Trả độc lập cho toàn cõi Đông Dương nằm trong chính sách của đế quốc Nhật. Dĩ nhiên nó chỉ là một giải phóng trên giấy tờ với Việt Nam, Lào Cambodia sáp nhập vào trong đế quốc Nhật dưới danh nghĩa khối thịnh vượng chung đại Đông Á, tuột khỏi tay thực dân Pháp vào trong nắm tay của đế quốc Nhật. Người Nhật còn hoang tưởng sẽ có reo hò mừng rỡ trên đường phố. Á Châu bóc lột Á Châu đỡ ô nhục hơn bị Âu Châu khuất phục. Nhưng bây giờ quân Đồng Minh xiết chặt vòng vây quanh đế quốc Nhật, việc trả độc lập có vẻ vô nghĩa. Bộ tư lịnh tối cao Nhật ở Đông Dương quyết định giải phóng các thuộc địa Pháp bất kể thực trạng đó chỉ nhằm gây rắc rối cho Pháp một khi họ trở lại tái chiếm thuộc địa. Vấn đề suông sẻ không trở ngại ở Việt Nam và Cambodia, nhưng tạo lào, vua Sisavang Vong, một người trung thành với Pháp, chùn lại trước ý tưởng cắt đứt mọi liên hệ với Pháp. Tuy nhiên khi Nhật bắt cóc Savang mang vào Sài Gòn, đông cung thái tử 38 tuổi con của đức vua, người sẽ kế vị ngai vàng, vua Sisavang chịu nhượng bộ. Người Nhật tuyển chọn trong số các quý tộc Lào tìm một thủ tướng cho nước vừa được giải phóng. Ứng viên sáng giá là hoàng tử Phetsarath. Sau đức vua, ông là một người được kính trọng nhất nước. Thông minh giỏi dắn, ông đã du học Pháp, thêm 1 năm tại Oxford, xuất bản một cuốn sách và là một viên chức tinh tế. Từ năm 1941, Phetsarath giữ chức phó vương Lào, làm nhiệm vụ đại biểu trực tiếp giữa thần dân và đức vua. Người Nhật cam kết với Phetsarath rằng ông sẽ được tự do cai trị một nước Lào độc lập. Tin vào đó, Phetsarath bắt đầu cải tổ nhân sự. Hàng nhiều thập niên, người Pháp dùng người Việt Nam giữ những chức vụ hành chính cho đến khi con số người Việt trong guồng máy nhà nước áp đảo người bản xứ như công chánh, bưu điện, thuế vụ, viễn thông và ngay cả cảnh sát quốc gia. Từ lâu ghê tởm tình trạng này, Phetsarath định loại trừ tất cả người Việt và thay vào bằng các viên chức Lào. Đa số các viên chức Việt ngoan cố từ chối việc bỏ nhiệm sở, gây tê liệt hoàn toàn bộ máy chính quyền. Phetsarath tiếp tục tạo sức ép lên vấn đề này. Đây là một hành động nguy hiểm. Người Việt chiếm đa số trong các thành phố lớn. Hỗn loạn bùng nổ. Từng nhóm người Việt tràn xuống đường phố, và ở Vientaine, chiếm các công sở chính phủ. Chính phủ mới tê liệt. Phetsarath kêu gọi quân đội Nhật can thiệp. Họ từ chối. Chiến tranh đã kết liễu, họ chuẩn bị đầu hàng. Người Pháp mau chóng tiếp thu quyền lực. Tháng tám năm 1945, Hans Imfeld, một sĩ quan pháo binh Pháp được Hmong che chở trong thời kỳ Nhật tầm nã, ra khỏi nơi trú ẩn, dẫn một lực lượng du kích nhỏ của Touby chiếm đóng cựu đế đô Luang Prabang. Tất cả cư dân hoàng thành đã bị Nhật di tản. Chỉ có gia đình hoàng gia, vài người bàng quan tại sông Mekong, nơi họ đóng những xuồng máy, ném tia nhìn lo ngại vào họ. Imfeld gặp vua Sisavang trong tâm trạng đầy khích động. Có tin đồn là lính Trung Hoa sắp sửa chiếm đóng thủ đô. Trong lịch sử, năm 1880, lính Trung Hoa biến thành thổ phỉ tràn ngập thành phố cướp bóc và cố tình gieo kinh hoàng trong dân chúng. Imfeld hiểu tại sao họ gấp rút chế tạo những xuồng máy. Nguyên nhân tin đồn là quyết định của Đồng Minh, chỉ định Trung Hoa việc giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương phía Bắc vĩ tuyến 16; Anh cũng làm việc ấy phía Nam vĩ tuyến 16. 7 Năm chiếm đóng, quân đội Nhật tàn phá Trung Hoa và gây ra vụ tàn sát ở Nam Kinh, quân đội Nhật ở vùng thượng Lào và Bắc Việt gấp rút chuyển quân về phía Nam dưới vĩ tuyến 16 để có thể đầu hàng Anh thay vì đầu hàng Trung Hoa. Người Nhật không cần phải vội vã. Vì Trung Hoa bị chiến tranh tàn phá. Quân đội Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch mắc tranh giành lãnh thổ, phải vài tháng nữa trước khi quân đội Trung Hoa bắt đầu tiến qua biên giới thi hành lịnh giải giới của Đồng Minh. Sisavang dĩ nhiên không thể biết như thế. Thừa cơ nỗi lo sợ của nhà vua về dịch bịnh Trung Hoachiếm đóng thủ đô, Imfeld đề nghị rằng Pháp sẽ bảo vệ Luang Prabang khỏi tay bọn thổ phỉ Quốc Dân Đảng, nếu Sisavang từ bỏ nền độc lập và thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên toàn cõi vương quốc. Sisavang mừng rỡ đồng ý. Khi Sisavang tuyên bố từ bỏ độc lập đến tai tổ chức Lao Seri, cựu lực lượng bán quân sự do OSS (tiền thân CIA Mỹ) tổ chức và huấn luyện, họ căm phẫn thành lập một chính phủ riêng ở Savanakhet, thành phố lớn nhất của Lào gần căn cứ cũ của OSS ngang dòng Mekong ở Thái Lan. Họ mời hoàng thân Souphanouvong, với tư cách đại biểu của đảng Cộng Sản Đông Dương, góp mặt trong thành phần chính phủ. Souphanouvong có 50 cận vệ nguyên cán bộ Cộng Sản Việt Nam. Đó là điều khá bất ngờ. Souphanouvong là một người cô độc, trong quá khứ tránh tham gia chính trị. Dù sinh trưởng trong gia đình hoàng gia, là con út của hoàng tử Khong Boun, Souphanouvong bất lực về mặt chính trị vì mẹ của ông là vợ bé, một cung phi trong gia đình dân giả. Trước kia Souphanouvong nhận ra hoàng thân Phetsarath và hoàng thân Souvana Phouma, anh của ông và hợp hiến hơn, luôn trội hơn ông trong chính trị. Vì thế ông ẩn lánh và chọn nghề kỹ sư công chánh, Souphanouvong du học ở Hà Nội và sau đó ghi danhở trường Ecole des Ponts et Chaussées để học xây dựng cầu cống, đập ngăn nước, nán lại học thêm về xây cất hải cảng ở Bordeaux và Le Havre. Thay vì về nước, Souphanouvong tìm được việc ngành công chính với chính quyền thuộc địa tại Việt Nam, làm việc cho xưởng tiện gần Vinh cho cục đường sắt xuyên Đông Dương. (Trans-Indochinese Railway.) Kinh nghiệm này khiến ông nuôi ý căm giận người Pháp. Cục đưởng sắt trả lương cho người Pháp, một số không có bằng cấp như ông, nhiều gấp bội trả cho ông. Ông ít giao thiệp với người Pháp và chỉ giao du với người Việt Nam. Lúc ấy, ông không chỉ trọng nguời Việt hơn người Pháp mà còn hơn cả đồng bào của ông nữa (Đúng là vong bản. Định mạng an bài cho ông sau này rước Việt Nam về cai trị đất nước mình.) Ông cưới một người vợ Việt, Lê Thị Kỳ Nam, một thuộc hạ trung kiên của Hồ Chí Minh, một thời làm thư ký riêng cho Hồ. Ngay sau khi lập gia đình, Souphanouvong gia nhập đảng Cộng Sản Đông Dương. Tại Savanakhet, Souphanouvong đóng trọn vai trò đảng viên Cộng Sản. Dựa vào uy tín của anh là hoàng tử Phetsarath, ông được chỉ định làm chủ tịch chính phủ mới. Hành động chính thức trong cương vị chủ tịch là thành lập một quân đội giải phóng. Để có thể trang bị cho quân đội, ông ký kết với Việt Minh, cho phép họ hoạt động hợp pháo trên lãnh thổ Lào. Từ đây, quân đội của Cộng Sản Việt Nam công khai hiện diện trên đất Lào. Xa hơn về phương Bắc ở Vientaine, Phetsarath thành lập một chính phủ thứ hai, Lao Issara (Lào Tự Do.) Ông lập Quốc Hội, chọn đại biểu Quốc Hội lâm thời và thành phần nội các. Phetsarath chọn anh của Souphanouvong là Souvana Phouma làm bộ trưởng Công Chánh. Tốt nghiệp kỹ sư, Souvana leo từ hệ thống đẳng cấp công chánh Lào lên đến chức vụ tổng quản trị. Ông cuối cùng là một chính khách hàng đầu của chính trị Lào, nhưng lúc ấy, ông được đánh giá như một chuyên gia hơn là một chính khách. Lo lắng việc che giấu mọi căn cứ, Souphanouvong chạy lên Vientaine tìm nắm một chức vụ trong chính phủ. Khác với Souvana Phouma, ông không thỏa mãn với chức vụ chuyên gia kỹ thuật và đòi hỏi những gì có mục đích chính trị. Phetsarath bổ nhiệm ông làm bộ trưởng Ngoại Giao đầu tiên của chính phủ Lào Tự Do (Issara.) Pháp tăng viện. Trong khi giới quý tộc Lào thai nghén chính phủ mới, người Việt Nam ở các thành phố lớn ở Lào khởi sự võ trang. Không giống như các nổi loạn trước, đây không phải cuộc nổi loạn tự phát. Cán bộ của Hồ Chí Minh được phái đến trước để sách động, hứa hẹn trang bị vũ khí chống Pháp một khi Pháp trở lại. Cán bộ Cộng Sản Việt Nam cũng liên hệ với người Việt ở khu vực thung lũng và ven biên thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, khuyên họ chuẩn bị đấu tranh đòi...ly khai (không thích Lào thì về Việt Nam chứ sao lại ly khai trên đất người ta?), nhằm mục tiêu liên minh tỉnh Xiêng Khoảng với Bắc Việt. Để nguôi nỗi sợ người Pháp trả đũa, cán bộ Cộng Sản Việt nam hứa yểm trợ dân làng bằng những tiểu đoàn Việt Minh tụ họp ở biên giới và sẵn sàng tiến qua. Lúc này những đơn vị thiết giáp Pháp đã đổ bộ từ cảng Sài Gòn. Những đơn vị khác nối tiếp cho đến khi Pháp đạt được một lực lượng 40 ngàn binh sĩ. Lực lượng chính ở Việt Nam, nơi dự tính sẽ xảy ra chiến tranh kịch liệt. Số còn lại độ 3000 người, sang Lào và Cambodia. Thành phần tăng phái sang Lào đặt chân lên vùng cán chảo đầu tháng Ba năm 1946. Đại tá Boucher de Crèvecoeur (chỉ huy trưởng tình báo Pháp trụ sở tại Ấn Độ) có mặt ở Lào niềm nở tiếp đón họ. Ba tháng trước ông rời phòng kế hoạch của SOE (Special Operations Executive, tình báo Anh) ở Calcutta để bắt tay hành động. Nó mang nghĩa thăng chức. Leclerc, (vị tướng có căn biệt thự ở Nong Het từng được biệt kích Pháp của Crèvecouer tạm trú thời Nhật,) thăng chức cho Crèvecoeur làm tổng tư lịnh các lực lượng Pháp ở Lào. Với vinh dự này, Crèvecoeur tập hợp các biệt kích Pháp, du kích bản xứ dọn đường cho thực dân Pháp tái chiếm Lào. Crèvecoeur tổ chức được một đoàn quân gồm 2000 binh sĩ, chia thành 4 tiểu đoàn khinh binh, tỏa ra khắp vùng cán chảo, khiến lực lượng kháng chiến chống Pháp ở các thị trấn nhỏ, tìm đường lẩn trốn. Tới lúc liên kết được với lực lượng biệt phái từ Việt Nam, chỉ còn 2 lõm kháng chiến ở Nam Lào còn tiếp tục: Savanakhet và Thakhek. Hợp lại thành một, hai lực lượng cơ hữu và tăng viện tràn ngập Savanakhet, phòng ngự bởi biệt kích OSS dưới hiệu lịnh của Lào Tự Do (Issara) và bởi dân sự Việt trang bị vũ khí lạc hậu. Nó là lực lượng ô hợp gồm vài trăm tay súng đối đầu với hàng ngàn binh sĩ nhà nghề võ trang hiện đại. Sau vài cuộc chạm súng nhỏ, lực lượng kháng chiến vỡ chạy. Chiến thắng dễ dàng ấy củng cố niềm tự tin của quân đội tái chiếm. Kế đến là Thakhek. Sự việc đổi khác. Kẻ chờ đợi họ chính là Souphanouvong. (Cái tên vận vào số kiếp. “So far” và so far, ông chỉ là kiếp “nô vong”, So Far Nô Vong) tay sai Cộng Sản Bắc Việt. Với sự yểm trợ của Việt Minh, ông tổ chức Việt kiều ở Thakhek thành một nhóm dân sự chiến đấu nhì nhằng. Souphanouvong kỳ vọng một cuộc chiến đấu khốc liệt, nhưng những gì xảy ra vượt quá sức tưởng tượng của ông. Phi công Pháp lái chiến đấu cơ Spitfires của Anh đột ngột xuất hiện. Bom của họ phá tan chợ búa, sát hại và sát thương hàng trăm nhân mạng. Lính Pháp chọc thủng phòng tuyến và càn quét thị trấn. Nhà cửa bốc cháy và xác người la liệt trên đường. Sau đó cả thành phố chìm trong lửa khói. Khi người Việt Nam tìm đường tẩu thoát, tình nguyện quân Clèvecoeur tập kích bén gót. Chỉ vài giờ truy kích, hàng ngàn người Việt bị hạ sát. Một sĩ quan Pháp sau này nhận xét: Một biểu thị sự căm hận người Việt của người Lào. Souphanouvong lẩn trốn sự tập kích của tình nguyện quân Lào, chạy đến bờ sông nơi ông chen lấn vào một thuyền buồm chạy qua bờ bên kia sông Mekong sang đất Thái Lan. Oanh tạc cơ Pháp bay quần con sông, xạ kích bất cứ cái gì di động. Những viên đạn xuyên thủng vỏ thuyền sát hại 7 trong số 25 người trên thuyền và 12 người bị thương. Souphanouvong trúng đạn ở ngực, “chỉ một lóng tay là trúng trái tim phản quốc.” Ông mê man nương vào chiếc thuyền lật, thở sùi bọt qua lồng ngực lủng vì trúng đạn và đưọc 3 người sống sót kéo vào bờ. Nhờ vào sự giúp đỡ của dân Thái Lan, Souphanouvong được nhập viện kịp thời để bác sĩ Thái Lan cứu sống. Với Thakhek trở thành đống gạch vụn, Pháp thúc quân sang Luang Prabang. Cố đô hoàng tộc lọt vào tay thực dân Pháp không một tiếng súng. Vientaine là mục tiêu kế. Ngày 24 tháng Tư năm 1946, một tiểu đoàn nhẩy dù xuống ngoại Vientaine. Khi quân nhẩy dù chỉnh đốn hàng ngũ tiến vào thủ đô, các lãnh tụ non yểu của chính phủ Lào Tự Do (Issara) phá hủy đài phát thanh, phóng hỏa các trụ sở chính phủ và đập phá nhà máy phát điện thủ đô. Trong một hành động chống phá cuối cùng trước khi chạy sang Thái Lan, họ bắn súng cối vào đoàn quân Pháp đang tiến vào thủ đô. Xét theo mục đích thì cuộc hành quân tái chếm là một chiến dịch hoàn toàn thắng lợi về phía Pháp. Tất cả mọi việc lặt vặt là càn quét các ổ kháng cự lẻ tẻ rải rác đây đó. Tái chiếm Xiêng Khoảng. Phấn khởi khi được tin Hồ tuyên bố độc lập và các lời lẽ sách động của cán bộ Cộng Sản, Việt kiều ở Xiêng Khoảng tổ chức đội ngũ, dương biểu ngữ tuyên bố ý định tách Xiêng Khoảng khỏi lào, sát nhập vào nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới thành lập của Hồ. Người Pháp tự tin rằng những tiểu đoàn của họ có thể đánh dẹp bọn dân quân này như đã làm ở Savanakhet và Thakhek. Họ chỉ lo ngại việc Việt Minh đang điều quân ở biên giới. Để theo dõi tình hình, họ nhờ Touby. Touby dùng tư gia của mình ở Nong Het làm trung tâm dọ thám tình báo. Hmong phúc trình tin tức tại nhà và Touby chuyển sang cho bộ tư lịnh của Crèvecoeur bằng liên lạc vô tuyến, sử dụng bởi một tình nguyện viên người Pháp. Gauthier ở tại ngôi nhà ấy như sĩ quan phối hợp liên lạc. Ông ta ở với Hmong sau khi tách ra khỏi đơn vị biệt kích. Bichelot cũng thế, sống tại thị trấn Xiêng Khoảng. Bỏ thói quen của một sĩ quan tình báo, Gauthier làm quen với sinh hoạt thường ngày ở Nong Het. Ông đặc biệt lưu tâm đến bọn thương buôn phố Tầu. Ông tin bọn con buôn người tàu này bán tin cho Cộng Sản và bây giờ chắc Việt Minh biết chuyện gì xảy ra trong căn nhà của Touby. Gauthier tiên đoán Việt Minh sẽ tấn công bất cứ lúc nào. Theo lịnh của ông, mỗi buổi tối, tất cả mọi người trong nhà phải leo lên đồi gần nhà để ngủ. Một buổi hừng sáng, toán tình báo thức giấc vì tiếng súng. Du kích Hmong cũng nghe tiếng súng và bắn họa theo. Du kích cẩn thận leo xuống đồi. Quang cảnh đầu tiên họ thấy khoảng một trăm người Việt bao vây căn nhà, võ trang đầy đủ, có cả súng máy. Du kích bao vây bọn bao vây và khai hỏa. Cuộc chạm súng dứt lúc trưa khi cỗ súng máy cuối cùng câm họng. Trong số người chết có lẫn binh sĩ Nhật, vài trăm lính Nhật làm nghề đánh mướn thay vì đầu hàng Đồng Minh. Cuộc chiến chưa dứt hẳn. Vài đơn vị Việt Minh khác cũng đã thâm nhập thị trấn Xiêng Khoảng. Bichelot ở đó với cựu Lê Dương (Legionnaire)Tisserand, cả hai chống với Việt Minh không rõ quân số, không có các tay súng Hmong yểm trợ. Hai người Pháp leo lên một chiếc xe hơi cũ chạy bằng rượu, lái về hướng những ngọn đồi. Được vài dặm họ gặp toán tuần tiễu của Nhật. Súng máy tưới lên khắp chiếc xe. Bichelot trúng đạn phía sau lưng, Tisserand lái thay Bichelot xả tốc lực chạy thoát. Lúc Tisserand đến một làng Hmong, Bichelot đã ngất đi vì chấn thương và mất máu. Gauthier và Touby ở cạnh Bichelot ngay sau đó. Gauthier mừng vì thấy vết thương của Bichelot không nguy hiểm đến tánh mạng. Điều đáng tiếc là ông ta phải nằm liệt giường vài tuần chờ bình phục. Vài trăm Việt Minh đổ vào tỉnh. Xiêng Khoảng vốn đã là một thành phố chiếm đóng bởi dân quân người Việt. Việt Minh lập một bộ chỉ huy tiền phương ở Lat Boua. Dù Gauthier nóng ruột muốn tấn công Việt Minh ngay lập tức, bằng không sẽ mất uy tín với Hmong, ông cũng dè dặt không dám tự làm một mình. Đầu tháng 12 vừa đến và Bichelot vẫn còn đang dưỡng thương, Gauthier không nhịn nổi nữa. Ông ra lịnh tấn công Lat Boua. Ông có thể chọn mục tiêu dễ ăn hơn. Cộng Sản bao quanh căn cứ với hệ thống chiến hào kiên cố. Khi lâm trận, Gauthier nhận ra du kích của ông khó chọc thủng tuyến phòng ngự. Ông ra lịnh rút lui lên đồi. Điều an ủi là Việt Minh bị tổn thất nặng nề trong trận chiến. Vết thương Bichelot thuyên giảm từ từ; phải mất thêm 1 tháng nữa ông mới có thể đi lại không cần người nâng đỡ. Vì thế Gauthier vẫn nắm chỉ huy mọi việc. Gauthier bị sức ép của Touby và Sai Kham, tỉnh trưởng Xiêng Khoảng, thúc giục việc giải phóng tỉnh. Thành phố không quan trọng về mặt quân sự nhưng vì là thủ phủ của tỉnh, nó mang một biểu tượng quan trọng. Cơ may Hmong đánh bật Việt Minh ra khỏi tỉnh rất mong manh. Gauthier ức đoán Touby có thể tập họp không hơn vài trăm tay súng, chỉ tương đương quân số với Cộng Sản ở Xiêng Khoảng. Ông ngờ vực rằng lực lượng du kích tạp nhạp của Hmong khó đương cự với quân chính quy Việt Minh. Mối lo âu này khiến ông trì hoãn, viện cớ Bichelot chưa khỏi bịnh nên phải án binh bất động. Touby tiếp tục gây sức ép buộc Gauthier hành động. Cuối tháng 12, Gauthier chịu nghe theo và nói Touby điều động du kích. Thay vì vài trăm du kích như Gauthier ức đoán, Touby tập hợp hơn 3000 tay súng. Cuộc tấn công diễn ra lúc trời chưa rạng sáng. 10 Hmong mặc đồ đen leo lên nóc chùa Phật Giáo, đỉnh cao này có tầm nhìn bao quát khắp thành phố, bố trí 2 khẩu súng máy và một súng cối. Hmong lẻn vào âm thầm tiêu diệt từng người bằng dao. Vài giờ sau, chỉ ngay khi hừng đông, 3000 lính của Touby trang bị toàn súng carbine Pháp, tấn công từ mọi hướng. Địch quân túa ra công sự phòng thủ đều bị đốn gục bằng những cỗ súng máy trên nóc chùa. Hai tiếng đồng hồ sau, Hmong xiết chặt vòng vây quanh thành phố. Cuối cùng là cận chiến, bẻ gẫy ý chí chiến đấu Cộng Sản. Một tháng sau chiến thắng rực rỡ, Touby trở lại Xiêng Khoảng tham dự lễ tuyên dương công trạng của ông trong chiến dịch. Gauhtier có mặt chủ tọa buổi lễ sau khi đi Sài Gòn nhận một hộp đầy huy chương. Trịnh trọng trong bộ com lê, Touby đứng hãnh diện khi Gauthier trao cho ông huy chương danh dự Lê Dương Pháp (French Legion of Honor.) Kế đến là các trưởng tộc tham dự trận đánh. Trong trang phục truyền thống Hmong thêu sặc sỡ, với nhiều vòng cổ bằng bạc, đeo từ cổ xuống ngực, mỗi người bước lên nhận một huy chương thập tự chiến (Croix de Guerre.) Nó cũng là ngày vinh quang cho Gauthier. Ông đã sống và làm việc chung với Hmong hơn 1 năm. Ông không ngăn được lòng mến phục họ, mặc dù họ hoàn toàn thiếu kỷ luật quân đội. Gauthier có thiện cảm với lý tưởng của họ, đối với một quân nhân chuyên nghiệp, đó chắc chắn là dấu hiệu trở nên bị đồng hóa vào địa phương. Ông bắt đầu hứa hẹn những diều ông không có thẩm quyền: trường học cho trẻ em Hmong, nhà thương cho người bịnh, tăng quyền tự trị ở cấp bực địa phương và đại biểu trong chính quyền quốc gia. Dĩ nhiên đó chính là điều Touby mong mỏi và chỉ củng cố quyết tâm của ông giúp người Pháp tái lập nền thuộc địa ở xứ sở này. Du kích Touby tiếp tục quấy nhiễu Việt Minh cho đến tháng Ba năm 1946 khi lực lượng chính quy Pháp đến tiếp thu Xiêng Khoảng. Hoạt động của du kích đã chế ngự mọi nỗ lực của Việt Minh nhằm thiết lập một hiện diện cố thủ có thể trói chân lực lượng Pháp trong nhiều tháng. Chỉ gặp vài ổ kháng cự lặt vặt, lính Pháp truy lùng cư dân Việt ở Xiêng Khoảng. Họ càn quét Khang Khay, khu phố toàn người Việt Nam trong tỉnh rồi thọc xuống Nam trục xuất hàng ngàn nông dân Việt Nam khỏi Cánh Đồng Chum. Từ cánh đồng, các đơn vị Pháp tạt sang hướng Đông về phía biên giới, san bằng các làng Việt Nam, lùa dân cư sang phía bên kia biên giới. Người Việt Nam đã chiếm cứ một lõm đặc biệt trong tỉnh. Nhiều người là thương gia và nghệ nhân (thợ có tay nghề), nòng cốt của giới trung lưu ở thành phố tỉnh, nơi người Việt chiếm 70/100 dân số. Những người Việt khác là những nông dân sung túc, làm chủ những thửa đất tốt nhất trong tỉnh. Hàng ngàn mẫu ruộng nước ở khu vực Đông Nam Cánh Đồng Chum và trong thung lũng tốt tươi Muong Ngan cũng ở Đông Nam cánh đồng, loại điền thổ làm cho những thửa ruộng khô, xấu của Hmong, đào xới từ những sườn đồi cạn kiệt mầu mỡ, trở nên càng xấu. Đuổi người Việt đi rồi, những thửa ruộng này trở nên vô chủ. Touby muốn những mẫu ruộng này như là bổng lộc cho những trưởng làng trung thành với ông và cho tình nguyện quân Hmong chiến đấu chống Việt Minh. Người Pháp không những cho ông đất, họ còn cho tiền mặt nữa. Cuộc thanh tẩy chủng tộc ở Xiêng Khoảng không là hiện tượng đơn lẻ. Ở Nam Lào, Vientaine và Luang Prabang, lính Pháp cũng đuổi người Việt ra khỏi nước. Rất ít người Việt Nam nán lại Lào sau cuộc bách hại quy mô này. Kẻ nào ở lại bị gán cho nhãn hiệu đạo quân thứ Năm, bị cảnh sát phiền nhiễu, bị xã hội tẩy chay và cấm buôn bán. Trong vòng vài năm, hầu hết dọn sang Thái Lan hay trở về Việt Nam. Cuộc tái hồi Việt Nam là một đòn chí tử cho phong trào Cộng Sản Đông Dương vùng đất thấp, nơi đảng viên toàn là người Việt. Người Việt đi rồi, và người Lào vùng thấp trơ trơ, không hưởng ứng các cuộc tuyên truyền Cộng Sản, đảng Cộng Sản Đông dương không còn cách nào khác, dời địa bàn lên vùng cao và tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản cho dân tộc miền núi. Quyết định này thay đổi hoàn toàn đường hướng của Cộng sản Lào và gây hậu quả diệt chủng cho số phận bộ tộc Hmong khi lịch sử diễn tiến. Faydang. Trước khi quân Pháp tái chiếm Lào và hơn một năm, Faydang tiếp tục đeo đuổi mối tư thù chống Pháp (chỉ vì Ly Foung Touby thân pháp.) Chỉ huy một toán du kích thị tộc Lo, ông ta giúp người Nhật tìm bắt người Pháp đang lẩn trốn. Sau khi Nhật đầu hàng, Faydang quay sang ủng hộ Việt Minh chiếm Xiêng Khoảng và đẩy lui quân Pháp tái chiếm tỉnh. Bằng quân của mình, ông phục kích một đại đội Pháp, tiêu diệt 8 binh sĩ. Đó chỉ là một chiến thắng nhỏ trong một tình thế hỗn loạn rộng lớn. Khi quân Pháp có thể tuần tiễu suốt tỉnh không trở ngại, faydang chạy sang biên giới. Touby rượt theo bén gót và suýt tóm được ông ở Muong Sen, lỡ cơ chỉ vài tiếng đồng hồ. Vài tuần sau, Touby bắt được người anh của Faydang, tên Lo Nghia Vu và tra khảo gần chết để buộc cung khai chỗ trốn của Faydang. Nghia Vu trốn thoát trên đường áp giải lên nhà tù thành phố Xiêng Khoảng. Xin phép đi vệ sinh, ông lủi vào rừng mất dạng. Sợ bị bắt lần nữa và bị tra tấn, ông chạy không nghỉ suốt mấy tiếng đồng hồ, tay vẫn bị trói sau lưng. Sự việc này càng nung nấu căm thù của Faydang với Touby và dòng họ Ly. Faydang ở lại Việt Nam cùng với vài trăm Hmong cùng thị tộc ở Nong Het, lệ thuộc hoàn toàn vào Cộng Sản Việt Nam để tồn tại. Cộng Sản sát nhập toán quân nhỏ bé của Faydang vào tổ chức gọi là “Ủy ban Kháng Chiến Đông Lào” của họ. Năm 1947, Uỷ Ban trở thành “Kháng Chiến Lào”, một tổ chức mặt trận của Việt Minh gồm những thành phần chống đối chính quyền Lào và người thiểu số miền núi. Faydang trở lại Lào với tư cách phó chủ tịch mặt trận. Gạt bỏ cái chức danh hào nhoáng ấy ra, công việc chính của Faydang là hâm nóng chiến tranh du kích Cộng Sản dọc đường 7, vẫn con đường khoét vào núi rừng của lao công Hmong 3 thập kỷ trước. Với Faydang trở lại Lào, Touby bắt đầu thu thập tin tức tình báo ở các làng, tập trung vào thị tộc Lo. Thuộc hạ của ông bắt giữ những những người tình nghi và tra khảo lấy tin. Có cả vài vụ hành quyết. Faydang trả đũa bằng cách truy tầm người của Touby. Mối hận thù thăng hoa từ tranh chấp cá nhân, đến gia đình, dòng họ và bao gồm cả bột tộc Hmong, chia thành 2 phe. Một ngả theo Cộng Sản, một ngả theo Pháp, sau này theo Mỹ và chính phủ hoàng gia Lào. Thành lập lực lượng Pathet Lào. Thêm một lần nữa, lào trở thành quốc gia thuộc Pháp bảo hộ. Những lãnh tụ Issara (Lào Tự Do) lưu vong chế nhạo người Pháp bằng cách tung lực lượng vượt sông Mekong phục kích lính Pháp. Sự thâm nhập chỉ là những quấy rối không đáng kể. Tuy vậy, Pháp thận trọng đề nghị vài nhượng bộ nhằm xoa dịu lòng ái quốc. Năm 1947, Pháp cho Lào một hiến pháp thành lập Quốc Hội và tự trị hạn chế. Hai năm sau, Pháp nới rộng quyền tự trị trong những công việc nội trị và lần đầu tiên, một ảnh hưởng khiêm nhượng nào đó trên lãnh vực ngoại giao. Tuy chưa hoàn toàn độc lập, Lào vững bước trên đường tự trị và dân chủ. Đó là sự kiện đáng mừng rỡ, cùng với sự trao trả phần lãnh thổ mất về tay Thái Lan thời kỳ Nhật chiến đóng, theo một hiệp định giữa Thái Lan và Pháp. Mặc dù Pháp đạt được một mực độ mới về cảm tình công chúng qua các thay đổi này, họ biết rằng chính thể không bao giờcó được sự chính đáng trong cặp mắt người dân cho đến khi đám quý tộc chính khách cũ trở lại chiếm chỗ của họ trong chính trường quốc gia. Phetsarath, Souphanouvong và Souvana Phouma vẫn lưu vong bên Thái Lan, tiếp tục cai trị một cách giả tảng một nước Lào hoàn toàn độc lập qua chính phủ Issara. Người Pháp đề nghị cả 3 hoàng thân, cũng như bọn tùy tùng quốc gia chủ nghĩa của họ đang sống lưu vong, được ân xá nếu họ trở lại. Chỉ Souvana Phouma chấp nhận đề nghị này, trở lại Lào, tham gia chính trường dưới luật lệ mới của Pháp.Ông ta là một trong số ít chính khách quốc gia vẫn giữ được cảm tình với Pháp.Với vợ Pháp và tài sản bên Pháp, ông là người duy nhất trong số người quốc gia lưu vong trong hoàn cảnh đặc biệt để gán một giải thích tốt lành về tình ý người Pháp. Sự kiện này khiến ông được các nhà ngoại giao Pháp mến chuộng, ra sức tìm một chức vụ cho ông trong chính phủ mới. Phetsarath từ chối ân xá vì ông không thích hiến pháp mới của Lào. Ngôi vị phó vương của ông, mà ông coi như chức vụ hợp pháp, đã bị bãi bỏ.Ông ta ở lại Thái Lan thêm 8 năm nữa, chờ cho ngọn gió chính trịđổi chiều về phía thuận lợi cho ông.Hoàng thân Phét Sa Ra Souphanouvong khước từ lịnh ân xá vì sự liên hệ với Việt Minh và Cộng Sản quốc tế đã trở thành bền vững, khiến mọi cộng tác với Pháp là điều không thể chấp nhận. Ngay sau đó ông sang Trung Hoa 1 năm thụ huấn giáo điều Mác Xít, rồi trở lại Thái Lan năm 1948 tiếp tục đấu tranh đuổi Pháp ra khỏi Lào, sống tương đối xa hoa sung túc trong lúc các chính khách quốc gia khác phải sống bằng nghề thợ dệt hay rửa chén trong nhà hàng. Sự chu cấp tài chánh của Việt Minh cho hoàng thân Souphanouvong, đôi khi lên đến một triệu đồng giúp ông khỏi phải lao dịch với việc rửa chén trong nhà hàng khách sạn, còn làm cho ông tổ chức những hoạt động quân sự không cần hội ý với Lào Issara để được phê chuẩn (ông chỉ là bộ trưởng Ngoại Giao của chính phủ Issara.) Gần như mỗi tháng ông đều vượt biên giới về Lào, vượt núi băng ngàn để liên lạc với chiến sĩ tự do của ông và cố vấn Việt Minh của họ. Đoá là những hoạt động ám muội, không có vẻ hoàng gia một tí nào, nhưng Souphanouvong không thuộc dòng dõi hoàng tộc chính thống. Ông thấy giam mình trong văn phòng tù túng, cần được thường xuyên co duỗi đôi chân, ngủ với màn trời chiếu đất. Điều nàu, ông giống hoàng tử Phetsarath, người mê săn bắn, từng viết một cuốn sách về thuật săn bắn ở thượng nguồn Mekong. Thật là thỏa thích cho Souphanouvong, tính nết của ông vừa khớp với cuộc sống ngoài trời của một lãnh tụ cách mạng thế giới thứ ba thời ấy. Ông ở trong rừng nhiều tuần lễ mộ quân, bố trí, sắp đặt xưởng quân khí, đúc súng từ những mảnh sắt vụn và cất một xưởng chế tạo giấy thô sơ để làm truyền đơn.Cây Sỏn Phom Vi Hản Những lãnh tụ Issra khác than phiền về các hoạt động quân sự riêng lẻ của ông dưới danh nghĩa của chính phủ Issara. Coi ông chỉ là một cán bộ Cộng Sản không hơn không kém, họ không muốn đánh đổi thực dân chủ nghĩa Pháp lấy đế quốc chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm lãnh đạo buộc ông từ chức tổng tư lịnh lực lượng Lào issara. Khi Souphanouvong ngoan cố từ chối, họ cáo buộc ông là độc tài như một tiểu Thượng Đế và phê phán về quốc tịch Việt Nam của vợ ông, thái độ chính trị của vợ ông (Lê Thị Kỳ Nam, vợ ông là thuộc hạ Hồ Chí Minh.) Giận dữ, Souphanouvong gọi những người quốc gia chủ nghĩa là “những hóa thạch vô dụng” (retarded fossils,) và “trơ trơ cam chịu” (resigned irrevocably) từ Lào Issara vài tháng trước khi có lịnh ân xá của Pháp. Cùng với vài người ủng hộ, ông lội bộ về nước tìm đến cứ điểm Việt Minh ở Sầm Nứa. Cộng Sản Việt Nam đặt kế hoạch cho ông. Lo ngại rằng thành phần quốc gia Lào và Cambodia có thể nghi ngờ Việt Nam muốn khống chế Lào và Cambodia, họ chỉ thị cho ông thành lập một phong trào kháng chiến riêng, công khai do chính người Lào điều khiển, gọi là Pathet Lào. Cho đến 15 năm sau, Souphanouvong giữ chức vụ chủ tịch hư danh mặt trận đảng Cộng Sản Đông Dương. Đàng sau tổ chức này là Cộng Sản Bắc Việt nắm giềng mối, và Souphanouvong vẫn không phải lãnh tụ. Lãnh tụ là Kaysone Phomvihane. Kaysone có vẻ là một nhà cách mạng kiểu mẫu theo nhãn quan Cộng Sản Việt Nam. Không giống nhà quý tộc Souphanouvong, ông chỉ là một thường dân ở Savanakhet, có cha người Việt Nam. Kaysone theo học ở Việt Nam. Đảng Cộng Sản Đông Dương kết nạp ông khi ông còn là học sinh.. Trên cương vị một đảng viên, Kaysone là người bạn quan trọng của Võ Nguyên Giáp, kẻ được an bài thành tổng tư lịnh các lực lượng Việt Minh. Mối giao hảo này góp phần vào việc Kaysone được cất nhắc lên làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Lào năm 1955, một chức vụ ông vẫn nắm giữ khi Cộng Sản nắm chính quyền ở Lào năm 1975.Su Pha Nu Vong