ka ki- KA-Ki d. Thứ vải dày thường dùng để may âu phục.ka li- "ka-li" x. kalium.ke- 1 dt. -ke, nói tắt.- 2 (F. quai) dt. Nền xây cao bên cạnh đường sắt ở nhà ga, bến tàu để hành khách tiện lên xuống hoặc dùng xếp dỡ hàng hóạ- 3 dt. 1. Chất bẩn vàng nhờ ở kẽ răng: Răng có nhiều ke. 2. Nước chảy ở miệng ra khi ngủ: miệng chảy ke.- 4 tt., thgtục 1. Bủn xỉn, keo kiệt: Thằng cha ấy ke lắm. 2. Quê kệch, ngờ nghệch: Mày ke thật, chỉ có thế mà hổng biết.kẻ- dt 1. Từ chỉ một người nhưng chưa rõ là ai: Kẻ nào vứt rác ra đường sẽ bị phạt. 2. Từ đặt trước danh từ chỉ địa phương: Em là con gái kẻ Đằng, bên Tề, bên Sở biết rằng theo ai (cd).kẻ cắp- Người chuyên sống về nghề ăn cắp.kẻ cướp- d. Kẻ chuyên đi ăn cướp. Hành động kẻ cướp.kẻ trộm- dt. Kẻ chuyên nghề ăn trộm: bắt được tên kẻ trộm hô để bắt kẻ trộm.kẽ- dt Khe nhỏ: Những ánh lửa bếp chờn vờn qua những kẽ liếp (Ng-hồng); ánh sáng lọt qua kẽ cửa.kẽ hở- dt Điều sơ hở khiến có kẻ lợi dụng: Trơng cơ chế quản lí còn có kẽ hở.ké- d. Từ dùng ở miền núi để chỉ ông già, bà già.- d. Loài cây nhỏ, quả to bằng hạt lạc, có gai dính, dùng làm thuốc lợi tiểu tiện: Cây ké hoa vàng.- (đph) d. 1. Thứ mô phát triển trên đầu bộ phận sinh dục của đàn ông, hình mào gà. 2. Bệnh hoa liễu.- I. đg. 1. Góp một món tiền nhỏ vào món tiền của người đánh bạc chính trong đám bạc: Đánh ké tài bàn. 2. Góp tiền để dự một phần nhỏ: Ăn ké thịt bò. II. ph. Ghé vào: Ngồi ké một bên.kem- 1 d. 1 Chất béo nổi trên bề mặt của sữa, dùng để làm bơ. 2 Thức ăn làm bằng sữa, trứng, đường đánh lẫn với nhau cho đặc sánh lại. Đánh kem. 3 Thức ăn làm bằng sữa, trứng, đường, v.v. đánh lẫn với nhau rồi cho đông trong máy lạnh. Kem cốc (kem đặc, đựng vào cốc để ăn). Kem que (kem đông cứng, có que để cầm ăn). 4 Chất được chế dưới dạng nhờn và đặc quánh, có pha chất thơm hoặc dược phẩm, dùng bôi để giữ cho da mềm, mịn. Kem chống nẻ. Kem dưỡng da.- 2 d. Quỷ giữ hồn người chết hay người sắp chết, theo mê tín. Cúng kem.kèm- đgt. 1. Cùng có mặt trong một phạm vi nhất định, cùng đi theo cái chính: có giấy tờ kèm theo có danh sách kèm theo thức ăn kèm. 2. Theo sát khống chế chặt: Cầu thủ mũi nhọn của đối phương bị kèm chặt. 3. Theo sát để chỉ bảo, hướng dẫn cẩn thận: Thợ cũ kèm thợ mới dạy kèm từng học sinh một.kẽm- 1 dt Kim loại màu trắng hơi xanh, ít gỉ, có thể dát mỏng: Lợp nhà bằng mái kẽm; Ngày xưa có tiền kẽm.- 2 dt Khe núi có sườn dốc: Hai bên thì núi, giữa thì sông, có phải đây là Kẽm Trống không? (HXHương).kém- ph. t. 1. ở mức độ hay trình độ dưới một chuẩn so sánh: Em học kém chị ba lớp. 2. ở trình độ thấp hơn mức trung bình, dưới tiêu chuẩn: Học sinh kém. 3. Từ biểu thị một số lượng còn thiếu dưới số lượng biểu thị bằng từ đứng trước nó: Hai đồng kém bảy xu một thước ; Ba giờ kém mười. 4. Nói ngũ cốc đắt: Gạo và ngô đều kém.kèn- I d. Nhạc khí tạo tiếng nhạc bằng cách dùng hơi thổi làm rung các dăm hoặc làm rung cột không khí trong các ống.- II d. Tổ sâu của bướm có hình ống, trẻ em thường dùng làm.kén- 1 dt. Tổ được kết bằng tơ của tằm hoặc một số loài sâu: Tằm nhả tơ làm kén nong kén vàng óng.- 2 đgt. Chọn lựa kĩ theo những tiêu chuẩn nhất định: kén giống.kẻng- 1 dt 1. Tiếng kim loại treo lên để đánh báo giờ: Nghe kẻng, học sinh đến đứng xếp hàng ở cửa lớp. 2. Miếng kim loại dùng để báo giờ: Cái kẻng của trường là một đoạn ngắn của đường sắt cũ.- 2 tt, trgt Bảnh bao; Diện quá (thtục): Định đi đâu mà ăn mặc kẻng thế?.keo- d. Bọ của một loài bướm ăn hại lúa.- d. Loài vẹt đầu đỏ.- d. 1. Một phần cuộc đấu giữa hai lúc nghỉ: Đánh một keo đu ; Vật nhau ba keo. 2. Cuộc đấu tranh: Hỏng keo này bày keo khác (tng).- d. Loài cây nhỡ thuộc họ đậu, có thể trồng làm rào giậu.- d. Chất dính bằng nhựa cây hoặc nấu bằng da trâu bò.- t. Bủn xỉn: Tính keo.keo kiệt- t. Hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của. Đối với vợ con mà cũng keo kiệt.kèo- dt. Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các đòn tay hay xà gỗ: chọn gỗ làm kèo nhà.kéo- 1 dt Dụng cụ có hai lưỡi bằng thép bắt tréo nhau, dùng để cắt: Tay cầm cái kéo, con dao, chọc trời, vạch đất lấy nhau phen này (cd).- 2 đgt 1. Làm cho người hoặc vật chuyển dịch lại gần mình hay theo mình: Anh kéo Loan tới trước tủ kính (NgHTưởng); Trâu béo kéo trâu gầy (tng); Kéo lưới; Kéo chăn về phía mình 2. Làm cho dài ra: Kéo bông thành sợi. 3. Tiến về một phía: Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang (cd). 4. Đánh đồ nữ trang bằng kim loại: Kéo chiếc nhẫn. 5. Rủ nhau cùng làm một việc gì: Nhân dân kéo nhau đi biểu tình. 6. Đưa đi theo: Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc. 7. Làm cho dây một nhạc cụ rung lên thành âm thanh: Kéo nhị; Kéo vi-ô-lông. 8. Nâng cao lên hoặc hạ thấp xuống: Kéo màn lên; Kéo năng suất lên; Kéo giá cả xuống. 9. Trải dài ra về không gian hoặc thời gian: Ngọn lửa kéo dài ra; Buổi họp kéo đến chiều. 10. Lấy lại được phần nào: Hàng ế, nhưng cũng kéo lại được vốn.kéo bè- Hùa với nhau thành cánh để mưu lợi riêng.kéo co- d. Trò chơi tập thể, người chơi chia làm hai tốp, mỗi tốp nắm một đầu sợi dây, bên nào kéo được về phía mình là thắng. Chơi kéo co.kéo cưa- đgt Làm lai nhai mãi mà chưa xong: Việc chẳng khó khăn lắm mà sao cứ kéo cưa hết ngày này sang ngày khác.kéo dài- đg. 1. Làm cho thời gian kết thúc chậm hơn; gia thêm hạn: Hội nghị kéo dài thêm một ngày. 2. (toán). Kẻ tiếp thêm vào một đoạn thẳng một đoạn khác cùng nằm trên một đường thẳng.kéo lê- đgt. Kéo không nhấc khỏi mặt đất một cách nặng nề: kéo lê đôi chân què kéo lê cái thúng gạọkẹo- dt Thức ăn chủ yếu làm bằng đường hoặc mật trộn với bột, cô lại thành viên, thành miếng, thành thỏi: Kẹo lạc, kẹo vừng chỉ để bán cho khách qua đường (Ng-hồng).kép- d. Từ cũ chỉ người đàn ông làm nghề hát tuồng, hát chèo, hoặc người đánh đàn ; hòa nhịp với khúc hát của cô đầu. 2. Từ cũ chỉ người yêu là nam.- t. 1. Nói áo may bằng hai lần vải: áo kép. 2. Nói cái gì có hai, có đôi. 3. Nói từ gồm nhiều từ đơn ghép với nhau: Từ kép. 4. Từ chỉ người đỗ hai lần tú tài, trong khoa thi hương (cũ): Ông kép ; Tú kép.kép hát- dt Người đàn ông ca hát trên sân khấu (cũ): Cả bọn kép hát đứng dậy đi bài tẩu mã (NgCgHoan).kẹp- I. d. 1. Dụng cụ của phong kiến và thực dân làm bằng hai thanh tre hay hai miếng gỗ để cặp bàn tay tội nhân mà tra tấn. 2. Dụng cụ bằng sắt hay gỗ, dùng để cặp những tờ giấy rời lại với nhau. II. đg. 1. Cặp lại bằng cái kẹp. 2. Khép chặt lại: Kẹp đùi.- (đph) d. Cặp sách: Mua cái kẹp đựng sách.két- 1 d. x. mòng két.- 2 d. 1 Tủ bằng sắt thép kiên cố chuyên dùng để cất giữ tiền của. Két bạc. 2 Hòm gỗ có đai dùng để chứa hàng hoá khi chuyên chở. 3 Thùng lớn hoặc bể để chứa nước hoặc dầu, xăng, trên đầu xe hay trên tầng cao các ngôi nhà.- 3 t. Khô quánh và dính bết vào thành một lớp khó tẩy rửa. Máu khô két lại. Quần áo két dầu mỡ.kẹt- I. đgt. Bị mắc ở giữa, bị giữ lại, không đi qua được: Súng kẹt đạn bị kẹt lại trong thành, chưa thoát ra được. II. tt. Bí, gặp khó khăn, khó giải quyết: kẹt tiền, kẹt quá không biết trả lời như thế nàọ III. dt. 1. Kẽ hở: kẹt ván kẹt ách. 2. Góc, xó: kẹt tủ úp trong kẹt.- 2 tt. Có âm thanh đanh, rít lên do hai vật cứng cọ xát vào nhau: Cánh cửa kẹt lên một tiếng.kê- 1 dt (thực) Loài cây thuộc họ hoà thảo, hạt nhỏ màu vàng: Hạt cây kê; Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà (cd).- 2 dt Con gà: Kể lể con cà, con kê.- 3 đgt 1. Đệm vật gì ở dưới cho cao lên hoặc cho khỏi lệch: Kê chân bàn; Dù trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng (cd). 2. Xếp đặt đồ đạc vào vị trí đã định: Kê bộ bàn ghế giữa phòng; Mảnh giường nhỏ, hẳn có ai kê lại (X-thuỷ).- 4 đgt 1. Biên ra: Bác sĩ kê đơn thuốc. 2. Viết ra theo yêu cầu từng thứ, từng món: Kê tài sản.kê khai- Kể ra từng khoản.kề- đg. Ở vào hoặc làm cho ở vào vị trí rất gần, không còn hoặc coi như không còn có khoảng cách. Ngồi bên nhau, vai kề vai. Gươm kề cổ. Kề miệng vào tai bảo nhỏ.kể- đgt. 1. Nói có đầu đuôi, trình tự cho người khác biết: kể chuyện biết gì kể nấy. 2. Nói ra, kê ra từng người, từng thứ một: kể công kể tên từng người bạn cũ. 3. Chú ý đến, coi là quan trọng: kể gì chúng nó một khối lượng công việc đáng kể. 4. Coi là, xem như: công việc ấy kể như đã hoàn thành. 5. Xem ra: Anh nói kể cũng đúng kể thì xếp lương nó thêm một bậc cũng phảịkế- 1 dt Mẹo; Mưu chước; Cách khôn khéo: Lắm mưu nhiều kế (tng); Lấy nghề gõ đầu trẻ làm kế sinh nhai (ĐgThMai).- 2 tt Nói người phụ nữ lấy người chồng mà vợ đã chết hoặc làm mẹ người con của vợ cả đã chết: Vợ kế; Mẹ kế; Bà mẹ ruột của Huê là bà kế (NgKhải).- đgt Tiếp sau: Vụ nọ vụ kia.kế hoạch- d. Toàn thể những việc dự định làm, gồm nhiều công tác sắp xếp có hệ thống, qui vào một mục đích nhất định và thực hiện trong một thời gian đã tính trước: Kế hoạch kinh tế ; Thực hiện kế hoạch 5 năm của Nhà nước.kế thừa- đg. 1 (cũ; id.). Như thừa kế (ng. 1). 2 Thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần). Kế thừa những di sản văn hoá của dân tộc.kế tiếp- đgt. Nối tiếp nhau: Năm này kế tiếp năm khác Thế hệ này kế tiếp thế hệ khác.kế toán- dt (H. kế: trù tính; toán: tính toán) Nói việc tính toán các món chi thu của một tổ chức: Làm nhân viên phòng kế toán tài vụ của một xí nghiệp (NgKhải).kế tục- đg. Nối tiếp: Kế tục sự nghiệp của ông cha.kế vị- đg. Nối ngôi vua.kệ- 1 dt. Giá nhỏ để sách hay đồ dùng: đặt sách lên kệ.- 2 dt. 1. Bài văn vần giảng giải một đoạn kinh Phật: đọc kinh đọc kệ kinh kê.. 2. Bài văn của một vị sư đã chết để lạị- 3 đgt. Để mặc, không can thiệp, tác động đến: kệ nó kệ tôi tôi làm tự chịụkềm- (ph.). x. kìm.kên kên- Nh. Kền kền.kênh- 1 dt 1. Sông đào dùng để dẫn nước hoặc để phục vụ giao thông: Kênh Pa-na-ma; Kênh Xuy-ê. 2. Đường thông tin trong dụng cụ bán dẫn: Đổi kênh đài truyền hình.- 2 đgt Nâng một đầu vật nặng lên: Kênh tấm ván lên.- tt Để lệch nên không khớp: Cái vung ; Tấm phản kênh.kềnh- t. Nói một số động vật to hơn những con cùng loài: Kiến kềnh ; Chấy kềnh.- ph. Nói nằm dài ra: Nằm kềnh ra phản.kết án- đg. (Toà án) định tội và tuyên bố hình phạt. Bị kết án tù.kết duyên- đgt., vchg Lấy nhau thành vợ chồng: Hai người đã kết duyên với nhaụkết giao- đgt (H. giao: trao đổi nhau) Hẹn ước gắn bó với nhau: Rằng: Trong tác hợp cơ trời, hai bên gặp gỡ một lời kết giao (K).kết hôn- Lấy nhau làm vợ chồng.kết hợp- đg. 1 Gắn với nhau để bổ sung cho nhau. Học kết hợp với hành. Kết hợp lao động với giáo dục. 2 (kng.). Làm thêm một việc gì nhân tiện khi làm việc chính. Trên đường đi, kết hợp ghé thăm một bạn cũ. 3 (chm.). (Tính chất của phép cộng hoặc phép nhân) cho phép trong một dãy tính cộng (hoặc nhân) thay hai số hạng (hoặc thừa số) liên tiếp bằng tổng (hoặc tích) của chúng.kết luận- I. đgt. Rút ra ý kiến tổng quát nhất: Có thể kết luận bằng một câu ngắn gọn kết luận vội vàng, chưa đủ bằng chứng. II. dt. Ý kiến tổng quát nhất được rút ra sau khi trình bày, lập luận về một vấn đề: Có thể đưa ra kết luận được rồi Một kết luận hoàn toàn xác đáng.kết nạp- đgt (H. nạp: thu nhận) Thu nhận vào một tổ chức, một đảng chính trị: Chú là người kết nạp Mẫn vào Đảng (Phan Tứ).kết quả- d. Toàn thể những việc xảy ra từ một việc, một sự kiện... từ khi việc hay sự kiện chấm dứt: Kết quả của ba năm học nghề là chị trở thành một công nhân thành thạo.kết thúc- đg. 1 Hết hẳn, ngừng hoàn toàn sau một quá trình hoạt động, diễn biến nào đó. Mùa mưa sắp kết thúc. Câu chuyện kết thúc một cách bất ngờ. 2 Làm tất cả những gì cần thiết để cho đi đến kết thúc. Buổi lễ kết thúc năm học. Chủ toạ kết thúc hội nghị. Phần kết thúc của bài văn.kêu- I. đgt. 1. Phát ra âm thanh: Lợn kêu ăn Pháo kêu to Chim kêu vượn hót. 2. Lên tiếng la hét: kêu thất thanh kêu cứu. 3. Than vãn: kêu khổ kêu mua phải đồ rởm. 4. Cầu xin, khiếu nại: kêu oan làm đơn kêu với cấp trên. 5. Gọi để người khác đến với mình: kêu con về ăn cơm. 6. Gọi, xưng gọi như thế nào đấy: Nó kêu ông ấy bằng bác. II. tt. 1. Có âm thanh vang, đanh: Pháo nổ rất kêụ 2. Có văn phong hấp dẫn nhưng sáo rỗng: Văn viết rất kêu dùng từ ngữ rất kêu.kêu gọi- đgt Hô hào mọi người cùng làm một việc quan trọng: Đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi lịch sử (PhVĐồng); Tinh thần kêu gọi tiết kiệm của Đảng và Nhà nước (Võ Văn Kiệt).kêu la- Kêu to vì đau hay tức giận.kêu nài- đg. Xin, nài bằng những lời nói đi nói lại nhiều lần. Kêu nài mãi nhưng cũng chẳng được gì.kêu oan- đgt. Giãi bày, kêu than về nỗi oan ức của mình: Nó vẫn kêu oan với mọi người viết đơn kêu oan với cấp trên đã bị bắt với đầy đủ chứng cớ mà còn to mồm kêu oan.kêu vang- đgt Kêu rất to tiếng: Trũi ngoi lên, kêu vang (Tô-hoài).kha khá- Hơi khá: Học đã kha khá.khả ái- t. (cũ). Đáng yêu, dễ thương. Nụ cười khả ái.khả năng- dt. 1. Cái có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định: phải tính đến khả năng xấu nhất. 2. Năng lực, tiềm lực: một cán bộ có khả năng phát huy mọi khả năng của tài nguyên nước ta.khả nghi- tt (H. nghi: ngờ) Đáng ngờ; Khó tin được: Mãi chẳng thấy một vật gì khả nghi (NgCgHoan).khả ố- t. Đáng ghét: Cử chỉ khả ố.khả quan- t. 1 (id.). Trông được, dễ coi. Kiểu nhà mới trông cũng khả quan. 2 Tương đối tốt đẹp, đáng hài lòng. Kết quả khả quan. Tình hình khả quan.khả thi- tt., cũ Có khả năng thực hiện: một phương án khả thịkhá- tt ở mức độ tương đối cao: Trải phong trần mới tỏ khá, hèn (BNT); Cháu đỗ vào loại khá; Cần phải có một nền kinh tế khá (HCM).- trgt Đáng; Nên: Hoa đèn kia với bóng người thương (Chp); Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng (Lê Thánh-tông).khá giả- Có đủ để ăn tiêu: Trước nghèo bây giờ đã khá giả.khác- t. 1 Không giống, có thể phân biệt được với nhau khi so sánh. Hai chiếc áo khác màu. Hai người chỉ khác nhau ở giọng nói. Quê hương đã đổi khác. Làm khác đi. 2 Không phải là cái đã biết, đã nói đến, tuy là cùng loại. Cho tôi cái cốc khác. Lúc khác hãy nói chuyện. // Láy: khang khác (ng.1; ý mức độ ít).khác gì- tt Như Khác chi: Anh nói thế khác gì anh đuổi nó đi.khác thường- Đặc biệt, không bình thường: Thông minh khác thường.khác xa- tt Không giống; Không còn giống nữa: Thủ đô ngày nay khác xa Hà-nội ngày xưa.khạc- đg. Làm bật ra cái gì vướng ở trong cổ: Khạc đờm.khách- 1 d. Chim cỡ bằng chim sáo, lông đen tuyền, đuôi dài, ăn sâu bọ, có tiếng kêu "khách, khách".- 2 I d. 1 Người từ nơi khác đến với tính cách xã giao, trong quan hệ với người đón tiếp, tiếp nhận. Nhà có khách. Tiễn khách ra về. Khách du lịch. 2 Người đến với mục đích mua bán, giao dịch trong quan hệ với cửa hiệu, cửa hàng, v.v. Cửa hàng đông khách. Khách hàng. Khách trọ. 3 Người đi tàu xe, trong quan hệ với nhân viên phục vụ; hành khách. Khách đi tàu. Xe khách°. 4 (cũ; vch.; dùng có kèm định ngữ). Người có tài, sắc được xã hội hâm mộ. Khách văn chương. Khách anh hùng. Khách hồng quần.- II d. (cũ; kng.). Tên gọi chung người Hoa kiều ở Việt Nam. Chú. Ăn ở một hiệu khách.khách hàng- dt. Người đến mua hàng: Cửa hàng phục vụ khách hàng hết sức tận tình Khách hàng là thượng đế.khách khứa- dt Nói nhiều khách đến chơi: Khách khứa nhốn nháo khắp nhà (NgCgHoan).khách quan- t. 1. Nói cái gì tồn tại ngoài ý thức con người: Sự thật khách quan. 2. Nói thái độ nhận xét sự vật căn cứ vào sự thực bên ngoài: Nhận định khách quan.khách sạn- d. Nhà có phòng cho thuê, có đủ tiện nghi phục vụ việc ở, ăn của khách trọ.khách sáo- dt. Có vẻ lịch sự nhưng không thật lòng: ăn nói khách sáo không khách sáo với bạn be`.khai- 1 tt Có mùi nước đái: Cháu bé đái dầm, khai quá.- 2 đgt 1. Bỏ những vật cản trở, để cho thông: Khai cái cống cho nước khỏi ứ lại. 2. Đào đất để cho nước chảy thành dòng: Khai mương.- 3 đgt Mở ra; Mở đầu: Khai trường; Khai mỏ.- 4 đgt Trình báo những việc mình đã làm hay đã biết cho nhà chức trách: Bắt tên gián điệp phải khai rõ âm mưu của địch.khai báo- Trình với chính quyền: Khai báo hộ khẩu.khai bút- đg. Cầm bút viết hoặc vẽ lần đầu tiên vào dịp đầu năm, theo tục xưa. Đầu năm khai bút. Câu thơ khai bút.khai hỏa- đgt. Bắt đầu nổ súng: đã đến giờ khai hỏạkhai hóa- khai hoá đgt (H. hoá: thay đổi) Mở mang và phát triển nền văn hoá ở một dân tộc còn lạc hậu: Thực dân huênh hoang là khai hoá cho các dân tộc lạc hậu.khai sanh- (ph.). x. khai sinh.khai thác- đgt. 1. Hoạt động để thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên: khai thác tài nguyên khai thác lâm thổ sản. 2. Tận dụng hết khả năng tiềm tàng, đang ẩn giấu: khai thác khả năng của đồng bằng sông Cửu Long. 3. Tra xét, dò hỏi để biết thêm điều bí mật: khai thác tù binh.khai trừ- đgt (H. trừ: bỏ đi) Đưa ra ngoài một tổ chức: Anh ta đã bị khai trừ khỏi Đảng vì có quan hệ với địch.khai trương- Bắt đầu mở cửa hàng (cũ).khai tử- đg. Khai báo cho người mới chết. Giấy khai tử.khải hoàn- đgt. Thắng trận trở về: ca khúc khải hoàn.khải hoàn ca- dt (H. ca: hát) Bài hát mừng thắng trận: Giặc kéo từng lượt ra hàng ta, quân ta vui hát khải hoàn ca (HCM).khái niệm- d. 1. Hình thức tư duy của loài người khiến người ta hiểu biết những đặc trưng, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản nhất của các sự vật và các hiện tượng trong hiện thực khách quan. 2. ý chung và trừu tượng về một vật, do hoạt động của trí tuệ tạo nên qua các kinh nghiệm: Khái niệm về máy bay có tốc độ siêu âm. 3. Kiến thức bước đầu: Học sinh lớp 7 mới có những khái niệm về hóa học. 4. Sự hiểu biết rất đơn giản qua cách hình dung, ngoài mọi kinh nghiệm: Tôi tả như vậy để chị có một khái niệm về đời sống ở Liên Xô.khái quát- I đg. Thâu tóm những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng. Bản báo cáo đã khái quát được tình hình.- II t. Có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng. Cách nhìn.kham- đgt. Chịu đựng được: kham việc nặng kham khổ bất kham khả kham.kham khổ- tt, trgt Thiếu thốn; Khổ sở: Lâu nay chúng ta đã từng kham khổ, nay sẽ nếm chút ngọt bùi (NgBáHọc).khảm- d. Tên một quẻ trong bát quái, chỉ phương Bắc.- đg. Ken bằng sơn những mảnh vỏ trai, kim loại vào những hình đã trổ sẵn trên mặt gỗ: Khảm mặt tủ chè. Khảm xà cừ. Khảm bằng vỏ một thứ trai gọi là xà cừ. Ngr. Ghẻ lở để lại nhiều sẹo sâu và thâm (thtục).khám- 1 d. Đồ bằng gỗ giống như cái tủ nhỏ không có cánh, dùng để đặt đồ thờ, thường được gác hay treo cao. Khám thờ.- 2 d. Nhà giam. Khám tù.- 3 đg. 1 Xét, lục soát để tìm tang chứng của tội lỗi, của hành động phạm pháp. Toà án ra lệnh khám nhà. Khám hành lí. 2 Xem xét để biết tình trạng sức khoẻ, để biết bệnh trạng trong cơ thể. Khám sức khoẻ. Phòng khám thai.khám nghiệm- đgt. Sử dụng phương pháp khoa học để xem xét, phát hiện những dữ kiện cần thiết đối với tử thi, hay các thương tích: khám nghiệm tử thịkhám phá- đgt (H. phá: làm lộ ra) Tìm ra điều gì còn bị giấu kín: Văn học, nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội (PhVĐồng).khám xét- Lục lọi để kiểm soát: Khám xét nhà tên gián điệp.khan- I t. 1 Thiếu hay không có lượng nước cần thiết. Đồng ruộng khan nước. Bừa khan. 2 (chm.). Không ngậm nước. Muối khan. 3 Thiếu cái được coi là cần thiết hay cái thường kèm theo. Uống rượu khan một mình. Đau bụng khan. Trời rét khan. Nói khan nói vã. 4 Thiếu hẳn so với yêu cầu của thị trường. Khan hàng. Khan tiền lẻ.- II t. Như khản. Nói nhiều cổ.khan hiếm- tt. t có trên thị trường: Vải khan hiếm Hàng hóa không khan hiếm như xưa nữa.khán- dt Khán thủ nói tắt (cũ): Ông lí trưởng cùng hai ông khán xộc vào nhà.khán đài- Nơi cao có mái hay lộ thiên để ngồi xem biểu diễn giữa trời.khán giả- d. Người xem biểu diễn. Khán giả vỗ tay ca ngợi.khang trang- tt. Rộng rãi và thoáng đẹp: Nhà cửa khang trang trường lớp khang trang.khảng khái- (H. khảng: hiên ngang; khái: hào hiệp) Hiên ngang và hào hiệp: Đặng, Hoàng, Ngô, ba bốn bác hàn huyên, khi uống rượu, khi ngâm thơ, ngoài cửa ngục lầm than mà khảng khái (PhBChâu); Biết đâu không có những tấm lòng kháng khái, tư tưởng cao thượng ẩn nấp dưới quần nâu, áo rách (HThKháng).kháng- t. Nói dưa hay cà muối hỏng, có vị ngang và mùi hơi nồng.kháng án- đg. Chống lại bản án của toà án để yêu cầu được xét xử lại. Quyền kháng án của bị can.kháng chiến- I. đgt. Chiến đấu chống quân xâm lược: Toàn dân kháng chiến. II. dt. Cuộc kháng chiến: Kháng chiến nhất định thắng lợịkháng sinh- dt (H. sinh: sống) Chất chống lại sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh: Tính chất kháng sinh của pê-ni-xi-lin.khánh- d. 1. Nhạc cụ cổ bằng đá hoặc bằng đồng, dày bản, đánh thành tiếng kêu thanh: Chuông rền, õm ruổi, khánh lay (Phan Trần). 2. Đồ trang sức của trẻ con bằng vàng hay bạc, hình cái khánh, đeo trước ngực.khánh chúc- đg. (cũ; trtr.). Chúc mừng. Khánh chúc thắng lợi.khánh kiệt- tt (H. khánh: hết sạch; kiệt: hết) Hết sạch sành sanh: Vì nghiện ngập mà gia tài khánh kiệt.khánh thành- Mừng một công trình kiến trúc đã làm xong: Khánh thành nhà máy.khánh tiết- d. (trtr.). Lễ mừng, lễ tiết lớn (nói khái quát). Ngày khánh tiết.khao- 1 đgt. 1. Mở tiệc thết đãi cho việc mừng: mổ trâu mổ bò ăn khao khao vọng. 2. Thết đãi người lập công lớn: mở rượu khao tất cả quân sĩ khao binh khao lạo khao quân khao thưởng. 3. Thết đãi nhân lúc vui vẻ: khao một chầu bia khao một buổi xem ca nhạc.- 2 đgt. Bẩy cho than rơi từ trên cao xuống: khao than trên tầng cao.khao khát- đgt Ao ước; Mong có được: Cống hiến cho độc giả đương khao khát một quyển Nam-kì khởi nghĩa (TrVGiàu).khảo- đg. 1. Tìm tòi trong sách vở để nghiên cứu: Khảo về nguồn gốc truyện Kiều. 2. So sánh để biết hơn kém: Khảo giá hàng.- đg. Dùng cách tàn bạo để hỏi tội: Ai khảo mà xưng (tng).khảo cổ- d. (kng.). Khảo cổ học (nói tắt). Tài liệu khảo cổ.khảo cứu- đgt. Tìm hiểu trên cơ sở nghiên cứu, đối chiếu các sách vở, tài liệu cũ: khảo cứu truyện cổ Việt Nam.khảo hạch- đgt (H. hạch: xét trình độ hiểu biết) Xét sức học qua một kì thi: Mở một kì khảo hạch để chọn cán bộ.khảo sát- Xem xét cẩn thận: Khảo sát phong tục một địa phương.khạp- d. Đồ gốm hình trụ tròn to, miệng rộng, có nắp đậy, dùng để đựng. Khạp gạo. Đổ đầy một khạp nước.khát- đgt. 1. Muốn uống nước: khát nước khát khao khát máu đói khát khao khát thèm khát. 2. Cảm thấy thiếu về nhu cầu và mong muốn có: khát tri thức khát mô. khát vọng.khát máu- tt Nói kẻ thích chém giết: Bọn đế quốc khát máu nô dịch hàng triệu người (PhVĐồng).khát vọng- Sự ước ao, trông ngóng thiết tha.kháu- t. (kng.). Xinh xắn, trông đáng yêu (nói về trẻ con hoặc thiếu nữ). Mặt mũi thằng bé trông kháu lắm. Một cô bé rất kháu.khay- dt. Đồ dùng có mặt đáy phẳng, thành thấp, hình thù có nhiều loại như tròn, vuông, ô-van, thường dùng để chén uống nước, trầu cau: khay ăn trầu khay nước.khắc- 1 dt 1. Một phần tư giờ: Tôi chỉ vào đây một khắc sẽ ra. 2. Một phần sáu của ngày, theo cách chia thời gian ngày xưa (cũ): Ngày sáu khắc, tin mong, nhạn vắng (CgO); Đêm năm canh ngày sáu khắc (tng).- 2 đgt 1. Dùng dụng cụ sắc và cứng tạo hình, tạo chữ trên một mặt phẳng: Khắc con dấu; Khắc bài thơ vào đá. 2. In sâu vào: Từng lời in vào trí óc, khắc vào xương tuỷ (NgHTưởng).- 3 trgt Tất nhiên; Không cần phải can thiệp: Anh ấy đã hẹn, anh ấy khắc đến; Nhận được tin vợ ốm, cậu ấy khắc về.khắc khoải- ph. t. 1. Băn khoăn, không yên tâm: Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải (CgO). 2. Lắp đi, lắp lại mãi một âm điệu với giọng buồn buồn: Cuốc kêu khắc khoải đêm ngày.khắc khổ- t. Tỏ ra chịu đựng nhiều khổ cực, chịu hạn chế nhiều nhu cầu trong cuộc sống, sinh hoạt. Sống khắc khổ. Vẻ mặt khắc khổ.khẳm- tt., cũ 1. (Thuyền chở) đầy và nặng, khiến cho chìm xuống mặt nước tận mạn thuyền: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm (Nguyễn Đình Chiểu). 2. Quá nhiều, quá mức cần thiết: no khẳm bọng tiền vô khẳm. 3. Vừa khít vừa đúng với yêu cầu: đạt khẳm chi tiêụkhắm- tt 1. Có mùi thối: Lọ mắm này khắm mất rồi. 2. Không hay ho gì: Làm thế thì khắm lắm.khăn- d. Đồ bằng vải bay bằng tơ chít trên đầu, quàng vào cổ, trải trên bàn, hoặc dùng để lau chùi...: Khăn lượt ; Khăn bàn ; Khăn lau. Khăn chầu áo ngự. Khăn và áo đội và mặc lúc lên đồng hầu bóng.khăng- d. Trò chơi của trẻ em, dùng một đoạn cây tròn dài đánh cho đoạn cây tròn ngắn văng xa để tính điểm. Chơi khăng. Đánh khăng.khăng khít- tt. Có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau: quan hệ khăng khít gắn bó khăng khít với nhaụkhẳng định- đgt (H. khẳng: nhận là được; định: quyết định) Thừa nhận quả quyết là đúng: Chúng ta phải khẳng định ta là ai (Huy Cận).khắp- t. Tất cả, tất cả mọi nơi: Khắp thiên hạ ; Khắp thành phố.khắt khe- t. Quá nghiêm khắc, chặt chẽ trong các đòi hỏi, đến mức có thể hẹp hòi, cố chấp trong sự đối xử, đánh giá. Tính tình khắt khe. Đối xử khắt khe. Quy chế khắt khe.khấc- dt. Chỗ cắt gọt sâu vào bề mặt vật gì để mắc giữ hay đánh dấu những khoảng chia: mắc vào cái khấc kia nhích cân lên vài khấc nữa.khâm liệm- đgt (H. khâm: vải bọc tử thi; liệm: vải bọc ở phía trong) Lấy vải bọc người chết trước khi đặt vào quan tài: Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt, kín chân, tay, đầu, gót thì thôi (NgKhuyến).khâm phục- đg. Tỏ lòng tôn kính đối với những con người, hành động, sáng tạo vượt xa mức bình thường về mặt đạo đức, trí tuệ: Khâm phục tinh thần bất khuất của các chiến sĩ đấu tranh cho lý tưởng của mình.khẩn cấp- t. 1 Cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ. Công tác chống lụt khẩn cấp. Nhiệm vụ khẩn cấp. 2 Có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép chậm trễ. Tình thế khẩn cấp. Tin bão khẩn cấp.khẩn trương- tt. 1. Cấp bách, cần giải quyết ngay: nhiệm vụ khẩn trương. 2. Nhanh gấp, tranh thủ mọi thời gian: làm khẩn trương, tác phong khẩn trương.khấn- đgt 1. Lẩm bẩm cầu xin thần phật hoặc người đã chết phù hộ: Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư (tng); Nén hương đến trước thiên đài, nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân (K). 2. Đưa tiền hối lộ (thtục): Hắn làm khó dễ, nhưng nếu khấn ít nhiều là xong ngay.khất- đg. Xin hẹn đến lần khác: Khất nợ.khất nợ- đgt Xin hoãn việc trả nợ: Khất nợ lắm khi trào nước mắt, chạy ăn từng bữa toát mồ hôi (Trần Tú Xương).