thay lời tựa Bản thuyết trình của Đàm Tú Cầm trong buổi văn nghệ đêm Giáng Sinh 1995, tại Aussois, miền Cao nguyên Savoie nước Pháp, dãy núi Alpes, gần biên giới Pháp-Ý. Các bạn thân mến, Phải chăng đây là những phút giây hạnh phúc Trời cho chúng ta nơi tha hương, phút giây hàn huyên cùng chúng bạn, chung quanh lò sưởi củi hồng tí tách, quên đêm đã xuống tứ lâu, mà ngoài kia, tuyết phủ núi đồi, gió lạnh rên than...còn,nơi đây ấm áp ngập tràn... tưởng rằng chẳng phải lò sưởi kia mà chính tình bạn chúng ta đang nóng ấm trong tim. Thú nhận rằng những lời vừa qua là gọi cảm tình các bạn, hãy dành cho tôi quảng đại, mến thương, đụng trách cứ lỗi lầm của tôi, lời thô thiển đêm nay. Các bạn đã biết, tôi đã nhiều phen trốn tránh, dù bao lần đến lượt, đền lượt mình phải lên ‘’diễn đàn’’ thuyết minh này nọ. Bởi vì biết nói gì, trong khi các bạn đã thay nhau nhắc nhở nhiều vấn đề quan trọng. Rồi các bạn góp ý nêu lên nhiều đề tài nữ giới, cho phù hợp với nữ tính của tôi... Đêm nay, mạnh bạo, tôi nhận lời góp chuyện, nhưng mạnh bạo đi vào lãnh vực văn chương, chẳng biết có hợp với nữ tính như các bạn muốn không, nhưng tôi chỉ biết rằng, đêm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một bât ngờ cực kỳ vui vẻ trong lãnh vực văn chương hiện đại, đó là tác phẩm của chính đôi bạn chúng ta, cũng hiện diện đêm nay, tôi muốn nói hai bạn Tiêu Nương và Trúc Viên Lang, tác phẩm mang tên THƯƠNG GIANG DIỄM SỬ . Cách đây hai tháng, trời mới vào thu, TN và TVL đến nhà giao cho tôi tập bản thảo muỏn tôi góp ý kiến trước khi ấn hành. Tôi liếc nhìn, dưới tên Thương Giang Diễm Sử có dòng nhỏ ‘’ Việt Nam Võ Hiệp Lịch Sử Tiểu Thuyết ‘’. Thấy số trang khá quan trọng của bản thảo, tôi ngại ngùng... Hai bạn biết tôi có tủ sách khá lớn chuyên về sưu tầm các loại tiểu thuyết võ hiệp, kiếm hiệp, phần đông dịch từ Trung Hoa, Nhật bản... mà ; để tỏ tình thương, đùc lang quân tôi đã tổn công hao của tìm kiếm gom góp cho tôi. Đức lang quân tôi còn có tham vọng, muốn tôi trở lại học đường, trình luận án về văn chương đại chúng, văn chương truyện ‘’ Chưởng ‘’dân gian. Không biết chàng hài hước hay đứng đắn trong khi ra lệnh ấy? Hay chàng chế nhạo tôi từ khi bỏ học về nhà chồng, khi nhàn hạ ham mê vùi đàu vào biêét bao pho kiếm hiệp dân gian... Phẩi chăng cũng vì biết thế nên anh chị TN và TVL đã mang bản thảo TGDS đến tôi? Không quan trọng! Tôi hân hoan nhận bản thảo, tuy vô cùng lo ngại. Cảm tình tôi riêng cho chị TN thực đặc biệt. Chị ra trường trước tôi nhiều năm và tôi đã đọc nhiều truyện ngắn của chị trên mây nguyệt san hải ngoại.Tối ấy, tôi đọc bản thảo. Có mấy trang đàu, mối lo ngại tiêu tan. Ròi, đêm khuya, cố rời bản thảo mà thực khó khăn, vì tính cách hấp dẫn của tập truyện. Tôi đã cùng đôi tác giả trở về thế kỷ 18 xa xưa phiêu lưu trong đãt nước. Thì ra không phải là pho lịch sử khô khan khó đọc mà là truyện những nhân vật ngoài lề lịch sử, sống trong thời ấy, chung quanh cac sự kiện lịch sử cùng thời., rồi biết bao châm biếm những sai lầm lịch sử qua những chuyện diễm tình tươi đẹp, dưới mọi hình thức văn chương. Mấy đêm sau tôi đã đọc hết tập bản thảo, với niềm hãnh diện. Đây là pho Võ hiệp lịch sử hoàn toàn Việt Nam, không giống truyện kiếm hiệp Nhật Bản hay Trung Hoa ta thường quen đọc. Tôi bỗng hào hứng đi vào nhiệm vụ phê bình. Đọc lại nhiều lần, tôi cố tìm những vô lý hoang đường như:... anh ta nuốt sống một lúc mười hai con rắn xanh mà không hề biến sắc...hay bạo tàn chém giết như hươi kiếm trong khoảnh khắc chém đàu hàng trăm gia nhân địa chủ, hoặc như ... lưỡi kiếm của Sơn Tùng Nhất Mộc nhanh như ánh chớp từ đỉnh đàu đối thủ xuống chân, chia thành hai mảnh...nghĩa là những bạo tàn hãn hung, vô lý hoang đường trong một số truyện võ hiệp ngoại quốc chuyển ngữ sang Việt văn... Không có những điều ấy trong tập TGDS. Thực là đáng mừng và đáng hãnh diện vì tính cách hiền hoà, nhân ái trong toàn bộ truyện. Thế rồi tôi nhận ra tuy là trường giang tiểu thuyết, nhưng đọc thực dễ dàng, vì đó nhiều truyện ngắn cuả gần trăm nhãn vật diễm tình duyên dáng, nối tiếp, đọc rồi ngừng, ngừng rồi đọc... không khó khăn ghi nhớ...bởi vì văn phong tưởng rằng cổ điển cũ xưa, nhưng thực ra giản dị dễ hiểu, nhiều khi chọn từ, cách dựng câu văn lại rất mới, chính xác gọn gàng. Đôi khi tôi mỉm cười thấy đôi tác giả dùng lối bắt đàu chương tiếp theo nào bằng ba từ: ‘’ lại nói về...’’trong những truyện dài xa xưa, nhưng sau ba từ ấy, độc giả lại trở về lối văn rất mới nói trên, mà mỗi truyện thực hấp dẫn vì cách trình bầy từng truyện như một cuốn phim trên màn ảnh... Truyện bắt đằu thời tàn Trịnh... về cuối thế kỷ 18, thế kỷ mà phương tây gọi là thế kỷ ánh sáng. Ánh sáng có thể ở phương tây, nhưng ở phương đông chúng ta, dù ở Trung Quốc, mẫu mực thông thường của chúng ta, mờ ám, tối đen vẫn lan tràn đè nén. Trong khi đã có tiếp súc với văn học tư tưởng tây phương, chúng ta vẫn che tai bịt mắt cho nên người dân trở nên yếu đuối tinh thần thể chất đến nỗi bị tây phương chi phối, thế kỷ său. Khước từ đổi mới phương cách suy luận, khước từ khoa học, khước từ ‘’dụng cụ’’ truyền thông tân tiến, viết, đọc tiếng mình bằng mẫu tự La tinh đã có từ thế kỷ 16... nếu dùng dụng cụ truyền thông nhanh chóng ấy từ mấy thế kỷ trước... thì chúng ta đã chẳng như ngày nay... Dã nhiều phen có t hể áp dụng, nhưng bọn hủ nho quáng mù phản đói, Quang Trung hay Gia Long cũng vậy thôi, vẫn trở về hán nôm để khỏi phạm tội ‘’bất trung’’ với Trung Hoa, tổ quốc của đức Khổng... Học Hán đã khó, học Nôm còn khó gấp đôi, vì Nôm chỉ là Hán biến dạng để phụng sự lòng ái quốc đặt nhầm nơi... Thực nực cười... ví dụ Niên là năm, Tuế là tuổi... các nhà khoa học ái quốc của ta ghép Niên và Tuế với nhau để thành tiếng tuổi của ta...Nhắc các bạn, bằng quốc ngữ, mẫu tự Latinh, hồi trẻ, tôi đã cùng chị Tiêu Nương vào phong trào Truyền bá Quôc ngữ, mỗi khoá học không quá ba tháng; người dân mù chữ đã viết và đọc được tiếng mình... Đó là một trong những nét chính châm biếm của TGDS. TN và TVL dẫn chúng ta du ngoạn trong nhiều phong cảnh tuyệt vời, theo sát những nhân vạt duyên dáng diễm tình, trong đủ mọi hình thức văn chương kể chuyện: chính trị, xã hội, quân sự, kinh tế, triết lý, hài hước, có cả trinh thám khoa học tân trào, nhưng thực khéo tài, không bao giờ phạm vào ‘’ phản thời điểm, ngay cả trong những đoạn trinh thám khoa học, vẫn ở trong lãnh vực hiểu biết đương thời ấy. Cả hai đều có trí khôn đặc biệt đi vào tân sinh quan niệm, tranh đãu chống hủ học, cả hai đều phiêu du, tôi dùng từ kép phiêu du vì đối với thời đó, phiêu du vào văn hoá tây phương, văn học, khoa học, mỹ thuật...Quang Anh, thân phụ Quốc Đức, cũng là nhân vật quan trọng, đã cùng các bạn thân, lập ra trường Trấn Bắc, chương trình giáo dục khác biệt với chương trình của chính quyền. Chương trình của Trấn Bắc chuyên trọng nghiên cứu khoa học và văn hoá tư tưởng tây phương, sinh viên không dự trường thi cổ điển, nên bị chính quyền coi là tổ chức phản động... Ròi chung quanh những nhân vật nam chính và phụ, rất nhiều nhân vật nữ diễm tình, duyên dáng, Lâm Nguyệt Ánh, có số phận không may khi tuổi sâp sỉ trăng rầm, trên đường chạy loạn, sau này trở thành nữ tài, tác giả truyện tình bằng thơ, Hàn Môn Tình Sử... Nguyễn quế Anh, gọi là Quế Anh Dương Châu, nữ nhân vật đặc biệt, vứa tài, vừa sắc là một bác học đương thời, nghiên cứu khoa học, kỹ nghệ, người đàu tiên thuyết trình về than đá miền duyên hải Bắc Việt, chính quyèn mù quáng không khai thác, rồi tới thế kỷ sau, chính quyền ngu dốt, tưởng đánh lừa người Pháp, ký nhượng cho họ với số tiền danh dự, cho là họ ngu xuẩn, dại dột chọn miền đãt đen, không cầy cấy được, ở đãy chỉ ngã nước chết mà thôi. Quế Anh Dương Châu lại còn nghiên cứu, theo kiểu phương tây đóng thuyền bể nhẹ, Âu Cơ Hải Thuyền, mục đích theo đường bể vào cứu mẹ con bà Bùi thị Xuân bị nhà vua Gia Long trả thù tàn ác dã man, tiếc thay, công cuộc không thành... Quế Anh Trung Vân, con gái của Lâm Nguyệt Ánh, người đẹp chuyên môn mở trận chiến tình trường, rồi bỏ mặc đối tượng tương tư sầu khổ...Lương Thục Lai, tác giả những bài thơ thuận nghịch để thử thách người tình... còn cô em, Lương Thúy Quyên cứu địch khỏi chết trong sa lầy rồi tuy người chịu ơn cứu mạng nhiều tuổi hơn, biến người ấy thành ‘’ nô lệ’ của mình, về său cũng lấy người ấy, không hiểu vì yêu hay chỉ vì thương thôi,..tác giả để chúng ta lượng đoán... đó là cái khéo của đôi tác giả... Ròi mấy người tình của Nguyên Thái, chàng trai có số phận lạ lùng, mà cá tính không phải bạc tình ong bướm, nào là ni cô Lương Trinh, nào là điệp viên chống Mãn Thanh, Đinh Bạch Phụng, hay cô gái sơn cước La Cúc Xuyên tính tình phức tạp... Cuộc tình của Nguyên Thái và mấy nhân vật nữ này, vô cùng hấp dẫn, xin không tóm tắt nơi đây, để các bạn còn thích thú theo dõi tìm tòi... Còn rất nhiều nhân vật nữ khác thay nhau ra sân khấu, mỗi người mộ vẻ, như Lam sơn ngũ kiều, năm cô gái của Kiều tráng sĩ, nữ điệp viên Phan Thanh Liễu, Trang tuyết Tâm, người tình của Đoàn thành Hồ,. Bế Nông Lan, người đẹp sơn cước, Trần gia Nhị Ngọc, hai cô gái họ Trần, phường Tả Nhất,... Trương Vân Anh, tù hãm miền Hắc Y Đạo và cô thị tỳ Thi Thi mà số phận thực không may, nàng Bạch Ngọc, nữ hiệp đột nhập Cung Lê, cứu người lâm nạn, nàng Lê Hòng Diệp tài sắc vẹn toàn, chẳng may là nạn nhân oan uổng của ghen tuông mù quáng của bà tướng oai danh khét tiếng một vùng, bao nhiêu tình duyên hạnh phúc, lại cũng có nhiệu tình duyên trắc trở đau thương, không kể hết nơi đây. Tăp truyện dưa ta đến những chiến trận đặc biệt, chống Mãn Thanh, như trận Tà Lùng của Đặng Quang Anh, như Trặn Thạch Đào mà thanh niên Trằn Nguyên Thái là tham mưu trưởng đại tài... đó là Quân Sự. Đã nói TGDS là mt chuỗi truyện ngắn nối tiếp, nhưng là mọi hình thức truyện ngắn cho nên Chính Trị là vùng Hắc Y Đạo, vùng độc tài chuyên chế, giáo cán lập trại cải huấn tù đày, trong khi nhiều vùng khác, dân chủ, kinh tế tự do..., đúng thế, về Kinh Tế, hồi đó chưa có kinh tế chỉ huy, nhưng kinh tế nhiều khi suy thoái vì sự hạch sách đòi hỏi của quan liêu,... xưởng dệt lụa Dương Châu, phải chăng là triệu chứng kỹ nghệ hoá phôi thai?... truyện Xã Hội có, tả những làng mê tín dị đoan, cường hào lộng quyền áp bức, truyện Trinh Thám có, như vụ án Thiện Thành, như vụ điều tra thích khách ở Thạch Đào, truyện vụ án Thiện Thành thực đặc biệt, chàng trai Nguyên Thái, suy luận theo khoa học phương tây, xoá bỏ hủ tục xa xưa, đã cứu sống một đôi trai gái oan uổng, bị bè chuối chôi sông... Châm biếm chính trị, thì độc giả nhiều lúc lẫn lầm thời gian, truyện ngày xưa hay truyện ngày nay không rõ, tưởng rằng thôi thì để độc giả tùy theo tâm tính và chiều hướng.. còn như trên đã nói, TGDS có gì khác hẳn những võ hiệp tiểu thuyết Trung Hoa.dó là tính cách nhân ái hiền hoà: còn nhớ trong vài truyện võ hiệp tầu, một hiệp khách nào, đón nhận thanh gươm mới ở lò tôi luyện ra, đînh phương hướng xuất hành, rồi giết ngay nhân mạng đầu tiên gập trên đường, nạn nhân ấy bât cứ ai, kẻ thù thì càng hay, còn nếu la khách bàng quan, dân lành thì coi như người ấy số kiếp đến ngày, mình không phạm tội gì! Nhưng trong truyện này, chàng trai Quốc Đức, nhận kiếm báu mới của lão trượng Giang thiên Cước không theo hủ tục ấy, vẫn đeo kiếm ắy bên mình cho tới khi tình cờ, phải đỡ đẻ cho nàng Phan Thanh Liễu, dùng kiếm đó cắt rốn chôn rău cho trẻ sơ sinh. Chàng tự hào đã luyện kiếm bằng huyết sinh, không phải bằng huyết tử... Sau này chàng trở thành danh y xông pha chiến trặn, cứu sống nhiều người, bất phân thù địch.. Lại có chuyện lạ về trường ốc xa xưa, Quôc Đức đi thi np bài, cố tình dùng hơn sáu trăm chữ huý, chữ cấm đó, phạm một cũng bị đánh hỏng, có khi còn tù đằy mãn kiếp, và nàng họ Vũ giả trai đi thi, làm bài thơ trêu chọc chúa Trịnh Sâm và ái phi Đặng thị Huệ, vì chuyện đó mà nàng cùng chồng biến thành Phi Thúy Song Hiệp lúc ẩn, khi hiện xuôt trong truyện dài TGDS. . Có chiến trận, có tranh dành tỉ thí, nhưng luôn luôn có diễm tình tươi đẹp lân xen, cho nên có nhiều mộng mơ tươi đẹp. Dưa độc giả vào những mng mơ tươi đẹp. Phải chăng đó là mt nhiệm vụ chính của nhà văn? Mng mơ tươi đẹp thì mộng mơ tươi đẹp, nhưng đôi khi bị đánh thức bởi những câu ca hùng tráng của Phan Lão Trượng: Hỡi trượng phu hề! Dọc ngang trời bể hề!Hận rằng bao năm khói lửa bạo tàn Hận rằng Nam Bác lìa tan, ...Đàng trong hề! Chúa Nguyễn hề!, Tây Sön hề! Đàng ngoài hề! Chúa Trịnh hề! Vua Lê hề! Ta gõ mạn thuyền ta kêu gọi..... Chinh phu ơi, chinh phu hề, Trở ngược đao gươmĐể xây dựng thái bình muôn thuở... Hay câu ca của chàng mõ triết gia ở Cẩm Giang khuyên Nguyên Thái trong khi chàng trai lên đường quan du đãt nước: Tráng sĩ hề! tráng sĩ hề! Kinh Kha hề! Kinh Kha hề! Sơn hà xã tắc ngả nghiêng hề! ngả nghiêng hề! Đường đi xin chính đạo Dạo đường vi chính vi lương, Làm sao chia sẻ tình thương dân chúng bao đời khở cực? Tráng sĩ hề! tráng sĩ hề! Đi đâu tìm đuốc sáng? Đưa người qua cõi u mê?.... Hỏi đôi tác giả tại sao lại dưa tôi, một nữ độc giả, phê bình tập truyện? Anh chị trả lời vì, thứ nhất tôi đã đọc nhiều loại truyện võ hiệp, lịch sử hay không lịch sử, và thứ hai, trong tập truyện rất nhiều nữ nhân vật. Tôi nghĩ lại, thì ra truyện viết gần như cho riêng phái nữ. Thực thế, nếu không có bao nhiêu nhân vật nữ duyên dáng, diễm tình, sắc tài, chung quanh mấy nhân vật nam thì mấy nhân vật này mất hết lý lẽ tồn tại trên sân khấu tuyệt đẹp này...Xin đùa các bạn trai rằng: Xưa nay, đại đa số nam danh nhân ‘’xây dựng lịch sử’’ nhưng nếu không có nữ nhân, tôi xin nhấn mạnh: nữ nhân, không phải nữ danh nhân, phụ diễn trong và ngoàt sân khấu, thì làm gì có nhữỂng tấn tuồng lịch sử nọ kia? Lại hỏi những nhân vật của truyện, chung quanh những nhân vật đã ghi danh trong lịch sử, có thực hay không? Anh chị mỉm cười trả lời: có, không có, hay có thể có là một vấn đề để bàn cãi, nhưng không phải mục đích truyện này! có thể nhữỂng nhân vật ấy là ‘’ tiền thân ‘’ của chúng ta chăng? xin tùy bạn đọc. Rãt có lý. Chính tôi đã bị các nhân vật ấy lôi cuốn về thế kỷ 18, đi vào những phong cảnh tuyệt vời và tôi hoà mình theo các nữ nhân vật ấy và tôi đău khổ kiểu ‘’người hùng bổn phận’’ của Corneille với nữỂ điệp viên Đinh Bạch Phụng hay ‘’ yếu hèn đău khổ ‘’ kiểu Racine với ni cô Lương Trinh, hay tài nữ Lê Hòng Diệp. Đôi khi tôi tưởng tôi là nữ anh Phan Vi Vi chỉ huy hải thuyền Âu Cơ trên biển Dông, hay chính tôi là Quế Anh Dương Châu, Kinh Luân Nữ Kiệt, Giám Đốc Song Lưu Thương Xã... hay tôi là Vương Liên Đông, thiếu nữ bị bán sang Trung Quôc...hay tôi là Kinh Luân nữ kiệt, Quế Anh Dương Chãu đã viết một bức thư trách móc người tình, văn chương điển cố Trung Hoa và Hy Lạp, mà điển Hy Lạp thì thời ấy quả là vô cùng tân tiến:Lời hứa trăm năm đã trót, Mà sầu thương đang chất núi ngàn thuChàng vui chân bước viễn ducòn thiếp phòng khuê, hằng đợi tin hồng mấy độ? Thiếp đã kinh luân từ thuở, Thế mà, phải chăng? phận này bần nữ quá cao trông.? Nên chẳng được nghe lời ngọc mặn nồng, Mà trái lại viết chữ Đồng trên thờ ơ lạnh nhạt? Phải chăng thể nữ, đành phận thiếpCòn cung nga, chờ đợi những ai đâu? Hay hướng dương là thiếp xuốt đêm thâu, Chờ sáng mai trông chàng độ nhật triền xa xôi ấy? trách móc, rồi nhắc lại cuc gập gỡ lần đàu trong phong cảnh mầu sắc tuyệt vời, rồi nhắc chàng nên biết nàng: Chàng nên nhớ: Thiếp không Văn Quân nghe Tư Mã Phượng cầu, Mà cũng chẳng Thôi Oanh, Trương Cung tai thuận, Thiếp như con thoi này mới gọt... Tuyết sạch giá trong, đường tơ chưa thuộc dọc ngang.... hai câu thơ này là bắt đằu câu chuyện ‘’ con thoi vàng’’ ý nhị duyên dáng giữa Quế Anh và Quôc Đức, rồi nàng mong chàng quốc Đức ngừng bước viễn du: Quê nhà, đừng để thiếp như nàng Phiên Lộc xưa kia, Chờ người chinh phu Uy-Lịch, bên khung, cởi, dệt, bao năm! Có điển Trung Hoa đều có giải thích trong phần ghi chú của truyện, mà không nhắc chắc các bạn chưa quên điển Hy Lạp: Phiên Lộc là Pénelope và Uy Lịch là Ulysse...Thế rồi chàng trai cảm động hối hận, trong mt thư tạ ti, phần cuối của thư hồi âm, chàng hứa: Hỡi nàng yêu dấu, Trước đài gương, xin đừng chău mày hờn giận Hiểu lòng này như cái suốt gửi theo đây, để chứng tỏ chăn thành yêu kính. Giao lại nàng con thoi đã đóng suốt chỉ hồng, xin nàng gìn giữ, Để đôi ta gần đây, cùng đệt lụa mầu hạnh phúc........ Quôc Đức tôi không phải Uy Lịch vạn dậm xa xôi, hơn hai chục năm cách biệt, nhưng chỉ xa nàng một buổi đường về, và vài trăng cách biệt...nàng gửi chàng con thoi chưa dùng trong xướng dệt của nàng, chàng cho đánh cái suốt vàng quấn chỉ hồng gửi về, quả là ý nhị duyên dáng dễ thương!... hai bức thư tình tuyệt đẹp, văn thể xa xưa, mà sáng tác ngày nay, thực kỳ thú..... hay tôi là cô Trần Phong Liên biên thơ tỏ tình với Trần Nguyên Thái,hay tôi là nàng Trang Tuyết Tâm trong mấy câu thơ gửi tình nhân: Anh giữ hộ con tim khỏi bay qua lồng ngực, Sóng trào dâng rạo rực, Gió cuốn mât sa y... Em thét kêu, tiếng dội, Đất núi bỗng chia đôi Rừng cây theo nghiêng ngả Lệ trào đôi mắt trong Suối yêu tràn lửa bỏng Thẹn thùng em cố trách Sao sớm chuyện chung đôi?hay tôi là nàng Vân Tần Liên Hoa trong đêm tân hôn trên thuyền giữa biển Đông, trong Hàn Môn tình sử, truyện tình bằng thơ đại chúng, lục bát, mà đôi tác giả cho Lâm Nguyệt Ánh sáng tác, hay chính tôi tưởng tôi viết ra? Thoắt thôi nàng mới ngả đàu,Bên vai quân tử, người đâu dịu hiền. Phan Sinh sung sướng man miên,Ôm ghì người đẽp, con thuyền chơi vơi. Hương thơm trinh nữ bên người, Phút giây căng thẳng, nước trời đong đưa. Đào Nương lồng ngực trống đưaĐôi môi thẫm ướt, mắt vừa lim dim. Chơi vơi nàng tưởng đắm chìm, Phan Sinh run rẩy, kiếm tìm xóm Đông. Đào Nương chống đỡ xóm Đông,Xóm Đoài chàng kiếm, xóm Đông chịu hàng... Chỉ là tưởng tượng , hay đó là tiềm thức của phái nữ chúng tôi! Đâu có biết? Và trước khi chấm rứt để nhường cho các bạn, những bạn nào đã đọc bản thảo này, phỏng vấn đôi tác giả, tôi xin kể một truyện vui này: Đêm khuya, trong phòng the, chồng đã thiu thiu ngủ, nhưng vợ còn cố đọc xong cuốn tiểu-thuyết vô cùng hấp dẫn. Tới trang cuối cùng nàng bỗng gấp sách, không cầm giọt lệ rồi khóc nức làm chàng thức tỉnh. Chàng liền ôm chặt nàng, đặt những nụ hôn trên đôi mi mắt ướt đẫm lệ đau thuơng. -’’ Xin lỗi, muôn vàn xin lỗi, anh đã làm gì để em đău khổ?’’ chàng trìu mến hỏi han. -’’ Anh ơi, - nàng trả lời -, em đã đọc hết cuốn truyện rồi. Liên (tên nữ nhân vật trong truyện) bỏ người tình tài ba, cuối cùng trở về với chồng, thực đáng tiếc! đáng tiếc!Mà nếu không có tưởng tượng thì đời mất hết đẹp tươi, phải không, các bạn? ĐAM TÚ CẦM