rong khi Giang Thanh, thành viên độc lập nhất trong chuỗi cộng tác viên gần gũi của Mao, thì Diệp Tử Long lại là người đắc lực nhất. Người nào xung quanh Mao cũng đều có một chức năng nhất định.Về mặt tổ chức, Diệp chính thức là người phụ trách Văn phòng thư ký, kiêm Trưởng ban thư ký riêng của Mao. Ông lo thu xếp các cuộc họp, hoàn thành các biên bản với tư cách, người trợ lý cao nhất của Mao, ông còn quan tâm đến sinh hoạt cá nhân của Mao, như ăn, mặc và tiền bạc.Sau này tôi được biết từ Uông Đông Hưng, chính Diệp Tử Long cũng đã từng kiếm gái cho Mao. Ông không những lấy gái từ Văn phòng thư ký riêng do ông phụ trách, từ Văn phòng bảo mật hoặc từ các đội văn công thuộc Cục bảo vệ trung ương, ngoài ra ông còn để mắt đến tìm những cô gái trẻ, ngây thơ, không có ý thức chính trị và tuyệt đối trung thành với Mao ở các cơ quan khác.Diệp ở ngay trong tư dinh của Mao để tiện công việc cần vụ và thư ký riêng cho Mao. Nhưng Diệp lại dùng nhà ở của mình để giấu các cô gái trước khi ông dẫn họ đến gặp Chủ tịch. Diệp tìm cách đưa các cô gái trẻ đẹp vào Trung Nam Hải. Khi Giang Thanh vừa chìm vào giấc ngủ và Mao đã sẵn sàng tiếp các tố nữ, Diệp Tử Long dẫn các cô gái rón rén đi qua phòng ăn, rồi lẻn vào phòng ngủ của Mao. Đến gần sáng, ông mới quay trở lại đưa các cô ra.Diệp còn là người quản lý tài khoản đáng kể mà Mao dành để chi cho những công việc đặc biệt trong văn phòng.Vào năm 1966, trước khi có cuộc Cách mạng văn hoá không lâu và ngay trước khi hàng trăm triệu sổ tay bìa đỏ trích những câu nói của Mao được bán ra chưa kể đến, chỉ tính riêng Tuyển tập của mình, Mao đã kiếm được ba triệu nhân dân tệ. Trong những năm 1950, ông là một trong những người giàu nhất Trung Quốc và cũng là người rộng rãi trong chuyện tiền bạc. Ông đã giúp đỡ trợ cấp những thày giáo, bạn bè và những đồng chí cũ của ông, giúp họ một cuộc sống dễ chịu hơn sau khi bị chính quyền cộng sản mới tước mất quyền sở hữu và khả năng hành nghề. Ngoài ra, ông còn dùng tiền để trả ơn những phụ nữ đã ngủ với ông. Mao không đụng đến số tiền ông có, mọi việc do Diệp Tử Long thu xếp một cách kín đáo. Số tiền đó dao động từ một vài trăm đến một vài nghìn nhân dân tệ tuỳ từng trường hợp.Tôi được biết Diệp Tử Long là một người bẳn tính, ít học và hầu như mù chữ. Ông là một trong những người nông dân theo đảng từ khi còn trẻ, tham gia cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh ít lâu, Diệp bắt đầu làm cần vụ cho Mao từ những năm 1930. Trước khi đến Bắc Kinh vào năm 1949, Diệp chưa hề đặt chân đến một thành phố lớn nào, không biết cách sử dụng điện, chưa một lần nhìn thấy ánh đèn neon. Việc đảng nắm quyền tại Bắc Kinh chính là sự giải phóng thực sự đối với Diệp, chính Diệp đánh giá cao Mao ở chỗ đó. Mao đã đưa Diệp từ bóng đêm nghèo đói ở nông thôn tới nơi thiên đường thịnh vượng. Nhưng Diệp không thuộc loại nông dân ngờ nghệch, dễ bị loá mắt trước ánh đèn rực rỡ ở thành phố. Tôi chắc rằng, trước khi đến Bắc Kinh, từ lâu ông đã có nhiều tham vọng. Có điều trước đây ông chưa có điều kiện thực hiện.Tôi biết Diệp Tử Long từ hồi ở bệnh viện trong khu Trung Nam Hải, trước khi tôi trở thành bác sĩ riêng của Mao và không có cảm tình đối với ông ta. Tôi còn nhớ, năm 1951 Diệp đã xin tôi năm lọ kháng sinh penicillin để cho người bà con của ông ở Hồ Nam bị bệnh giang mai. Thời ấy, các cơ sở y tế nông thôn chưa có các loại thuốc kháng sinh mới. Trong khi đó Trung Quốc vẫn chưa sản xuất được loại penicillin này, chúng tôi phải nhập ngoại và quản lý chặt những lọ penicillin ở bệnh viện, thứ thuốc thuộc loại quý hiếm. Diệp khá ngạc nhiên, vì tôi đã từ chối lời đề nghị của ông.Cô y tá trưởng của bệnh viện cũng rất ngạc nhiên. Lúc đó, người ta đều biết, Diệp rất gần gũi và có ảnh hưởng lớn đối với Chủ tịch. Hầu hết mọi người đã phải đáp ứng yêu cầu để lấy lòng ông, nên cô y tá nghĩ, tôi đã xúc phạm Diệp. Tôi không hề nghĩ, đường đi của chúng tôi lại một lần nữa gặp nhau và càng không ngờ hầu như ngày nào chúng tôi cũng phải gặp nhau.Như tất cả chúng tôi, đầu những năm 1950, Diệp Tử Long cũng được hưởng chế độ trợ cấp. Diệp thèm khát một cuộc sống xa hoa, vậy mà ông không có tiền. Nhưng là thư ký riêng của Mao, Diệp có được tất cả những gì ông muốn. Ai muốn Mao ban cho ân huệ chỉ cần nịnh thư ký riêng của Mao. Trong khi đảng kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm, Diệp lại sống xa hoa và phung phí. Sau khi một câu lạc bộ khang trang được xây dựng dành cho các quan chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người phụ trách nên thường xuyên được mời dự những bữa tiệc lớn, chẳng phải trả một xu nào.Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung Quốc bén mảng đến những nơi mà Diệp mong ước lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, người ta lại không hề hỏi giấy tờ ông. Ai cũng cho rằng Diệp, một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp của đảng. Chỉ khi nào Diệp phát biểu mới lòi cái đuôi nhà quê kém văn hoá của mình. Ấy thế, bề ngoài ít ra trông Diệp cũng có vẻ thanh lịch. Da trắng, sáng sủa, trong khi ở Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, Diệp lại diện bộ đồ len kiểu Mao được cắt may rất khéo. Bởi vì mỗi khi Mao nhận được một bộ quần áo mới vừa vặn, Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao cũng vui vẻ mở tủ tặng một bộ quần áo để tạ ơn ông.Là người cần vụ cao cấp nhất của Mao, Diệp có trách nhiệm quản lý kho riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều món quà biếu Mao nhận được từ khắp nơi, y giống như một hoạn quan của thời đại phong kiến. Mao thường phân phát các món quà biếu cho nhân viên phục vụ, hầu như ai cũng nhận được quà tặng. Uông Đông Hưng bảo tôi, Diệp có máy ảnh Đông Đức, đồng hồ Thuỵ sĩ, đài thu thanh bán dẫn Nhật từ trong số quà biếu của Mao. Diệp Tử Long mau chóng thành chuyên gia đồ dùng vì thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng của nước ngoài, mặc dù không thể đọc nổi tên nước sản xuất trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.Diệp thực hiện câu ngạn ngữ cổ “Giàu nhà kho, no nhà bếp”. Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo nông trang Duyên Hà. Trại cải tạo Duyên Hà, một nông trang do tù nhân làm sản xuất các loại thực phẩm từ rau xanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả ao nuôi cá, trồng lúa, một trong những nguồn thực phẩm cung cấp cho Diệp và được trả bằng những phiếu phân phối. Sau khi đảng cộng sản nắm quyền, chính phủ mới đã dựng lên khắp cả nước nhiều trại cải tạo, dành cho tù hình sự và tù chính trị. Điều kiện sống trong trại rất hà khắc. Phần lớn tù chính trị là những người thuộc tầng lớp thấp như lính trơn hoặc các công chức nhỏ đã từng phục vụ cho Quốc đân đảng, Còn những quan chức cao cấp thường đã đào tẩu hoặc theo cộng sản như cha tôi. Khi quân giải phóng tiến vào Nam Kinh, Chu Ân Lai đã cử người đến khuyên cha tôi đừng chạy theo Quốc dân đảng. Sau này, nhờ sự giúp đỡ của Chu Ân Lai, cha tôi chuyển về Bắc Kinh, có việc làm với đồng lương khá cao, có nhà ở, cuộc sống ổn định.Trại nông trang Duyên Hà do Sở công an Bắc Kinh quản lý và là trại cải tạo lớn nhất ở thủ đô. Cũng như hầu hết các đồng chí giữ chức vụ cao cấp khác, Diệp đã lợi dụng quan hệ bạn bè với trưởng trại Duyên Hà để lấy một khối lượng lớn thực phẩm cao cấp mà Diệp muốn. Thậm chí ngay trong thời kỳ có nạn đói lớn năm 1960-1962, đã làm hàng triệu người chết đói, Diệp vẫn nhận được số lượng thực phẩm cao cấp khổng lồ.Mặc dù Diệp đã có vợ, chẳng bao giờ ly dị, nhưng đã yêu cô gái của Phòng bảo mật trong một buổi khiêu vũ của Mao tại Hội trường Xuân Sen. Khi cấp trên của cô gái trẻ biết chuyện, bạn thân của Diệp đã bí mật đưa cô xuống tàu rời Bắc Kinh. Không ai dám hỏi bạn gái của ông đã biến đi đâu.Vào năm 1958, khi Diệp ở Vũ Hán cùng với Mao, tình cờ gặp lại cô gái đó trong một buổi khiêu vũ khác, hai người đã nối lại duyên xưa. Diệp đã tìm mọi cách giúp cô ly dị, thời ấy rất khó, rồi chuyển cô đến thành phố công nghiệp Thiên Tân, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Đông. Thời đó chưa có đường cao tốc và đường xá rất trở ngại, khó khăn nên đi từ Bắc Kinh đến đó phải mất tới 6 giờ đồng hồ. Diệp đã tìm cho cô bạn gái chỗ làm việc và một ngôi nhà để ông bí mật thường xuyên lui tới. Đôi khi Diệp sử dụng xe của Giang Thanh, lúc bà rời Bắc Kinh. Trong thời gian nạn đói lớn, ông đã lo chu cấp đầy đủ thực phẩm cho người tình. Đến khi người ta bắt đầu tiến hành xét hỏi ông trong thời kỳ Cách mạng văn hoá, ông mới cắt đứt quan hệ vừa được nối lại giữa hai người. Mãi đến năm 1980, khi Diệp Tử Long được phục hồi, được bầu làm phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh, hai người mới quay lại với nhau. Lúc đó ông đã là một ông già hói đầu, còn cô bạn gái của ông đã là một bà già tóc bạc.Việc tôi được nhận vào Nhóm Một đã làm cho Diệp Tử Long phật ý. Diệp vẫn không quên chuyện tôi đã từ chối không cho người bà con của ông penicillin. Là một cự chiến binh, một nông dân thuần tuý, từng tham gia Vạn Lý Trường Chinh, Diệp coi tôi là viên trí thức tầng lớp trung lưu thấm đậm ý thức hệ tư sản của xã hội cũ. Đối thủ của ông là Uông Đông Hưng lại chọn tôi càng làm tăng thêm ác cảm của ông. Sau khi Phó Liêm Chương và ông biết tôi được bổ nhiệm làm bác sĩ riêng của Mao, họ đã lập kế hoạch làm sao loại tôi ra một cách nhanh nhất. Giang Thanh đã cho tôi biết, bọn họ đã báo cáo trực tiếp với Mao rằng, cần phải lưu ý đến lý lịch tư sản của tôi, rằng tôi không đảm bảo chắc chắn về mặt chính trị, nhưng Mao đã không đồng ý.Là thành viên của Nhóm Một, tôi buộc phải làm việc cùng với Diệp Tử Long, khiến mối ác cảm của tôi đối với ông ngày càng tăng.Ngay cả những vệ sĩ của Mao cũng chẳng có thiện cảm với Diệp. Văn phòng của họ nằm ngay sát phòng của các nhân viên y tế, nên khó thấy được sự khác nhau giữa hai nhóm. Các cô y tá thường tập trung vào công việc và chỉ trao đổi về công việc của họ. Hứa Đào là người rất kín tiếng. Lại bị dán nhãn hiệu trong nhóm chống đảng cộng thêm gần đây ông bị buộc tội hủ hoá, ông hiểu ra rằng chỉ cần lỡ lời có thể gây cho ông những chuyện rắc rối lớn.Ngược lại, đám vệ sĩ lại lắm lời. Họ thường oang oang, công khai kháo nhau những chuyện mà các cô nhân viên phục vụ rất xấu hổ không dám hé răng. Chuyện tình dục là đề tài mà họ ưa thích.Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mao thản nhiên nói chuyện làm tình. Mao không hiểu hệ thống sinh dục của con người, nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra ông rất quan tâm đến vấn đề tình dục. Chẳng hạn, ông thường xuyên nhắc đến cuộc sống tình dục của Cao Cương, một thời là thủ lĩnh vùng Mãn Châu, tự vẫn năm 1954 sau khi bị quy tội âm mưu “liên kết chống đảng”. Cao Cương từng nói, y nắm tất cả quyền lực tối cao, đến nỗi bạn thân Stalin đã gọi ông là “ông vua Mãn Châu”. Uông Đông Hưng nói với tôi, Cao đồng mưu với Giao Xương Trí tạo phản, cả hai đã bị thanh trừng vì họ ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ trong cuộc chống đảng.Ít khi Mao nói với tôi về sai lầm chính trị của Cao Cương. Thay vì việc đó, ông có ý quả quyết rằng, Cao đã ngủ với trên một trăm phụ nữ và ông băn khoăn tự hòi, làm sao Cao lại tán tỉnh giỏi đến thế, kể cả các cô gái trong vũ hội mà Cao tổ chức. Mao bảo: “Vợ Cao đã thú nhận, cái đêm Cao tự vẫn, đã hai lần làm tình. Đồng chí có thể tưởng tượng nổi dục vọng lớn như vậy không?”Mao kể tiếp:- Thói trăng hoa của Cao thực ra lỗi lầm không quá lớn. Giá như Cao không phạm những sai lầm chính trị nghiêm trọng, điều đó cũng chẳng đáng quan tâm. Ngay cả khi đã mắc sai lầm, chỉ cần Cao thành khẩn nhận khuyết điểm trước đảng, đảng vẫn có thể tha thứ, đồng chí ấy vẫn có ích đối với cách mạng.Giang Thanh cũng công khai đề cập đến tình dục. Sau khi tôi trở thành bác sĩ riêng của Mao ít lâu, tôi ngạc nhiên thấy, nhiều lần bà đã tự hào khoe đêm hôm trước bà đã làm tình với Mao và khen ngợi hết lời khả năng tình dục của Chủ tịch.Trong bối cảnh như vậy, thật không lấy gì làm ngạc nhiên khi tình dục là đề tài tán gẫu ưa thích nhất đối với đám vệ sĩ của Mao.Một đề tài khác cũng không kém phần thú vị đối với nhân viên an ninh là Giang Thanh. Cứ khi vắng tai bà, câu chuyện lại xoay quanh và họ chẳng nể nang gì mà không chế nhạo. Đặc biệt cậu vệ sĩ trẻ, Tiểu Chương, có thể bắt chước cực giống điệu bộ của vợ Chủ tịch. Tiểu Chương, một chàng trai thông minh, có tướng phụ nữ, người sắm vai rất giỏi. Vì áo quần của Giang Thanh (cả áo quần lót bằng lụa) để trong phòng của nhân viên an ninh, nơi đám vệ sĩ tắm rửa, giặt giũ và là quần áo, nên Tiểu Chương đã khoác áo mưa, đội mũ rơm của bà, đi vênh váo lắc hông quanh trong phòng, làm mọi người phá lên cười. Ngay cả Mao, một lần tình cờ được chứng kiến cảnh đó, cũng chỉ tủm tỉm cười mà không nói gì.Tôi cảm thấy không thích thú gì những trò đó và cố lánh xa bộ phận an ninh. Trước mặt họ, tôi thường nín thinh, người ta nghĩ rằng tôi không ủng hộ tư cách của họ. Bởi vậy, Diệp Tử Long khi biết điều đó, đã chỉ trích tôi tự kiêu tự đại và coi thường ông.Sau lưng tôi, Diệp Tử Long trực tiếp đến gặp Mao nói tôi là kẻ ngạo mạn, vì là bác sĩ, nên coi thường những cán bộ xuất thân từ những gia đình công nhân và nông dân thuần tuý – bằng chứng chứng tỏ sự bấp bênh về quan điểm chính trị của tôi.Mao khoái những lời tố cáo như vậy. Ông cố tình tạo ra sự hiềm khích giữa những người cộng sự của ông. Ông thường thu thập những tin tức làm cho chúng tôi chống đối nhau, để ngăn cản chúng tôi liên kết chống lại ông. Ông thường làm cho nội bộ Nhóm Một ở trong bầu không khí căng thẳng. Chẳng hạn, Giang Thanh thường xuyên va chạm với Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều. Trước đây, Giang Thanh và Diệp vốn thân nhau, nhưng khi bà phát hiện ra Diệp đóng một vai trò quan trọng đối với chồng bà, mối quan hệ giữa họ trở nên nguội lạnh trông thấy. Bà cũng không chịu thông cảm với Lý Ẩm Kiều vì Lý đã một lần xúc phạm bà và trong một cuộc phát động chính trị, bà đã chuyển đến Hàng Châu để thoát ra khỏi sự theo dõi. Uông Đông Hưng và Diệp Tử Long là hai kẻ cừu địch. Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều cũng không hoà hợp, vì cả hai đều ganh tị nhau trước những ân huệ của Mao. Mao lợi dụng những bất hoà đó nhưng khi nào có nguy cơ xô xát, ông lại đứng ra hoà giải và sự hoà hợp cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.Một hôm ở Hàng Châu, Mao nói với tôi:- Người làm ngành y thường tự kiêu. Tôi không thích thế.Tôi đáp:- Có thể với những người khác, nhưng đối với Chủ tịch thì không dám thế.Mao phản bác:- Tôi không tin điều đó. Đồng chí chưa bao giờ tự cao tự đại chứ?Lúc đó tôi mới biết Diệp Tử Long đã tố cáo tôi.Thực ra nếu so sánh với đám người phục vụ quanh Mao, tôi cũng có chút tự kiêu. Bởi vì xét cả hai mặt, địa vị xã hội của gia đình lẫn quá trình học hành trở thành bác sĩ, một nghề được trọng vọng và người bác sĩ đáng được mọi người kính trọng. Theo quan điểm cách mạng của Mao, mọi quan điểm đã thay đổi. Địa vị cáo quý hiện nay là nông dân và công nhân. Nhưng tôi khó thay đổi quan điểm, tôi luôn tự hào về công việc và cảm thấy khó chịu với những tiếng xì xèo thô thiển trong đám nhân viên của Mao.Diệp nghĩ tôi nên từ chức, nhưng Mao đóng vai người giải hoà. Ông lệnh cho Diệp không được gây khó dễ đối với tôi và chỉ thị cho tôi hãy xích lại gần Giang Thanh hơn. Bà khuyên tôi nên kính trọng và niềm nở với ông ta một chút. Cuối cùng bà nói, Diệp Tử Long phục vụ Chủ tịch lâu hơn tôi và thậm chí ngay cả bà cũng phải chiều Diệp.Nhưng tôi không muốn lấy lấy lòng Diệp Tử Long nhưng phải chiều ý Giang Thanh. Tôi nói với Mao những suy nghĩ về Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều, rồi kết luận rằng những người khác đều không có cảm tình đối với cả hai người. Mao đáp:- Nhưng họ có ích đối với tôi. Đồng chí hãy cố hoà hợp với họ.Lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao cả hai lại hữu dụng đối với Mao. Mãi nhiều năm sau tôi mới biết được sự bí mật về lợi ích của họ đối với Chủ tịch.Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình ở trong tình trạng ngột ngạt – không phải vì Mao, người tôi luôn tôn kính, cũng không phải vì Giang Thanh người gây khó mà vì những cộng sự của Nhóm Một. Những kẻ nịnh bợ này làm cho tôi ghê tởm và chán ngấy những lời nhắc nhở nên bợ đỡ ai hoặc tôi phải sốt sắng với ai. Mặc dù tôi là người cộng sự gần gũi nhất của Mao, nhưng những thành viên của Nhóm Một lại coi tôi chẳng ra gì. Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều – nói chung, cả đám thư ký và vệ sĩ – có thể ví như các hoạn quan trong hoàng cung, suốt ngày tranh nhau lấy lòng vua, chuyển lệnh của vua và lợi dụng ảnh hưởng của họ để doạ nạt và làm nhục người khác. Người ta trông chờ tôi bỏ lòng tự trọng của mình đi và thành kẻ xu nịnh. Mặc dù là bác sĩ riêng của Mao, nhưng tôi vẫn bị Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều đối xử thô lỗ.Tôi đã cố gắng để tình hình của tôi sáng sủa hơn. Mao vẫn còn khỏe và không cần bác sĩ túc trực hàng giờ bên ông. Nếu tôi ở lại tất nhiên tôi không bao giờ trở thành một thầy thuốc tầm cỡ, trong khi ước mơ trở thành bác sĩ giỏi vẫn thôi thúc không ngừng.Bởi vậy, tôi đã quyết định từ chức.Trước hết tôi nói với Uông Đông Hưng. Ông ta hoài nghi:- Đồng chí đã làm được nhiều việc cho Chủ tịch đấy chứ.Rồi ông động viên tôi:- Đồng chí đã giải quyết được vấn đề bạch cầu và kê toa thuốc ngủ mới cho Chủ tịch. Đồng chí không được xem xét mọi việc một cách khe khắt như thế, đồng chí phải nghĩ đến đảng. Không mấy ai dễ có được một chức vụ như đồng chí. Ngoài ra, nếu đồng chí không cân nhắc kỹ càng một cách toàn diện, đầy đủ mà xin thôi việc không có lý do chính đáng, sau này có thể đồng chí sẽ không tìm được việc làm đâu.Câu nói cuối cùng của Uông làm tôi tỉnh ngộ. Những người rời khỏi Nhóm Một không có lý do cụ thể, trong số đó có một người là bác sĩ của Mao trước đây, đã phải cố gắng lắm mới tìm nổi việc làm. Người ta cho rằng nếu ai đó phải thôi việc chắc chắn phải vì lý do chính trị. Vì tại sao người ta lại muốn rời khỏi khu vực Trung Nam Hải danh giá như thế nhỉ? Không ai dám liều lĩnh trở thành một người có nghi vấn về chính trị. Với lý lịch gia đình, sự ra đi của tôi sẽ trở thành nhiều nghi vấn chính trị. Tôi kẹt trong tình thế lưỡng nan. Nhưng tôi cảm thấy rất nguy làm việc trong Nhóm Một. Mặc dù vậy, tôi vẫn luôn luôn nghĩ tới quyết định từ chức, đù chẳng đi đến đâu.Tôi nghĩ lung lắm về tình trạng của tôi, nhưng câu trả lời vẫn như cũ, tôi vẫn muốn xin thôi việc, càng sớm càng tốt, dù hậu quả xấu như thế nào cũng kệ.Rồi tôi đến gặp Giang Thanh, báo cáo:- Tôi đã suy nghĩ kỹ về tình trạng của tôi ở đây. Tôi là một trí thức của xã hội cũ, không hợp với những đòi hỏi về chính trị được đặt ra đối với bác sĩ riêng của Chủ tịch. Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần phải tìm ai đó thay tôi và người đó xuất thân từ giai cấp chuyên chính và có lý lịch trong sạch về chính trị.Giang Thanh hỏi tôi đã báo cáo chuyện này với Mao chưa. Tôi giải thích rằng tôi đã báo cáo đầy đủ thành phấn xuất thân, nhưng chưa nói chuyện xin từ nhiệm.Bà ta trầm ngâm suy nghĩ một lát, khuyên tôi đừng đến gặp Chủ tịch. Bà muốn đích thân đến nói chuyện với ông.Hôm sau, Giang Thanh cho gọi tôi tới. Bà đã nói chuyện với Mao và đi đến một quyết định, những khó khăn về chính trị của tôi và gia đình tôi đều thuộc về quá khứ. Ngoài ra, Uông Đông Hưng, La Thuỵ Khanh và Dương Thượng Côn đã kiểm tra kỹ lý lịch, tư cách và đã xếp tôi vào loại không có vấn đề. Nếu lấy thành phần gia đình đổ lên đầu đồng chí là hoàn toàn bất công. Chu Ân Lai cũng đã được báo cáo chuyện này. Giang Thanh bảo:- Như vậy đồng chí có thể hoàn toàn yên tâm và trở lại công việc của đồng chí. Đồng chí hãy quên quá khứ vấn đề chính trị của đồng chí đi.Uông Đông Hưng khá vui. Ông tự hào nói:- Ít ra, chúng ta đã biết Chủ tịch nghĩ gì về đồng chí. Chủ tịch quý mến đồng chí, đúng thế không? Tôi đã bảo mà, hễ tôi tiến cử ai, người ấy rất xứng đáng, có phải không? Bây giờ đồng chí phải cố gắng làm việc. Đồng chí không còn gặp khó khăn gì nữa!Thế là tôi không còn cựa quậy vào đâu được.Sau sự việc này, Giang Thanh tỏ ra thân mật với tôi hơn trước nhiều. Bà thường gọi tôi đến để chuyện trò và pha trà mời tôi.Bà bắt chước cách nói chuyện của Mao, thoải mái và không nặng nề. Bà động viên tôi nói thẳng và cố tìm hiểu nhưng suy nghĩ của tôi, mà không đánh giá một suy nghĩ nào. Giang Thanh có thể bắt chước giống hệt chồng, vì bà đã từng là diễn viên, nhưng thực ra lại không phải tác phong của ông. Quan điểm của bà ảnh hưởng trực tiếp từ Mao vì thế tôi thường bất đồng ý kiến, nhưng khi trò chuyện tôi rất cẩn trọng. Tôi không hề nghĩ, một lời nhận xét vô tư nhất về một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ, mười năm sau lại có thể trở thành nguy cơ đe doạ cuộc sống của người đó. Nhưng từ buổi ban đầu tôi không dễ gì cảm nhận thấy nhưng tôi đã có linh cảm như vậy và trước mặt Giang Thanh tôi luôn luôn cảnh giác mỗi lần đến viếng thăm.Đầu mùa hè năm 1956, chúng tôi vẫn còn ở Quảng Châu, người y tá của Giang Thanh cho tôi hay, vợ của Chủ tịch muốn gặp tôi. Cô ta con nói thêm:- Có tin mừng cho đồng chí đấy.Khi tôi bước vào phòng, Giang Thanh đang ngắm nghía những tấm ảnh. Bà là người chụp ảnh nghiệp dư rất cừ. Bà đặt những tấm ảnh sang một bên và lên tiếng:- Bác sĩ này, tôi nghe thấy người ta nói đồng chí thường ra mồ hôi khá nhiều.Tôi lúng túng. Tôi thiếu quần áo hợp với khí hậu nhiệt đới ở Quảng Châu. Mặc dù khi làm việc tôi đã phải cởi áo ra, nhưng vì ở đây không có máy điều hoà nhiệt độ và quần của tôi may bằng vải dày, nên suốt ngày tôi vã mồ hôi.Tôi đáp:- Tôi không mang theo quần áo mùa hè.Giang Thanh chỉ vào những xấp vải trên một cái bàn:- Đồng chí hãy lấy một tấm vải để thợ may cho một bộ quần áo khác. Quần áo của đồng chí dày quá.- Thưa, tôi có thể chỉ mắc áo sơ mi, không mặc áo vét cũng chẳng sao.Tôi đang chần chừ thì cô y tá giật tay áo tôi, ra hiệu tôi nên nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi lại chối từ:- Thành thật cám ơn sự quan tâm đặc biệt, nhưng tôi không dám nhận.Tôi không muốn mang tiếng đã nhận quà của vợ Chủ tịch. Nhưng Giang Thanh vẫn không chịu.- Đồng chí hãy nhận cho tôi hài lòng.Bà sẽ cho người đưa tôi đến thợ may.Món quà của Giang Thanh đã đặt tôi vào một tình thế khó xử. Mặc dù bà có tiếng keo kiệt, nhưng lần này bà lại tỏ ra hào phóng đối với tôi. Nhận món quà của bà sẽ làm nhân viên Nhóm Một thêm đố kỵ, họ đã từng bép xép nói xấu tôi sau lưng. Nếu tôi từ chối, có nghĩa là tôi dám xúc phạm bà và có thể cũng dám xúc phạm cả Mao nữa.Tôi đã kể cho Uông Đông Hưng về sự khó xử của tôi. Uông nói:- Nếu đồng chí không nhận vải, Giang Thanh sẽ quả quyết đồng chí coi thường bà ấy. Nếu đồng chí nhận, những người khác sẽ ghen tị với đồng chí. Tôi sẽ nói cho đồng chí ấy hiểu về vấn đề này và có thể thuyết phục được Giang Thanh.Nhưng Giang Thanh không thay đổi ý kiến. Uông Đông Hưng thuật lại với tôi:- Giang Thanh nói “Đồng chí ấy hỏi, tại sao người này không thể quan tâm đến người khác được?”. Đồng chí ấy đâu muốn mua chuộc đồng chí. Nếu có ai xì xào sau lưng đồng chí, tôi sẽ giải thích cho họ biết.Tôi buộc phải nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng lời đàm tiếu còn tệ hại hơn những điều tôi tưởng tượng. Lý Ẩm Kiều to nhỏ:- Giang Thanh lúc nào mà chả keo kiệt. Cử chỉ thân thiện của bà đối với bác sĩ Lý chắc chỉ là một lần đầu tiên.Rồi Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều đã phao tin, Giang Thanh và tôi rất “hữu hảo” với nhau, tức là chúng tôi là những người bạn tốt, ý bóng gió rằng, giữa chúng tôi có mối quan hệ tình cảm nào đó. Tin đồn đến tai Mao và có lẽ ông cũng nửa tin nửa ngờ.Ngay sau khi nghe được tin đồn thổi, tôi trực tiếp đến bào cáo với Mao.Tôi hỏi ông có biết món quà Giang Thanh cho tôi không. Ông bảo:- Biết, biết ngay từ đầu. Đồng chí cứ nhận lấy, sao lại từ chối.Tôi báo cáo với ông về những lời đồn thổi giữa tôi và Giang Thanh, ông bảo ông cũng đã nghe thấy.Bố bảo Giang Thanh chẳng dám ngoại tình. Ngoại tình, Mao có cớ để ruồng bỏ, điều bà ta rất lo sợ. Nhưng bà rất khéo lấy lòng những nhân viên gần gũi Mao và hài lòng khi được đàn ông ngưỡng mộ.Tôi báo cáo với Mao về tin đồn nhảm và chứng minh không có chuyện đó. Mao bảo:- Người quân tử hành xử theo lương tâm.Lời đồn thổi thế là chấm dứt.