ùa hè năm 1958, toàn thể nhân dân Trung Quốc được kêu gọi thực hiện các công trình thuỷ lợi, huy động một lực lượng lao động đông đảo để tham gia. Mao đích thân phát động phong trào này. Dự án không chỉ có mục đích đơn thuần về kinh tế, còn sử dụng các hồ dự trữ nước nhằm cải thiện hệ thống thuỷ lợi của Trung Quốc và tăng sản lượng nông nghiệp. Bằng cách này, Mao còn muốn nhấn mạnh đến lao động chân tay, đề cao giá trị của người lao động. Những dự án xây dựng cũng nhằm để tỏ mối ác cảm lâu đời của Mao đối với sự ngạo mạn của lớp trí thức ăn bám và nhằm ca ngợi giai cấp công nông chịu khó, hay lam, hay làm.Theo cơ quan tuyên truyền của đảng, ở Bắc Kinh đã có hàng trăm nghìn người “xung phong tình nguyện” – theo báo cáo của cơ quan tuyên truyền của đảng – đi xây dựng một hồ chứa nước mới gần khu mộ nổi tiếng đời nhà Minh. Những tấm bia mộ đổ nát của 13 trong số 16 vị vua nhà Minh nằm trên một vùng đồi thấp nhỏ, cách thành phố chừng 50 km. Bộ đội, đảng viên, công nhân viên chức từ các trường học, xí nghiệp, doanh nghiệp, thận chí cả nhân viên sứ quán cũng thu xếp thời gian tham gia lao động. Hầu như tất cả cư dân Bắc Kinh đều được kêu gọi, buộc phải đóng góp tham gia dự án.Sau đó đến cả các nhà lãnh đạo đảng của Trung Quốc cũng tham gia. Họ xắn đất trong khi máy ảnh nháy liên tục, ghi lại sự kiện này cho hậu thế.Vào chiều ngày 5-5-1958, sáu chiếc xe buýt chở đầy cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ ở Trung Nam Hải lên đường. Mao ngồi ngay trước mặt tôi, ở hàng ghế gần cuối, trong chiếc xe đi đầu, tán chuyện. Ông nói:- Thông thường, người lao động chân tay phục vụ chúng ta. Giờ đến lượt chính chúng ta bắt tay vào công việc lao động chân tay. Mọi người đều khẳng định lao động chân tay là tốt, nhưng đến khi thực sự phải làm, họ sẽ mau chóng thay đổi ý kiến. Những người đến đây xây dựng đập với nhiều lý do khác nhau. Một số người thực sự muốn lao động, một số khác cho đây là nghĩa vụ, còn một số nữa coi lao động chân tay cũng thật cao quý. Nhưng lúc nào cũng vậy, lao động chân tay bao giờ cũng tốt hơn ăn không ngồi rổi chẳng làm gì cả.Người đông như kiến trên công trường. Đa số bộ đội, công nhân chuyên ngành xây dựng được điều động đến, nông dân từ các vùng ngoại ô và cả những người “tình nguyện” từ các thành phố đổ tới công trường. Việc Mao có mặt làm tất cả mọi người vô cùng sửng sốt. Khi ông từ trên xe buýt bước xuống, cả đám người khổng lồ đồng loạt vỗ tay, rầm rộ hô những khẩu hiệu chào mừng trong khi tướng Dương Thành Vũ tư lệnh quân khu Bắc Kinh đồng thời là tổng chỉ huy công trình, nhiệt liệt đón chào Mao.Cả một đại đội lính được huy động đề mở một con đường xuyên qua đám đông cuồng nhiệt đến một chiếc lều làm đại bản doanh của tướng Dương. Từ chỗ chiếc lều, chúng tôi có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực, tướng Dương báo cáo Mao tình hình công việc.Con đập đang xây ở tít phía xa, phía trước mặt chúng tôi, trong một cái hố khổng lồ, hàng ngàn người dùng cuốc xẻng đào khoét những tảng đá lớn. Họ xúc đá và cát cho vào sọt, rồi gánh bằng đòn gánh tới chất lên những chiếc xe goòng chạy trên đoạn đường ray đến một xưởng nghiền đá thành đá răm. Sau đó đá vụn lại được đổ vào sọt và được gánh thẳng đến con đập. Công việc thật nặng nhọc.Mao cùng với tướng Dương, các cán bộ cao cấp của đảng và tôi trong đoàn hộ tống đi đến chân đập. Ông xắn tay áo, nhặt một cái xẻng, bắt đầu xúc đá vụn. Chúng tôi làm theo Mao. Mao mặc áo sơ mi trắng, chiếc quần màu xám đi đôi giày vải đen. Trời nóng như thiêu như đốt. Mặt Mao đỏ lên mau chóng và chẳng bao lâu, cả người ông đã bao phủ một lớp bụi màu vàng. Ông bắt đầu vã mồ hôi, những dòng mồ hôi ngang dọc chảy trên mặt ông. Gần đến giữa trưa, tức là sau hơn nửa giờ làm việc, tướng Dương Thành Vũ ép Chủ tịch phải nghỉ tay một chút. Mao nói:- Đã lâu tôi chưa làm việc như thế này. Mới có làm một lúc đã toát mồ hôi!Mao chui vào lều của tướng Dương nghỉ uống trà.Trong khi ông ngồi nghỉ, Mao hỏi tôi:- Tại sao những người ở Nhóm Một các đồng chí không đến đây lao động một tháng nhỉ? Các đồng chí phải biết lao động nặng nhọc như thế nào chứ. Nhiều người ở Bắc Kinh đã đến đây. Những nhân viên Nhóm Một không được phép vắng mặt.Chiến dịch làm trong sạch đảng của Mao tiếp diễn, không chỉ liên quan đến những “người đã phạm sai lầm”, còn dính dáng đến cả những đảng viên thường như tôi. Chúng tôi phạm sai lầm vì đã “xa rời quần chúng” như cách nói hồi đó. Nhân viên Nhóm Một sống sung sướng, quá sướng theo cách đánh giá của Mao. Chúng tôi ăn ngon, mặc đẹp, luôn luôn được người khác phục vụ. Vậy chúng tôi phải làm quen với cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của giai cấp công nông. Qua đó, chúng tôi sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích. Mao tin lao động nặng nhọc sẽ có tác dụng tích cực, muốn tất cả chúng tôi, nhất là tôi, thành viên của tầng lớp trung lưu, hưởng đặc quyền đặc lợi, cuộc sống lúc nào cũng dễ dàng, cần phải trải qua một chút cay cực. Bây giờ tôi được nếm mùi cải tạo lao động.Đề nghị của Mao không dành cho tôi một sự lựa chọn nào khác. Tôi chẳng hứng gì với cái việc vất vả này, nhưng phải chấp nhận. Tôi đáp:- Dạ được ạ, thưa Chủ tịch. Nhưng chúng ta phải trở về thành phố để lấy đồ đạc.Mao đồng ý.Ngày hôm sau, ảnh Mao được đăng trên trang nhất của tất cả các báo trong nước. Với chiếc xẻng trong tay, xung quanh là các cán bộ đảng tươi cười và thường dân, Chủ tịch tuyên bố, ông rất tôn trọng lao động chân tay, hoà mình với quần chúng, mặc dù với cương vị lãnh đạo, ông sẵn sàng lao động như bất kỳ một người nào. Bức ảnh này được in đi in lại nhiều trên các báo và tạp chí, dĩ nhiên cả trong sách báo tuyên truyền về Mao. Đó là lần duy nhất Mao làm việc nặng trong suốt 22 năm tôi làm việc cho ông. Ông cầm xẻng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Chưa bao giờ trong lịch sử, chỉ một hành động đơn giản như vậy lại làm cho dân chúng khoái lao động chân tay đến thế.Buổi tối, sau khi việc làm qua quít, tôi đi gặp Mao ở bể bơi để lập kế hoạch cho việc tham gia của Nhóm Một vào dự án xây đập. Mao mới bơi xong, đang uống trà với Giang Thanh ở trên bờ.- Đập chắn nước cạnh khu mộ đời nhà Minh là một công trình vĩ đại. Hàng trăm nghìn người đã tự nguyện cống hiến thời gian và sức lao động. Thậm chí cả những người nước ngoài cũng tham gia. Chúng ta không được phép làm cho họ thất vọng. Từ ngày mai nhân viên Nhóm Một – đồng chí, các thư ký và các vệ sĩ sẽ đến đó làm việc từ 10 đến 20 ngày. Nhiệm vụ rất đơn giản, đồng chí dùng xẻng xúc đất đá, vận chuyển đá, bất kể trời mưa hay nắng, làm mệt thì nghỉ. Khi nào thực sự không chịu đựng được nữa, hãy báo cho tôi biết, tôi sẽ đón đồng chí về.Mao không trở lại công trường, vì ông rất bận. Một thư ký và một vệ sĩ ở lại với ông. Tất cả những nhân viên khác của Nhóm Một đều phải đi. Ông nói:- Các đồng chí hãy làm thay tôi, hãy đại diện cho tôi.Ông quay sang Giang Thanh:- Sức khỏe bà không được tốt. Bà không cần phải đi. Nhưng bà đừng cản trở người khác. Bà hãy để cho các nhân viên của bà đi.Vợ Mao trả lời:- Tôi chỉ cần hai cô y tá, những người khác có thể đi.Giảm bớt nhân sự đối với Giang Thanh là một sự hy sinh lớn lao.Ngày hôm sau chúng tôi khởi hành. Diệp Tử Long và Vương Kính Tiên, mới thay Uông Đông Hưng điều hành Ban an ninh, dẫn đầu. Các cán bộ từ tất cả các cơ quan trung ương của đảng, chính phủ và Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Kinh có nghĩa vụ phải lao động 20 ngày ở công trường. Nhóm Một đến muộn hơn một chút, phần lớn những cơ quan khác đã lao động trước đó 5 ngày. Ngay ở đây, Nhóm Một cũng là nhóm được ưu đãi. Những người khác phải ngủ trong những túp lều cót đan ngoài trời. Ngược lại, tướng Dương Thành Vũ thu xếp cho chúng tôi ở trong phòng học của một trường trung học ở khu Phương Sơn gần đó. Căn phòng trống không, rộng chừng 12 mét vuông. Chúng tôi ngủ dưới đất, dùng chăn làm nệm – chín người chúng tôi nằm ngủ kiểu xếp cả hộp. Nếu một người muốn giở mình, tất cả những người khác đều phải thay đổi tư thế theo. Với tiếng ồn ào triền miên, lại nóng nực, nằm thẳng đơ không được cựa quậy, nên chẳng ai ngủ được. Tuy vậy chúng tôi vẫn biết ơn về điều kiện cư trú hạng nhất ưu đãi này.Tướng Dương cũng ưu tiên cho chúng tôi làm việc theo ca thoải mái nhất. Đó là ca đêm, từ nửa đêm đến 8 giờ sang. Lại một dấu hiệu nữa về việc người ta ưu đãi chúng tôi. Lúc đó vào cuối tháng 5 ban ngày trời nóng kinh khủng. Ca đêm giúp chúng tôi tránh được cái nóng dữ dội nhất. Chúng tôi ăn điểm tâm lúc tan ca với một chiếc bánh bột ngô được gọi là “nắm đấm”, cháo, củ cải muối. Bữa trưa khá hơn một chút. Có rau luộc, cơm và bát canh, nhưng nhạt thếch, ăn chẳng thấy ngon, nuốt không trôi. Ăn xong đi ngủ đến khoảng 21 giờ dậy, sửa soạn đi làm.Công trường cách trường học một tiếng đi đường. Chúng tôi khởi hành lúc gần 23 giờ. Mao đã có lý khi ông nói công việc rất đơn giản. Tôi đào đất, đá từ lòng sông và xúc từng xẻng đất đổ vào chiếc sọt lớn. Khi hai sọt đã đầy, tôi treo chúng lên đòn gánh, đưa lên vai, gánh tới những toa goòng chuyển đá vụn đến nơi xây đập. Tôi vẫn còn trẻ, mới 38 tuổi và rất khỏe mạnh. Thời thanh niên tôi tập thể thao, chơi bóng rổ. Nhưng đây là công việc khổ cực nhất, nặng nhọc nhất trong đời tôi. Cơ bắp mà tôi phải sử dụng ở đây hoàn toàn khác với khi tập thể thao.Ban đêm mát mẻ, vậy mà sau một, hai tiếng lao động mồ hôi vã ra như tắm, người tôi chỗ nào cũng đau ê ẩm. Đối với nhiều người ở Nhóm Một, xuất thân từ nông thôn, công việc cầm xẻng đối với họ hoàn toàn bình thường như tôi cầm dao kéo vậy. Họ gánh liền 6 sọt chẳng có vẻ mệt nhọc gì, bước chân của họ uyển chuyển như nhảy múa.Tôi cố gắng làm bằng các đồng chí xuất thân từ nông thôn, nhưng không được. Một đêm kiệt sức đến nỗi khi trút đá từ những chiếc sọt của mình xuống xe goòng, tôi đã mất thăng bằng, ngã lăn vào đó, làm cho những người quanh được một trận cười khoái chí. Họ đùa: “Việc này hơi khác với việc dùng ống nghe và dao mổ phải không?” Lần đầu tiên trong đời, một cảm giác thua kém thoáng hiện lên trong tôi. Nhưng tôi tự an ủi, những công nhân và nông dân kia trông cũng rất nực cười khi cầm ống nghe hoặc dao mổ trên tay. Làm việc ở đây tôi có thể hình dung được cuộc sống trong trại cải tạo lao động của những người hữu khuynh nặng nhọc và khắc nghiệt đến mức nào. Bao nhiêu người trong số họ sống sót?Có người đề nghị chuyển tôi làm y tế công trường, điều trị cho công nhân bị tai nạn. Nhưng công việc lao động chỉ tạm thời, Mao muốn tôi chịu đựng gian khổ một thời gian, tôi đã đồng ý. Nếu bây giờ chuyển sang làm bác sĩ công trường, ông sẽ phê phán tôi lẩn tránh trách nhiệm được giao.Người khác tìm cách giúp tôi, họ giải thích cách phân chia lực như thế nào, gánh như thế nào để không cảm thấy nặng. Nhưng vô ích. Một đêm mưa rất to, Vương Kính Tiên nhìn thấy tôi ướt như chuột lột, run lên vì lạnh. Ông ta đề nghị tôi nghỉ và quay về trường học. Nhưng tất cả mọi người vẫn đang làm, tôi không được phép bỏ cuộc. Tôi vẫn cố sức, chẳng bao lâu, mặc dù trời mưa và lạnh, mồ hôi tôi vẫn túa ra.Mùa hè đã đến. Tháng 7, tôi cùng với Mao và Giang Thanh trở về Bắc Đới Hà. Sau hơn một tháng hướng dẫn, Cố đi theo chúng tôi để tiếp tục chương trình luyện tập.Ở Bắc Đới Hà, căn bệnh tâm lý của Giang Thanh lại đột ngột gia tăng. Bà luôn luôn than vãn. Vì sợ ánh sáng mặt trời, bà ra lệnh cho các cô y tá phải kéo rèm lại. Sau đó bà lại muốn có không khí trong lành nên ra lệnh mở cửa sổ, nhưng lại ghét khói bụi bay vào. Đóng cửa sổ lại kêu ngột ngạt. Chỉ một tiếng động nhẹ, thậm chí cả tiếng quần áo sột soạt của nhân viên phục vụ cũng làm bà khó chịu. Màu sắc cũng ca cẩm, kêu màu hồng, màu nâu làm mắt bà đau. Tất cả đồ đạc trong nhà, các bức tường cũng như đồ gỗ đều phải sơn một màu xanh lam.Các y tá thường xuyên bị mắng mỏ, đến phàn nàn với tôi, vì chẳng có cách nào làm vừa ý vợ Chủ tịch. Trong vòng một tháng, bà đã đổi y tá tới năm hay sáu lần. Có lần khi đuổi một cô y tá bà đã nói: “Nếu ai không muốn phục vụ tôi, không sao, họ có thể rời khỏi đây. Trung Quốc có 600 triệu dân cơ mà, tha hồ lựa chọn”.Tôi phụ trách nhân viên chăm sóc Giang Thanh, cũng chẳng biết phải làm gì nữa, đành trình bày với Thạch Chu Hàn và Hoàng Thụ Tắc, trưởng và phó Ban bảo vệ sức khỏe trung ương. Hy vọng, kinh nghiệm của họ có thể sẽ giúp được tôi. Nhưng đến họ cũng bất lực. Hoàng Thụ Trạch đưa tôi đến gặp Dương Thượng Côn. Sau khi nghe tôi trình bày, Dương Thượng Côn bảo: “Giang Thanh cũng không nể tôi, vậy biết làm thế nào?”Cuối cùng Thạch Chu Hàn, Hoàng Thụ Tắc và tôi đã quyết định trình bày vấn đề này với thủ tướng Chu Ân Lai. Tất cả chúng tôi đều rất kính trọng Chu. Thạch Chu Hàn cũng đã từng gặp phải một vấn đề tương tự với Lâm Bưu, vị nguyên soái, phó chủ tịch Hội đồng Quân sự, như tôi với Giang Thanh bây giờ. Hồi đó Lâm Bưu chưa hoàn toàn nghỉ hưu. Lâm Bưu cũng mắc bệnh suy nhược thần kinh và không chịu làm theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Chu Ân Lai nói với ông, Mao chủ tịch và đảng hy vọng Lâm Bưu sẽ tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ít ra, Làm Bưu cũng đã nghe lời bác sĩ một thời gian. Chúng tôi nghĩ Chu cũng sẽ tìm ra được một giải pháp tương tự đối với Giang Thanh.Nhưng chúng tôi đã lầm.Chúng tôi xin yết kiến thủ tướng, trình bày lý do. Chu từ chối, lý do rất bận. Thay vào đó ông đề nghị chúng tôi đến gặp vợ ông, bà Đặng Dĩnh Siêu, cố vấn và là người tin cẩn nhất của ông. Bà cũng là một Uỷ viên trung ương đảng có uy tín. Từ xưa đến nay, tôi chưa một lần gặp bà, nhưng từ lâu vẫn ngưỡng mộ. Chúng tôi thường gọi bà là “Chị cả Đặng”, thật vinh hạnh nếu được làm quen với bà.Nhiệm vụ của tôi, phải thuật lại vấn đề cho Đặng Dĩnh Siêu nghe. Tôi trình bày tường tận tình trạng của Giang Thanh, giải thích rằng những khó khăn mà Giang Thanh đang gặp chỉ là tâm lý, vì vậy không thể giải quyết được bằng y học. Theo đánh giá của tôi, vấn đề tâm lý của Giang Thanh là hậu quả của sự cách biệt với bên ngoài và chẳng tham gia vào một hoạt động xã hội nào. Có lẽ Giang Thanh sẽ thay đổi được cách sống và khắc phục được vấn đề tâm lý nếu được người hợp tính tình khuyên bảo. Chúng tôi đã bất lực nên phải nhờ đến Đặng Dĩnh Siêu.Đặng Dĩnh Siêu chăm chú nghe tôi trình bày. Sau đó bà nói: “Chủ tịch đã cống hiến trọn đời cho cách mạng. Tám người trong gia đình Chủ tịch đã hy sinh cho cách mạng. Chúng ta phải hiểu rằng hiện giờ Mao chủ tịch chỉ còn có vợ là đồng chí Giang Thanh thôi. Người vợ cả của Chủ tịch, Dương Khai Huệ đã hy sinh cho cách mạng, người vợ thứ hai, Hạ Tứ Trân mắc bệnh tâm thần. Bây giờ cả Giang Thanh cũng lâm bệnh. Với tất cả khả năng của chúng ta, chúng ta phải giúp đỡ đồng chí Giang Thanh. Bởi vì như thế mới chứng tỏ được lòng biết ơn của chúng ta đối với Chủ tịch. Dù nhiệm vụ có khó khăn đến đâu cũng phải hết lòng chữa chạy cho Giang Thanh”.Bà nói tiếp: “Đồng chí nói rằng ở đồng chí Giang Thanh có vấn đề về tâm lý. Điều đó làm chúng tôi rất buồn. Lẽ ra đồng chí không nên nói ra điều đó, như vậy không công bằng đối với Chủ tịch. Đảng giao cho đồng chí nhiệm vụ điều trị cho đồng chí Giang Thanh với những phương tiện y học tốt nhất, đồng chí không có quyền can thiệp vào những công việc khác”.Tôi như bị dội một gáo nước lạnh. Đặng Dĩnh Siêu đã làm đảo ngược sự việc. Rõ ràng, bà đã trao đổi với Chu Ân Lai và được tán thành, nếu không bà không có thái độ như vậy. Bỗng nhiên, tôi hiểu, Chu Ân Lai là kẻ nô lệ của Mao, chỉ nhất nhất tuân theo từng lời của Chủ tịch. Cả ông lẫn vợ chẳng ai dám có một ý nghĩ độc lập nhỏ nào. Đặng Dĩnh Siêu, người phụ nữ khôn ngoan, tính toán. Tôi tìm đến bà với một vấn đề thực sự, nhưng bà lại muốn lợi dụng việc này để trở thành người tin cẩn của Mao bằng cách tố cáo chúng tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ đối với vợ Chủ tịch, không cố gắng làm việc. Nếu Mao biết cuộc đối thoại này, vợ chồng bà sẽ được lòng Mao. Còn mối quan hệ của tôi với Mao chắc chắn sẽ xấu đi.Tôi cảm thấy mình bị lừa dối. Bà ta thành công trong việc lợi dụng ý tốt của tôi để chống lại tôi, đẩy tôi vào thế thù. Bằng cách biến sự bất lực của tôi trong việc giải quyết vấn đề của Giang Thanh thành sự thử thách lòng trung thành đối với Mao. Đặng Dĩnh Siêu phản bội chúng tôi. Từ đó tôi không còn tin bà nữa. Tôi tức giận và rùng mình khi rời khỏi nhà bà.Bây giờ tôi chẳng còn cách nào khác, đích thân nói thẳng với Mao nhưng không có mặt Giang Thanh. Cơ hội đã đến trong chuyến viếng thăm bí mật Trung Quốc của Khrushchev. Khrushchev đến Bắc Kinh vào ngày 31-7-1958. Mao đi tàu từ Bắc Đới Hà về Bắc Kinh để tiếp đón. Trên đường đi tôi đã nói chuyện với Mao về tình hình sức khỏe của Giang Thanh. Mao sửng sốt:- Các đồng chí đã nộp báo cáo cho tôi rồi cơ m;'>
Đến ngày thứ 15 tôi gần như quỵ. Không ăn không ngù được, tất cả năng lượng dự trữ hầu như đã cạn kiệt. Tất cả cơ đều đau, mỏi dừ, mỗi bước đi tôi đều thấy đau đớn. Thời gian 20 ngày lao động đối với các cán bộ đảng và chính phủ đã kết thúc, riêng Nhóm Một đến muộn 5 ngày và phải quyết định có tiếp tục ở lại hay không. Chẳng một ai muốn làm tiếp cả. Nhưng cũng chẳng ai muốn bị chụp mũ “phần tử chậm tiến”, nếu người đó đề nghị không làm nữa. Chúng tôi quyết định làm tiếp 5 ngày.Tướng Dương Thành Vũ đã cứu, ông chúc mừng thành tích lao động của chúng tôi. Ông nói: “Các đồng chí làm 15 hay 20 ngày không quan trọng. Chủ tịch đang rất cần các đồng chí. Một giờ làm việc cho Chủ tịch đáng giá hơn ngày lao động ở đây. Với tư cách là tổng công trình sư, tôi ra lệnh cho các đồng chí phải rời khỏi công trường”. Ông cười. Quá vui mừng trước mệnh lệnh của ông, chúng tôi cười phá lên. Chúng tôi được lệnh trở về Trung Nam Hải.Tuy vậy, cuộc họp vẫn chưa được giải tán, chúng tôi phải chọn ra một người lao động tiên tiến nhất trong nhóm. Tôi đã được để cử. Một người nào đó phát biểu: “Bác sĩ Lý rất xứng đáng. Đồng chí ấy là trí thức, nhưng vẫn không nề hà, luôn theo sát chúng ta và làm việc đến cùng. Đối với đồng chí ấy, điều đó không phải là đơn giản”. Đa số tán thành ý kiến.Nhưng tôi không thể nhận danh hiệu này. Trao tặng danh hiệu lao động tiên tiến cho tôi quả là vô lý. Tôi đến đây không phải do tự nguyện mà Mao đã ra lệnh. Ngoài ra, phần thưởng này đối với tôi không có giá trị gì lớn lao lắm. Tôi là bác sĩ, kiến thức về y học mới là niềm tự hào. Tôi cũng biết rõ Nhóm Một, nếu được tuyên dương lao động tiên tiến, những thành viên khác trong Nhóm Một, như Diệp Tử Long chẳng hạn sẽ có lý do cho những mưu mô xảo quyệt khác đẩy tôi đi lao động lần nữa.Từ chối phần thưởng này, tôi giải thích: “Là một trí thức, tôi phải hoàn thiện mình bằng lao động chân tay. Tôi không xứng đáng nhận danh hiệu lao động tiên tiến, nếu không, những ngày lao động này không còn ý nghĩa”. Một vài thành viên của nhóm động viên nhưng tôi cương quyết từ chối.Diệp Tử Long đứng ra giàn xếp. Bản thân Diệp không muốn tôi danh hiệu lao động tiên tiến, nói:- Bác sĩ Lý đã nhiều lần từ chối, chúng ta nên tôn trọng ý kiến của đồng chí ấy.Tuy nhiên, nhóm không nhất trí chọn người khác lao động tiên tiến. Lại một lần nữa, tướng Dương Thành Vũ tìm ra một giải pháp. Ông nói: “Tất cả các đồng chí đều làm việc cho Chủ tịch. Tất cả các đồng chí đã làm gương cho những người khác. Vậy tất cả các đồng chí đều xứng đáng lao động tiên tiến. Chúng tôi sẽ gọi nhóm của các đồng chí là nhóm lao động tiên tiến”.Tất cả đều hài lòng với đề nghị này. Chúng tôi có thể trở về Bắc Kinh trong niềm vinh quang.Khi chiếc xe tải cho chúng tôi xuống Trung Nam Hải tôi không dám về nhà ngay. Từ hơn hai tuần nay chưa tắm, không muốn cho gia đình nhìn thấy tôi trong tình trạng này. Thay vì về nhà, tôi tới Hạnh Hoa Viên, vào một trong những nhà tắm sang trọng kiểu cổ vẫn còn sót lại. Với 5 nhân dân tệ, giá trị tương đương gần 5 ký thịt lợn, tôi được dẫn vào một phòng riêng có chỗ nằm thoải mái và bồn tắm. Một nhân viên xà nước ấm vào bồn. Tôi ngâm mình trong bồn, lần đầu tiên trong hai tuần, tôi mới được thư giãn như thế.Sau khi tắm xong, tôi lên giường nằm, người nhân viên tẩm quất, xoa bóp những bắp thịt đau nhức. Trong khi đó, quần áo của tôi được giặt sạch sẽ, hong khô, là cẩn thận. Sau hai tiếng nghỉ ngơi ở nhà tắm thư giãn, tôi đã hồi lại, có thể ra mắt gia đình. Tôi đến Lưu Linh Chương, chỗ mẹ tôi.Diện mạo của tôi làm cho mẹ và vợ tôi bị sốc. Họ kêu lên. “Gày đi nhiều quá!” Lý Liên có thể hiểu được những đau đớn và cực nhọc của chồng. Cô đã lao động một ngày ở đập, bị cháy nắng và kiệt sức. Hai người đều muốn tôi ở nhà nghỉ ngơi cho lại sức.Nhưng tôi không thể, Mao đang chờ, tôi muốn sẽ là người đầu tiên kể cho ông nghe về chuyến đi kém may mắn của mình. Tôi ăn ngấu nghiến những chiếc bánh bao nhân thịt thơm ngon của mẹ, rồi tất tưởi lên đường gặp Chủ tịch.Ông đang ngồi với Giang Thanh trên bờ bể bơi. Ông trêu tôi:- Trông kìa, anh chàng trói gà không chặt đã đến! Đồng chí bị ngã vào xe goòng phải không? Cũng may đồng chí nhanh chân nhảy ra được, nếu không đã bị đưa xuống đập xay cùng đá vụn rồi.Tôi đã đến quá muộn. Một người nào đó đã báo cáo cho ông về công việc của tôi trong hai tuần qua. Y tá của Giang Thanh đã cho biết, bà rất khoái chí nghe kể về chuyện của tôi. Bà hỏi:- Lúc ấy đồng chí thấy thế nào? Trong xe goòng có thích không? Vì đâu các đồng chí được ăn ngon, được ở những nơi tráng lệ, được tiếp đãi tử tế? Bởi vì các đồng chí là nhân viên của Chủ tịch. Bây giờ các đồng chí mới phải chịu khổ một chút.Mao bảo:- Xem ra đồng chí không kham nổi công việc này.Tôi thú nhận:- Tôi đã kiệt sức. Công việc thật sự không mấy dễ chịu.- Trí thức các đồng chí chỉ được cái nói và viết lách là giỏi. Các đồng chí không hình dung được lao động nặng nhọc. Vì thế tôi nói trí thức đôi khi cũng nên tham gia lao động chân tay, không phải là những lời trống rỗng. Bởi vì lao động chân tay giúp cho chúng ta có khả năng gần gũi quần chúng, biết đánh giá sức mạnh tập thể của toàn dân. Đồng chí nên tham gia lao động thường xuyên hơn. Điều đó sẽ tốt cho đồng chí.Những lời của Mao làm tôi phát hoảng. Chẳng có gì tốt đẹp đối với tôi, khi tôi phải trở lại công trường. Câu chuyện về cuộc vận lộn hai tuần với lao động nặng nhọc đã lan đi khắp Trung Nam Hải. Cú ngã vào xe goòng đáng xấu hổ vẫn được người ta lấy ra làm chuyện bông đùa kéo dài mãi.