B (1)

ba
- 1 dt. (Pháp: papa) Bố: Ba cháu có nhà không?. // đt. Bố ở cả ba ngôi Con trông nhà để ba đi làm; Xin phép ba cho con đi đá bóng; Chị ơi, ba đi vắng rồi.
- 2 dt. (Pháp: bar) Quán rượu La cà ở ba rượu.
- 3 st. 1. Hai cộng một Nhà có ba tầng 2. Sau hai trước bốn ở tầng ba; Đứa con thứ ba.
ba ba
- d. Rùa ở nước ngọt, có mai dẹp phủ da, không vảy.
ba bó một giạ
- ng. (giạ là từ miền Nam chỉ một thùng thóc độ 40 lít) ý nói Kết quả lao động nhất định tốt Vụ mùa năm nay thì chắc chắn ba bó một giạ.
ba chân bốn cẳng
- (kng.). (Đi) hết sức nhanh, hết sức vội vã.
ba chìm bảy nổi
- Sống long đong, lận đận, gian truân, vất vả, bao phen khổ sở: Cuộc đời ba chìm bảy nổi.
ba đào
- tt. (H. ba: sóng; đào: dậy sóng) Chìm nổi gian truân Năm năm chìm nổi ba đào (Tố-hữu).
ba gai
- t. (kng.). Bướng bỉnh, hay sinh chuyện gây gổ. Anh chàng ba gai. Ăn nói ba gai.
ba hoa
- (F. bavard) đgt., (tt.)Nói nhiều, phóng đại quá sự thật, có ý khoe khoang: Nó chỉ ba hoa thế thôi chứ có biết gì đâu ăn nói ba hoa một tấc lên trời.
ba láp
- tt, trgt. Không đứng đắn Những kẻ ba láp; Nói ba láp.
ba lăng nhăng
- t. (kng.). Vớ vẩn, không đâu vào đâu, không có giá trị, ý nghĩa gì. Ăn nói ba lăng nhăng. Học những thứ ba lăng nhăng.
ba lê
- ba-lê (F. ballet) dt. Nghệ thuật múa cổ điển trên sân khấu thể hiện một chủ đề nhất định, có nhạc đệm: múa ba-lê nhà hát ba-lê.
- (xã) h. Ba Tơ, t. Quảng Ngãi.
ba lô
- ba-lô dt. (Pháp: ballot) Túi bằng vải dày hoặc bằng da, đeo trên lưng để đựng quần áo và đồ lặt vặt Khang mở ba-lô tìm một gói giấy (NgĐThi).
ba phải
- t. Đằng nào cũng cho là đúng, là phải, không có ý kiến riêng của mình. Con người ba phải. Thái độ ba phải.
ba quân
- dt. 1. Ba cánh quân bao gồm hải quân, lục quân, không quân. 2. Tất cả binh sĩ, quân đội nói chung: thề trước ba quân Ba quân chỉ ngọn cờ đào (Truyện Kiều).
ba que
- tt. x. Ba que xỏ lá Đồ ba que.
ba rọi
- I d. (ph.). Ba chỉ.
- II t. (ph.). 1 Nửa đùa nửa thật, có ý xỏ xiên. Lối nói. Tính ba rọi. 2 Pha tạp một cách lố lăng. Nói tiếng Tây ba rọi.
ba sinh
- dt. 1. Ba kiếp người: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo Ví chăng duyên nợ ba sinh (K) 2. Tình nghĩa vợ chồng Cái nợ ba sinh đã trả rồi (HXHương).
ba trợn
- t. (ph.; kng.). Có nhiều biểu hiện về tư cách rất đáng chê, như thiếu đứng đắn, thiếu thật thà, ba hoa, không ai có thể tin cậy được. Thằng cha ba trợn. Ăn nói ba trợn.
- dt. 1. Người đàn bà sinh ra cha mẹ mình; mẹ của cha, mẹ mình: Cha mẹ không may mất sớm để lại đứa cháu thơ dại cho bà. 2. Người đàn bà có quan hệ chị em hoặc thuộc cùng thế hệ với người sinh ra cha, mẹ mình. 3. Người đàn bà đứng tuổi hoặc theo cách gọi tôn trọng, xã giao: bà Nguyễn thị X bà chủ tịch xã Thưa quý ông, quý bà. 4. Người đàn bà tự xưng mình khi tức giận với giọng trịch thượng, hách dịch: Rồi sẽ biết tay bà Phải tay bà thì không xong đâu!
bà chủ
- dt. Người đàn bà nắm toàn bộ quyền hành trong một tổ chức kinh doanh tư nhân hay một gia đình.
bà con
- dt. 1. Những người cùng họ Bà con vì tổ tiên, không phải vì tiền, vì gạo (tng) 2. Những người quen thuộc Bà con hàng xóm 3. Những đồng bào ở nước ngoài Nói có nhiều bà con Việt kiều làm ăn sinh sống (Sơn-tùng). // đt. Ngôi thứ hai, khi nói với một đám đông Xin bà con lắng nghe lời tuyên bố của chủ tịch.
bà đỡ
- d. Người đàn bà làm nghề đỡ đẻ.
bà phước
- dt. Nữ tu sĩ đạo Thiên chúa, thường làm việc trong bệnh viện hoặc trại nuôi trẻ mồ côi, cơ sở từ thiện.
bà vãi
- dt. 1. Người phụ nữ có tuổi đi lễ chùa Bơ bải bà vãi lên chùa (tng) 2. Bà ngoại (từ dùng ở một số địa phương) Hôm nay các con tôi về thăm bà vãi các cháu.
bả
- 1 d. 1 Thức ăn có thuốc độc dùng làm mồi để lừa giết thú vật nhỏ. Bả chuột. Đánh bả. 2 Cái có sức cám dỗ hoặc có thể đánh lừa, lôi kéo vào chỗ nguy hiểm hoặc xấu xa, hư hỏng. Ăn phải bả. Bả vinh hoa.
- 2 d. Sợi xe bằng tơ, gai, dùng để buộc diều, đan lưới.
- 3 đ. (ph.; kng.). Bà (đã nói đến) ấy.
bả vai
- dt. Phần thân thể trên lưng, sát dưới vai: vác nặng, đau hết cả hai bả vai.
- 1 dt. Phần còn lại của một vật sau khi đã lấy hết nước: Theo voi hít bã mía (tng).
- 2 Mệt quá, rã rời cả người: Trời nóng quá, bã cả người.
- 3 tt. Không mịn: Giò lụa mà bã thế này thì chán quá.
- 1 d. Tước liền sau tước hầu trong bậc thang chức tước phong kiến.
- 2 I d. Thủ lĩnh của một liên minh các chư hầu thời phong kiến Trung Quốc cổ đại. Xưng hùng xưng bá.
- II d. (kng.). Ác (nói tắt). Vạch bá.
- 3 d. Bá hộ (gọi tắt).
- 4 d. (ph.). Chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi).
- 5 d. (ph.). Báng (súng). Khẩu súng trường bá đỏ.
- 6 đg. Quàng tay (lên vai, cổ). Bá vai bá cổ. Tầm gửi bá cành dâu (bám vào cành dâu).
- 7 (id.). Như bách3 ("trăm"). (Thuốc trị) bá chứng (cũ; bách bệnh). Bá quan°.
bá cáo
- đgt. Công bố, truyền rộng ra cho mọi người đều biết: bá cáo với quốc dân đồng bào.
bá chủ
- dt. (H. bá: dùng sức mạnh; chủ: đứng đầu) Kẻ dùng sức mạnh để thống trị Hít-le muốn làm bá chủ thế giới.
bá hộ
- d. 1 Phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc kẻ giàu có thời phong kiến. 2 Kẻ giàu có ở nông thôn ngày trước.
bá láp
- Nh. Ba láp.
bá quan
- dt. (H. bá: một trăm; quan: quan lại) Các quan trong triều Lại truyền văn võ bá quan cứ ngày cũng đến tướng môn lễ mừng (NĐM).
bá quyền
- d. Quyền một mình chiếm địa vị thống trị.
bá tánh
- đphg, Nh. Bách tính.
bá tước
- dt. (H. bá: tước bá; tước: tước) Tước thứ ba trong thang tước vị phong kiến Âu-châu Ngày nay ở Âu-châu vẫn còn những bá tước.
bá vương
- d. Người làm nên nghiệp vương, nghiệp bá, chiếm cứ một phương trong thời phong kiến (nói khái quát). Nghiệp bá vương. Mộng bá vương (mộng làm bá vương).
bạ
- 1 dt. 1. Sổ sách ghi chép về ruộng đất, sinh tử, giá thú: bạ ruộng đất bạ giá thú. 2. Thủ bạ, nói tắt: bo bo như ông bạ giữ ấn (tng.).
- 2 đgt. Đắp thêm vào: bạ tường bạ bờ giữ nước.
- 3 đgt. Tuỳ tiện, gặp là nói là làm, không cân nhắc nên hay không: bạ ai cũng bắt chuyện bạ đâu ngồi đấy.
bác
- 1 dt. 1. Anh hay chị của cha hay của mẹ mình: Con chú, con bác chẳng khác gì nhau (tng) 2. Từ chỉ một người đứng tuổi quen hay không quen: Một bác khách của mẹ; Bác thợ nề. // đt. 1. Ngôi thứ nhất khi xưng với cháu mình: Bố về, cháu nói bác đến chơi nhé 2. Ngôi thứ hai khi cháu nói với bác; Thưa bác, anh cả có nhà không ạ? 3. Ngôi thứ ba, khi các cháu nói với nhau về bác chung: Em đưa thư này sang nhà bác nhé 4. Từ dùng để gọi người đứng tuổi: Bác công nhân, mời bác vào 5. Từ dùng để gọi người ngang hàng với mình trong giao thiệp giữa những người đứng tuổi: Bác với tôi là bạn đồng nghiệp.
- 2 đgt. Không chấp nhận: Bác đơn xin ân xá.
- 3 đgt. Đun khan và nhỏ lửa: Bác trứng.
bác ái
- t. Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài. Giàu tình bác ái.
bác cổ
- tt. Có kiến thức hiểu biết sâu rộng về văn tịch, sách vở, di tích và các việc đời xưa: trường bác cổ.
bác học
- tt. (H. bác: rộng; học: môn học) 1. Có nhiều tri thức về một hay nhiều ngành khoa học: Nhà bác học Pavlov 2. Đi sâu vào các tri thức khoa học: Trước khi có văn chương bác học, đã có một nền văn chương bình dân (DgQgHàm).
bác sĩ
- d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú y (tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp, ngành thú y).
bác vật
- dt. (H. bác: rộng; vật: vật) Từ miền Nam gọi kĩ sư: Một bác vật nông nghiệp.
bạc
- 1 d. 1 Kim loại màu trắng sáng, mềm, khó gỉ, dẫn điện tốt, thường dùng để mạ, làm đồ trang sức. Nhẫn bạc. Thợ bạc. Nén bạc. 2 Tiền đúc bằng bạc; tiền (nói khái quát). Bạc trắng (tiền đúc bằng bạc thật). 3 (kng.; dùng sau từ chỉ số chẵn từ hàng chục trở lên). Đồng bạc (nói tắt). Vài chục bạc. Ba trăm bạc. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Trò chơi ăn tiền (nói khái quát). Đánh bạc°. Gá bạc. Canh bạc.
- 2 d. Bạc lót (nói tắt). Bạc quạt máy.
- 3 t. 1 Có màu trắng đục. Vầng mây bạc. Ánh trăng bạc. Da bạc thếch. 2 (Râu, tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già. Chòm râu bạc. Đầu đốm bạc. 3 Đã phai màu, không còn giữ nguyên màu cũ. Chiếc áo nâu bạc phếch. Áo đã bạc màu. // Láy: bàng bạc (ý mức độ ít).
- 4 t. (kết hợp hạn chế). 1 Mỏng manh, ít ỏi, không được trọn vẹn. Mệnh bạc. Phận mỏng đức bạc. 2 Ít ỏi, sơ sài; trái với hậu. Lễ bạc. 3 Không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một. Ăn ở bạc. Chịu tiếng là bạc.
bạc ác
- tt. Không có tình nghĩa, sống bất nhân, hay hại người: con người bạc ác.
bạc hà
- dt. (thực) (H. bạc: tên cây; hà: cây sen) Thực vật họ húng, lá có dầu thơm cất làm thuốc: Lọ dầu bạc hà; Kẹo bạc hà.
bạc hạnh
- dt. Tính nết xấu: Người bạc hạnh.
bạc nghĩa
- tt. (H. bạc: mỏng; nghĩa: tình nghĩa) Phụ bạc, không trọng tình nghĩa: Chàng đã bạc nghĩa thì thôi, dù chàng lên ngược, xuống xuôi, mặc lòng (cd).
bạc nhạc
- d. (hoặc t.). Thịt chỉ có màng dai không có nạc (thường là thịt bò). Miếng bạc nhạc.
bạc nhược
- tt. Yếu đuối về tinh thần, ý chí: tinh thần bạc nhược một người bạc nhược.
bạc phận
- tt. (H. bạc: mỏng; phận: số phận) Có số phận mỏng manh: Tổng đốc ví thương người bạc phận, Tiền-đường chưa chắc mả hồng nhan (Tản-đà).
bạc tình
- t. Không có tình nghĩa thuỷ chung trong quan hệ yêu đương. Ăn ở bạc tình. Trách người quân tử bạc tình... (cd.).
bách
- 1 dt. 1. Cây cùng họ với thông, sống lâu, lá hình vảy, thường dùng làm cảnh. 2. Thuyền đóng bằng gỗ bách.
- 2 tt. Tiếng phát ra do hai vật mềm chạm mạnh vào nhau: vỗ vào đùi đánh bách một cái.
bách bộ
- trgt. (H. bách: một trăm; bộ: bước) Lững thững đi từng bước: Đi bách bộ quanh bờ hồ.
bách hợp
- d. Cây nhỏ cùng họ với hành tỏi, hoa to, hình loa kèn, màu trắng, vảy của củ dùng làm thuốc.
bách khoa
- I. dt. 1. Các môn khoa học kĩ thuật nói chung: kiến thức bách khoa. 2. (viết khoa) Trường đại học Bách khoa, nói tắt: thi vào Bách khoa luyện thi ở Bách khoa. II. tt. Hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực kiến thức: đầu óc bách khoa.
- (phường) q. Hai Bà Trưng, tp. Hà Nội.
bách nghệ
- tt. (H. bách: một trăm; nghệ: nghề) Nói các nghề lao động chủ yếu bằng chân tay và máy móc: Trường bách nghệ cũ của Hà-nội.
bách niên giai lão
- (cũ). Cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới). Chúc cô dâu chú rể bách niên giai lão.
bách phân
- dt. 1. Thang tính trong dụng cụ đo nhiệt độ, chia làm một trăm phần bằng nhau: nhiệt giai bách phân. 2. Tính theo phần trăm: tỉ lệ bách phân.
bách thảo
- tt. (H. bách: một trăm; thảo: cây cỏ) Nói nơi tập hợp nhiều loại cây; Vườn bách thảo ở Hà-nội.
bách thú
- dt. Các loại thú vật khác nhau: vườn bách thú.
bách tính
- dt. (H. bách: một trăm; tính: họ) Quần chúng nhân dân nói chung trong thời phong kiến (cũ): Những người mà phong kiến gọi là bách tính nay đương làm chủ đất nước.
bạch
- 1 đg. 1 (cũ). Bày tỏ, nói (với người trên). Ăn chưa sạch, bạch chưa thông (tng.). 2 Thưa (chỉ dùng để nói với nhà sư). Bạch sư cụ.
- 2 t. (kết hợp hạn chế). Trắng toàn một màu. Trời đã sáng bạch. Trắng bạch°. Chuột bạch°. Hoa hồng bạch.
bạch cầu
- dt. Tế bào máu có nhân, màu trắng nhạt cùng với hồng cầu và tiểu cầu hợp thành những thành phần hữu hình trong máu, có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn và trong các quá trình miễn dịch; còn gọi là bạch huyết cầu, huyết cầu trắng.
bạch cúc
- dt. (thực) (H. cúc: hoa cúc) Hoa cúc trắng: Gần tết mua được chậu bạch cúc hoa to.
bạch cung
- dt. (H. cung: nhà lớn) Tên gọi toà nhà của tổng thống Mĩ: Từ Bạch-cung, tổng thống Mĩ theo dõi cuộc chiến đấu ở miền Nam nước ta.
bạch dương
- d. Cây to vùng ôn đới, thân thẳng, vỏ màu trắng thường bong thành từng mảng.
bạch đàn
- dt. Cây trồng nhiều để phủ xanh đồi, ven đường, cao tới 10m hoặc hơn, cành non có 4 cạnh, có hai loại lá: non hình trứng, già hình lưỡi liềm, soi thấy rõ những điểm trong trong chứa tinh dầu, dùng lá già và cành non cất tinh dầu; còn gọi là cây khuynh diệp.
bạch đinh
- dt. (H. đinh: trai tráng) Đàn ông, không có chức vị gì ở nông thôn thời phong kiến: Những bạch đinh là đối tượng đàn áp của bọn cường hào.
bạch huyết
- d. Chất dịch vận chuyển trong cơ thể, có cấu tạo giống như máu, màu trong suốt, hơi dính.
bạch kim
- dt. Kim loại quý, màu trắng xám, không gỉ, rất ít bị ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao hơn bạc; còn gọi là pla-tin.
bạch lạp
- dt. (H. lạp: sáp ong) Nến trắng: Thắp hai ngọn bạch lạp trên bàn thờ.
bạch ngọc
- (xã) h. Vị Xuyên, t. Hà Giang.
bạch tuộc
- dt. (động) Loài nhuyễn thể ở biển, cùng họ với mực, thân tròn, có nhiều tay dài: Bạch tuộc thường sống trong khe đá dưới biển Ăn mặc như bạch tuộc có quần áo lôi thôi lếch thếch: Bà mẹ mắng người con gái: Không có việc gì mà vẫn ăn mặc như bạch tuộc.
bạch tuyết
- dt. (H. tuyết: tuyết) Tuyết trắng: Nước ta làm gì có tuyết mà làm thơ lại ca tụng bạch tuyết!.
bạch yến
- d. Chim nhỏ cùng họ với sẻ, lông màu trắng, nuôi làm cảnh.
bài
- 1 dt. 1. Công trình sáng tác, biên soạn có nội dung tương đối hoàn chỉnh, trong khuôn khổ vừa phải: bài văn bài báo đăng bài trên tạp chí. 2. Phần nhỏ có nội dung tương đối hoàn chỉnh trong chương trình giảng dạy, huấn luyện: bài giảng bài võ tay không. 3. Đề ra để cho học sinh viết thành nội dung tương đối hoàn chỉnh: ra bài đọc kĩ bài trước khi làm. 4. Cách chữa bệnh với việc sử dụng các vị thuốc theo tỉ lệ nào đó: bài thuốc gia truyền.
- 2 dt. 1. Những tấm giấy bồi, mỏng bằng nhau, có in hình chữ để làm quân trong trò chơi theo những quy cách nhất định: mua cỗ bài tú lơ khơ. 2. Trò chơi dùng các quân bài với những quy cách nhất định: chơi bài tam cúc đánh bài.
- 3 dt. Lối, cách xử trí: tính bài chuồn đánh bài lờ.
- 4 đgt., id. 1. Gạt bỏ: bài mê tín dị đoan. 2. Thải ra ngoài cơ thể: bài phân và nước tiểu.
bài bác
- đgt. (H. bài: chê bai; bác: gạt bỏ) Chê bai nhằm gạt bỏ đi: Bài bác thái độ tiêu cực.
bài học
- d. 1 Bài học sinh phải học. 2 Điều có tác dụng giáo dục, kinh nghiệm bổ ích. Những bài học của Cách mạng tháng Tám. Rút ra bài học.
bài làm
- dt. Bài viết, trả lời theo đề ra sẵn: Bài làm chưa đạt yêu cầu.
bài thơ
- dt. Bài văn vần được sáng tác: Tôi bắt đầu học thuộc lòng một số bài thơ của cụ Phan Bội Châu (Sơn-tùng).
bài tiết
- đg. 1 Thải ra ngoài cơ thể. Bài tiết mồ hôi. Cơ quan bài tiết. 2 (Bộ phận trong cơ thể) sản sinh chất dịch; tiết.
bài vị
- dt. Thẻ để thờ bằng giấy hoặc bằng gỗ mỏng có ghi tên tuổi, chức vụ người chết: Trạng Nguyên còn hãy sụt sùi, Ngó lên bài vị lại sui lòng phiền (Lục Vân Tiên).
bài xích
- đgt. (H. bài: chê bai; xích: đuổi đi) Chỉ trích kịch liệt: Bài xích những hiện tượng bất như ý (ĐgThMai).
bãi
- 1 d. 1 Khoảng đất bồi ven sông, ven biển hoặc nổi lên ở giữa dòng nước lớn. Bãi phù sa. Bãi biển. Ở đất bãi. Bãi dâu (bãi trồng dâu). 2 Khoảng đất rộng rãi và thường là bằng phẳng, quang đãng, có một đặc điểm riêng nào đó. Bãi sa mạc. Bãi tha ma. Bãi mìn (bãi cài mìn). Bãi chiến trường (nơi quân hai bên đánh nhau).
- 2 d. Đống chất bẩn nhỏ, thường lỏng hoặc sền sệt, do cơ thể thải ra. Bãi phân. Bãi cốt trầu.
- 3 đg. 1 (kết hợp hạn chế). Xong, hết một buổi làm việc gì; tan. Bãi chầu. Trống bãi học. 2 (cũ). Bỏ đi, thôi không dùng hoặc không thi hành nữa. Bãi một viên quan. Bãi sưu thuế.
- 4 d. (id.). Bãi thải; dùng (kng.) để chỉ đồ đạc cũ, đã thải loại. Xe bãi. Đồ bãi (đồ cũ).
bãi bỏ
- đgt. Bỏ đi, không thi hành nữa: bãi bỏ quy định cũ bãi bỏ các thứ thuế không hợp lí.
bãi chức
- đgt. (H. chức: việc phải làm) Cất chức một người ở dưới quyền: Vì tham ô, y đã bị bãi chức.
bãi cỏ
- dt. Khoảng đất rộng có cỏ mọc đầy: Như con bò gầy gặp bãi cỏ non (tng).
bãi công
- đg. Như đình công.
bãi nại
- đgt. Thôi, huỷ bỏ, không khiếu nại, kiện tụng nữa.
bãi tha ma
- dt. Nơi có nhiều mồ mả ở giữa cánh đồng: Nơi nào có nghĩa trang thì không còn bãi tha ma.
bãi trường
- đgt. Cho nghỉ học một thời gian nhất định: Ngày bãi trường, anh chị em học sinh chia tay nhau rất cảm động.
bái
- 1 d. cn. bái chổi. (ph.). Ké hoa vàng.
- 2 đg. (id.). Lạy hoặc vái.
bái biệt
- đgt. Chào tạm biệt bằng cử chỉ lễ nghi cung kính.
bái phục
- đgt. (H. phục: cúi chịu) Kính cẩn cảm phục: Đức hi sinh đó, chúng tôi xin bái phục.
bái tạ
- đg. (cũ). Cảm ơn một cách cung kính; lạy tạ.
bái yết
- đgt., trtr. Trình diện người trên bằng cử chỉ lễ nghi cung kính: Sứ thần bái yết vua.
bại
- 1 tt. Thua: Bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu (HCM).
- 2 tt. Bị giảm khả năng cử động: Chân bại không đi được; Bại nửa mình.
bại hoại
- t. Đã suy đồi đến mức mất hết phẩm chất. Phong hoá bại hoại.
bại lộ
- đgt. Lộ hoàn toàn, không còn giấu giếm được nữa: âm mưu bị bại lộ Nếu chẳng may bị bại lộ thì không còn con đường nào thoát.
bại sản
- đgt. Mất, tan nát hết cả cơ nghiệp: lao vào cờ bạc có ngày bại sản.
bại trận
- tt. (H. trận: trận đánh) Thua trận: Kết cục mỗi lần bại trận là một tờ hoà ước bất bình đẳng (ĐgThMai).
bại vong
- đg. Ở tình trạng bị thua và bị tiêu diệt. Dồn vào thế bại vong.
bám
- đgt. 1. Giữ chặt, không rời ra: bám vào vách đá trèo lên bám vào cành cây. 2. Theo sát, không lìa ra: đi đâu bám gót theo sau. 3. Dựa vào một cách cứng nhắc để làm căn cứ, cơ sở: bám vào ý kiến của cấp trên Bám vào cái lí thuyết cũ ấy thì làm sao thoát khỏi vòng luẩn quẩn. 4. Dựa vào đối tượng khác để tồn tại: sống bám vào cha mẹ.
ban
- 1 dt. Khoảng thời gian ngắn: Ban chiều.
- 2 dt. 1. Tổ chức gồm nhiều người cùng phụ trách một việc: Ban nhạc; Ban thư kí; Ban quản trị 2. Uỷ ban nói tắt: Ban chấp hành công đoàn.
- 3 dt. (Pháp: balle) Quả bóng bằng cao-su: Trẻ đá ban.
- 4 dt. Nốt đỏ nổi trên da khi mắc một số bệnh: Sốt phát ban.
- 5 dt. (thực) Loài cây thuộc họ đậu có hoa trắng, ở miền tây bắc Việt-nam: Hoa ban nở trắng bên sườn núi (Tố-hữu).
- 6 dt. Bộ phận khác nhau của một tổ chức: Ban văn; Ban võ; Ban khoa học tự nhiên; Ban khoa học xã hội.
- 7 đgt. Cấp cho người dưới: Hồ Chủ tịch ban phần thưởng cho bộ đội.
- 8 tt. (Pháp: panne) Nói máy hỏng đột nhiên: Xe bị ban ở dọc đường.
ban ân
- đg. (cũ). Ban ơn.
ban bố
- đgt. Công bố để mọi người biết và thực hiện: ban bố quyền tự do dân chủ ban bố lệnh giới nghiêm.
ban công
- ban-công dt. (Pháp: balcon) Phần nhô ra ngoài tầng gác, có lan can và có cửa thông vào phòng: Đứng trên ban-công nhìn xuống đường.
ban đầu
- d. Lúc mới bắt đầu, buổi đầu. Tốc độ ban đầu. Ban đầu gặp nhiều khó khăn.
ban đêm
- dt. Khoảng thời gian của một đêm, đối lập với ban ngày: Anh ấầy hay sốt về ban đêm Ban đêm làng xóm im lìm.
ban hành
- đgt. (H. hành: làm) Công bố và cho thi hành: Ban hành những luật đem lại quyền lợi cấp bách nhất (PhVĐồng).
ban khen
- đg. (kc.). Khen ngợi người dưới.
ban ngày
- dt. Khoảng thời gian trong ngày, trước lúc trời tối; đối lập với ban đêm: ở đây ban ngày thì nóng, ban đêm thì lại lạnh.
ban phát
- đgt. (H. phát: cấp cho) Cấp cho người ở cấp dưới: Chính phủ ban phát quần áo cho dân bị thiên tai.
ban thưởng
- đgt. Nói người cấp trên tặng phần thưởng cho người cấp dưới: Chính phủ ban thưởng huân chương cho các bà mẹ anh hùng.
bàn
- 1 d. Đồ dùng thường bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc, v.v. Bàn viết. Bàn ăn. Khăn bàn.
- 2 d. 1 Lần tính được, thua trong trận đấu bóng. Ghi một bàn thắng. Thua hai bàn. Làm bàn (tạo ra bàn thắng). 2 (cũ, hoặc ph.). Ván (cờ). Chơi hai bàn.
- 3 đg. Trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì. Bàn công tác. Bàn về cách làm. Bàn mãi mà vẫn chưa nhất trí.
bàn bạc
- đgt. Trao đổi ý kiến qua lại nói chung: Vấn đề này cần được bàn bạc kĩ bàn bạc tập thể.
bàn cãi
- đgt. Tranh luận về một vấn đề chưa thống nhất: Anh nói anh chẳng thích bàn cãi nhiều về triết học (TrVGiàu).
bàn chải
- d. Đồ dùng để chải, cọ, làm sạch, gồm có nhiều hàng sợi nhỏ, dai, cắm trên một mặt phẳng. Bàn chải giặt. Bàn chải đánh răng.
bàn cờ
- dt. 1. Hình vuông có kẻ ô để bày quân cờ: Bàn cờ làm bằng gỗ vẽ bàn cờ trên đất. 2. Hình kiểu bàn cờ, trong đó có nhiều đường ngang dọc cắt thành ô: ruộng bàn cờ.
bàn giao
- đgt. Giao lại cho người thay mình nhiệm vụ cùng đồ đạc, sổ sách, tiền nong: Trước khi về hưu, ông đã bàn giao từng chi tiết cho người đến thay.
bàn mổ
- dt. Bàn dài dùng để mổ xẻ người bệnh nằm ở trên: Nằm trên bàn mổ, ông đã được bác sĩ gây mê.
bàn tán
- đg. Bàn bạc một cách rộng rãi, không có tổ chức và không đi đến kết luận. Dư luận bàn tán nhiều. Tiếng xì xào bàn tán.
bàn tay
- dt. 1. Phần cuối của tay, có năm ngón, dùng để cầm, nắm, lao động: nắm chặt bàn tay lại trong lòng bàn tay. 2. Cái biểu tượng cho sức lao động con người: bàn tay khối óc của người thợ. 3. Cái biểu tượng cho hành động của con người, thường là không hay, không tốt: bàn tay tội lỗi có bàn tay của kẻ xấu nhúng vào.
bàn thờ
- dt. Bàn bày bát hương, đèn nến... để thờ: Chiếu đã trải trên cái bục gạch trước bàn thờ (NgĐThi).
bàn tính
- 1 d. Đồ dùng để làm các phép tính số học, gồm một khung hình chữ nhật có nhiều then ngang xâu những con chạy.
- 2 đg. Bàn bạc và tính toán, cân nhắc các mặt lợi hại, nên hay không nên. Kế hoạch đã được bàn tính kĩ.
bàn tọa
- bàn toạ Nh. Mông đít.
bản
- 1 dt. Giấy có chữ viết, chữ in hoặc hình vẽ: Bản thảo; Bản vẽ.
- 2 dt. Mỗi đơn vị được in ra: Sách in một vạn bản.
- 3 dt. Bề ngang một tấm, một phiến: Tấm lụa rộng bản.
- 4 dt. Làng ở miền núi: Tây nó về, không ở bản được nữa (NgĐThi).
- 5 tt. Nói thứ giấy dó để viết chữ nho: Mua giấy bản cho con học chữ Hán.
bản án
- d. Quyết định bằng văn bản của toà án sau khi xét xử vụ án.
bản chất
- dt. Thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng: phân biệt bản chất với hiện tượng Bản chất của anh ta là nông dân.
bản đồ
- dt. (H. đồ: bức vẽ) Bản vẽ hình thể của một khu vực: Bản đồ Việt-nam.
bản lề
- d. 1 Vật gồm hai miếng kim loại xoay quanh một trục chung, dùng để lắp cánh cửa, nắp hòm, v.v. Lắp bản lề vào cửa. 2 (dùng phụ sau d.). Vị trí nối tiếp, chuyển tiếp quan trọng. Vùng bản lề giữa đồng bằng và miền núi. Năm bản lề.
bản năng
- dt. Tính năng vốn có, bẩm sinh, không phải do học hỏi: bản năng tự vệ hành động theo bản năng.
bản ngã
- dt. (H. bản: của mình; ngã: ta) Cái làm nên tính cách riêng biệt của mỗi người: Họ hi sinh bản ngã để chuốc lấy những danh giá, lợi lộc nhất thì (ĐgThMai).
bản quyền
- d. Quyền tác giả hay nhà xuất bản về một tác phẩm, được luật pháp quy định. Tôn trọng bản quyền của tác giả.
bản sao
- Bản sao ra từ bản gốc: bản sao bằng tốt nghiệp chỉ nhận bản chính, không nhận bản sao.
bản sắc
- dt. (H. bản: của mình; sắc: dung mạo) Tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng: Giúp sức chu toàn bản sắc dân tộc (TrVGiàu).
bản thảo
- d. Văn bản được soạn ra để đưa đánh máy hoặc đưa in. Bản thảo công văn. Bản thảo đã chuyển sang nhà xuất bản.
bản tính
- dt. Tính chất hay cá tính vốn có: bản tính thật thà chất phác Bản tính khó thay đổi nhưng không có nghĩa là không sửa được.
bản vị
- dt. (H. bản: gốc; vị: ngôi) Kim loại quí dùng làm tiêu chuẩn tiền tệ: Dùng vàng làm bản vị. // tt. Chỉ biết đến quyền lợi của bộ phận mình: Anh làm thế là vì tư tưởng bản vị.
bản xứ
- d. (dùng phụ sau d.). Bản thân đất nước (thuộc địa) được nói đến (thường hàm ý coi khinh, theo quan điểm của chủ nghĩa thực dân). Dân bản xứ. Chính sách thực dân đối với người bản xứ.
bán
- đgt. 1. Đem đổi hàng hoá để lấy tiền: bán hàng hàng ế không bán được mua rẻ bán đắt bán sức lao động. 2. Trao cho kẻ khác cái quý giá để mưu lợi riêng: bè lũ bán nước bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ bán trôn nuôi miệng (tng.).
bán buôn
- đgt. Bán số lượng lớn hàng hoá cho người ta đem về bán lẻ: Cửa hàng bà ấy chỉ bán buôn chứ không bán lẻ.
bán cầu
- d. 1 Nửa hình cầu. Hình bán cầu. 2 Nửa phần Trái Đất do đường xích đạo chia ra (nam bán cầu và bắc bán cầu) hoặc do đường kinh tuyến gốc chia ra (tây bán cầu và đông bán cầu).
bán chịu
- đgt. Bán hàng theo phương thức khách hàng nhận trước, sau một thời gian mới phải trả tiền: bán chịu cho khách hàng không bán chịu.
bán dạo
- Nh. Bán rong.
bán đảo
- dt. (địa) (H. bán: nửa; đảo: khoảng đất lớn có nước bao quanh) Dải đất có biển bao quanh, trừ một phía nối liền với lục địa: Bán đảo Mã-lai.
bán kết
- d. Vòng đấu để chọn đội hoặc vận động viên vào chung kết. Đội bóng được vào bán kết.
bán khai
- tt. Chưa tới trình độ văn minh nhưng đã qua trạng thái dã man: dân tộc bán khai.
bán kính
- dt. (toán) (H. bán: nửa; kính: đường kính của hình tròn) Đoạn thẳng từ tâm đến một điểm trên đường tròn hoặc mặt cầu: Đường bán kính của trái đất.
bán lẻ
- đg. Bán thẳng cho người tiêu dùng, từng cái, từng ít một; phân biệt với bán buôn. Giá bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ.
bán nguyệt
- dt., (tt.) Nửa mặt tròn: hình bán nguyệt Anh về gánh gạch Bát Tràng, Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân (cd.).
bán nguyệt san
- dt. (H. san: in ra, tạp chí) Tạp chí nửa tháng ra một kì: Bán nguyệt san này ra ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng.
bán niên
- tt. (H. bán: nửa; niên: năm) Nửa năm: Sơ kết bán niên.
bán thân
- d. (dùng phụ sau d., đg.). Nửa thân người. Tượng bán thân. Ả́nh chụp bán thân.
bán tín bán nghi
- Chưa tin hẳn, vẫn còn hoài nghi, nửa tin nửa ngờ: Anh ta lúc nào cũng bán tín bán nghi Hãy còn bán tín bán nghi, Chưa đem vào dạ chưa ghi vào lòng (cd.).
bán tự động
- tt. Không hoàn toàn tự động: Máy bán tự động.
bạn
- I d. 1 Người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động, v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. 2 (ph.). Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa, theo việc trong xã hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe. 3 Người đồng tình, ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù. 4 (dùng phụ sau d.). Đơn vị tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn. Nước bạn.
- II đg. (kng.). Kết (nói tắt). Bạn với người tốt.
bạn đọc
- dt. Người đọc sách, báo, tạp chí; còn gọi là độc giả: ý kiến bạn đọc được bạn đọc yêu thích.
bạn đời
- dt. Vợ hay chồng đối với nhau: Đau khổ vì người bạn đời mất sớm.
bạn học
- dt. Người cùng học một thầy, một lớp hoặc một trường với mình: Hằng năm, những bạn học cùng lớp trước kia họp mặt nhau vui vẻ.
bạn lòng
- d. Bạn tâm tình; thường dùng để chỉ người yêu.
bạn thân
- dt. Bạn gần gũi, gắn bó có thể trao đổi tâm tình và giúp đỡ lẫn nhau: Anh ấy là bạn thân của tôi.
bang
- 1 dt. Một nước nhỏ trong một liên bang: Bang Kê-ra-la trong nước cộng hoà ấn-độ.
- 2 dt. Bang tá, bang biện nói tắt: Ngày trước, một tờ báo trào phúng gọi bang tá là bang bạnh.
- 3 dt. Tập đoàn người Trung-quốc cùng quê ở một tỉnh, sang trú ngụ ở nước ta trong thời thuộc Pháp: Bang Phúc-kiến.
bang giao
- đg. Giao thiệp giữa nước này với nước khác. Quan hệ bang giao.
bang trợ
- đgt. (H. bang: giúp đỡ; trợ: giúp) Giúp đỡ chân tình: Sự bang trợ của bà con trong phường đối với các cụ già cô đơn.
bang trưởng
- dt. Người đứng đầu một bang người Hoa (ở Việt Nam).
bàng
- dt. (thực) Loài cây cành mọc ngang, lá to, quả giẹp, trồng để lấy bóng mát về mùa hè: Mùa hè thì tán bàng rủ xanh tươi (NgHTưởng).
bàng hoàng
- t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định. Bàng hoàng trước tin sét đánh. Định thần lại sau phút bàng hoàng.
bàng quan
- đgt. Làm ngơ, đứng ngoài cuộc, coi như không dính líu gì đến mình: thái độ bàng quan bàng quan với mọi việc chung quanh.
bàng thính
- tt. (H. bàng: ở bên; thính: nghe) Ngồi nghe mà không được coi là chính thức: Sinh viên bàng thính.
bảng
- 1 d. 1 Bảng nhãn (gọi tắt). 2 Phó bảng (gọi tắt).
- 2 d. 1 Vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem. Bảng yết thị. Yết lên bảng. Bảng tin. 2 Bảng đen (nói tắt). Phấn bảng. Gọi học sinh lên bảng. 3 Bảng kê nêu rõ, gọn, theo thứ tự nhất định, một nội dung nào đó. Bảng thống kê. Thi xong, xem bảng (danh sách những người thi đỗ).
- 3 d. cn. pound. Đơn vị tiền tệ cơ bản của Anh và nhiều nước hoặc lãnh thổ khác: Ireland, Ai Cập, Syria, Sudan, v.v.
bảng danh dự
- dt. Danh sách những người được biểu dương trong một đơn vị: Anh ấy rất mừng vì thấy tên mình trên bảng danh dự.
bảng đen
- d. Vật có mặt phẳng nhẵn bằng gỗ, đá, v.v., thường màu đen, dùng để viết, vẽ bằng phấn lên trên.
bảng hiệu
- d. Bảng ghi tên và một vài thông tin riêng, cần thiết nhất, dùng trong quảng cáo và giao dịch. Trương bảng hiệu.
báng
- 1 dt. Bộ phận cuối khẩu súng, thường bằng gỗ, dùng để tì khi giữ bắn: tì vai vào báng súng tiểu liên báng gập.
- 2 dt. Cây mọc ở chân núi ẩm, trong thung lũng núi đá vôi vùng trung du hoặc được trồng làm cảnh, thân trụ lùn, to, cao 5-7m, đường kính 40-50cm, có nhiều bẹ, lá mọc tập trung ở đầu thân, toả rộng, dài, có khi sát đất, mặt trên màu lục, mặt dưới màu trắng, hoa cụm lớn, quả hình cầu, ruột thân chứa nhiều bột ăn được, cuống cụm hoa có nước ngọt để làm rượu và nấu đường; còn gọi là cây đoác.
- 3 dt. Bệnh làm cho bụng trướng, do ứ nước trong ổ bụng hoặc sưng lá lách: Biết rằng báng nước hay là báng con (cd.).
- 4 dt., đphg Khoai mì, sắn (cách gọi ở vùng Sông Bé, Đồng Nai).
- 5 dt. ống mai, ống bương để đựng nước.
- 6 đgt., đphg Húc: Hai con trâu báng lộn.
- 7 đgt. Cốc: báng vào đầu báng đầu thằng trọc chẳng nể lòng ông sư (tng.).
báng bổ
- đgt. Chế giễu thần thánh: Có thể không tin, nhưng không nên báng bổ.
banh
- 1 d. Nơi giam tù bị kết án nặng trong một số khu nhà tù lớn dưới chế độ tư bản, thực dân. Các banh ở Côn Đảo.
- 2 d. (ph.). Bóng. Đá banh.
- 3 đg. Mở to hai bên ra. Banh mắt nhìn. Banh ngực (ph.; phanh áo ra).
- 4 t. (ph.; thường dùng phụ sau đg.). Tan tành, vụn nát. Phá banh ấp chiến lược.
bành
- dt. Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi: ngồi trên bành voi.
bành trướng
- đgt. (H. bành: nước chảy mạnh; trướng: nước dâng lên) Lan rộng ra; Xâm lấn các đất đai ở gần: Chính sách bành trướng đã lỗi thời.
bảnh
- t. 1 (kng.). Sang và đẹp một cách khác thường. Diện bảnh. 2 (ph.). Cừ, giỏi. Tay lao động bảnh.
bảnh bao
- tt. Trau chuốt, tươm tất trong cách ăn mặc, có ý trưng diện: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao (Truyện Kiều).
bánh
- 1 dt. Thứ ăn chín làm bằng bột hoặc gạo có chất ngọt, hoặc chất mặn, hoặc chất béo: Đồng quà tấm bánh (tng).
- 2 dt. Khối nhỏ những thứ có thể ép lại hoặc xếp lại thành một hình nhất định: Bánh thuốc lào; Bánh pháo.
- 3 dt. Bánh xe nói tắt: Xe châu dừng bánh cửa ngoài (K).
bánh bao
- d. Bánh làm bằng bột mì ủ men, hấp chín, có nhân mặn hoặc ngọt.
bánh lái
- dt. Bộ phận hình tròn xoay được, dùng để lái xe hơi, máy cày: Uống rượu mà cầm bánh lái xe hơi thì nguy hiểm quá.
bánh mì
- d. Bánh làm bằng bột mì ủ men nướng chín trong lò, dùng làm món ăn chính ở một số nước.
bánh tráng
- đphg, Nh. Bánh đa.