L (3)

lên
- I đg. 1 Di chuyển đến một chỗ, một vị trí cao hơn, hay là được coi là cao hơn. Lên bờ. Xe lên dốc. Mặt trời lên cao. Lên miền núi. Lên Bắc Cực (ở phía trên, trong bản đồ). 2 Di chuyển đến một vị trí ở phía trước. Lên hàng đầu. Học sinh lên bảng. Lên tượng (trong cờ tướng). 3 Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp cao hơn. Nước sông lên to. Hàng lên giá. Lên lương. Cháu lên lớp ba. Lên chức. 4 (Trẻ con) đạt mức tuổi bao nhiêu đó (từ mười trở xuống). Mồ côi từ năm lên chín. Năm nay cháu lên mấy? 5 (dùng trước d.). Phát triển đến chỗ dần dần hình thành và hiện ra cụ thể trên bề mặt hay bên ngoài. Lúa lên đòng. Vết thương lên da non. Lên mụn nhọt. 6 (dùng trước d.). Làm cho hình thành ở dạng hoàn chỉnh hoặc ở vào trạng thái có thể phát huy đầy đủ tác dụng. Lên danh mục sách tham khảo. Lên kế hoạch. Lên dây cót. Lên đạn°. 7 (dùng phụ sau đg.). Từ biểu thị hướng di chuyển đến một vị trí cao hơn hay ở phía trước. Lửa bốc lên. Đứng lên. 8 (dùng phụ sau đg.). Từ biểu thị phạm vi hoạt động, tác động ở mặt trên của sự vật. Đặt lọ hoa lên bàn. Giẫm lên cỏ. Treo lên tường. Tác động lên môi trường. 9 (dùng phụ sau đg., t.). Từ biểu thị hướng phát triển của hoạt động, tính chất từ ít đến nhiều, từ không đến có. Tăng lên. Lớn lên. Tức phát điên lên. Mặt đỏ bừng lên.
- II p. (dùng phụ sau đg., t., ở cuối câu hoặc cuối đoạn câu). Từ biểu thị ý thúc giục, động viên. Nhanh! Hãy cố lên! Tiến lên!
lên án
- đgt. Chỉ ra tội lỗi để buộc tội, để phê phán: bị lên án lên án tội ác man rợ của địch.
lên đường
- Bắt đầu ra đi xa.
lên lớp
- đg. 1 Giảng dạy hay học tập trên lớp. Giờ lên lớp. 2 (kng.). Nói như kiểu người bề trên dạy bảo. Đừng lên lớp nhau nữa.
lên mặt
- đgt. Làm cao, kiêu ngạo, tỏ vẻ hơn người: Chớ có lên mặt dạy đời.
lên men
- (hóa) Sự biến đổi của những chất hữu cơ sang những chất khác bằng tác dụng của men.
lênh đênh
- đg. (hoặc t.). Trôi nổi nay đây mai đó, không có hướng nhất định. Con tàu lênh đênh trên biển cả. Cuộc sống lênh đênh chìm nổi (b.).
lênh láng
- đgt. (Chất lỏng) Chảy tràn ra khắp trên bề mặt rộng: Nước lênh láng khắp sân Sau mấy trận mưa to đồng ruộng lênh láng nước Chỉ một lát quang cảnh chỗ đánh nhau ban nãy đã đổi ra khoảng đất trơ trụi lênh láng nước (Tô Hoài).
lềnh bềnh
- Nói nổi ở mặt nước và bị sóng đưa lên đưa xuống: Cây gỗ lềnh bềnh ở mặt sông.
lệnh
- I d. 1 Điều cấp trên truyền xuống cho cấp dưới phải thi hành. Ra lệnh°. Hạ lệnh°. Vâng lệnh. Làm trái lệnh. Nhận lệnh đi công tác. 2 Văn bản pháp quy, do chủ tịch nước ban hành. Lệnh tổng động viên. Lệnh ân xá. 3 Giấy cho phép làm một việc gì. Viết lệnh xuất kho. Xuất trình lệnh khám nhà. 4 Thanh la dùng để báo hiệu lệnh. Đánh lệnh. Nói oang oang như lệnh vỡ. Lệnh ông không bằng cồng bà (ý kiến của người vợ là quan trọng hơn, là quyết định). 5 (chm.). Tín hiệu báo cho máy tính biết cần phải thực hiện một nhiệm vụ, một thao tác nào đó. 6 (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Vật dùng để báo hiệu lệnh. Cờ lệnh. Pháo lệnh°. Bắn một phát súng lệnh.
- II đg. (kng.). Ra. Lệnh cho đơn vị nổ súng.
lều
- dt. Nhà nhỏ được làm rất sơ sài, thường chỉ có mái che: túp lều lều chợ lều coi dưa lều tranh dựng lều.
lếu láo
- Thiếu lễ độ ; sai sự thật và thiếu lễ phép: Thái độ lếu láo ; Ăn nói lếu láo.
- t. 1 (kết hợp hạn chế). Đã thành nhẵn, phẳng đến mức không thể hơn được nữa. Bãi cát phẳng lì. Hòn đá cuội nhẵn lì. 2 Đã từng quen với một tác động nào đó đến mức có khả năng chịu đựng, dù có tác động đến mấy cũng vẫn coi như không, không hề có một biểu hiện phản ứng nào cả. Bị mắng nhiều quá thằng bé đâm lì. Lì đòn, không sợ roi nữa. Mặt cứ lì lì như đá mài. 3 (dùng phụ sau một số đg.). Ở trong một trạng thái cứ thế không thay đổi, bất chấp mọi tác động bên ngoài. Nằm lì ở nhà, không ra khỏi cửa. Ở lì đấy, không về.
lí lắc
- 1 tt., đphg Nghịch ngợm, lí láu: Thằng bé lí lắc.
- 2 tt. Lí láu: Thử coi hùng hổ lí lắc vậy chớ bị AK chĩa lên là nó "buồn" thôi (Anh Đức).
lị
- cv. lỵ. d. Kiết lị (nói tắt).
lìa
- đgt. Rời khỏi chỗ vốn gắn chặt hay quan hệ mật thiết: Chim lìa đàn Lá lìa cành Vợ chồng lìa nhau lìa nhà ra đi.
lịch
- d. 1. Hệ thống những qui tắc phân chia thời gian, ấn định số ngày trong các năm liên tiếp nhau, sao cho ngày, tháng và mùa phù hợp với quá trình chuyển vận của Quả đất quanh Mặt trời (dương lịch), của Mặt trăng quanh Quả đất (âm lịch) hoặc cả hai chuyển vận (âm dương lịch). 2. Toàn thể những ngày dương lịch trong một năm, theo thứ tự các tháng, đối chiếu với các ngày trong tuần lễ và có khi với các ngày âm lịch, trình bày thành một bảng liên tục trong một tập sách bỏ túi được, có chỗ trắng để ghi, hoặc thành tập treo lên tường, mỗi ngày một tờ, hết mỗi ngày bóc đi tờ chỉ ngày ấy, hoặc thành nhiều bảng, mỗi bảng một hay nhiều tháng, cũng treo lên tường. 3. Bảng ghi thứ tự thời gian các việc phải làm: Lịch đấu bóng đá tranh giải vô địch.
lịch lãm
- t. Có hiểu biết rộng do được đi nhiều, xem nhiều. Tuy còn trẻ, nhưng đã lịch lãm. Lịch lãm việc đời.
lịch sử
- I. dt. 1. Quá trình ra đời, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong: lịch sử thế giới lịch sử dân tộc lịch sử kiến trúc. 2. Môn khoa học nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài người, hay của quốc gia, dân tộc: học lịch sử biên soạn sách lịch sử. II. tt. Có ý nghĩa, tính chất quan trọng trong lịch sử: bước ngoặt lịch sử nhân vật lịch sử.
lịch sự
- t. 1. Sang trọng đẹp đẽ: Gian phòng lịch sự. 2. Biết cách giao thiệp xử thế theo những phép tắc được xã hội công nhận, khiến người có quan hệ với mình được vừa lòng vì ngôn ngữ cử chỉ của mình.
liếc
- 1 đg. Đưa mắt nhìn chếch và nhanh sang một bên. Liếc mắt nhìn trộm. Liếc qua trang sách.
- 2 đg. Đưa nghiêng rất nhanh lần lượt hai mặt lưỡi dao sát trên bề mặt đá mài hay một vật cứng để làm cho lưỡi dao sắc hơn. Liếc dao vào trôn bát.
liêm khiết
- tt. Có phẩm chất trong sạch không tơ hào tiền của công quỹ hay của hối lộ: sống liêm khiết đức tính liêm khiết ông quan liêm khiết.
liêm sỉ
- Đức tính của người trong sạch và biết tránh những điều làm cho mình phải xấu hổ.
liếm
- đg. Áp sát đầu lưỡi, đưa qua đưa lại trên bề mặt vật gì. Mèo liếm đĩa. Liếm cho sạch. Liếm môi. Lửa liếm vào mái tranh (b.).
liệm
- đgt. Bó xác người chết trước khi bỏ vào quan tài: khâm liệm tẩm liệm.
liên bang
- Nước lớn do nhiều nước nhỏ hợp thành: Liên-xô là một liên bang.
liên bộ
- d. Hai hay nhiều bộ phối hợp với nhau (cùng làm việc gì). Thông tư liên bộ. Hội nghị liên bộ.
liên can
- đgt. 1. Dính dáng với vụ phạm pháp ở mức không nghiêm trọng: liên can vào vụ án. 2. Dính dáng đến việc đến người nào đó: Tôi không liên can gì đến anh ta Chả ai liên can đến việc đó.
liên doanh
- đg. Cùng nhau hợp tác trong kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên. Xí nghiệp liên doanh.
liên đoàn
- dt. Tổ chức hợp thành từ nhiều đoàn thể, tổ chức khác: liên đoàn địa chất liên đoàn lao động.
liên hệ
- đg. 1. Dính dáng với nhau: Hai việc đó liên hệ với nhau. 2. Nhân một vấn đề đã được hiểu biết, nhắc đến những việc có liên quan đến vấn đề ấy.
liên hiệp
- đg. (hoặc d.; thường dùng trong các tổ hợp dùng làm tên gọi của các tổ chức). Kết hợp những tổ chức hay thành phần xã hội khác nhau vào một tổ chức, nhằm thực hiện mục đích chung nào đó. Chính phủ liên hiệp. Hội liên hiệp phụ nữ. Liên hiệp các xí nghiệp dệt.
liên hợp
- I. tt., (dt.) Có quan hệ thống nhất, hữu cơ với nhau từ những bộ phận vốn tương đối độc lập đã được kết hợp lại: nhà máy liên hợp dệt máy liên hợp liên hợp sản xuất. II. đgt., Nh. Liên hiệp: chính phủ liên hợp.
liên khu
- Tổ chức hành chính gồm nhiều khu: Liên khu IV.
liên lạc
- I đg. (hoặc d.). Truyền tin cho nhau để giữ mối liên hệ. Con tàu vũ trụ liên lạc thường xuyên với Trái Đất. Liên lạc bằng điện thoại. Địa điểm liên lạc. Đứt liên lạc.
- II d. Người chuyên làm công tác đưa tin, đưa mệnh lệnh, v.v., từ nơi này đến nơi khác. Làm cho tiểu đoàn.
liên quan
- đgt. Có quan hệ dính dáng đến nhau: Hai chuyện có liên quan đến nhau Cuộc họp chỉ mời những người có liên quan những điều đó chả liên quan gì đến tôi các thành phần liên quan.
liên tiếp
- Nối liền với nhau hết cái này đến cái khác: Bãi công liên tiếp ở Mỹ.
liên tưởng
- đg. (hoặc d.). Nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan. Nghe tiếng pháo liên tưởng tới ngày Tết. Quan hệ liên tưởng.
liền
- I. tt. 1. Tiếp nối nhau, không bị cách gì cả: nhà liền vách ruộng liền khoảnh Mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách (tng.) ngồi liền nhau Sông Hồng nước lui khi ảnh trở lại, ta nắm tay nhau trên nhịp đã liền (Bằng Việt) Chó liền da gà liền xương (tng.). 2. Tiếp nối nhau không bị gián đoạn gì cả: đi mấy ngày liền thức trắng hai đêm liền nói mấy tiếng liền thua mấy trận liền. II. pht. Ngay lập tức: bỏ đi liền làm liền. III. Nh. Lẫn, với: cả anh liền em cả ngày liền đêm.
liền tay
- Ngay tức khắc: Ngã giá mua liền tay.
liễn
- 1 d. Đồ đựng thức ăn bằng sành, sứ, miệng tròn, rộng, có nắp đậy. Liễn cơm.
- 2 d. Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một để viết, khắc câu đối treo song song với nhau. Đi mừng đôi liễn.
liến thoắng
- tt. (Nói) nhiều mà nhanh để chống chế cái dở của mình: mồm mép liến thoắng chỉ được cái liến thoắng.
liểng xiểng
- Tan tành lỏng chỏng: Quân địch thua liểng xiểng.
liệng
- 1 đg. Nghiêng cánh bay theo đường vòng. Cánh én liệng vòng. Máy bay liệng cánh. Lá vàng chao liệng trong gió (b.).
- 2 đg. 1 Ném bằng cách lia cho bay là là mặt nước, mặt đất. Liệng đá trên mặt hồ. 2 (ph.). Quẳng đi, vứt bỏ đi.
liếp
- 1 dt. Tấm mỏng đan bằng tre nứa, dùng để che chắn: cửa liếp Gió lùa qua khe liếp đan liếp.
- 2 dt. Luống: trồng vài liếp rau liếp đậu.
liệt
- t. 1. Nói toàn thân thể hoặc một phần bị bại không cử động được: Liệt chân. 2. Nói máy móc không chạy nữa: Ô-tô liệt rồi.
- đg. Ghi, xếp trong danh sách: Liệt vào hạng kém.
- t. Kém, tồi, trái với ưu (cũ): Bài văn kém quá, bị xếp vào hạng liệt.
liệt dương
- t. Bị chứng dương vật mất khả năng giao hợp.
liệt giường
- Nói ốm nặng không ngồi dậy được: ốm liệt giường. Liệt giường liệt chiếu. Nh. Liệt giường.
liệt kê
- đg. Kê ra từng khoản, từng thứ. Liệt kê những công việc đã làm. Bảng liệt kê tài sản.
liệt sĩ
- dt. Người hi sinh vì nước vì dân khi làm nhiệm vụ: anh hùng liệt sĩ nghĩa trang liệt sĩ viếng hương hồn các liệt sĩ.
liều
- d. Số lượng dược phẩm dùng một lần hoặc trong một ngày: Uống thuốc đúng liều.
-. - t. Táo bạo đến mức không kể gì đến sự nguy hiểm ; đến những hậu quả tai hại: Một liều ba bảy cũng liều, Cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây (cd).
liều lĩnh
- t. (Làm việc gì) không kể nguy hiểm hoặc hậu quả tai hại có thể xảy ra. Hành động liều lĩnh. Dũng cảm, nhưng không liều lĩnh.
liều lượng
- dt. Liều và lượng nói chung: uống đúng liều lượng quy định Sử dụng thuốc không đúng liều lượng là nguy hiểm.
liễu
- d. 1 cn. dương liễu. Cây nhỡ, cành mềm rủ xuống, lá hình ngọn giáo có răng cưa nhỏ, thường trồng làm cảnh ở ven hồ. 2 (cũ; vch.; dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Cây liễu, dùng để ví người phụ nữ (hàm ý mảnh dẻ, yếu ớt). Phận liễu. Vóc liễu.
liệu
- 1 dt. Hỗn hợp đưa vào lò để luyện: cho liệu vào lò.
- 2 đgt. Tính toán, tìm cách: Liệu cách đối phó Liệu mà cao chạy xa bay (Truyện Kiều).
liệu pháp
- Phương pháp chữa bệnh: Liệu pháp châm cứu.
lim
- d. Cây lấy gỗ thường mọc ở rừng, thân tròn, lá kép lông chim, hoa nhỏ, gỗ màu nâu sẫm, rất rắn, thuộc loại gỗ quý.
lim dim
- đgt. (Mắt) chưa nhắm hẳn, còn hé mở: Mắt lim dim buồn ngủ ông đang lim dim ngủ (Ma Văn Kháng) Chí Phèo lim dim mắt, rên lên (Nam Cao) Chánh tổng ngậm tăm nằm cạnh bàn đèn, hai mắt lim dim ngủ (Ngô Tất Tố).
lịm
- t. Mê man không biết gì: Lịm người đi vì bị ngất.
linh
- 1 I d. (id.; kết hợp hạn chế). Hồn người chết.
- II t. Như thiêng. Ngôi đền này lắm.
- 2 t. Có số lẻ dưới mười tiếp liền sau số hàng trăm. Hai trăm linh năm (205). Một nghìn không trăm linh bảy (1.007).
linh cảm
- I. đgt. Cảm thấy bằng linh tính: linh cảm thấy điều chẳng lành. II. dt., Nh. Linh tính.
linh đình
- To tát, sang trọng và có tính chất phô trương: Đám cưới linh đình.
linh hồn
- d. 1 (trtr.). Hồn người chết. Nghiêng mình trước linh hồn người đã khuất. 2 Người (hoặc cái) giữ vai trò chủ đạo, mang lại sức sống cho một hoạt động tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn của cách mạng Việt Nam.
linh thiêng
- tt. Thiêng nói chung: vị thần linh thiêng ngôi miếu linh thiêng.
linh tinh
- Lặt vặt, vặt vãnh: Ngoài các việc lớn còn nhiều việc linh tinh.
linh tính
- d. Năng khiếu biết trước hoặc cảm thấy từ xa một biến cố nào đó xảy ra có liên quan mật thiết đến bản thân mình mà không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào. Linh tính báo cho biết một sự chẳng lành.
lình
- dt. Dùi bằng sắt, những người lên đồng dùng xiên qua má làm phép: ông đồng xiên lình.
lính
- d. 1. Người phục vụ trong lực lượng vũ trang thời hòa bình hay có chiến tranh với tư cách tình nguyện, đánh thuê hoặc, tại nhiều nước hiện nay, với danh nghĩa thực hiện một nghĩa vụ. 2. Người làm nghề binh cấp thấp nhất trong thời phong kiến và Pháp thuộc: Lính cơ ; Lính khố đỏ. 3. Người làm một công tác thường xuyên dưới quyền điều khiển của một người, một cơ quan (thtục): Lính của vụ Tổ chức.
lính quýnh
- t. (cũ). Luýnh quýnh.
lịnh
- dt., đphg Lệnh: hạ lịnh ra lịnh.
líp
- d. Bánh xe có răng để mắc xích vào, khi quay thì trục bánh xe quay, nhưng khi không quay thì bánh xe vẫn quay theo đà.
lít
- d. Đơn vị đo thể tích hoặc dung tích, bằng 1 decimet khối. Một lít nước. Chai lít.
lịu
- tt., đphg Nhịu: nói lịu.
lo
- đg. 1. Cảm thấy áy náy, không yên tâm khi chờ đợi một sự việc, một tình cảnh đáng e ngại. 2. Tính toán đến, quan tâm đến: Lo làm lo ăn ; Anh nuôi lo cho các chiến sĩ có cơm nóng canh ngọt. 3. Chạy chọt đút lót để được việc gì: Lo thày lo thuốc ; Lo thầy kiện.
lo buồn
- đg. Buồn rầu lo nghĩ.
lo liệu
- đgt. Biết thu xếp, định liệu, chuẩn bị sẵn để làm tốt công việc theo yêu cầu: Cháu nó cũng biết lo liệu rồi tự lo liệu Mấy đứa cũng đã có thể lo liệu được cả.
lo sợ
- đg. Lo lắng và có phần sợ hãi. Lo sợ viển vông.
- 1 dt. 1. Chỗ đắp bằng đất hay xây gạch tạo nhiệt độ cao để nung nóng, nấu nướng hay sưởi ấm: lò gạch lò rèn thép mới ra lò bếp lò quạt lò lò nướng bánh mì lò sưởi. 2. bóng Nơi rèn luyện ra những người thông thạo môn gì (nhất là võ): lò võ Bắc Ninh lò võ Bình Định. 3. Nhóm người cùng họ hàng hoặc phe cánh (với ý coi thường): cả lò nhà nó.
- 2 dt. Khoảng trống trong lòng đất làm nơi khai thác khoáng sản: lò than khai thác dưới hầm lò.
lò xo
- Bản thép mỏng thường uốn cong hoặc dây bằng thép uốn thành đường xoắn ốc, dễ dàng trở lại dạng cũ sau khi bị kéo giãn ra hay nén lại, thường dùng để trữ lực cơ học.
- 1 d. (ph.). Lúa.
- 2 đg. Để lộ một phần nhỏ (thường là cao nhất) ra khỏi vật che khuất. Ló đầu trên bức tường. Mặt trời vừa ló lên sau dãy núi.
lọ
- 1 dt. Đồ đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh..., đáy thường rộng hơn miệng: lọ mực lọ nước hoa lọ hoa đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành (tng.).
- 2 đphg, Nh. Nhọ.
- 3 pht., vchg 1. Huống chi, nữa là: mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang (Nhị độ mai) Khôn ngoan tâm tính tại lòng, Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn (cd.). 2. Cần gì, chẳng cần gì: Văn hay lọ phải viết nhiều.
lọ lem
- Bẩn thỉu nhem nhuốc: Mặt mũi lọ lem.
loa
- I d. 1 Dụng cụ hình phễu, có tác dụng định hướng làm âm đi xa hơn và nghe rõ hơn. Nghe loa phát tin. Nói loa. 2 (chm.). Dụng cụ biến các dao động điện thành dao động âm và phát to ra.
- II đg. (kng.). Truyền tin cho mọi người biết, thường bằng. Loa lên cho mọi người cùng biết.
- III t. Có hình loe ra tựa cái. Bát loa. Miệng cốc hơi loa.
lòa
- loà tt. 1. (Mắt) Chỉ nhìn thấy lờ mờ, không rõ nét: mắt loà. 2. (Gương) không soi được rõ, đã bị mờ mờ: gương loà. 3. (ánh sáng) quá mức thường, làm loá mắt: một vùng chói loà ánh nắng Số con hai chữ khoa kì, Khôi tinh đã rạng, tử vi thêm hoà (Lục Vân Tiên).
lõa lồ
- t. Trần truồng: Thân thể lõa lồ.
lõa xõa
- loã xoã đg. Như loà xoà. Tóc loã xoã trước trán.
lóa
- loá đgt., (tt.) 1. (Mắt) ở trạng thái bị rối loạn do ánh sáng có cường độ mạnh quá mức thường: Loá mắt không nhìn thấy gì Mắt loá nên đi chậm. 2. (ánh sáng) mạnh làm cho mắt bị loá: đèn pha sáng loá nắng loá.
loạc choạc
- Rời rạc, gồm những phần không ăn nhịp với nhau: Kế hoạch loạc choạc.
loài
- d. 1 (id.). Loại, thứ. Người ba đấng, của ba loài (tng.). 2 Đơn vị phân loại sinh học, chỉ những nhóm thuộc cùng một giống. Loài động vật có vú. 3 (kng.). Loại người có cùng một bản chất xấu xa như nhau. Cùng loài đầu trộm đuôi cướp như nhau.
loại
- 1 dt. Tập hợp người hoặc vật có cùng một đặc điểm: loại vải tốt.
- 2 đgt. Bỏ bớt: loại thứ xấu lấy thứ tốt Cô bé thi đến vòng hai thì bị loại giấy loại loại khỏi vòng chiến loại bỏ loại trừ.
loại bỏ
- Nh. Loại: Loại bỏ cái xấu.
loại trừ
- đg. 1 Làm cho mất đi, hết đi cái xấu, cái đối lập. Loại trừ chiến tranh khỏi đời sống của loài người. 2 Gạt riêng ra, không kể đến. Không loại trừ khả năng xấu có thể xảy ra.
loan báo
- Truyền rộng tin cho mọi người biết.
loán
- (đph) đg. Lan ra: Cỏ loán khắp sân.
loạn
- I d. Sự chống đối bằng bạo lực nhằm làm mất trật tự và an ninh xã hội. Âm mưu nổi loạn. Dẹp loạn. Chạy loạn.
- II t. Ở tình trạng lộn xộn, không theo một trật tự hoặc nền nếp bình thường nào cả. Tim đập nhịp. Súng bắn loạn lên tứ phía.
loạn dâm
- Nh. Loạn luân.
loạn lạc
- Cg. Tao loạn. Tình trạng hỗn loạn, trật tự mất hết trong một nước.
loạn luân
- đg. Có quan hệ nam nữ về xác thịt với nhau giữa những người cùng máu mủ, trái với phong tục hoặc pháp luật.
loạn thị
- tt. (Mắt) có tật không nhìn rõ được như nhau ở tất cả các hướng: bị bệnh loạn thị.
loạn trí
- t. Ở trạng thái rối loạn thần kinh, mất trí khôn.
loang
- đgt. 1. Lan rộng ra dần dần: vết dầu loang Nạn nhân nằm trên vũng máu loang Nước chảy loang mặt sàn. 2. Bị lẫn nhiều mảng, vết màu khác trên nền màu chung, cũ: Vải nhuộm bị loang Vết mực loang trên áo trắng bò lông loang.
loãng
- t. Không đặc, ít đậm, có ít cái nhiều nước: Cháo loãng ; Mực loãng.
loáng thoáng
- t. 1 Chỉ thấy được thưa thớt chỗ có chỗ không, lúc có lúc không. Mưa bắt đầu rơi loáng thoáng mấy hạt. Loáng thoáng có vài ba người qua lại. 2 Chỉ ghi nhận được một vài nét thoáng qua, không rõ ràng, cụ thể. Thấy bóng người loáng thoáng ngoài sân. Nhớ loáng thoáng. Nghe loáng thoáng.
loanh quanh
- đgt., (tt.) 1. Di chuyển, hoạt động trở đi trở lại ở một chỗ, trong một phạm vi nhất định: Suốt ngày nó chỉ loanh quanh trong nhà đi chơi loanh quanh mấy nhà hàng xóm Gia đình thiên cả lên thành thị Buôn bán loanh quanh bỏ cấy cày (Nguyễn Bính). 2. Nói vòng vèo, nói xa nói gần mà không đi thẳng vào cái chính, cái trọng tâm: không thuộc bài nên trả lời loanh quanh nói loanh quanh.
loạt
- d. 1. Từ chỉ những vật hay sự vật giống nhau xuất hiện cùng một lúc: Sản xuất hàng loạt xe đạp ; Bắn một loạt đạn.
lóc
- 1 đg. (Cá) len lách ngược dòng nước để vượt lên (khi có mưa rào).
- 2 đg. Dùng dao tách lấy riêng ra lớp da thịt dính vào xương. Lóc riêng thịt nạc để làm ruốc. Lóc xương.
lọc
- đgt. 1. Tách cặn bẩn ra khỏi phần cần làm sạch, bằng dụng cụ hay biện pháp nào đó: lọc bột sắn đang ngâm lọc cháo thuốc lá có đầu lọc lọc cua vừa giã nước lọc. 2. Tách riêng ra phần được yêu cầu: lọc thịt lọc lấy giống tốt.
lọc lõi
- Có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống: Người lọc lõi.
lọc lừa
- 1 đg. (cũ). Chọn lựa quá cẩn thận, kĩ càng. Lọc lừa từng tí một.
- 2 đg. (id.). Như lừa lọc2. Kẻ lọc lừa.
loe
- 1 đgt. Toả sáng yếu ớt: Nắng vừa loe được tí trời lại tối sầm Ngọn đèn loe lên rồi vụt tắt.
- 2 tt. (Vật hình ống) rộng dần ra về phía miệng: ống nhổ loe miệng quần ống loe.
loe loét
- Nhây nhớt toe toét: Miệng ăn trầu đỏ loe loét.
loe toe
- tt. Nhanh mồm, hay nói, hay kiếm chuyện làm quà, mách lẻo (hàm ý chê): mồm loe toe Chưa chi đã loe toe khoe khắp làng.
lòe
- Loè ph. Với nhiều ánh sáng: Sáng.
- Loè đg. Khoe khoang để lừa bịp: thiên hạ để kiếm lời.
lòe loẹt
- loè loẹt t. Có sự lạm dụng quá nhiều màu sắc làm mất vẻ đẹp giản dị, tự nhiên. Ăn mặc loè loẹt. Tấm biển xanh đỏ loè loẹt.
lóe
- loé đgt. 1. Phát sáng đột ngột rồi vụt tắt: Trong trận mưa xối xả đầu hạ thỉnh thoảng lại loé lên những tia chớp loằng nhoằng. 2. Hiện lên đột ngột như tia sáng: Trong đầu loé lên một niềm hi vọng mong manh.
loét
- t. Nói vết thương lan rộng ra: Mụn lở loét to.
loi choi
- đg. (hoặc t.). Nhảy nhót luôn chân không chịu đứng yên. Nhảy loi choi như sáo.
loi ngoi
- 1 đgt. Cố ngoi lên khỏi mặt nước bằng những cử động yếu ớt, rời rạc: Loi ngoi trên mặt nước một lúc rồi chìm nghỉm Loi ngoi mãi mới bơi được vào bờ Mười vẫn lặn hụp, một lúc mới loi ngoi trèo lên (Trần Hiếu Minh).
- 2 Nh. Loi thoi.
loi nhoi
- Nói giòi bọ lúc nhúc ngoi lên.
lòi
- 1 d. (cũ). Dây xâu tiền thời xưa.
- 2 đg. 1 Lộ hẳn ra ngoài lớp bao bọc. Giày rách lòi cả ngón chân. Bị thương lòi ruột. 2 (ph.). Để lộ ra cái muốn giấu (thường là cái xấu, đáng chê). Càng nói càng lòi cái dốt ra.
- 3 t. (thgt.). Điếc đặc. Tai lòi hay sao mà không nghe thấy! Điếc lòi.
lòi tói
- 1 dt. Dây xích sắt hoặc dây chão lớn, thường dùng để buộc tàu, thuyền: Xuống bếp, nó nhảy xuông xuông, mở lòi tói, có ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông (Nguyễn Quang Sáng).
- 2 tt. Quá dốt và để lộ rõ cái dốt nát: Thằng Hùng Tân hồi xưa đi học thì dốt lòi tói, luôn đội sổ (Khuất Quang Thuỵ) Ai về nhắn nhủ phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả đền (Hồ Xuân Hương).
lõi đời
- Rất hiểu biết việc đời, có nhiều kinh nghiệm sống: Ông cụ ấy lõi đời, không ai lừa dối được.
lòm
- tt. Có màu đỏ sẫm khó coi hay vị chua gắt: yếm nhuộm đỏ lòm bưởi chua lòm.
lõm
- d. Phần lõi của cây: Lõm chuối ; Lõm dứa.
- t. Trũng xuống: Chỗ đất này lõm vì mưa.
lon
- 1 d. Thú rừng cùng họ với cầy móc cua, nhưng nhỏ hơn.
- 2 d. 1 Vỏ hộp sữa hoặc nước uống, bằng kim loại. Bia lon. 2 (ph.). Ống bơ. Đong hai lon gạo.
- 3 d. (id.). 1 Cối nhỏ bằng sành. Lon giã cua. 2 Vại nhỏ, chậu nhỏ bằng sành. Lon nước gạo.
- 4 d. Phù hiệu quân hàm (của quân đội một số nước). Đeo lon đại uý. Gắn lon. Lột lon.
lọn
- 1 dt. Nắm, mớ (thường có dạng sợi): lọn tóc lọn chỉ quấn thành lọn Thân em như lọn nhang trầm, Không cha không mẹ muôn phần cậy anh (cd).
- 2 tt., đphg Trọn, trọn vẹn: Câu không lọn nghĩa làm lọn công việc lọn đời không làm điều ác.
long
- t. Rời ra: Răng long.
long lanh
- t. Có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ sinh động. Long lanh như viên ngọc. Đôi mắt long lanh.
long não
- dt. Cây trồng ở một số tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, cao 10-15m, cành thưa, nhẵn, lá hình bầu dục - mũi giáo màu lục bóng, hoa nhỏ, quả bằng hạt đậu; cây cho long não đặc dùng làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, chữa truỵ tim, suy nhược, và dùng trong công nghiệp chế ngà voi nhân tạo, phim ảnh, chất cách điện.
long trọng
- Với tất cả những hình thức cần thiết để nêu tầm quan trọng: Khai mạc long trọng buổi lễ thông cầu. Long trọng viên. Người có nhiệm vụ duy nhất là có mặt trong một buổi lễ (thtục).
lòng
- d. 1 Những bộ phận trong bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát). Lòng lợn. Cỗ lòng. Xào lòng gà. 2 (kết hợp hạn chế). Bụng con người. Ấm cật no lòng. Trẻ mới lọt lòng (vừa mới sinh). 3 Bụng của con người, coi là biểu tượng của mặt tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần. Đau lòng°. Bận lòng°. Cùng một lòng. Ăn ở hai lòng. Bền lòng°. Lòng tham. 4 Phần ở giữa hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay che chở. Lòng suối. Đào sâu vào lòng đất. Ôm con vào lòng. Biết rõ như lòng bàn tay của mình (biết rất rõ).
lòng lang dạ thú
- Nh. Lòng lang dạ sói.
lòng sông
- Chỗ trũng giữa hai bờ sông.
lỏng
- t. 1 (Vật chất) ở trạng thái có thể chảy được, có thể tích nhất định và có hình dạng tuỳ thuộc vào vật chứa. Nước là một chất lỏng. 2 (ph.). Loãng. Cháo lỏng. 3 Ở trạng thái không được siết chặt với nhau khiến cho dễ rời, dễ tháo gỡ; trái với chặt. Chiếc xe đạp lỏng ốc. Dây buộc lỏng. Nới lỏng tay. 4 (dùng phụ sau đg.). Không chặt chẽ, không nghiêm ngặt trong việc theo dõi, kiểm tra. Buông lỏng quản lí. Bỏ lỏng việc canh gác.
lóng
- 1 dt. Quy ước trong đan lát từng loại sản phẩm: Phên đan lóng mốt cót đan lóng đôi.
- 2 dt. Gióng, đốt: lóng mía tre dài lóng lóng tay lóng xương.
- 3 dt., đphg Dạo: lóng rày bận lắm.
- 4 đgt. Gạn lấy nước trong: lóng nước muối gạn đục lóng trong (tng.).
- 5 tt. Ngóng, lắng: nghe lóng thiên hạ đồn đại.
lóng ngóng
- Chờ đợi lâu mà không có kết quả: Lóng ngóng mãi mà chưa có tin về.
- LóNG NhóNG Nh.
lọng
- d. Vật dùng để che, gần giống cái dù nhưng lớn hơn, thường dùng trong nghi lễ đón rước vua quan hoặc thánh thần thời trước.
lót
- I. đgt. 1. Đặt thêm một lớp vào phía trong hay xuống dưới vật gì đó: lót tã cho trẻ áo lót rế lót nồi. 2. Lát: đường lót gạch. 3. Đệm vào vài tiếng, vài âm khác: tiếng lót tên lót. 4. ém sẵn quân: lót quân. II. dt. 1. Lần vải phía trong của một số loại áo ấm: vải lót áo khoác. 2. Tã: may lót tã lót.
lót ổ
- 1 đg. (kng.). (Gia súc) chết khi mới đẻ (còn ở trong ổ). Lứa lợn lót ổ mất hai con.
- 2 đg. (kng.). Giấu sẵn lực lượng, phương tiện ở nơi gần địch để có thể đánh bất ngờ khi có thời cơ.
lọt
- đgt. 1. Qua được chỗ hở, chỗ trống: Gió lọt qua khe cửa ánh sáng lọt vào phòng tối không chui lọt đầu xuôi đuôi lọt (tng.). 2. Đưa được hẳn vào lòng hẹp của vật: Chân không lọt giầy xếp lọt vào hộp. 3. Qua được chỗ hiểm nghèo, khó khăn: Cháu thi lọt được vào vòng ba lọt vào chung kết lọt vào căn cứ địch. 4. Lộ ra ngoài trong khi muốn giữ kín: Có tin lọt ra ngoài họ mới biết không nên để lọt chuyện này.
lọt lòng
- t. Nói trẻ em mới ra khỏi bụng mẹ.
- 1 d. 1 Khu vực, bộ phận tương đối lớn và hoàn chỉnh được chia ra để tiện sử dụng, xử lí. Dẫn nước vào từng lô ruộng. Mỗi lô hàng nặng không quá 20 tấn. 2 (kng.). (thường dùng sau một, hàng). Số lượng không xác định, được coi là nhiều và được kể như là một tập hợp. Có cả một lô kinh nghiệm. Kể ra hàng lô chuyện.
- 2 d. Chỗ ngồi sang trọng, được bố trí thành những phòng nhỏ xung quanh phòng lớn trong rạp hát.
- 3 d. (kng.). Kilogram (nói tắt). Nặng mấy lô?
lô cốt
- lô-cốt (F. blockhaus) dt. Công sự được xây đắp thành khối kiên cố, dùng để phòng ngự, cố thủ ở một vị trí nào: Hoả lực của địch từ các bắn ra không ngớt.
lỗ
- d. 1. Chỗ thủng: Lỗ châu mai. 2. Hang hốc: Ăn lông ở lỗ. 3. Đường ăn thông vào trong: Lỗ mũi ; Lỗ tai. 4. Hố: Lỗ chôn tiền. 5. Huyệt, chỗ chôn người chết: Gần xuống lỗ. 6. Chỗ (thtục): Anh ngồi ở lỗ nào?
-. - t. Thủng: Đánh lỗ đầu.
- ph. Hao hụt vào vốn: Buôn bán lỗ.
lỗ đít
- d. Cửa ruột thông ra ngoài để đại tiện.
lỗ mãng
- tt. Thô lỗ, mất lịch sự quá đáng: ăn nói lỗ mãng tính khí lỗ mãng.
lố
- ph. 1. Ngược đời và đáng cười: Ăn mặc lố. 2. Quá mức: Ăn tiêu lố quá.
lố lăng
- t. Không hợp với lẽ thường của người đời đến mức chướng tai gai mắt. Cử chỉ lố lăng. Đua đòi cách ăn mặc lố lăng.
lộ
- 1 dt. Con đường lớn: con lộ đá Xe chạy trên lộ như mắc cửi.
- 2 đgt. Phô bày ra, để cho người ngoài biết được: lộ bí mật lộ diện lộ hầu.
lộ diện
- Lộ mặt.
lộ trình
- d. Con đường phải đi qua; tuyến đường. Hướng dẫn đi đúng lộ trình.
lộc
- 1 dt. Chồi non: đâm chồi nẩy lộc đi hái lộc.
- 2 dt. 1. Lương bổng của quan lại: lương cao lộc hậu bổng lộc lợi lộc phúc lộc thất lộc lộc tước. 2. Của có giá trị do đấng linh thiêng ban cho, theo mê tín: lộc trời lộc bất tận hưởng.