P (1)

pha
- 1 (F. phare) dt. Đèn pha, nói tắt: bật pha ô tô.
- 2 (F. phase) 1. đgt. Gốc xác định vị trí của một điểm (một vật) tại một thời điểm trong dao động điều hoà; còn gọi là góc pha: dao động cùng pha. 2. Tập hợp các phần của một hệ nhiệt động có cùng các tính chất vật lí và hoá học: dòng điện ba pha. 3. Cảnh diễn ra trong chốc lát, cảnh nối tiếp trong một chuỗi sự kiện: pha bóng đẹp mắt Vở kịch có nhiều pha hấp dẫn.
- 3 đgt. 1. Cho nước sôi vào các loại chè để thành thức uống: pha ấm trà pha cà phê. 2. Hoà đều vào nhau theo tỉ lệ nhất định để thành chất hỗn hợp gì: pha nước chấm pha màu để vẽ. 3. Xen lẫn trong nhau: vải phin pha ni lông đất cát pha giọng miền Trung pha Bắc.
- 5 đgt. Cắt nhỏ ra từ một khối nguyên: pha thịt pha cây nứa.
pha lê
- pha-lê dt (do chữ Hán pha li) Thứ thuỷ tinh trong suốt nặng hơn thuỷ tinh thường: Vòm trời cao trong vắt như một bầu pha-lê (NgTuân).
pha trò
- Làm cho buồn cười bằng lời hay bằng cử chỉ.
phà
- 1 d. Phương tiện vận chuyển hình chữ nhật, lòng phẳng, dùng để chở xe cộ và người qua sông. Cho xe qua phà. Bến phà.
- 2 đg. Thở mạnh ra qua đường miệng. Phà khói thuốc. Phà ra hơi rượu.
phá
- 1 dt. Vùng nước mặn có dải đất cát ngăn cách với biển, thông ra bởi dòng nước hẹp: Thương em, anh cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang (cd.).
- 2 đgt. 1. Làm cho hư hỏng: phá nhà phá vỡ kế hoạch. 2. Vượt lên, làm cho cái cũ vô giá trị: phá kỉ lục. 3. (Vết thương) bung loét, lở ra: Vết thương phá lở. 4. Bật mạnh không kìm giữ được: phá lên cười phá chạy tháo thân.
phá án
- đgt 1. Nói toà án cấp trên huỷ một bản án do cấp dưới đã xử: Toà sơ thẩm đã xử như thế thì toà thượng thẩm không có lí gì mà phá án. 2. Nói công an điều tra bí mật về đối tượng của vụ án: Cảnh sát hình sự đi phá án.
phá bĩnh
- Cg. Phá hoẵng.Quấy rối, làm tan một cuộc vui: Nước cờ đang hay thì có kẻ vào phá bĩnh.
phá đám
- đg. Quấy rối để làm tan vỡ, làm hỏng công việc hoặc cuộc vui của những người khác. Phá đám tiệc vui. Không làm thì thôi, đừng phá đám.
phá giá
- đgt. 1. Nh. Phá giá tiền. 2. Bán rất hạ không theo thời giá: hàng bán phá giá.
phá hại
- đgt (H. hại: làm tổn thất) Làm cho thiệt hại: Sâu phá hại mùa màng.
phá hoại
- Làm cho hỏng, cho thất bại: Phá hoại hội nghị.
phá hủy
- phá huỷ đg. Làm cho bị hư hỏng nặng, không dùng được nữa hoặc không còn tồn tại. Phá huỷ ngôi nhà cũ để làm lại. Trận lụt đã phá huỷ nhiều cầu cống.
phá kỷ lục
- X. Kỷ lục: Phá kỷ lục nhảy cao.
phá phách
- đg. Phá lung tung, bừa bãi (nói khái quát).
phá quấy
- đgt. Làm rối ra, gây cản trở: kẻ hay phá quấy.
phá rối
- đgt Gây mất trật tự: Hắn về phá rối cái nền nếp gia đình.
- phá sản đgt (H. sản: của cải) Nói nhà kinh doanh b
phá sản
- đg. 1. Cg. Vỡ nợ. Nói nhà buôn mắc nhiều nợ không thể trả hết được, phải đem tài sản chia cho chủ nợ. 2. Hoàn toàn thất bại: Kế hoạch của địch phá sản.
phá thai
- đgt (H. thai: có mang) Huỷ bỏ cái thai còn nằm trong bụng: Có chửa lần thứ ba, chị ấy đã phá thai.
phá trinh
- đg. Cg. Phá tân.Giao hợp với người con gái chưa từng tiếp xúc với đàn ông về mặt sinh dục.
phác
- đg. 1 Vạch ra những nét chính, tạo ra những đường nét hoặc hình khối sơ lược để hình dung được cái toàn bộ theo dự định. Phác ra cốt truyện. Vẽ phác. Tính phác xem cần chi bao nhiêu. 2 Có cử chỉ, cử động đơn giản để biểu thị một thái độ nào đó. Phác một cử chỉ phản đối. Trên môi phác một nụ cười.
phác họa
- phác hoạ đgt. 1. Vẽ chấm phá những đường nét cơ bản: phác hoạ chân dung. 2. Vạch ra những nét chính, nét cơ bản: phác hoạ một kế hoạch quan trọng.
phách
- 1 dt Cách làm riêng của từng người: Mỗi người làm một phách.
- 2 dt Nhạc cụ gồm một thanh tre và hai dùi gỗ, gõ thành tiếng gọn và giòn: Dịp phách của đào nương; Thông reo dịp phách, suối tuôn phím đàn (BCKN).
- 3 dt Vía của mỗi người: Hồn xiêu phách lạc.
- 4 dt Phần ghi họ, tên, số báo danh của thí sinh ở đầu mỗi bài thi: Rọc phách; Ráp phách.
- 5 dt (lí) Mỗi một chu trình biến đổi biên độ của dao động tổng hợp xảy ra khi cộng hai dao động điều hoà có tần số gần bằng nhau: Tần số của chu trình biến đổi gọi là tần số phách.
- 6 dt Mũi thuyền: Chèo phách.
- 7 trgt Khoác lác; Làm bộ: Nói phách; Làm phách.
phách lối
- Lên mặt, làm bộ.
phai
- 1 d. Công trình nhỏ xây đắp bằng đất hoặc các tấm gỗ xếp chồng lên nhau để ngăn dòng nước. Đắp phai. Bờ phai.
- 2 đg. 1 Không còn giữ nguyên độ đậm của màu sắc, hương vị ban đầu. Vải bị phai màu. Chè đã phai hương. 2 Không còn giữ nguyên độ đằm thắm sâu sắc như ban đầu. Kỉ niệm không thể nào phai.
phải
- 1 I. đgt. 1. Bắt buộc không thể làm khác được hoặc nhất thiết cần có như thế: Tôi phải đi ngay phải đủ điểm mới được lên lớp. 2. Chịu sự tác động hoặc gặp hoàn cảnh không hay: giẫm phải gai ngộ phải gió độc đi phải ngày mưa gió. II. tt. Đúng, phù hợp: điều hay lẽ phải nói chí phải vừa đôi phải lứa không phải như thế.
- 2 tt. 1. ở phía tay thường được đa số người dùng cầm công cụ lao động, đối lập với trái: đi bên phải đường rẽ phải. 2. ở mặt chính, thường mịn hơn: mặt phải của tấm vải.
phải biết
- trgt ở mức độ cao: Tôi đã nấu món ấy thì phải biết; Phen này thì vui phải biết.
phải cách
- tt, trgt 1. Hợp lí: ăn ở phải cách. 2. Đúng với thể lệ; Đúng với yêu cầu: Giấy tờ phải cách.
phải chăng
- l. ph. 1. Hợp lẽ và trái lẽ: Biết điều phải chăng. 2. Vừa vừa, ở mức thường: Giá phải chăng. 3. Có đúng không: Phải chăng chính anh đã đánh mất bút máy?
phải đạo
- tt Hợp với đạo lí: Phụng dưỡng cha me cho phải đạo.
phải lẽ
- Hợp điều thông thường, hợp lý.
phải lòng
- đg. (kng.). Cảm thấy yêu một cách khó cưỡng lại nổi. Phải lòng cô hàng xóm. Phải lòng nhau.
phải quấy
- tt., đphg Phải trái, đúng sai: Nói phải quấy cho nó nghe Phải quấy đâu còn có đó.
phái
- 1 dt Đơn thuốc: Phái thuốc cụ cho rất là cầu kì (ĐgThMai).
- 2 dt Nhóm người cùng theo một đường lối văn hoá hoặc chính trị: Phái lãng mạn; Phái tả; Phái hữu.
- 3 đgt Cử đi làm một công tác gì: Phái cán bộ ra ngoại quốc; Phái người về nông thôn.
phái bộ
- Nh. Phái đoàn.
phái đẹp
- d. (kng.). Giới người đẹp, giới phụ nữ.
phái đoàn
- dt. Đoàn người được cử đi làm nhiệm vụ gì trong một thời gian nhất định: phái đoàn đại biểu phái đoàn ngoại giao Phái đoàn của nước ta gồm nhiều cán bộ cao cấp.
phái viên
- dt (H. viên: người làm công tác) Người được cử đi làm một nhiệm vụ gì: Tiếp đón một phái viên của chính phủ nước bạn.
phàm
- I. t. 1. Tâm thường, trái với thanh cao: Người phàm. 2. Nói ăn nhiều một cách thô tục. Phàm ăn. II. ph. Hễ: Phàm làm người thì phải lao động.
phàm phu
- d. (cũ). Kẻ thô lỗ tục tằn.
phàm tục
- tt. Tầm thường, không có gì là cao siêu, thuộc cõi đời bình thường như bao người khác: người phàm tục.
phạm
- 1 dt Phạm nhân nói tắt: Bọn lính Pháp giải những người phạm vào nhà lao Hoả lò.
- 2 đgt 1. Mắc phải: Do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm (HCM). 2. Chạm đến: Phạm đến danh dự người khác. 3. Làm trái với: Phạm luật đi đường.
- trgt Nói cắt vải lấn vào chỗ phải giữ lại: Cắt vào vạt áo.
phạm nhân
- Nh. Phạm đồ.
phạm pháp
- đg. Làm điều pháp luật cấm. Hành vi phạm pháp.
phạm trù
- dt. 1. Khái niệm phản ánh những mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng. 2. Khái niệm biểu thị một cách chung nhất các hiện tượng, đặc trưng của sự vật: các phạm trù ngữ pháp.
phạm vi
- dt (H. phạm: khuôn phép; vi: vây bọc) Khuôn khổ giới hạn một hoạt động: Phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội rất lớn (PhVĐồng); Trong phạm vi quyền hạn của đoàn thể xã hội (ĐgThMai).
phàn nàn
- Biểu thị bằng lời điều làm cho mình bực bội: Phàn nàn về cách đối xử không tốt của gia đình chồng.
phản
- 1 d. (ph.). Ván. Bộ phản gỗ.
- 2 I đg. 1 Thay đổi hẳn thái độ, hành động chống lại, làm hại người có quan hệ gắn bó với mình. Bị lộ vì có kẻ phản. Lừa thầy phản bạn°. Làm phản°. Ngựa phản chủ°. 2 (Cái của chính mình) làm hại mình một cách không ngờ. Hắn giả trang làm người địa phương, nhưng giọng nói lơ lớ đã phản hắn.
- II Yếu tố ghép trước để cấu tạo tính từ, động từ, có nghĩa "ngược lại, ngược trở lại". tác dụng°. Phản khoa học.
phản ánh
- đgt. 1. Làm tái hiện một số đặc trưng cơ bản của đối tượng bằng những cách thức nào đó: phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. 2. Trình bày với người hay tổ chức có thẩm quyền về thực tế nào đó: phản ánh tình hình học tập cho ban giám hiệu rõ.
phản chiếu
- đgt (H. phản: trở về chỗ cũ; chiếu: soi sáng). 1. Nói ánh sáng được chiếu hắt lại: Tấm gương treo trên tường đã phản chiếu ánh sáng ngọn đèn điện. 2. Gợi lại một hình ảnh một cách trung thực: Phong trào Phục hưng của các nước Tây-âu (thế kỉ XV-XVI) là gì, nếu không phải là gương phản chiếu sự sống mãnh liệt của xã hội Tây-âu lúc bấy giờ (Trg-chinh).
phản công
- Đánh trả lại trong khi đang bị hay đã bị tấn công.
phản đề
- d. Phán đoán đối lập với chính đề trong tam đoạn luận.
phản đối
- đgt. Chống lại, không tuân theo, nghe theo: phản đối chiến tranh nhiều ý kiến phản đối chẳng ai phản đối cả.
phản động
- tt (H. động: không đứng yên) Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ: Bọn phản động thường lợi dụng những khuyết điểm đó (HCM); Chúng ta phải cảnh giác đề phòng, không để bọn phản động âm mưu phá hoại (HCM).
phản nghịch
- Chống lại chính quyền đã thành lập.
phản ứng
- I d. 1 Hoạt động, trạng thái, quá trình nảy sinh ra để đáp lại một tác động nào đó. Phản ứng dữ dội của con hổ trước khi bị bắt. Phản ứng đầu tiên của nhiều người trước lời tuyên bố đó là nghi ngờ. 2 Sự đáp lại của cơ thể sinh vật trước những kích thích bên ngoài hay bên trong nào đó. Phản ứng tự vệ của cơ thể. Tiêm dưới da để thử phản ứng. 3 Phản ứng hoá học (nói tắt).
- II đg. 1 Có trước một tác động, một sự việc nào đó. Phản ứng nhanh nhạy trước diễn biến của tình hình. Phản ứng gay gắt trước ý kiến phê bình. Nghe nói vậy, nhiều người phản ứng. 2 Có phản ứng trước những kích thích nào đó đối với cơ thể. 3 Tham gia vào một phản ứng hoá học. Acid phản ứng với base sinh ra muối và nước.
phản xạ
- I. đgt. (Hiện tượng) truyền ngược trở lại các sóng, các tia sáng theo một phương khác, do gặp một phân chia giữa hai môi trường: gương phản xạ sự phản xạ của ánh sáng. II. dt. Phản ứng của cơ thể qua trung ương thần kinh để trả lời kích thích của bên ngoài: thử phản xạ của mắt phản xạ có điều kiện (phản xạ không có tính bẩm sinh được hình thành do lặp đi lặp lại thường xạ). phản xạ không điều kiện (phản ứng của cơ thể khi nhận được trực tiếp các kích thích thích hợp cơ quan thụ cảm tương ứng của cơ thể, mang tính bẩm sinh, di truyền).
phán
- 1 dt Phán sự nói tắt (cũ): Bố anh ấy trước kia là một ông phán ở toà sứ.
- 2 đgt 1. Nói cấp trên truyền bảo điều gì (cũ): Đó là lời vua Quang-trung đã phán. 2. Phát biểu với giọng kẻ cả, ra dáng ta dây kẻ giờ: Lão ta chẳng làm gì chỉ phán là giỏi.
phán quyết
- đg. Quyết định để mọi người phải tuân theo. Quyền phán quyết. Nhân dân là người phán quyết cuối cùng.
phang
- đgt. Dùng vật dài, chắc, giơ cao rồi đập mạnh xuống: phang cho mấy gậy vào người Hai đứa lấy đòn gánh phang nhau.
phảng phất
- tt, trgt 1. Lờ mờ, không rõ rệt: Non sông man mác mọi chiều, khí thiêng phảng phất ít nhiều đâu đây (Bùi Kỉ); Lầu hoa kia phảng phất mùi hương (Chp). 2. Tưởng như còn thấy đâu đây: Mơ tưởng còn phảng phất thiên nhan (Lê Ngọc Hân). 3. Hơi giống: Dáng điệu anh ta phảng phất dáng điệu ông bố.
phanh
- d. Bộ phận dùng để hãm xe.
- đg. 1. Mở rộng ra: Phanh áo cho mát. 2. Mổ rồi banh rộng ra: Phanh con gà để lấy cả lòng.
phanh phui
- đg. Làm cho lộ hết ra trước mắt mọi người sự thật xấu xa, không để cho còn che đậy, giấu giếm. Sự lừa dối bị phanh phui.
phanh thây
- đgt. 1. (Hình phạt thời phong kiến) giết bằng cách buộc từng tay chân của người bị coi là phạm tội vào bốn con ngựa hoặc voi rồi cho chúng chạy ra bốn phía để xé xác ra thành từng mảnh. 2. Giết (thường dùng làm lời nguyền rủa): thề phanh thây kẻ thù Liệu hồn, tao sẽ phanh thây mày có ngày.
phao
- 1 dt 1. Vật nhẹ đeo vào người cho nổi trên mặt nước: Đi tắm biển phải đem phao đi. 2. Vật nhẹ buộc vào dây câu để nổi trên mặt nước, khiến được biết khi nào cá cắn mồi: Thấy phao chìm, giật cần câu lên, con cá rơi tõm xuống nước.
- 2 dt Lượng dầu đựng trong một bầu đèn Đến cả phao dầu cũng bi ăn bớt ăn xén (Ng-hồng).
- 3 dt Danh từ mới chỉ tài liệu thí sinh đem theo vào phòng thi: Giám thị thu được nhiều phao.
- 4 đgt Tung ra một tin bịa: Phao tin nhảm; Phao cho quyến gió rủ mây, hãy xem có biết mặt này là ai (K).
pháo
- d. 1. Thứ đồ chơi gồm một liều thuốc súng bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to. 2. Súng đại bác: Kéo pháo lên núi. 3. Quân bài tam cúc hoặc quân cờ có chữ "Pháo".
pháo binh
- d. Binh chủng của lục quân, chủ yếu dùng các loại pháo để hiệp đồng với các binh chủng khác hoặc chiến đấu độc lập.
pháo bông
- đphg, Nh. Pháo hoa.
pháo đài
- dt (H. pháo: súng lớn; đài: nơi xây cao) 1. Nơi xây kiên cố ở một chỗ cao, có đặt súng lớn để bảo vệ một địa phương: Có lệnh tất cả xe bò phải chở đá để xây pháo đài đồn cao (Ng-hồng). 2. Nơi bảo vệ kiên cố Hồ Chủ tịch thường gọi nhà trường là một pháo đài của chủ nghĩa xã hội (Tố-hữu).
pháo kích
- đg. Đánh bằng trọng pháo: Bộ đội pháo kích vào vị trí địch.
pháp chế
- d. 1 Chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã hội được bảo đảm bằng pháp luật. Tăng cường pháp chế. 2 Hệ thống luật lệ của nhà nước, nói chung, hoặc hệ thống luật lệ áp dụng trong một ngành nhất định. Nền pháp chế Việt Nam. Pháp chế kinh tế.
pháp lí
- dt. Căn cứ, cơ sở lí luận của pháp luật: tìm đầy đủ cơ sở pháp lí.
pháp luật
- dt (H. luật: luật lệ) Điều khoản do cơ quan lập pháp đặt ra để quy định hành vi của mọi người dân trong quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội, và bắt buộc phải tuân theo: Buôn bán hàng thuốc đúng pháp luật hiện hành (NgKhải).
phát
- d. Một lần bắn súng, cung, nỏ: Bắn một phát súng.
- 1. đg. Dấy lên, nổi lên, cho bùng lên: Phát hỏa. 2. t. Kiếm được nhiều tiền hoặc gặp nhiều may mắn nhờ được mả để chỗ đất tốt, theo mê tín: Làm ăn dạo này phát lắm.
- đg. Chia, cung cấp: Phát giấy cho học sinh.
- đg. Đánh bằng bàn tay mở, vào một chỗ không phải là mặt: Phát vào lưng.
- đg. Vát cỏ bằng con dao dài: Phát cỏ ; Phát bờ.
phát biểu
- đg. Nói lên, nêu lên ý kiến, quan niệm, tình cảm của mình về vấn đề gì đó. Phát biểu ý kiến. Phát biểu cảm tưởng. Phát biểu trên báo chí.
phát đạt
- đgt. Giàu có, hưng thịnh lên: Nhà bác ấy làm ăn phát đạt Chúc các anh ngày càng phát đạt.
phát giác
- đgt (H. giác: cảm thấy) 1. Thấy được kẻ làm bậy: Bất ý đương đêm, Cóc vào xuyên tạc, Trê liền phát giác, Cóc nhảy qua rào (Trê Cóc). 2. Vạch ra một việc làm phi pháp: Phát giác một vụ buôn ma túy.
phát hành
- đg. 1. Đem bán hoặc phân phối những ấn loát phẩm: Phát hành sách báo. 2. Đưa tiền tệ ra lưu thông: Phát hành giấy bạc.
phát minh
- đg. (hoặc d.). Tìm ra cái có cống hiến lớn cho khoa học và loài người. Sự phát minh ra lửa thời tiền sử. Những phát minh, sáng chế khoa học.
phát ngôn
- đgt. I. Phát biểu ý kiến quan điểm một cách chính thức, thay mặt cho một người hay tổ chức nào đó: người phát ngôn Bộ ngoại giao ta. II. dt. Đơn vị cơ bản của giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, mang một nội dung tương đối trọn vẹn.
phát thanh
- đgt (H. thanh: tiếng) Truyền tin bằng loa hay bằng máy truyền thanh: Đài phát thanh, báo chí hằng ngày nói với mọi người bằng tiếng nói của Việt-nam (ĐgThMai).
phát xít
- PháT-XíT Độc đoán và tàn bạo: Biện pháp phát-xít. Chủ nghĩa phát- xít. Hình thức chuyên chế công khai của giai cấp tư sản, nhằm thủ tiêu nền dân chủ, thiết lập một chế độ phản động dã man và chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
phạt
- 1 đg. Chém mạnh một nhát cho đứt ngang ra. Phạt cành đẵn gốc.
- 2 đg. Bắt phải chịu một hình thức xử lí nào đó vì đã phạm lỗi. Bị phạt vì vi phạm luật giao thông. Nộp tiền phạt. Phạt vi cảnh.
phẳng
- tt. Bằng, đều trên bề mặt: Đường rải nhựa rất phẳng phẳng như mặt gương
phẳng lặng
- tt Yên ổn; Không xảy ra chuyện bất thường: Gió mây phẳng lặng, dạ sầu ngẩn ngơ (PhBChâu); Trắng xoá trường giang phẳng lặng tờ (HXHương); Những ngày phẳng lặng đó cũng chỉ được ít lâu (Tố-hữu).
phẳng lì
- Rất phẳng: Mặt bàn bào phẳng lì.
phẳng phiu
- t. Phẳng đều, nhìn thích mắt. Quần áo là phẳng phiu. Con đường rải nhựa thẳng tắp, phẳng phiu.
phẩm
- 1 dt. Các chất dùng để nhuộm màu nói chung: nhuộm phẩm tím than mua thêm ít phẩm mà nhuộm.
- 2 dt. Từ chỉ đơn vị chiếc oản để cúng: một phẩm oản.
- Phương thức phân định cấp bậc các quan lại từ thời Lý đến thời Nguyễn ở Việt Nam. Tất cả các quan văn, võ, thị nội tại triều đình đến địa phương tỉnh huyện đều được sắp xếp thứ bậc theo phẩm. Là cơ sở của lương bổng và chức vụ. Có 9 phẩm, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm; mỗi phẩm lại có 2 bậc: chính và tòng. Tổng cộng có 18 bậc. Ví dụ: thời Lê tri phủ được xếp tòng lục phẩm, tri huyện tòng thất phẩm.
phẩm chất
- tt (H. phẩm: tư cách; chất: tính chất) Tư cách đạo đức: Cán bộ và Đảng viên ta, nói chung, đã có phẩm chất cách mạng tốt đẹp (HCM).
phẩm giá
- Nh. Phẩm cách.
phẩm hạnh
- d. (id.). Tính nết tốt, biểu hiện phẩm giá con người (thường nói về phụ nữ).
phẩm vật
- dt. Vật phẩm (nhưng thường nói về vật quý giá): tặng phẩm vật quý.
phân
- 1 dt 1. Chất bài xuất của bộ máy tiêu hoá: Đi ngoài ra phân lỏng. 2. Chất dùng để bón cây: Ruộng không phân như thân không của (tng).
- 2 dt 1. Một phần trăm của thước: Mỗi tấc là mười phân. 2. Một phần trăm của lạng: 5 phân vàng. 3. Một lượng nhỏ: Cỏ cao hơn thước, liễu gầy vài phân (K).
- 3 đgt 1. Chia ra: Mỗi quận phân ra nhiều phường. 2. Giao cho từng người: Phân công việc; Phân tài liệu.
- 4 đgt Phân trần nói tắt: Dừng chân đứng lại anh phân đôi lời (cd).
phân biệt
- Nhận biết sự khác nhau: Phân biệt phải trái. Phân biệt chủng tộc. Thực hiện có tổ chức và theo những điều qui định chính sách triệt để tách người da màu khỏi dân da trắng (ở trường học, hàng quán, phương tiện giao thông...).
phân bón
- d. Phân dùng để bón cây (nói khái quát). Nguồn phân bón.
phân cấp
- đgt. Phân ra, chia thành các cấp, các hạng: phân cấp quản lí (giao bớt một phần quyền quản lí cho cấp dưới, trong hệ thống quản lí chung).
phân chất
- đgt (H. chất: vật thể) Phân tích các chất bao gồm trong một vật: Phân chất bằng phương pháp hoá học; Ai đem phân chất một mùi hương (XDiệu).
phân chia
- Chia ra thành nhiều phần.
phân công
- đg. Giao cho làm một phần việc nhất định nào đó. Phân công mỗi người một việc. Được phân công làm giáo viên chủ nhiệm.
phân giải
- đgt. Phân tích, giải thích cặn kẽ, có lí lẽ thuyết phục để thấy rõ được đúng sai, phải trái: phân giải phải trái cho hai anh em thấy rõ lựa lời phân giải không thể phân giải được với chúng nó.
phân loại
- đgt (H. loại: loài) chia ra từng loài: Phân loại thực vật.
phân ly
- Chia lìa nhau ra.
phân số
- d. Số biểu thị một hay nhiều phần của một đơn vị được chia thành những phần bằng nhau và thường được viết dưới dạng.
phân tích
- đgt. 1. Chia tách ra để giảng giải, nghiên cứu: phân tích bài thơ phân tích tình hình phân tích rất hợp lí. 2. Chia tách các thành phần ra khỏi hợp chất: phân tích nước thành hi-đrô và ô-xi.
phân tử
- dt (H. tử: con, cái) Phần nhỏ nhất của một chất còn giữ nguyên những tính chất hoá học của chất đó: Khối lượng của một phân tử xác định bằng đơn vị o-xi.
phân ưu
- Chia buồn (cũ): Phân ưu cùng gia đình có tang.
phần
- I d. 1 Cái được phân chia ra từ một khối, trong quan hệ với tổng thể. Bài văn chia làm ba phần. Bệnh mười phần bớt bảy. Hai phần năm (hai trong năm phần chia bằng nhau). 2 Cái thuộc về hay được phân cho từng người, từng đơn vị, trong quan hệ với những cái thuộc về hay được phân cho những người khác, đơn vị khác. Được phần hơn. Góp phần. Làm hết phần việc của mình. Phải chịu một phần trách nhiệm. Về phần tôi (về những gì có quan hệ đến tôi). 3 (dùng trong một số tổ hợp). Mức độ nào đó, không xác định. Nói có phần đúng. Có phần chắc là như vậy. Phần nào°.
- II đg. (kng.). Chia ra, để dành cho một ; để phần (nói tắt). Nhà vẫn phần cơm anh đấy!
phần thưởng
- dt. Tặng phẩm thưởng công lao, thành tích: phát phần thưởng cho học sinh giỏi được nhận phần thưởng của nhà trường.
phấn
- dt 1. Thứ bột rất mịn dùng để xoa lên da: Đánh phấn đeo hoa (tng); Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề (K). 2. Chất nhỏ như bột ở cánh sâu bọ hay ở nhị đực các thứ hoa: Phấn trên cánh bướm. 3. Thứ bột đá vôi luyện thành thỏi dùng để viết trên bảng: Thầy giáo cầm viên phấn viết lên bảng.
phấn chấn
- Vui vẻ và hứng khởi: Tinh thần phấn chấn.
phấn đấu
- đg. Gắng sức bền bỉ nhằm đạt tới mục đích cao đẹp. Phấn đấu trở thành một chuyên gia giỏi.
phấn khởi
- đgt. Vui sướng, phấn chấn trong lòng: phấn khởi trước thành tích học tập Biết tin này, chắc cha mẹ phấn khởi lắm.
phận sự
- dt (H. sự: việc) Việc về phần mình phải làm: Trong vũ trụ đã đành phận sự, phải có danh mà đối với núi sông (NgCgTrứ).
phất
- đg. Giơ lên và đưa đi đưa lại: Phất cờ.
- đg. Trở nên khá giả, do kiếm chác được nhiều tiền (thtục): Làm ăn phất.
- đg. Dán giấy đắp lên: Phất quạt.
phất phơ
- 1 đg. (Vật mỏng, nhẹ) chuyển động qua lại nhẹ nhàng theo làn gió. Tà áo dài phất phơ trước gió. Mái tóc phất phơ.
- 2 t. 1 Lang thang, không có mục đích. Đi phất phơ ngoài đường. 2 Hời hợt, không nghiêm túc. Làm ăn phất phơ. // Láy: phất pha phất phơ (ý nhấn mạnh).
phật
- dt. Người tu hành đắc đạo, theo giáo lí đạo Phật.
phật tử
- dt (H. tử: con, người) Người theo đạo Phật: Đã là phật tử thì phải ngay thẳng.
phe
- Khối nhiều người gắn bó vì một xu hướng, một mục đích, đối lập với xu hướng, mục đích khác: Phe chủ chiến ; Phe chủ hòa ; Phe xã hội chủ nghĩa.
phe cánh
- d. Tập hợp người hoặc tổ chức câu kết với nhau vì những quyền lợi không chính đáng (nói khái quát).
phe phái
- dt. Phe nói chung: có nhiều phe phái. các phe phái đối lập.
phè phỡn
- tt, trgt Chỉ nghĩ đến ăn chơi, hưởng lạc thật nhiều: Sống cuộc đời xa hoa phè phỡn (Trg-chinh).
phen
- d. Lần, lượt: Nắng mưa đã biết mấy phen đổi đời (K) ; Bị bắt năm sáu phen rồi mà vẫn cứ ăn cắp.
phèn
- d. 1 Tên gọi chung các loại muối kép gồm hai muối sulfat. 2 Phèn chua (nói tắt). Nước đã đánh phèn.
phèng la
- dt. Nhạc khí gõ, phát ra tiếng vang và chói làm bằng đồng thau, hình đĩa tròn.
phép
- dt 1. Lề lối qui định hành động của mọi người trong tập thể: Phép vua thua lệ làng (tng). 2. Sự đồng ý của cấp trên: Được phép nghỉ hai ngày. 3. Cách thức tiến hành một việc gì Phép đo lường; Phép tính. 4. Lễ độ: ăn nói phải có phép; Người học sinh có phép đối với cô giáo. 5. Sự thực hiện một cách mầu nhiệm, theo mê tín: Phép tàng hình; Hoá phép.
phép tính
- (toán) Phương pháp thực tiễn để suy ra một số mới từ các số khác, theo một quy tắc nhất định.
phê bình
- đg. 1 (id.). Xem xét, phân tích, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm. Phê bình và tự phê bình để rút kinh nghiệm. 2 Nêu lên khuyết điểm để góp ý kiến, để chê trách. Phê bình sự thiếu trách nhiệm. Đấu tranh phê bình. Tiếp thu phê bình. 3 Nhận xét và đánh giá, làm công việc gọi là phê bình văn học đối với một tác phẩm. Phê bình một cuốn tiểu thuyết. Nhà phê bình (chuyên làm công tác phê bình văn học).
phê chuẩn
- đgt. Xét duyệt cho phép sử dụng hoặc thực hiện: phê chuẩn ngân sách phê chuẩn kế hoạch.
phế bỏ
- đgt Bỏ hẳn đi: Phế bỏ những hủ tục trong nông thôn.
phế nhân
- Người tàn tật không làm được việc.
phế phẩm
- d. Sản phẩm không đúng quy cách, phẩm chất đã quy định. Giảm tỉ lệ phế phẩm. Hàng phế phẩm.
phế tật
- dt (H. phế: bỏ đi; tật: bệnh khó chữa) Tật làm cho thân thể không hoạt động được như trước: Những thương binh đầy phế tật.
phế truất
- Bỏ đi, bãi đi khỏi địa vị cũ.
phế vật
- dt (H. phế: bỏ đi; vật: đồ đạc) Đồ bỏ đi: Những phế vật như giấy vụn vẫn có thể dùng được.
phệ
- t. ph. Nói béo chảy xệ xuống: Bụng phệ ; Béo phệ.
phễu
- d. Đồ dùng có miệng loe, để rót chất lỏng vào vật đựng có miệng nhỏ. Lấy phễu rót dầu vào chai. Hình phễu.