ăm 1940 bọn Đức đã trưng dụng khách sạn riêng của ông Weil-Picard ở phố Cour-rcelles với lí do duy nhất rằng ông chủ là người Do Thái. Tất cả tài sản của những người Do Thái như ông tiêu bị tịch thu đưa lên xe lửa chở về Đức cho bọn trùm phát xít sử dụng. Goering chỉ huy các vụ cướp đoạt có tổ chức này và đoạt phần lớn nhất tài sản cướp được. Bộ sưu tầm tranh của Weil-Picard thuộc loại đẹp nhất nước Pháp khiến cho bọn trộm cướp rất thèm nhưng ngôi nhà chưa bị chiếm đoạt.Chính tại nhà này, vào tháng tư năm 1944 Pannwitz cảm thấy mùa xuân này có thể là mùa xuân cuối cùng được ở Paris, nên đã chuyển ĐĐN đến đây. Bọn tra tấn người cảm thấy ngày chiến bại sắp tới. Trên khắp châu Âu, nhân dân bị áp bức đã đứng lên. Ở Pháp, Kháng chiến tiêu hao kẻ thù. Thay cho “bàn tay chìa” cho nhân dân Pháp là những hàng rào thép gai, súng liên thanh đặt ngay trước các nơi quân Đức đóng quân, hoặc trong các cuộc diễu hành của những toán hữu nghị Pháp - Đức... dưới sự che chở của Hitler.Khách sạn riêng của Weil-Picard bị ĐĐN biến thành pháo đài. Cổng chắn bằng ụ cát. Ra vào bằng một cổng nhỏ. Cổng chính có súng liên thanh chĩa ra ngoài, hai bên hông là những đơn vị lính gác nghiêm ngặt. Mảnh đất cạnh khách sạn là garage ô tô của quân Đức. Khách đến ĐĐN đều qua cái garage này rồi lén luồn qua cổng ngách mà vào. Các hầm rượu biến thành xà lim. Gallery tranh nay trở thành buồng tra tấn. Mỹ thuật nhường chỗ cho kinh hoàng. Trong khách sạn này vào tháng tư 1944 đứa con của Kent và Margarete Barcza ra đời.Tất cả những biện pháp đề phòng của Pannwitz biểu hiện giờ giải quyết lịch sử sắp tới, Paris sắp bừng tỉnh và đường phố sắp mọc lên những vật chướng ngại. Cùng Alex, Leopold thảo đề án phối hợp với một toán FTP cản đường rút chạy của đội Đặc nhiệm khi thời cơ đến. Toán của Alex có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ khách sạn, chụp hàng trăm bức ảnh những tên ra vào trụ sở này. Ghi chép đầy đủ những việc đi lại của Kent và Margarete, việc vận chuyển tù nhân, việc ra vào của những chiếc xe Citroen đen. Một người Do Thái tên là Levy mà bọn Đức bắt làm vườn đã cung cấp nhiều tin tức quí báu.Mục tiêu là bao vây ĐĐN khi Paris được giải phóng, không cho chúng nó thoát bởi một một toán 30 chiến sĩ FTP. Hai anh đã dự báo về Trung tâm kế hoạch của các anh nhờ Đảng cộng sản Pháp chuyển giao báo cáo. Nhưng Trung tâm không trả lời cho nên hai anh không thực hiện kế hoạch đó.Cuộc phiêu lưu tội ác của Pannwitz sắp kết thúc, nhưng tên đồ tể ở Prague không chịu chết chìm cùng con tàu đang cháy. Tham vọng của hắn là lấy lại uy tín, thậm chí chạy sạch tội, bởi hắn biết chắc hắn sẽ phải ra trước tòa án của loài người, sau đó là tìm mọi cách xóa sạch những dấu vết những tội lỗi tàn bạo mà hắn đã gây ra.Đối với Moscow, hắn cũng lật ngửa bài. Bằng thủ đoạn công bố bản thông cáo ầm ĩ gửi cho toàn thể các cơ quan cảnh sát để báo cho Moscow rằng Leopold đã trốn, hắn nghĩ ràng làm như thế là vô hiệu hóa Leopold đối với Trung tâm đồng thời thừa nhận rằng Sếp Lớn đã ở trong tay Gestapo và rằng tất cả những điện đánh từ nhiều tháng qua đều do ĐĐN viết. Vậy là hắn đã vạch trần Trò Cao Thủ. Hắn biết rằng trong phe Đồng minh không còn ai nghiêm chỉnh chủ trương kí hòa ước riêng rẽ với nước Đức đang tan rã. Đó không phải là sáng kiến lẻ tẻ của vài nhân vật xung quanh Hitler chưa chịu từ bỏ hy vọng xảo quyệt và ngoan cố liên hệ với Anh Mỹ để thuyết phục quốc trưởng: tất cả đều đã xong. Từ khi xảy ra vụ ám sát hụt mình, ngày 20 tháng 7 năm 1944 quốc trưởng đã cấm tiếp tục kế hoạch Con Gấu, tức là tên gọi mới của Trò Cao Thủ.Đó là một điều. Nhưng các tham vọng cá nhân của Pannwitz lại là điều khác. Tuy là một đày tớ trung thành nhất, tay dính đầy máu trong những cuộc tắm máu, đã là trùm nhũng tên sát nhân ở Prague, chế độ quốc xã sụp đổ, mặc, hắn tháo chạy để bảo toàn tính mạng của hắn đã. Hoặc cũng như những tên khác, hắn sẽ trốn sang Mỹ la tinh, hoặc hắn sẽ bị tóm cổ và đưa ra tòa xét xử bọn tội phạm chiến tranh - giải pháp này không thể xảy ra - hoặc cuối cùng là hắn vẫn giữ mối quan hệ với Trung tâm với hy vọng Liên Xô vẫn coi trọng những dịch vụ đã làm.Pannwitz đã chọn khả năng thứ ba. Leopold có chứng cớ rằng cho đến tháng 5 năm 1945, được tên Kent trung thành hợp tác, Pannwitz đã tiến hành trò chơi riêng. Cho đến giò chót của cuộc chiến, hắn vẫn gửi tin tình báo quân sự đi. Kent đã báo Trung tâm rằng hắn có quan hệ với một nhóm quan chức cao cấp của Đức có khả năng cung cấp những tin tức có giá trị hàng đầu. Vào tháng 7 năm 1944, khi quân Đồng minh đã tiến sát Paris, Kent điện hỏi Trung tâm nên ở lại Paris hoặc đi theo quân Đức! Và Trung tâm đã trả lời nên theo phát xít nhưng vẫn giữ liên lạc với Trung tâm. Tất nhiên Pannwitz rất hài lòng về chủ trương đó vì hắn cho rằng quan hệ với Liên Xô sẽ giúp hắn thoát hiểm được. Vậy Trò Cao thủ với sự can thiệp của Pannwitz mang thêm quy mô thứ ba. Mưu kế của Himmler ban đầu là phá vỡ liên minh chống phát xít bằng đầu độc cả Nga, Anh và Mỹ. Với những điện đài của DNĐ, ĐĐN làm cho Nga tin rằng Đồng minh sẵn sàng thương lượng với Đức, đồng thời Himmler cũng dùng thủ đoạn đó đối với Anh Mỹ. Giai đoạn đầu này tất nhiên không thể tiến quá xa. Đến giữa năm 1943 kết cục của Thế chiến đã rõ. Đến lúc này, nhũng tên trùm quốc xã lái Trò Cao thủ về hướng tìm kiếm hòa bình riêng rẽ thực sự với Anh Mỹ đối với Himmler, nhưng còn với Bormann là người tổng kiểm soát vụ án thì kém chắc chắn hơn.Dù thế nào thì cũng đã quá muộn. Ý đồ này không có hy vọng thành công bởi vì từ Roosevelt cho đến Churchill và Stalin đã thấy chắc thắng rồi nên không muốn thương lượng. Chính giai đoạn này vào năm 1944 Pannwitz cố dùng Trò Cao thủ nhằm mục tiêu cá nhân của hắn.Trước khi ngả hẳn về phía Liên Xô, Pannwitz muốn quét sạch nhà mình, tức là loại những nhân chứng biết về hoạt động của hắn ở ĐĐN. Tên đồ tể ở Prague lúc nào cũng ra vẻ dưới cái mặt nạ của một điệp viên. Thủ tiêu, ám sát, hắn có thói quen rồi. Lần lượt các cái đầu rụng. Lần lượt, các đồng chí DNĐ bị bắt tù, tra tấn và bị hành hình. Trước tiên Leo Grossvogel là người vào tháng 5 năm 1944 bị kết án tử hình đang bị giam tại nhà tù Fresnes từ cuối năm 1942, Pauriol và Suzanne Spaak bị giam cũng tại Fresnes và cũng bị kết án tử hình.Việc kết án tử hình Grossvogel là một dấu hiệu báo động. Leopold và Alex tin rằng những đồng chí khác sẽ chết theo, vì ĐĐN đã quyết định sát hại những tù nhân trước khi chúng chạy trốn. Maximovich và Robinson cũng chung số phận như vậy.Tất cả những án tử hình này đều xảy ra vào những tuần cuối trước khi Paris được giải phóng. Pauriol và Suzanne Spaak bị xử bắn ngày ] 2 tháng 8 năm 1944 tại nhà tù Fresnes. Ngày 6 và 7, Izbutski bị hành hình tại Berlin. Jeanne Pesant, vợ Grossvogel, bị hành hình tại Berlin ngày 6 và 8. Sau chiến tranh, Pannwitz bào chữa cho hắn rằng “Các điệp viên Dàn Nhạc Đỏ bị hành quyết theo lệnh của tôi đều đã bị kết án tử hình trước khi tôi nhận chức…”. Không đúng, dù sao thì trưởng ĐĐN vẫn có quyền hoãn thi hành án; sở dĩ hắn không hoãn vì hắn muốn quét sạch nhà trước khi hắn chạy trốn.Leopold viết về lí do Suzanne Spaak và Pauriol bị giết chết khi Paris sắp được giải phóng, điều mà hai đồng chí này hằng mong ước: Trong nhiều tháng ròng, Pannwitz rất muốn Pauriol và Suzanne Spaak khai báo vì hắn biết rằng hai đồng chí đó hiểu rõ Trò Cao thủ.Hắn quyết định thủ tiêu họ trong cơn hoảng loạn chạy trốn. Hai chiến sĩ đã bị ám sát một cách hèn hạ ngay trong xà lim rồi bị bí mật đem chôn. Đểu cáng hơn, hắn viết thư cho Paul-Henri Spaak, anh rể của Suzanne Spaak, lúc đó là ngoại trưởng chính phủ Bỉ lưu vong, để làm yên lòng ông này rằng hắn đã thực hiện mọi biện pháp bảo vệ tính mạng cho chị. Vị ngoại trưởng Bỉ có thể yên tâm: Suzanne sẽ được an toàn cho đến khi chiến tranh kết thúc... Ai biết Pannwitz đều có thể hình dung rằng khi hắn viết bức thư kể trên cũng là lúc hắn đưa Suzanne cho bọn đồ tể thủ tiêu chị.Ngày 27 tháng 8 năm 1944, sau ngày giải phóng, Leopold và Alex đã đến nhà tù Fresnes để tìm các đồng chí. Không một ai có đủ khả năng cung cấp chính xác tình hình, nhưng sau khi điều tra, hai anh được biết hai đồng chí này không đi theo bọn Đức. Với sự hiểu biết quy luật của Gestapo là nếu không điệu tù nhân đi tức là chúng đã giết họ và chôn ở quanh quanh nhà tù mà thôi. Hai anh đã đến các nghĩa trang gần Fresnes, lục soát các sổ sách ghi việc chôn cất. Người Đức có tính chính xác, thường đăng kí người chết với tên, họ, ngày sinh, ngày hành quyết, trừ trường hợp nạn nhân của Pannwitz bị tên này tìm cách che đậy các dấu vết để chạy tội...Sau nhiều ngày điều tra các nghĩa trang phía nam Paris, hai anh lần ra được vết của hai đồng chí, ở Bagneux. Trong sổ sách đăng kí vào thời gian hai đồng chí mất tích, thấy ghi “một phụ nữ Bỉ”, “một người Pháp”. Vậy rõ là Suzanne Spaak và Pauriol rồi. Hai anh vặn hỏi người giữ nghĩa trang. Lúc đầu họ ra vẻ không biết gì, nhưng vặn mãi cuối cùng họ phải nói thật rằng vào tối ngày 12 tháng 8 bọn Đức đem đến hai hòm, bắt họ đưa đến khu đất trũng của nghĩa trang. Chúng trưng dụng hai công nhân đào mả, bắt đào hai hố, rồi chúng hạ hòm xuống, rắc một thứ bột hóa học để mau làm tử thi rữa. Đó là thủ đoạn Pannwitz dùng để xóa hẳn tội lỗi của hắn.Vào tháng 3 năm 1974, tại Đan Mạch. Helene Pauriol kể cho Leopold cảnh chị gặp Fernand Pauriol lần cuối cùng, việc chị được tin anh hi sinh cũng như tìm thấy thi hài của anh tại Bagneux như sau:“Vào đầu tháng giêng năm 1944, tôi nhận được một bức thư của chồng tôi, theo địa chỉ bà Helene Pauriol ngụ tại nhà bà Prunier, phố Bãi Cỏ Lớn (Grande-Pelouse), Vesinet. Chỉ có vài hàng chữ yêu cầu tôi đến phố Saussaies để thăm và mang cho anh một bộ quần áo.Tôi làm đúng như lá thư, nhưng mang theo cháu bé.Đến nơi tôi tự trách mình điên mới mang cháu bé đến. Tôi có nguyện vọng được trông thấy anh xem anh còn sống hoặc sức khỏe thế nào. Mang cháu bé đến đây là dại dột vì có thể bị mật thám bắt giữ cháu. Chúng cho tôi lên gác bốn. Tôi được đưa vào một phòng chờ chừng dăm phút thì hai người Đức đó vào, có chồng tôi đi theo. Anh ngồi xuống cạnh tôi, vẫn mặc bộ quần áo hôm bị bắt, có nhiều vết máu, anh cầm lấy vali. Ở trong phòng với anh ấy chừng mười lăm phút thì chúng đưa tôi ra ngoài và đưa anh lên chiếc xe của Gestapo. Và thế là hết.“Sau đó bặt tin anh, nhưng tôi được tin là trong tù Fresnes có cuộc nổi dậy của tù nhân, tôi băn khoăn không biết anh ấy còn ở trong tù này hay chúng đã đưa anh đi đâu. Không thể nào anh ấy chết được. Anh biết đấy, có những lập luận không lôgich, nhưng vẫn cứ hi vọng rằng người nào chết chứ anh ấy không thể chết. Nhất là anh ấy còn quá trẻ, tôi tự nhủ: không thể như thế được, anh ấy có thể ở đâu đó, hoặc đã bị đưa đi đầy, hoặc có thể anh ấy đi trên chuyến tàu đó. Ngày giải phóng, tôi đến tòa báo Nhân Đạo vì ở đây có những thống kê danh sách, ở đây trả lời tôi không thấy tên anh, không thấy trong danh sách, nhưng tôi vẫn hi vọng... Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 năm 1944, có người gọi cửa nhà tôi, tôi thấy một thanh nữ hỏi tôi có phải là vợ của Pauriol không, tôi trả lời “Phải”, cô gái hỏi tôi “có được vào nhà không?” - Mời cô vào. Tôi mời cô ngồi xuống ghế và cô hỏi tôi: “Chồng bà có phải bị bắt không?” Tôi trả lời: “Phải, nhưng tôi nghĩ rằng ông ấy sắp trở về, tôi sẽ có tin tức...”“Cô gái hơi lưỡng lự, rồi bảo tôi: “Thưa bà, tôi có một tin buồn báo cho bà, chồng bà đã...” Tôi tức giận đuổi cô ra khỏi nhà. Không thể như thế được, chuyện như thế không thể có được. Tôi nói: “Tôi xin lỗi,...”. Cô gái đưa cho tôi lá thư của chồng tôi, cô giải thích: Trong bì thư có lá thư cuối cùng của anh ấy, có nhẫn cưới và một cái phiếu do mục sư nhặt được. Bà biết đấy, trong nhà tù Fresnes có ông mục sư Đức này để thăm nom tù nhân, có thể ông ta đã theo ông này đến tận nghĩa trang Bagneux nên mới thu được chiếc phiếu màu xanh này trong có ghi: “Người vô danh, bị bắn chết ngày 12 tháng 8”. Đến đây thì tôi mới hiểu. Nhưng tôi vẫn tự nhủ chưa chắc là đã hết. Có thể bị nhầm lẫn gì chăng. Tôi cố tìm hài cốt của anh. Đến ngày 14 tháng 11 năm 1944 thì tôi được thăm. Tại Bagneux chỉ có hai người bị bắn chết, một bà người Bỉ và một người Pháp bị bắn hôm đó. Khi người ta mở áo quan lên, anh mặc bộ quần áo do tôi mang đến cho anh hôm đó... Đấy là một bộ len mỏng màu xám. Chính là anh...”Toàn bộ tù nhân DNĐ trừ Pauriol và Suzanne Spaak, đều bị Pannwitz đưa về Đức. Georgie de Winter bị chuyển tù nhà tù Neuilly đến nhà tù Fresnes, ở đây chị đã liên lạc với chị Suzanne Spaak, rồi ngày 10 tháng 8 năm 1944 bị đưa ra ga phía Bắc. Trên sân ga, chị gặp Margarete Barcza và hai đứa con của mụ này. Pannwitz ra tận ga đưa tù nhân, hắn còn đe chị Georgie rằng nếu chị chạy trốn thì hắn sẽ trùng trị cháu Patrick, con của chị. Tên Pannwitz đến giờ phút chót hãy còn ra tay chống chế...Chuyến tàu đưa Georgie đầu tiên đến Karlsruhe, nơi tên Reiser sau khi bị cách chức đã đến đây làm thị trưởng. Tên này có ra ga dưới danh nghĩa là đón nhưng thực tế là nhắc lại lời dọa của Pannwitz. Sau đó Georgie bị chuyển sang các nhà tù và trại tập trung ở Leipzig, Ravensbruck, Frankfurt, và Saxenhausen.Kent cùng đường. Thất bại của phát xít Đức khiến cho tên này run sợ. Nó sợ nhất là Leopold sẽ tố cáo nó với Liên Xô. Hắn thi hành trung thành chủ trương của Pannwitz tiêu diệt hết các nhân chứng, sự khám phá cuối cùng của nó là nghiêm trọng nhất.Cuối năm 1940, Cục trưởng yêu cầu Leopold thăm dò Waldemar Ozols, tức Solja là điệp viên cũ của Liên Xô. Tuy Trung tâm nghi viên tướng người Latvia cũ từng chiến đấu trong hàng ngũ phe cộng hòa ở Tây Ban Nha có liên quan đến ngụy quyền Vichy, nhưng Trung tâm muốn thăm dò khả năng hợp tác với Solja. Sau khi điều tra, Leopold báo cho cục trưởng không nên dùng con người này vì không bảo đảm an toàn. Kent biết rất rõ việc này vì chính hắn đã dịch và mở khóa các điện mật giữa Trung tâm và DNĐ về việc này.Giering chú ý Solja. Cảm thấy ý đồ xấu của ĐĐN, Leopold đã đánh lạc hướng chuyện này, nhưng khi Leopold sắp trốn tù thì Pannwitz tìm được dấu vết viên tướng. Kent đã tìm ra Solja. Thật là tại họa: Kent xin được viên tướng giới thiệu hắn với Legendre, cựu trưởng lưới Mithridates. Quá mất cảnh giác, Legendre tưởng Kent vẫn là điệp viên xô viết, đã cung cấp cho nó danh sách chiến sĩ kháng chiến Pháp. Hơn nữa, theo sự vật nài của Kent, ông còn cung cấp tình hình quân sự tại những vùng quân Dồng minh mới giải phóng... Pannwitz đã nhiệt liệt khen tên chó săn này. Khi Legendre hỏi xem Liên Xô cần những tin tức gì, thì Kent trả lời rằng Anh Mỹ không hợp tác với Liên Xô về tình báo và tình trạng này sẽ gây ra những tác hại lớn. Kent hi vọng lưới của Legendre sẽ bổ sung cho thiếu sót này.Khi bám đuôi ĐĐN rút ra khỏi Paris, có một tên đã nhẩy xổ vào người gác cổng khách sạn Weil-Picard và đe:- Mày liệu hồn đấy, nếu mày khai báo!Chính tên đó là thằng Kent!Cuối cùng thì ngày vĩ đại cũng đến... Ngày 25 tháng 8 năm 1944, từ sáng tinh mơ Alex Lesovoy đến tìm Leopold tại phố Maine. Hai anh vội đến ngay khách sạn phố Courcelles có trụ sở của ĐĐN.Paris được giải phóng. Hai anh đến phố Rivoli thì còn đánh nhau dữ dội. Ngay tức khắc, hai anh nói chuyện với du kích đang đấu súng với quân Đức.Tay đeo băng, sơ mi phanh ngực, những thanh niên thét lên để cổ vũ nhau đánh đuổi quân xâm lược áp bức. Họ có một lô lựu đạn nhung chẳng biết cách dùng.Hai chiến sĩ bí mật nay được ra công khai đã hòa vào cuộc chiến đấu cuối cùng này. Alex đã dạy du kích cách tháo chốt và ném lựu đạn. Kết quả thật là đẹp mắt: bọn lính Đức đã phải tháo chạy tán loạn.Tiếp đó, hai anh tham gia vào chiếm khách sạn Majestic là tổng hành dinh của quân đội Đức... Đến chiều thì hai anh đến phố Courcelles. ĐĐN đã bỏ chạy cách đấy hai giờ.Hai anh đã vào được hang ổ của Pannwitz và bè lũ khát máu. Leopold ngẹn ngào trông thấy những nơi các đồng đội của anh đã bị hành hạ và hành quyết. Hai anh bước chân cẩn thận không vì sợ, mà vì cảnh tượng khủng khiếp. Chúng đã rút chạy một cách vội vã. Các phòng đầy giấy tờ chưa thủ tiêu kịp. Trong nhà hầm, biến thành xà lim đầy rơm mủn. Cạnh đó là một nhà tắm: trên tường, dưới đất, trong bể nhà tắm đầy những vết máu... Đó là nơi bọn phát xít tra tấn anh em. Trên tầng hai, trong gallery cũng có những vết máu đen trên tường. Hai anh em lên gác ba. Trên bàn của một buồng có những giấy tờ đầy con số. Chắc chán đây là buồng mật mã của Efremov. Người gác cổng khẳng định nhận xét của hai anh: Tên Efremov đã rút chạy cùng ĐĐN.Hai anh thu nhặt nhiều tài liệu cần thiết và chụp nhiều bức ảnh ngôi nhà của tội ác. Những tư liệu làm chứng cứ, hai anh sẽ chuyển về Moscow.