ai ngày sau khi xảy ra vụ thảm sát, khoảng hơn hai mươi ngàn Phật tử đã xuống đường tham gia vào một cuộc mít tinh ngay trước cổng chùa Từ Đàm. (Chính quyền thành phố Huế hy vọng hạ nhiệt được cơn thịnh nộ của công chúng đang tới bằng cách công bố trên các tờ báo địa phương cũng như báo cáo chính thức rằng chỉ có khoảng mười nghìn người tham gia.) Họ tập trung ở đó để trút hết nỗi giận dữ của mình lên đầu tay Đặng Sỹ, các quan chức cao cấp địa phương, Giáo hội Công giáo và cả Chính phủ Sài Gòn. D. Marnin tói chứng kiến cuộc biểu tình và ông Bửu cũng đi cùng để dịch giúp anh xem họ đang nói cái gì. Sau bài tụng kinh của hai vị sư những người nêu cao tinh thần đấu tranh phi bạo lực đúng như lời dạy của Đức Phật, Hòa thượng Thích Trí Bình bước lên diễn đàn. Đột nhiên tất cả mọi người đều nín lặng chờ đợi. Hòa thượng Thích Trí Bình bắt đầu bài diễn văn của mình một cách rất đơn giản và thẳng thắn: - “... những con người vô tội đã bị giết hại. Đầu của những đứa trẻ đã bị chặt đứt. Có tới cả nghìn người tận mắt chứng kiến hành động dã man ấy. Tất cả họ đều nói rằng binh lính được sự chỉ huy của Thiếu tá Đặng Sỹ đã bắn súng trường và phóng lựu đạn vào những người phụ nữ và trẻ em của chúng ta. Chính phủ thì cáo buộc là Việt Cộng phải chịu trách nhiệm về những hành động đó. Nhưng chúng ta có thể tin vào điều đó được hay không? Chúng ta đều biết Việt Cộng là những ai. Chúng ta biết hết những khuôn mặt họ. Họ cũng chỉ là những ngưòi cha, ngưòi anh, người em, những người cháu của chúng ta thôi. Cho dù có ai nói điều gì về họ đi nữa, thì như tôi mà mọi người đều thấy một người không phải là bạn của Việt Cộng cũng biết rằng họ không bao giờ giết hại những đứa trẻ vô tội vì chúng đi theo đạo Phật. Vậy nếu như Việt Cộng không gây ra những chuyện đó, còn những kẻ xấu xa, nhẫn tâm nào khác dám làm những việc như thế? Để trả lời được điều đó trước hết chúng ta phải hiểu rằng nguyên nhân ấy là từ đâu và những gì đã xảy ra tại quảng trường đêm mùng 8 tháng 5. Chỉ có ba kẻ chịu trách nhiệm về điều ấy. Những con ác quỷ này là ai? Con quỷ đầu tiên phải là Ngô Đình Diệm. Những đứa trẻ đó chết đi đã chỉ cho kẻ thù của Phật giáo, Ngô Đình Diệm, kẻ thống trị Nam Việt Nam chưa hề biết bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật Đại từ, Đại bi rằng đừng có coi thường. Con quỷ thứ hai chính là Ngô Đình Nhu. Qua tất cả những gì mà hắn ta làm, hắn chỉ muốn chỉ cho những người nữớc ngoài thấy rằng hắn có sức mạnh mới ngang hàng với họ. Và thử hỏi xem còn gì có thể cho hắn nhiều sức mạnh hem nữa bằng cách tưới máu lũ trẻ trên các quảng trường của thành phố này chứ? Hồi năm 1946, người Pháp đã làm gì để cố gắng giữ lại quyền cai trị tại cái thuộc địa nhiều lợi lộc này chứ? Bọn chúng đã cho những khẩu đại pháo đặt trên các chiến hạm ngoài biển bắn thẳng vào thành phố Hải Phòng, giết chết hơn sáu nghìn đồng bào ta ở đó, gây thương tích và làm tàn phế suốt đời cho gần mười nghìn người khác. Và giờ đây những người Mỹ đang làm gì trên đất nước này, chẳng phải họ tới đây để răn dạy chúng ta rằng chúng ta phải chiến đấu vì hòa bình đó sao? Vậy nhưng chính họ lại ngồi trên những chiếc máy bay trực thăng bắn chết những con trâu của chúng ta đang gặm cỏ trên cánh đồng và họ đánh bom xé nát những người phụ nữ và trẻ em của chúng ta. Con quỷ thứ ba chính là Ngô Đình Thục, tên béo phì xuẩn ngốc vẫn ngồi chễm chệ trên chiếc xe Buick Roadmaster lượn lờ khắp thành phố này. Hắn đã bảo chúng ta thế nào nhỉ? Hắn nói rằng chúng ta hãy từ bỏ niềm tin vào Đức Phật và tôi sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Hoàng đế để giúp các anh vay được những khoản trợ cấp ưu đãi từ các cơ quan của Chính phủ, giúp các anh có được công việc trong các cơ quan của chính quyền, giúp con cái các anh không phải đi lính. Hắn ta có thể làm được điều đó bởi vì đứa em trai bé bỏng của hắn, Ngô Đình Diệm đã được đặt lên ngai vàng bởi Hồng y giáo chủ Spellman và Tổng thống Mỹ Kennedy. Đó, đó chính là ba kẻ hung thần đã gây ra cái chết thương tâm của những đứa trẻ vô tội tại quảng trường trước đài phát thanh. Vậy thì tại sao? Có phải là vì cha mẹ những đứa bé ấy đã chọn cho mình con đường suốt đời tin tưởng vào Đức Phật từ bi, tin vào những điều răn dạy của người hay không? hay là bởi vì đất nước chúng ta đang bị cai trị bởi ba con quỷ được đẻ ra từ một ổ trứng hay không? Liệu chúng ta, những người luôn tự gọi mình là một đấng nam nhi, tự gọi mình là người Việt Nam, tự cho mình là những tín đồ trung thành dưới vầng hào quang chói lọi của Đức Phật có cho phép chúng ta bị lừa gạt bởi ba con quỷ đó theo cái cách như vậy hay không? Trong suốt những ngày tiếp theo đó, D. Marnin vẫn được cử làm quan sát viên cho những cuộc biểu tình rầm rộ vói khoảng 20.000 đến 25.000 ngưòi tham gia. Trong mỗi lần như vậy, Hòa thượng Thích Trí Bình và các lãnh đạo Phật Giáo khác liên tục khích lệ đoàn người bằng những bài diễn văn chỉ trích và phản đối Chính phủ ngày một gay gắt hơn. Những ngày như thế, lực lượng cảnh sát chống bạo loạn lại được tập hợp với số lượng ngày càng nhiều hơn. Tất cả các hành động phản kháng này đều không được đăng tải trên các báo chí. Tuy nhiên, các vị Hòa thượng ở chùa Từ Đàm và chúa Xá Lợi ở Sài Gòn cũng sử dụng các máy in rô-nê-ô của riêng họ để in những bản sao các bài phát diễn văn chống Chính phủ của ông Bình rồi chuyền tay nhau cũng như phân phát cho khác qua đường ở tất cả mọi ngóc ngách của tất cả các thành phố, thị trấn lán nhỏ khắp miền Nam Việt Nam. Trong một tờ truyền đơn khác, họ đưa ra các yêu sách của mình mà họ gọi là “Yêu cầu 5 điểm” 1. Cho phép các Phật tử được treo cờ Phật giáo trong các ngày lễ Phật đản. 2. Đối xử bình đẳng giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo cũng như các tôn giáo khác. 3. Ngừng ngay việc bắt bớ tùy tiện và đe dọa các Phật tử. 4. Bồi thường thỏa đáng cho các gia đình nạn nhân bị giết hôm mùng 8 tháng 5. 5. Trừng phạt đích đáng những quan chức có trách nhiệm để gây ra vụ việc đó. Ngày nào cũng vậy, Freddie và D. Marnin đều hội ý ngắn với nhau ở Lãnh sự quán vào giữa buổi sáng để so sánh, đối chiếu những gì ghi nhận được, cũng như tổng hợp các tin tức từ báo chí địa phương hay những câu chuyện phiếm mà ông Bửu thu lượm được để cho D. Marnin viết một bản báo cáo “sitrep” [16] mô tả cụ thể và chính xác nhất tất cả những căng thẳng đang diễn ra tại thành phố này. Tình hình ở Huế ngày một nóng lên và công việc của anh cũng càng trở nên cuốn hút. Thế nhưng vào ban ngày công việc càng khiến anh hào hứng bao nhiêu thì vào ban đêm anh càng cô đơn và lạc lõng bấy nhiêu. Anh nhớ Lily đến điên cuồng. Thậm chí họ cũng không thể nói chuyện với nhau qua điện thoại bởi vì ai cũng biết rằng tất cả các cuộc điện đàm liên tỉnh đều bị giám sát chặt chẽ và Lily cũng không có cơ hội để lên với anh được. Hơn thế nữa, ở Huế chẳng có nơi nào để giải trí cả. Không giống như ở Sài Gòn, vào ban đêm thành phố Huế giống như một thành phố chết. Và những cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp cũng khiến cho bầu không khí ngày một u ám hơn. Sau mười giờ đêm, chẳng còn lấy một chuyến đò nào qua lại trên sông và trên tất cả các con phố chỉ còn lại những chiếc xe Jeep tuần tra màu trắng của lực lượng bảo an của ông Nghĩa đi lại mà thôi. Đó cũng chính là lúc anh ngồi lặng im trên hiên nhà, nhâm nhi ly rượu mùi và mơ tưởng tới những đêm khoái lạc ở bên Liíy và lo lắng đến tương lai cũng như sự nghiệp ngoại giao của mình. Liệu anh đã được xóa bỏ tất cả những lời cáo giác vớ vẩn ấy chưa? Hay là anh vẫn đang được xếp vào dạng nghi vấn? Thanh danh của anh sẽ bị tổn hại đến mức độ nào sau vụ việc này hay liệu có khả nãng một cuộc điều tra xuẩn ngốc nào đó lại vô tình chống lại anh hay không? Sự nghiệp của anh phải chăng cũng chỉ còn lại là sự thỏa hiệp một cách vô vọng? Chính vì vậy, D. Marnin như chút được gánh nặng lớn khi anh chàng Loftus nói với anh lúc anh vừa bước chân vào phòng làm việc sáng hôm 17 tháng 5. Anh ta thông báo rằng, Đại sứ Corning gọi điện cho anh ta và nói rằng anh đang được triệu hồi trở lại Sài Gòn và phải tới đó càng sớm càng tốt. Đúng 9 giờ sáng ngày hôm sau, anh đã có mặt tại Đại sứ quán với một tâm trạng hết sức phấn chấn và thoải mái sau một đêm mây mưa trên giường của Lily. Anh thấy ông Đại sứ Corning đang vùi đầu vào nghiên cứu bản báo cáo của ngài Sam Sabo về tình hình cuộc khủng hoảng Phật giáo. Ông ta ngước mắt lên nhìn anh và mỉm cười một cách vội vàng như không muốn bị cắt luồng suy nghĩ của mình. Nhưng chợt nhớ ra điều gì mà ông ta muốn thêm vào trong bản báo cáo của mình. - Ngô Đình Cẩn nói rõ ràng là ông ta cáo buộc ba người anh trai mình đã gây ra sự thù hằn của những Phật tử ở phía Bắc Trung phần đúng không? - Ông ta nói rằng ông ta rất cần sự giúp đỡ của ngài bởi vì cho dù với bất cứ lý do nào đi nữa thì các anh ông ấy sẽ cùng nhau chống lại ông ấy và ngài là người duy nhất trong trường hợp này có đủ uy tín để đứng lên dàn xếp và phản đối cách giải quyết của cả ba người kia. Vừa gật gù, ông Corning vừa cúi xuống viết thêm một vài dòng vào bên lề của bản báo cáo của Sam Sabo rồi đưa nó cho D. Marnin bảo anh đem tới cho Helen Eng đánh máy. Khi anh quay lại phòng làm việc, ông Corning bảo anh đóng cửa lại và ngồi xuống ghế trước mặt ông. - Tôi rất vui mừng thông báo cho cậu là - ông ta nói - có một chuyện gì đó đã xảy ra và nó đã khiến cho công việc điều tra về....tài liệu đó không cần thiết phải được tiếp tục nữa. - Chuyện đó là chuyện gì cơ thưa ngài? - Đó là điều mà tôi không được phép tiết lộ. - Nhưng nó... - Rồi một ngày nào đó cậu sẽ có câu trả lời chứ đừng quá tò mò vào lúc này. Với cả tôi cũng không được phép nói gì hơn cả. Cậu sẽ phải chung sống cùng với điều đó. Thay đổi chủ đề buổi nói chuyện, ông Corning cho biết ông đang chờ đợi một chuyến đi nghỉ vào tuần tiếp theo. Vé đã được đặt trước cho một chuyến du lịch bằng tàu biển tới các hòn đảo ở Hy Lạp. Cả vợ ông, bà Patty Lou và các bác sỹ trong Đại sứ quán cũng đều khuyên như vậy. Thực ra nó cũng không đáng phải làm như thế vào lúc này nhưng vì ông ta bị huyết áp cao bấy lâu nay nên một kỳ nghỉ ngắn là rất cần thiết. - Tôi và anh Sam Sabo cũng đã nói chuyện với nhau về vấn đề này. Chúng tôi đều đồng ý là trong khi tôi vắng mặt ở đây cậu sẽ được chuyển sang làm việc ở Phòng chính trị, trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng Phật giáo. Chúng ta chưa có một ai trong Phòng chính trị đặc trách về các vấn đề liên quan đến Phật giáo và chính cậu là người đầu tiên tạo được sự khởi đầu hết sức tốt đẹp trong giải quyết vấn đề này ở Huế. - Tuyệt vời - D. Marnin reo lên - tôi không thấy vui mừng nào lớn hơn thế bao giờ thưa ngài.