm, hối hận trở lại Thiên Kiều. Gần tới cửa lều tranh đã nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc đói. Chàng cuống quít mở cửa lều, bế Thanh Mai lện, có bát nước đường, đề gần lò cho ấm rồI lấy thìa múc đổ vào miệng Thanh Mai. Chẳng ngờ con nhỏ sơ sinh không biết mút, chàng vô cùng lo sợ, đặt Thanh Mai vào nôi, ra cửa chụm hai tay gọi lớn: Thanh Liễu! Thanh Liễu! Tiếng gọi vang dội núi rừng, nhưng chẳng ai trả lời.Quay vào nhà, thương trẻ khóc, đứng nhìn mọi vật trong lều, bỗng một tia sáng nhiệm màu vụt qua trí óc. Chàng vội lấy một mẩu vải sạch, quận một đầu như nhũ đầu. Nước đường ngấm qua vải. Quốc Đức bế Thanh Mai, cho đầu buộc vào mồm đứa trẻ. Quả nhiên thực nhiệm màu. Tuy bú khó khăn, nhưng Thanh Mai cũng đỡ đói. Hết khóc nhoẻn miệng, ngước nhìn chàng như cám ơn triu mến. Thực ra con trẻ vào những ngày mới sinh, cử chỉ, khoé mắt đều là tự động. Nhưng Quốc Đức vô cùng xúc động ôm Thanh Mai vào lòng, bùi ngùi nghĩ đến con mình ở Dương Châu, chắc cũng đến ngày chào đời, nhưng được ở nơi bảo đảm và giữa nhiều người thân.Nguôi giận, chàng nghĩ đến cách mang Thanh Mai đi. Mà không trì hoãn. Võ khí đeo hết sau lưng, ngang ngực, Quốc Đức dùng vải buội địu Thanh Mai, chàng kiếm đường xuống núi. Kế hoạch đầu vải tẩm nước đường tạm dùng cho tới khi có cách toàn hảo. Quốc Đức đem Thanh Mai đến bản Tà Keo gần nhất. Ở bản có một thiếu phụ mới sinh con, Quốc Đức xin nàng cho Thanh Mai chia với con nàng bú sữa. Ở lại đây gần mười ngày, Thanh mai đã khoẻ mạnh hơn nhiều. Bế đã thấy nặng hơn. Không thể ở lại, chàng tiếp tục mang Thanh Mai đi về phía Đông Bắc, mục đích mau rời xa vùng Hắc y, sang miền duyên hải tự do. Nhưng đi qua năm sáu bản mà chẳng có một thiếu phụ nào mới sinh con, mà trở lại bản Tà Keo thì quá muộn. Khi đến biên giới vùng tụ do, thì lại vào bát ngát hoang dại không có xóm làng, chàng vội trở lại bản cuối cùng vừa đi qua. Trong làng có con dê vừa sinh con, chàng mua cả mẹ con con dê, mua thêm một con lừa, đeo hai bên lưng lừa hai cái nôi mây nhỏ, một bên đặt Thanh Mai, một bên để lương thực đi đường cho thăng bằng.Thế là khách bộ hành qua lại ngạc nhiên trông thấy chàng tráng sĩ hiên ngang trên đường, dắt lừa và dê mẹ dê con, thật là khôi hài vì thêm bộ Bố Y kì quái.Hành trình từ thượng du về đồng bằng qua duyên hải kéo dài gần hai tháng cho nên khi xuống tới Kinh Bắc, Thanh Mai đã được hơn hai tháng. Những ngày uống sữa dê. Khi qua Hải Ninh, đến trạm liên lạc Song Lưu, Quốc Đức kiếm được vú em cho Thanh Mai, đem theo cả người này về xuôi. Tạo hóa đã giúp Quốc Đức: Thanh Mai khoẻ mạnh, lớn trông thấy. Quốc Đức hết bực mình, trái lại rất vui vẻ sung sướng mỗi khi bồng bế Thanh Mai.Bệnh giàu tình cảm của chàng mang về Chiêu Vân Các cả mẹ con con dê và con lừa. Hàng phố đổ ra coi cảnh tượng kỳ khôi, chàng chẳng thèm để ý.Ở Chiêu Vân Các chàng nhận được nhiều tin vui:- Quế Anh Dương Châu sinh con trai, đặt tên Đặng Nguyễn Quốc Bình. Tính ngày giờ sinh thì Quốc Đức sửng sốt vô cùng suy tư: ngẫu nhiên trừng hợp hay thiên định? Đúng giờ đúng ngày Quốc Bình ra đời thì Thanh mai cũng rời bụng mẹ?- Bề Nông Lan đã đưa ông bà Phan Trường Tuệ và Kẻ Chợ, ngụ tại phường Hồng Mai Cùng một chuyến về đồng bằng ấy, Đào cô nương đem năm Kiều nương về Dương Châu, ký túc tại trường Ngọc Thanh sư mẫu.Kiều Thành Vệ để lại bức thư cực kỳ khen ngợi Bế Nông Lan. Ông Đặng Quang Anh giới thiệu lên học trường Trấn Bắc. Nàng đã đi ngay Trấn Bắc.