V (1)

va
- 1 đgt Đại từ ngôi thứ ba, chỉ đàn ông dùng với ý coi thường: Suốt một đời va sẽ khổ sở (ĐgThMai).
- 2 đgt Chạm mạnh: Em bé ngã va vào ghế.
va li
- x. vali.
va ni
- va-ni (vanille) dt. Chất chế từ quả cây va-ni ở dạng nước hoặc bột, có mùi thơm, dùng để gia giảm trong các thức ăn ngọt hay chế bánh kẹo: Bỏ chút va-ni vào cốc chè, cảm thấy ngon hơn hẳn.
- 1 đgt Đưa thức ăn vào mồm bằng đôi đũa: Cháu đã biết và cơm lấy rồi.
- 2 st Một ít; Như vài: Giá vua bắt lính đàn bà, để em đi đỡ anh và bốn năm (cd); Cúc mười lăm khóm, mai và bốn cây (CBNhạ).
- 3 tt Từ dùng để nối hai từ, hai mệnh đề để thêm ý: Anh và tôi cùng đi; Cháu rất ngoan và học rất giỏi.
vả
- 1 d. Cây cùng họ với sung, lá to, quả lớn hơn quả sung, ăn được. Lòng vả cũng như lòng sung°.
- 2 đg. Tát mạnh (thường vào miệng). Vả cho mấy cái.
- 3 đ. (ph.; kng.). Anh ta, ông ta (nói về người cùng lứa hoặc lớn tuổi hơn không nhiều, với ý không khinh, không trọng). Tôi vừa gặp vả hôm qua.
- 4 k. (id.). Như vả lại. Tôi không thích, vả cũng không có thì giờ, nên không đi xem. Không ai nói gì nữa, vả cũng chẳng còn có chuyện gì để nói.
vả lại
- lt. Thêm vào đó, hơn nữa: Tôi muốn đi công tác đợt này cùng các anh, vả lại nhân chuyến đi tôi ghé thăm nhà luôn thể Đã muộn rồi, vả lại lại mưa nữa, anh về làm gì cho vất vả.
- 1 dt Đồ dùng bằng sắt, hình cái xẻng: Dùng vá xúc than.
- 2 đgt 1. Khâu một miếng vải vào chỗ rách, để cho lành lặn: áo rách khéo vá hơn lành vụng may (tng). 2. Bịt kín một chỗ thủng: Vá săm xe đạp. 3. Lấp một chỗ trũng: Vá đường.
- 3 tt Nói giống vật có bộ lông nhiều màu: Chó vá.
vá víu
- I đg. Vá nhiều chỗ và không cẩn thận (nói khái quát). Vá víu chiếc áo rách.
- II t. Gồm nhiều phần không khớp với nhau, không đồng bộ, có tính chất chắp vá để đối phó tạm thời. Nhà cửa cũ nát,. Những kiến thức vá víu.
vạ
- dt. 1. Tai hoạ ở đâu bỗng dưng đến với người nào: mang vạ vào thân cháy thành vạ lây tai bay vạ gió (tng.). 2. Tội lỗi phạm phải: tội tạ vạ lạy vạ mồm vạ miệng. 3. Hình phạt đối với những người phạm tội ở làng xã thời phong kiến, thường nộp bằng tiền: nộp vạ phạt vạ.
vác
- đgt Mang một vật nặng đặt trên vai: Ăn no vác nặng (tng); Một anh dân quân vai vác nỏ (NgĐThi).
- dt Vật mang trên vai: ở rừng về, mang theo một củi.
vạc
- 1 d. Chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm, kêu rất to.
- 2 d. 1 Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. Vạc dầu°. 2 Đỉnh lớn. Đúc vạc đồng. (Thế) chân vạc°.
- 3 d. (ph.). Giát (giường); cũng dùng để chỉ giường có giát tre, gỗ. Vạc giường. Bộ vạc tre.
- 4 đg. (Than, củi) ở trạng thái cháy đã gần tàn, không còn ánh lửa. Than trong lò đã vạc dần. Bếp đã vạc lửa.
- 5 đg. Làm cho đứt, lìa ra bằng cách đưa nhanh lưỡi sắc theo chiều nghiêng trên bề mặt. Vạc cỏ. Thân cây bị vạc nham nhở. Hết nạc vạc đến xương°.
vạc dầu
- dt. Vạc đựng dầu đang đun sôi, dùng để thả người có tội vào, theo một hình phạt thời phong kiến.
vách
- dt 1. Tấm dừng bằng tre hay nứa trát đất trộn rơm, để che chắn nhà tranh: Nhà rách vách nứa (tng); Dừng mạch, vách tai (tng) 2. Vật ngăn cách: Vách núi; Vách hầm; Vách ngăn mũi.
vạch
- I đg. 1 Tạo thành đường, thành nét (thường là khi vẽ, viết). Vạch một đường thẳng. Vạch phấn đánh dấu. 2 Gạt sang một bên để có được một khoảng trống, để làm lộ ra phần bị che khuất. Vạch rào chui ra. Vạch vú cho con bú. Vạch một lối đi qua rừng rậm. 3 Làm lộ ra, làm cho thấy được (thường là cái không hay, muốn giấu kín). Vạch tội. Vạch ra sai lầm. 4 Nêu ra, làm cho thấy rõ để theo đó mà thực hiện. Vạch kế hoạch. Vạch chủ trương.
- II d. 1 Đường nét (thường là thẳng) được ra trên bề mặt. Những vạch chì xanh đỏ. Vượt qua vạch cấm. 2 Dụng cụ của thợ may, thường bằng xương, dùng để kẻ đường cắt trên vải.
vạch trần
- đgt. Làm lộ rõ bộ mặt thật xấu xa đang được che giấu: vạch trần âm mưu thâm độc vạch trần tội ác của kẻ thù Kẻ ném đá giấu tay bị vạch trần với đầy đủ chứng cớ.
vai
- 1 dt 1. Phần cơ thể ở hai bên cổ nối thân với cánh tay: Đầu đội nón dấu vai mang súng dài (cd); Bá vai bá cổ (tng). 2. Phần của áo che vai: áo vá vai; áo rách thay vai, quần rách đổi ống (tng). 3. Bậc; Hàng: Bằng vai, phải lứa (tng).
- 2 dt Nhân vật trong vở kịch, vở tuồng, vở chèo mà một người đóng: Đóng vai Điêu Thuyền; Đóng vai anh chồng sợ vợ.
vai trò
- d. Tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó. Vai trò của người quản lí. Giữ một vai trò quyết định.
vài
- dt. Số lượng ít, ước chừng hai ba: phát biểu vài câu chỉ có vài người phản đối thôi mua vài quyển sách.
vải
- 1 dt Loài cây to quả có vỏ sần sùi màu đỏ nâu khi chín, hạt có cùi màu trắng, nhiều nước, ăn được: Trong các loại vải, vải thiều là ngon nhất.
- 2 dt Đồ dệt bằng sợi bông, thường dùng để may quần áo: Quần nâu áo vải (tng).
vại
- d. 1 Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu. Vại nước. Vại cà. 2 (kng.). Cốc vại (nói tắt). Uống một vại bia.
vàm
- dt. Cửa sông: vàm sông đánh cá ngoài vàm.
van
- 1 dt (Pháp: valse) Điệu khiêu vũ nhảy quay tròn: Chị ấy rất thích nhảy van.
- 2 dt (Pháp: valve) Nắp điều khiển hơi hoặc nước thoát ra theo một chiều: Van săm xe đạp.
- 3 dt (Pháp: vanne) Bộ phận điều chỉnh dòng chảy trong một ống nước: Công nhân đến thay một cái van ống nước cho chảy vào nhà.
- 4 dt (Pháp: valvule) Màng đàn hồi ở phía trong trái tim: Van chỉ cho máu chảy ra một chiều.
- 5 đgt Kêu xin; cầu xin: Van mãi, mẹ mới cho một số tiền.
van nài
- đg. Cầu xin một cách tha thiết, dai dẳng.
van xin
- đgt. Cầu xin khẩn khoản: chả nhẽ phải van xin người ta mà có van xin cũng chẳng được gì đâu.
vãn
- 1 dt Điệu hát tuồng cổ có giọng buồn: Đêm khuya, ông cụ nhớ bà cụ ngân nga một câu hát vãn.
- 2 đgt Sắp hết người; Sắp tàn: Chợ đã vãn người; Cửa hàng đã vãn khách; Công việc đến nay đã vãn.
vãn hồi
- đg. Làm cho trở lại tình trạng bình thường như trước. Vãn hồi trật tự. Vãn hồi hoà bình.
ván
- 1 dt. 1. Tấm gỗ mỏng và phẳng: Kẻ ván để đóng tủ Ván đã đóng thuyền (tng.). 2. Đồ gỗ làm thành tấm, kê cao, dùng để nằm: kê ván mà ngủ Bộ ván này khá đắt tiền đấy.
- 2 dt. Từng hiệp, từng đợt trong một số trò chơi: đánh vài ván cờ tướng chơi cho hết ván đã.
vạn
- 1 dt Làng của những người thuyền chài, thường ở trên mặt sông: Bà con ở vạn chài lên bộ để bầu cử.
- 2 st Mười lần nghìn: Một trăm người bán, một vạn người mua (tng); Đảng ta gồm có hàng triệu người, hàng vạn cán bộ (HCM); Nhất bản vạn lợi (tng).
- 3 tt Thuộc một trong ba loại bài tổ tôm hay bài bất, tức vạn, sách, văn: Tam vạn, tam sách và thất văn là một phu tôm.
vạn năng
- t. Có nhiều công dụng, có thể dùng vào nhiều việc khác nhau. Dụng cụ vạn năng. Một con người vạn năng (kng.).
vạn sự
- dt. Mọi điều, mọi sự: vạn sự như ý Chúc anh vạn sự tốt lành vạn sự khởi đầu nan (mọi việc bắt đầu đều khó khăn [nhưng rồi sẽ vượt qua được tất cả]).
vạn thọ
- 1 dt Loài cúc, hoa có nhiều cánh màu vàng, trồng làm cảnh: Hoa vạn thọ rẻ tiền.
- 2 tt (H. thọ: sống lâu) Lời chúc mừng vua sống lâu (cũ): Các quan trong triều dâng biểu chúc vua vạn thọ.
vạn vật
- d. Mọi vật trong tự nhiên (nói khái quát). Vạn vật biến chuyển không ngừng.
vang
- 1 dt. Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam, cao 7-10m, thân to có gai, lá rộng, hoa mọc thành chuỳ rộng ở ngọn gồm nhiều chùm có lông màu gỉ sắt, gỗ vang dùng để nhuộm và làm thuốc săm da, cầm máu và thuốc trị bệnh ỉa chảy gọi là tô mộc.
- 2 (F. vin) dt. Rượu vang, nói tắt: vang trắng vang đỏ.
- 3 dt. Loại dây leo, lá có vị chua ăn được, dùng nấu canh chua: canh chua lá vang.
- 4 đgt. (âm thanh) ngân lên, toả rộng chung quanh: Pháo nổ vang khắp phố Tiếng cười vang nhà.
vang lừng
- đgt Nói tiếng tăm truyền đi khắp xa gần: Tài sắc đã vang lừng trong nước (CgO).
vàng
- 1 d. 1 Kim loại quý, màu vàng óng ánh, không gỉ, dễ dát mỏng và kéo sợi hơn các kim loại khác, thường dùng làm đồ trang sức. Nhẫn vàng. Quý như vàng. 2 (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Cái rất đáng quý, ví như vàng. Tấm lòng vàng. Ông bạn vàng. 3 Đồ làm bằng giấy giả hình vàng thoi, vàng lá để đốt cúng cho người chết theo tập tục dân gian (nói khái quát). Đốt vàng. Hoá vàng.
- 2 t. 1 Có màu như màu của hoa mướp, của nghệ. Lá vàng. Lúa chín vàng. 2 (kết hợp hạn chế). x. công đoàn vàng, nhạc vàng.
vàng anh
- dt (cn. Hoàng anh, hoàng oanh) Loài chim nhảy, to bằng con sáo, lông vàng, hay hót: Ông cụ treo lồng vàng anh trước cửa sổ.
vàng khè
- t. Có màu vàng sẫm, tối, không đẹp mắt. Tờ giấy cũ vàng khè.
vàng mười
- dt. Vàng nguyên chất: hai chỉ vàng mười.
vàng son
- dt Những thứ rực rỡ, lộng lẫy: Tốt vàng son, ngon mật mỡ (tng); Trong chốn đình trung vàng son chói lọi (Tú-mỡ).
vàng tây
- d. Hợp kim của vàng với một ít đồng.
vàng y
- Nh. Vàng ròng.
vãng lai
- đgt (H. lai: lại) Đi lại: Non xanh, nước biếc bao lần vãng lai (Tản-đà); Kẻ sang, người trọng vãng lai, song le cũng chửa được ai bằng lòng (Hoàng Trừu); Tiền của là chúa muôn đời, người ta là khách vãng lai một thì (cd).
váng
- 1 d. 1 Lớp mỏng kết đọng trên bề mặt của một chất lỏng. Váng dầu. Mỡ đóng váng. Mặt ao nổi váng. 2 (ph.). Mạng (nhện). Quét váng nhện.
- 2 t. Ở trạng thái hơi chóng mặt, khó chịu trong người. Bị váng đầu, sổ mũi. Đầu váng mắt hoa. Váng mình khó ở.
- 3 t. 1 (thường dùng phụ cho đg.). Vang to lên đến mức làm chói tai, khó chịu. Hét váng lên. Tiếng chó sủa váng lên. 2 Có cảm giác như không còn nghe được gì, do bị tác động của âm thanh có cường độ quá mạnh. Tiếng gào thét nghe váng cả tai.
vành
- 1 I. dt. 1. Vòng tròn bao quanh miệng hoặc phía ngoài một số vật: vành thúng vành nón vành mũ tai bèo. 2. Bộ phận vòng tròn bằng sắt thép, bằng gỗ của bánh xe: Xe gãy vành thay đôi vành xe. 3. Phần bao quanh vị trí nào: những lô cốt vành ngoài của sở chỉ huy. II. đgt. Căng tròn, mở tròn ra: vành mắt ra mà nhìn vành tai ra mà nghe.
- 2 dt. Cách, mánh khoé: đủ mọi vành.
vành đai
- dt Vùng đất bao quanh một khu vực: Vành đai thành phố; Vành đai dịch vụ; Vành đai phòng thủ.
vành tai
- dt Bộ phận có hình khum khum ở phía ngoài của tai: Một đặc điểm của ông cụ là có một vành tai rất to.
vào
- I đg. 1 Di chuyển đến một vị trí ở phía trong, ở nơi hẹp hơn, hoặc ở phía nam trong phạm vi nước Việt Nam. Vào nhà. Rời đảo vào đất liền. Xe đi vào trung tâm thành phố. Từ Hà Nội vào Huế. 2 Bắt đầu trở thành người ở trong một tổ chức nào đó. Vào hội. Vào biên chế nhà nước. Vào tù. 3 Bắt đầu tiến hành, tham gia một loại hoạt động nào đó, hoặc (kết hợp hạn chế) bước sang một đơn vị thời gian mới. Vào tiệc. Vào đám. Vào việc mới thấy lúng túng. Vào năm học mới. Vào hè. 4 Tỏ ra đã theo đúng, không ra ngoài các quy định. Vào quy củ. Vào khuôn phép. Công việc đã vào nền nếp. 5 (dùng trước d., trong một vài tổ hợp làm phần phụ của câu). Ở trong khoảng thời gian xác định đại khái nào đó. Vào dịp Tết. Vào lúc đang gặp khó khăn. 6 Thuộc một loại nào đó trong một hệ thống phân loại, đánh giá đại khái. Một người thợ vào loại giỏi. Học vào loại trung bình. Vào loại biết điều. 7 (kng.; dùng sau đg.). (Học tập) thu nhận được, tiếp thu được. Có tập trung tư tưởng thì học mới vào. Đầu óc rối bời, đọc mãi mà không vào.
- II k. Từ biểu thị sự vật hoặc điều sắp nêu ra là cái hướng tới, cái làm căn cứ cho hoạt động, cho điều vừa nói đến. Nhìn trong nhà. Quay mặt vào tường. Trông vào sự giúp đỡ của bạn. Nô lệ vào sách vở. Dựa vào. Hướng vào.
- III tr. 1 (kng.; dùng ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý yêu cầu người đối thoại hãy làm việc gì đó với mức độ cao hơn, nhiều hơn. Làm nhanh! Mặc thật ấm vào kẻo lạnh. 2 (kng.; thường dùng sau lắm hay nhiều, ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý phê phán, chê trách về một việc làm thái quá, với hàm ý dẫn đến hậu quả không hay là dĩ nhiên. Chơi lắm vào, bây giờ thi trượt. Ăn kẹo cho lắm vào để bị đau bụng.
vào hùa
- đgt. A dua, cùng theo hùa nhau làm việc gì không tốt: vào hùa nhau để bắt nạt người qua đường.
vào khoảng
- trgt ước chừng: Cuộc mít-tinh có vào khoảng năm vạn người.
vạt
- 1 d. 1 Thân áo. Sửa lại vạt áo. Vạt trước. Vạt sau. 2 Mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Vạt ruộng. Mạ gieo thành từng vạt. Vạt đất trồng rau. Vạt rừng non.
- 2 (ph.). x. vạc3.
- 3 đg. Đẽo xiên. Vạt nhọn chiếc đòn xóc. Dùng dao vạt dừa.
vay
- 1 đgt. 1. Nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi: vay thóc gạo cho vay lãi suất cao. 2. Lo lắng, thương xót thay cho người khác, chẳng liên quan gì đến mình: lo vay thương vay khóc mướn.
- 2 trt., cũ, vchg, id. Từ biểu thị ý than tiếc, có hàm ý nghi vấn: Đáng thương vay.
vảy
- 1 dt 1. Mảnh nhỏ và cứng xếp úp lên nhau ở ngoài da một số động vật như cá, tê tê: Đánh vảy cá; Vảy tê tê. 2. Vật trông giống vảy cá: Nốt đậu đã tróc vảy; Mụn đã đóng vảy.
- 2 đgt 1. Té nước thành những hạt nhỏ: Vảy nước ra sân rồi mới quét để khỏi bốc bụi. 2. Giơ cao rổ rau mới rửa, rồi hất mạnh xuống để nước bắn ra: Vảy rổ rau sống.
váy
- 1 d. Đồ mặc che nửa thân dưới của phụ nữ, không chia làm hai ống như quần.
- 2 đg. (ph.). Ngoáy (tai).
vằm
- đgt. Chặt, bổ xuống đều tay, liên tục, làm cho nhỏ, tơi ra: vằm xương để làm thức ăn vằm đất thật nhỏ.
văn bằng
- dt (H. bằng: dựa vào, bằng cấp) Giấy chứng nhận là đã thi đỗ: Nộp một bản sao văn bằng.
văn cảnh
- d. Như ngữ cảnh.
văn chương
- dt. 1. Lời văn, câu văn, tác phẩm văn học nói chung: học văn chương cái hay cái đẹp của văn chương. 2. Lối viết văn: văn chương của Nguyễn Du.
- (phường) q. Đống Đa, tp. Hà Nội.
văn đàn
- dt (H. đàn: nơi diễn giảng) Lĩnh vực của các nhà văn trong nước: Đã lâu nhà văn ấy vắng tiếng trên văn đàn; những tác phẩm vĩ đại đã nổi tiếng trên văn đàn thế giới (ĐgThMai).
văn hóa
- văn hoá d. 1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hoá dân tộc. Văn hoá phương Đông. Nền văn hoá cổ. 2 Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hoá. Công tác văn hoá. 3 Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hoá. Trình độ văn hoá. 4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hoá. Ăn nói thiếu văn hoá. 5 (chm.). Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn hoá rìu hai vai. Văn hoá gốm màu. Văn hoá Đông Sơn.
văn học
- dt. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực: văn học dân gian tác phẩm văn học nghiên cứu văn học.
- (xã) h. Na Rì, t. Bắc Kạn.
văn kiện
- dt (H. kiện: sự, vật) Giấy tờ quan trọng về một việc lớn: Việc nghiên cứu các văn kiện của Đảng và của Nhà nước về tổng tuyển cử bầu Quốc hội đã được tổ chức trong Đảng và trong quần - chúng (Trg-chinh).
văn minh
- I d. Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riê!!!1713_64.htm!!! Đã xem 1329499 lần.


Nguồn: Htb
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003