D (2)

di
- 1 đg. 1 Dùng bàn chân, bàn tay hay các ngón đè mạnh lên một vật và xát đi xát lại trên vật đó. Lấy chân di tàn thuốc lá. 2 (chm.). Dùng đầu ngón tay đưa qua đưa lại trên nét than hoặc chì để tạo những mảng đậm nhạt trên tranh vẽ.
- 2 đg. (trtr.; id.). Dời đi nơi khác. Phần mộ đã di vào nghĩa trang.
di bút
- dt. (H. di: để lại về sau; bút: bút; viết) 1. Chữ viết của người đã qua đời để lại: Di bút của Nguyễn Huệ 2. Bài văn, lời văn của người đã qua đời để lại: Tập di bút của cụ Phan Bội Châu.
di chúc
- I đg. (trtr.). Dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm.
- II d. (trtr.). Lời hoặc bản. Tuân theo di chúc.
di chuyển
- đgt. Dời đi nơi khác: di chuyển đến chỗ ở mới.
di cư
- đgt. (H. di: dời đi; cư: ở) Đi ở nơi khác: Cả gia đình đã di cư vào Nam.
di dân
- I đg. Đưa dân dời đến nơi khác để sinh sống. Di dân từ đồng bằng lên miền núi.
- II d. Dân di cư. lập thành làng mới.
di động
- đgt. Chuyển dời, không đứng yên một chỗ: mục tiêu di động bắn bia di động.
di hài
- dt. (H. di: còn lại; hài: xương) Thây người chết: Di hài nhặt sắp về nhà, nào là khâm liệm, nào là tang trai (K).
di họa
- di hoạ I d. Tai hoạ còn để lại. Di hoạ của chiến tranh.
- II đg. Để lại di hoạ. Việc ấy sẽ di hoạ về sau.
di sản
- dt. 1. Tài sản thuộc sở hữu của người đã chết để lại: kế thừa di sản của bố mẹ. 2. Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại: di sản văn hóạ
di tích
- dt. (H. di: còn lại; tích: dấu vết) Dấu vết từ trước để lại: Một nước không có di tích lịch sử thì mất ý nghĩa đi (PhVĐồng).
di trú
- đg. 1 (id.). Dời đến ở nơi khác. 2 (Hiện tượng một số loài chim, thú) hằng năm chuyển đến sống ở nơi ấm áp, để tránh rét. Mùa đông, én di trú đến miền nhiệt đới.
di truyền
- đgt. (Hiện tượng) truyền những đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu: bệnh di truyền đặc điểm di truyền.
di vật
- dt. (H. di: còn lại; vật: đồ vật) Đồ vật người chết để lại: Coi những tác phẩm của người cha như những di vật quí báu.
- d. 1 Em gái hoặc chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì (tng.). 2 Từ chị hoặc anh rể dùng để gọi em gái hoặc em gái vợ đã lớn, theo cách gọi của con mình (hàm ý coi trọng). 3 Vợ lẽ của cha (chỉ dùng để xưng gọi).
dì ghẻ
- dt. Vợ kế của cha, xét trong quan hệ với con của vợ trước: dì ghẻ con chồng.
dỉ
- đgt. Rỉ: dỉ tai.
dĩ nhiên
- trgt. (H. dĩ: thôi; nhiên: như thường) Tất phải thế thôi: Lười học thì dĩ nhiên sẽ trượt.
dĩ vãng
- d. Thời đã qua. Câu chuyện lùi dần vào dĩ vãng.
dị
- tt. Kì cục: Mặc cái áo này trông dị quá.
dị chủng
- d. Chủng tộc khác với chủng tộc của mình (và bị coi khinh, theo quan điểm của chủ nghĩa sôvanh).
dị dạng
- I. dt. Hình dạng khác thường: hiện tượng dị dạng bẩm sinh. II. tt. Có cơ thể, dáng vẻ khác lạ, thường là xấu hơn so với những cái bình thường: hiện tượng dị dạng Hễ người dị dạng ắt là tài cao (Lục Vân Tiên).
dị đoan
- dt. (H. đoan: đầu mối) Điều mê tín lạ lùng khiến cho người ta mê muội tin theo: Phải mở một chiến dịch bài trừ dị đoan.
dị nghị
- đg. Bàn tán với ý chê trách, phản đối. Dân làng dị nghị về việc ấy. Lời dị nghị.
dị nhân
- dt. Người khác thường: Tương truyền ông ta là một dị nhân.
dị thường
- tt. (H. thường: thường) Khác thường: Đi xa về kể những chuyện dị thường.
dị vật
- d. Vật khác lạ ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây thương tích, đau đớn. Dị vật bắn vào mắt.
dĩa
- 1 dt. Dụng cụ hình giống chiếc thìa nhưng có răng, còn gọi là nỉa, dùng để lấy thức ăn trong bữa ăn cơm tây, thường làm bằng thép không gỉ hay bằng bạc.
- 2 dt., đphg Đĩa: đơm đầy dĩa xôi.
dịch
- 1 dt. Chất lỏng trong cơ thể: Dịch não tuỷ.
- 2 dt. 1. Bệnh truyền nhiễm lan ra trong một vùng, làm cho nhiều người mắc phải: Dịch hạch; Dịch tả 2. Sự lan truyền không lành mạnh: Dịch khiêu vũ.
- 3 dt. Tên một bộ sách trong Ngũ kinh của đạo Nho: Dày công nghiên cứu kinh Dịch.
- 4 đgt. Nhích lại: Xa xôi dịch lại cho gần (tng).
- 5 đgt. Diễn đạt nội dung một bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác: Dịch bản "Tuyên ngôn độc lập" sang tiếng Pháp; Dịch lời tuyên bố của đại sứ nước Trung-hoa sang tiếng Việt.
dịch giả
- d. (cũ). Người dịch (văn viết).
dịch hạch
- dt. Bệnh dịch do một loại vi khuẩn từ bọ chét của chuột đã nhiễm bệnh truyền sang người, gây sốt, nổi hạch hoặc viêm phổi: diệt chuột để phòng bệnh dịch hạch.
dịch tả
- dt. Bệnh thổ tả lan truyền: Nhờ phổ biến vệ sinh, ít lâu nay không còn dịch tả ở nước ta.
dịch tễ
- d. Bệnh dịch (nói khái quát). Phòng trừ dịch tễ.
diệc
- dt. Chim chân cao, cổ và mỏ dài, lông xám hay hung nâu, thường kiếm ăn ở đồng lầy, ruộng nước.
diêm
- dt. Que nhỏ bằng gỗ nhẹ, đầu có chất dễ bốc cháy, dùng để đánh lấy lửa: Hộ đánh diêm châm thuốc lá (Ng-hồng).
diêm vương
- d. Vua âm phủ, theo đạo Phật. Về chầu Diêm Vương (kng.; chết).
diễm lệ
- tt. Xinh đẹp, có vẻ đẹp lộng lẫy: nhan sắc diễm lệ.
diễm phúc
- dt. (H. diễm: tốt đẹp; phúc: tốt lành) Hạnh phúc tốt đẹp: Diễm phúc của gia đình hoà thuận.
diễm tình
- d. (cũ; dùng phụ sau d.; kết hợp hạn chế). Mối tình đẹp đẽ. Thiên tiểu thuyết diễm tình.
diễn
- 1 dt. Cây thuộc họ tre nứa, mọc thành bụi, thành khóm, thân thẳng, mình dày, thường dùng làm vật liệu xây dựng.
- 2 đgt. 1. Xảy ra và tiến triển: trận bóng đá diễn ra sôi nổi, hào hứng. 2. Trình bày, bày tỏ được nội dung: diễn kịch diễn lại các sự việc đã xảy rạ
diễn dịch
- dt. (H. dịch: kéo sợi, suy rộng ra) Phép suy luận đi từ nguyên lí chung, qui luật chung đến những trường hợp riêng (trái với qui nạp): Qui nạp và diễn dịch là những phương pháp suy luận khác nhau, nhưng liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau.
diễn đàn
- d. 1 Nơi đứng cao để diễn thuyết, phát biểu trước đông người. Diễn đàn của cuộc mittinh. Lên diễn đàn phát biểu. 2 Nơi để cho nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai và rộng rãi. Lấy tờ báo làm diễn đàn.
diễn đạt
- đgt. Làm rõ ý nghĩ, tình cảm bằng hình thức nào đó: Bài văn diễn đạt khá sinh động Văn phong diễn đạt lủng củng.
diễn giả
- dt. (H. giả: người) Người nói trước công chúng về một vấn đề: Đồng chí ấy là một diễn giả hùng biện.
diễn giải
- đg. Diễn đạt và giải thích. Diễn giải vấn đề một cách minh bạch.
diễn tả
- đgt. Làm bộc lộ tâm lí, tình cảm qua ngôn ngữ, cử chỉ: diễn tả nội tâm của nhân vật không thể diễn tả nổi tâm trạng mình khi lên bục danh dự nhận huy chương vàng.
diễn thuyết
- đgt. (H. thuyết: nói) Trình bày bằng lời, có mạch lạc, một vấn đề trước công chúng: Phải tùy hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết (HCM).
diễn văn
- d. Bài phát biểu tương đối dài đọc trong dịp long trọng. Diễn văn khai mạc đại hội.
diễn viên
- dt. Người chuyên biểu diễn trên sân khấu hoặc đóng các vai trên phim ảnh: diễn viên điện ảnh đạo diễn và các diễn viên.
diện
- 1 dt. Phạm vi biểu hiện; Phạm vi hoạt động: Diện tiếp xúc; Diện đấu tranh; Diện thăng thưởng.
- 2 đgt, tt. Nói ăn mặc đẹp đẽ để làm dáng: Anh đi đâu mà diện thế?.
diện mạo
- d. 1 Bộ mặt, vẻ mặt con người. Diện mạo khôi ngô. 2 (id.). Vẻ ngoài nhìn chung. Diện mạo của thủ đô một nước.
diện tích
- dt. 1. Bề mặt của ruộng, đất: cấy xong toàn bộ diện tích mở rộng diện tích trồng hoa màu. 2. Độ rộng hẹp của bề mặt nào đó: diện tích hình thang.
diện tiền
- trgt. (H. tiền: trước) Trước mặt: Diện tiền trình với tiểu thư, thoắt xem dường có ngẩn ngơ chút tình (K).
diệt
- 1 đg. Làm cho không còn tiếp tục tồn tại để có thể tác động được nữa. Diệt giặc. Thuốc diệt trùng. Cuộc vận động diệt dốt (diệt nạn dốt).
- 2 Tiếng hô cho trâu, bò đi ngoặt sang phải; trái với vắt.
diệt chủng
- đgt. Giết hàng loạt, làm cho mất giống nòi: chính sách diệt chủng của bọn phát xít.
diệt vong
- tt. (H. vong: mất) Bị mất hẳn; Bị tiêu diệt: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động khác đang ở vào thế phòng ngự, ngày càng suy yếu, thất bại và sẽ đi đến diệt vong (HCM).
diều
- 1 d. Diều hâu (nói tắt). Diều tha, quạ mổ.
- 2 d. Đồ chơi làm bằng một khung tre dán kín giấy có buộc dây dài, khi cầm dây kéo ngược chiều gió thì bay lên cao. Thả diều. Lên như diều (kng.; lên nhanh và có đà lên cao nữa, thường nói về sự thăng chức).
- 3 d. Chỗ phình của thực quản ở một số loài chim, sâu bọ, v.v. để chứa thức ăn.
diều hâu
- dt. Chim lớn, ăn thịt, mỏ quặp, móng chân dài, cong và nhọn, thường lượn lâu trên cao để tìm mồi dưới đất.
diễu binh
- đgt. Nói quân đội, hàng ngũ chỉnh tề, đi đều trước lễ đài và trên đường phố nhân một ngày lễ lớn: Bộ đội diễu binh trong ngày quốc khánh.
diệu
- t. (id.; kết hợp hạn chế). Có khả năng mang lại hiệu quả tốt; rất hay. Mưu kế rất diệu.
diệu vợi
- tt. 1. Xa xôi, cách trở: đường sá diệu vợi. 2. Khó khăn, phức tạp: Công việc diệu vợi quá.
dìm
- đgt. 1. ấn xuống dưới nước: Dìm tre xuống nước để ngâm 2. Làm cho ngập: Những cuộc đấu tranh yêu nước ấy đều bị dìm trong máu (PhVĐồng) 3. Chèn ép, không cho ngoi lên: Bao nhiêu lâu dân đen bị dìm trong bóng tối 4. Hạ thấp xuống: Dìm giá hàng; Dìm giá trị người có tài 5. Không cho nổi lên: Dìm tài năng.
dinh
- 1 d. 1 Khu nhà dùng làm nơi đóng quân trong thời phong kiến. 2 Toà nhà ở và làm việc của quan lại cao cấp hoặc của một số người đứng đầu các cơ quan nhà nước (thường là dưới chế độ cũ). Dinh tổng đốc. Dinh tổng thống.
- 2 đg. (thgt.). Dinh tê (nói tắt).
dinh dưỡng
- I. tt. (Chất) cần thiết trong việc nuôi dưỡng cơ thể động vật: chất dinh dưỡng thành phần dinh dưỡng của thức ăn. II. dt. Chất dinh dưỡng nói tắt: thiếu dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
dinh điền
- đgt. (H. điền: ruộng) Chiêu tập dân đến khai khẩn đất hoang: Nhờ có sự dinh điền mà lấn biển.
dính
- I đg. 1 Bám chặt lấy như được dán vào, gắn vào, khó gỡ, khó tách ra. Kẹo ướt dính vào nhau. Dầu mỡ dính đầy tay. Chân dính bùn. Không còn một xu dính túi (kng.). 2 (kng.). Có mối quan hệ, liên quan không hay nào đó. Có dính vào một vụ bê bối.
- II t. Có tính chất dễ vào vật khác. Hồ rất dính. Dính như keo. // Láy: dinh dính (ý mức độ ít).
dính dáng
- đgt. Có mối quan hệ, liên quan nào đó, thường là không hay: dính dáng tới vụ án không dính dáng với bọn bất lương Việc đó có dính dáng đến anh.
dịp
- 1 dt. 1. Lúc thuận lợi cho việc gì: Nói khoác gặp dịp (tng); Thừa dịp, dử vào tròng, vào xiếc (Tú-mỡ) 2. Thời gian gắn với sự việc: Nhân dịp trung thu, tặng quà cho các cháu; Vào dịp nguyên đán, sẽ về quê.
- 2 dt. (cn. nhịp) 1. Nói các âm thanh mạnh và nối tiếp nhau đều đặn: Dịp đàn; Đánh dịp 2. Nói các hoạt động nối tiếp nhau đều đặn: Dịp múa.
- dt. x. Dịp cầu: Cầu bao nhiêu dịp, em sầu bấy nhiều (cd).
dìu
- đg. 1 Giúp cho vận động di chuyển được bằng cách để cho dựa vào mình và đưa đi. Dìu người ốm về phòng. Dìu bạn bơi vào bờ. Canô dìu thuyền ngược dòng sông. 2 (id.). Giúp cho tiến lên được theo cùng một hướng với mình. Thợ cũ dìu thợ mới.
dìu dắt
- đgt. Giúp cho tiến bộ lên dần: Thợ cũ dìu dắt thợ mớị
dìu dặt
- tt, trgt. Liên tiếp, hết phần nọ đến phần kia: Phím đàn dìu dặt tay tiên, khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa (K); Động phòng dìu dặt chén mồi, bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa (K).
dịu
- t. 1 Có tính chất gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc đến tinh thần. Mùa xuân nắng dịu. Ánh trăng mát dịu. Màu xanh nhạt rất dịu. 2 (hay đg.). Không còn gay gắt nữa, mà đã làm cho có một cảm giác dễ chịu. Cơn đau đã dịu. Dịu giọng. Làm dịu tình hình. // Láy: dìu dịu (ý mức độ ít).
dịu dàng
- tt. m ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu: Tính tình dịu dàng Giọng nói dịu dàng Cử chỉ dịu dàng.
do
- gt. 1. Từ điều gì; Từ đâu: Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu (HCM) 2. Vì điều gì: Hỏng việc do hấp tấp.
do dự
- đg. Chưa quyết định được vì còn nghi ngại. Sợ thất bại nên do dự. Thái độ do dự. Không một chút do dự.
do thám
- đgt. Dò xét để nắm được tình hình: máy bay do thám cử người do thám tình hình của đối phương.
- 1 dt. Thứ bẫy chim: Chim khôn đã mắc phải dò (cd).
- 2 đgt. 1. Hỏi han, mò mẫm để biết tình hình: Quyết phải dò cho rõ căn nguyên (Tú-mỡ) 2. Lẻn đi: Công anh bắt tép nuôi cò, đến khi cò lớn, cò dò lên cây (cd) 3. Soát lại xem có lỗi gì không: Dò lại bài viết xem có còn lỗi chính tả hay không.
dò hỏi
- đg. Hỏi dần để biết một cách kín đáo. Dò hỏi để tìm manh mối. Ánh mắt dò hỏi.
dò xét
- đgt. Quan sát kín đáo để biết tình hình, sự việc: dò xét tình hình, lực lượng của địch dò xét sự phản ứng biểu lộ trên nét mặt.
dọa
- doạ đgt. Làm cho người ta sợ mình bằng lời nói hoặc bằng hành động: Vững dạ bền gan, cái chết không doạ nổi (HgĐThuý), Doạ nhau, chúng nó lại hoà nhau (Tú-mỡ).
dọa nạt
- doạ nạt đg. Doạ cho người khác phải sợ mình, bằng uy quyền hoặc bằng vẻ dữ tợn, v.v. Quen thói doạ nạt trẻ con.
doanh
- d. (cũ). Dinh (nơi đóng quân).
doanh lợi
- dt. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
doanh nghiệp
- đgt. (H. doanh: lo toan làm việc; nghiệp: nghề) Làm nghề sản suất để kiếm lời: Trả thuế doanh nghiệp. // dt. Cơ sở hoạt động sản xuất để kiếm lời: Những mặt hoạt động của các doanh nghiệp (TrBĐằng).
doanh trại
- d. Khu nhà riêng của đơn vị quân đội để ở và làm việc.
dóc
- tt., thgtục, đphg Khoác lác, phịa ra cho vui câu chuyện: nói dóc hoàị
dọc
- 1 dt. (thực) Loài cây lớn cùng họ với măng-cụt, trồng lấy hạt để ép dầu, quả có vị chua dùng để đánh giấm: Dầu dọc; Mua quả dọc về nấu canh.
- 2 dt. 1. Cuống lá một số cây: Dọc khoai sọ 2. Sống dao: Lấy dọc dao mà dần xương 3. x. Dọc tẩu.
- 3 dt. Dãy dài: Xe hơi đỗ thành một dọc ở bên đường. // tt. Theo chiều dài, trái với ngang: Sợi dọc của tấm vải; Học sinh xếp hàng dọc; Đi đò dọc lên Phú-thọ. // trgt. Theo chiều dài: Đi dọc bờ sông.
dọc đường
- trgt. Trong quá trình đi trên đường: Người bị thương sẽ chết dọc đường (NgKhải), Dọc đường gặp giặc (NgHTưởng).
doi
- d. 1 Dải phù sa ở dọc sông hay cửa sông. 2 Dải đất lồi ra phía biển do cát tạo thành. 3 Phần biển có mực nước nông hơn so với các vùng xung quanh.
dõi
- 1 dt. I. Dòng dõi, nói tắt: nối dõi tông đường. II. đgt. 1. Tiếp nối thế hệ trước: dõi gót dõi bước cha anh. 2. Chú ý, theo dõi từng hoạt động, diễn biến: dõi theo người lạ mặt.
- 2 dt. Thanh dài để cài ngang cửa suốt từ bên này sang bên kia: đóng dõi chuồng trâụ
dom
- dt. Phần cuối cùng của ruột già ở hậu môn: Mắc bệnh lòi dom.
dòm
- đg. 1 Nhìn qua khe hở, chỗ hổng. Hé cửa dòm vào. Từ trong hang dòm ra. 2 Nhìn để dò xét, để tìm cái gì. Dòm khắp các xó xỉnh. Dòm trước dòm sau. 3 (ph.). Trông một cách chú ý; nhìn.
dòm ngó
- đgt. Để tâm theo dõi để thực hiện ý đồ không tốt: dòm ngó nhà giàu để trộm cắp của cải.
dọn
- 1 tt. Nói hạt đậu nấu mãi mà vẫn rắn: Hạt đậu dọn.
- 2 đgt. 1. Sắp xếp cho gọn: Dọn nhà; Dọn giường 2. Xếp đặt các thứ vào một nơi: Dọn bát đĩa 3. Làm cho sạch: Dọn cỏ vườn hoa 4. Thu xếp để chuyển đi nơi khác: Dọn nhà 5. Bày hàng ra bán: Sáng sớm đã dọn hàng 6. Thu hàng lại để đem về: Trời tối rồi, phải dọn hàng về.
dọn đường
- đgt. 1. Sửa sang đường cho sạch sẽ: Dọn đường đón phái đoàn 2. Chuẩn bị điều kiện để tiện việc cho người khác: Dọn đường cho cuộc thương lượng.
dọn sạch
- đgt. 1. Làm cho sạch sẽ: Dọn sạch lối đi 2. Đánh đuổi những kẻ xấu: Dọn sạch bọn ác ôn.
dong dỏng
- t. (thường kết hợp với cao). Hơi gầy và thon. Cao dong dỏng. Người dong dỏng cao.
dòng
- 1 dt. 1. Khối chất lỏng chạy dọc, dài ra: dòng nước Nước mắt chảy thành dòng. 2. Chuỗi dài, kế tiếp không đứt đoạn: dòng người dòng âm thanh dòng suy nghĩ. 3. Hàng ngang trên giấy, trên mặt phẳng: giấy kẻ dòng viết mấy dòng. 4. Tập hợp những người cùng huyết thống, kế tục từ đời này sang đời khác: có đứa con trai nối dòng. 5. Trào lưu văn hóa, tư tưởng được kế thừa, phát triển liên tục: dòng văn học yêu nước.
- 2 đgt. 1. Buông sợi dây từ đầu này đến đầu kia để kéo vật ở xa đến gần: dòng dây xuống hang. 2. Kéo, dắt đi theo bằng sợi dây dài: dòng trâu về nhà.
dòng họ
- dt. Các thế hệ con cháu cùng một tổ tiên: Công việc công chứ không phải việc của riêng gì dòng họ của ai (HCM).
dõng dạc
- t. Mạnh mẽ, rõ ràng và chững chạc. Tiếng hô dõng dạc. Dõng dạc tuyên bố. Bước đi dõng dạc.
dỗ
- đgt. Dùng những lời nói ngon ngọt, dịu dàng, khéo léo để làm người khác bằng lòng, nghe theo, tin theo, làm theo ý mình: Bà dỗ cháu dỗ con dỗ ngon dỗ ngọt.
- 2 đgt. Giơ thẳng lên rồi dập một đầu xuống mặt bằng: dỗ đũa cho bằng.
dốc
- 1 dt. Đoạn đường lên rất cao: Đèo cao dốc đứng (tng); Xe xuống dốc phải có phanh tốt. // tt. Nghiêng hẳn xuống: Mái nhà dốc.
- 2 đgt. 1. Đổ hết chất lỏng trong một vật đựng ra: Dốc rượu ra cái chén 2. Đổ hết vào: Động viên lực lượng to lớn đó dốc vào kháng chiến (HCM).
dốc chí
- đgt. Quyết tâm làm việc gì: Có khi dốc chí tu hành (QÂTK).
dồi
- 1 d. Món ăn thường làm bằng ruột lợn trong có nhồi tiết, mỡ lá và gia vị.
- 2 đg. Tung lên liên tiếp nhiều lần. Hai tay dồi quả bóng. Sóng dồi.
- 3 x. giồi.
dồi dào
- tt. Rất nhiều, dư thừa so với nhu cầu: Hàng hóa dồi dào Sức khỏe dồi dào.
dối
- đgt. Đánh lừa: Dẫu rằng dối được đàn con trẻ (TrTXương). // tt. Không thực: Khôn chẳng tưởng mưu lừa chước dối (GHC). // trgt. Trái với sự thực: Nói dối 2. Không cẩn thận, không kĩ càng: Làm dối.
dối trá
- t. Giả dối, có ý lừa lọc. Con người dối trá.
dội
- 1 dt., cũ Một khoảng thời gian nhất định: đi chơi một dội quanh làng đấu nhau mấy dộị
- 2 đgt. 1. (âm thanh) vọng lại với nhiều tiếng vang: Tiếng pháo dội vào vách núi. 2. Vang và truyền đi mạnh mẽ: Tin vui dội về làm nức lòng mọi người. 3. Cuộn lên mạnh mẽ: Cơn đau dội lên Niềm thương nỗi nhớ dội lên trong lòng.
dồn
- đgt. 1. Thu nhiều đơn vị vào một chỗ: Còi tàu dồn toa ở phía ga đã rúc lên (Ng-hồng) 2. Tập trung vào: Nhiều tài hoa như vậy dồn lại ở một người (PHVĐồng) 3. Liên tiếp xảy ra: Canh khuya văng vẳng trống canh dồn (HXHương) 4. ép vào: Dồn vào thế bí. // trgt. Liên tiếp và vội vã: Hỏi dồn; Bước dồn.
dồn dập
- t. Liên tiếp rất nhiều lần trong thời gian tương đối ngắn. Hơi thở dồn dập. Công việc dồn dập.
dông
- 1 dt. Hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 (đặc biệt là các tháng 6-7-8), có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét.
- 2 đgt., thgtục Rời khỏi nơi nào một cách nhanh chóng, mau lẹ: Nó lên xe dông từ lúc nào.
dông dài
- trgt. 1. Kéo dài cuộc sống bê tha: Cảnh ăn chơi dông dài, anh không chịu được (Tô-hoài 2. Lan man và dài dòng: Nói dông dài như thế thì thuyết phục làm sao được người ta 3. Không đứng đắn: Chớ nghe miệng chúng dông dài (HgXHãn).
dộng
- đg. 1 Đưa thẳng lên cao rồi dập mạnh một đầu xuống mặt bằng; dỗ mạnh. Dộng đũa xuống mâm. Ngã dộng đầu xuống đất. 2 (ph.). Đập thẳng và mạnh. Dộng cửa ầm ầm.
dốt
- 1 đgt., đphg Nhốt: dốt gà dốt vịt trong chuồng.
- 2 tt. Kém trí lực, hiểu biết ít; trái với giỏi: học dốt dốt hay nói chữ (tng.).
dốt đặc
- tt. Dốt đến mức không hiểu gì: Dốt đặc hơn hay chữ lỏng (tng).
dột
- t. (Mái nhà) có chỗ hở khiến nước mưa có thể nhỏ xuống. Mái tranh bị dột. Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi (tng.).
- tt. 1. đphg Bẩn: ăn dơ ở bẩn. 2. Xấu xa, đáng hổ thẹn: Người đâu mà dơ đến thế. 3. Trơ, không biết hổ thẹn là gì: dơ dáng dại hình.
dơ dáng
- tt. Trơ trẽn, không biết xấu hổ: Cô kia mặt trẽn, mày trơ, vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng đời (cd).
dở
- 1 (cũ; id.). x. giở1.
- 2 t. Không đạt yêu cầu, do đó không gây thích thú, không mang lại kết quả tốt. Vở kịch dở. Thợ dở. Dạy dở. Làm như thế thì dở quá.
- 3 t. (kết hợp hạn chế). Có tính khí, tâm thần không được bình thường, biểu hiện bằng những hành vi ngớ ngẩn. Anh ta hơi dở người. Dở hơi°.
- 4 t. Ở tình trạng chưa xong, chưa kết thúc. Đan dở chiếc áo. Bỏ dở cuộc vui. Đang dở câu chuyện thì có khách.
dở hơi
- tt. Hơi gàn, lẩn thẩn và khờ dại: ăn nói dở hơi.
dỡ
- đgt. 1. Tở ra những thứ dính vào nhau: Gánh rơm trông rõ nhỏ mà dỡ ra thì đầy lùm (Ng-hồng) 2. Lấy cơm, lấy xôi từ nồi ra: Dỡ xôi ra lá chuối đem về trại (Ng-hồng) 3. Lấy đi lần lần từng lớp, từng mảnh: Nó bắt dân dỡ nhà, bỏ ruộng (NgĐThi) 4. Bỏ dần xuống những hàng xếp trên xe, trên tàu: Thuê người dỡ những bao hàng xuống.
dớ dẩn
- t. (kng.). Ngớ ngẩn, ngờ nghệch. Câu hỏi dớ dẩn. Làm ra bộ dớ dẩn. // Láy: dớ da dớ dẩn (ý mức độ nhiều).
dơi
- dt. Thú vật nhỏ, hình dạng gần giống chuột, có cánh, bay kiếm ăn lúc chập tối: Dơi có ích, chuột làm hại nửa dơi nửa chuột.
dời
- đgt. 1. Chuyển đi nơi khác: Thuyền dời nhưng bến chẳng dời, bán buôn là nghĩa muôn đời cùng nhau (cd) 2. Thay đổi vị trí; Thay đổi ý kiến: Đêm qua vật đổi sao dời (cd); Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời (K) 3. Không đứng lại ở chỗ nào nữa: Chàng về viên sách, nàng dời lầu trang (K).
dợn
- I đg. (Mặt nước) chuyển động uốn lên uốn xuống rất nhẹ khi bị xao động; gợn. Mặt hồ dợn sóng. Sóng dợn.
- II d. Làn sóng hoặc, nói chung, đường nét trông như sóng dợn trên một mặt phẳng (thường nói về vân gỗ). Mặt nước phẳng, không một dợn sóng. Mặt gỗ có nhiều dợn.
dớp
- dt. 1. Vận không may, vận rủi: Dớp nhà nên phải bán mình chuộc cha (Truyện Kiều). 2. Việc không may lặp lại nhiều lần: Nhà có dớp hay bị cháy.
du
- 1 dt. (thực) Loài cây thụ bộ gai, lá hình mũi giáo, quả có cánh: Cây du thường mọc ở nơi cao.
- 2 đgt. Đẩy mạnh: Sao lại du em ngã như thế?.
du côn
- I d. Kẻ chuyên gây sự, hành hung, chỉ chơi bời lêu lổng.
- II t. Có tính chất của. Hành động du côn. Tính rất du côn.
du dương
- tt. Ngân nga trầm bổng và êm ái: Tiếng đàn du dương Khúc nhạc du dương.
du đãng
- dt. (H. du: đi chơi; đãng: phóng túng) Kẻ lêu lổng chơi bời, không chịu lao động: Bắt những kẻ du đãng đi cải tạo.
du hành
- đg. (cũ; id.). Đi chơi xa.
du khách
- dt. Khách đi chơi xa, khách du lịch: mở rộng, nâng cấp các khách sạn để đón du khách ở các nơi đến.
du kích
- dt. (H. du: đi nơi này nơi khác; kích: đánh) Người đánh khi chỗ này, khi chỗ khác: Còi thu bỗng rúc vang rừng núi, du kích về thôn, rượu chưa vơi (HCM). // tt. Nói cách đánh lúc ẩn, lúc hiện, khi chỗ này, khi chỗ khác: Chiến tranh du kích là cơ sở của chiến tranh chính qui (VNgGiáp).
du lịch
- đg. Đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở. Đi du lịch ở nước ngoài. Công ti du lịch (phục vụ cho việc du lịch).
du mục
- đgt. Chăn nuôi không cố định, thường đưa bầy gia súc đến nơi có điều kiện thích hợp, sau một thời gian lại đi: dân du mục.
du ngoạn
- đgt. (H. du: đi chơi; ngoạn: ngắm xem) Đi chơi để ngắm xem cảnh vật: Cụ ít đi du ngoạn như lúc thiếu thời (HgXHãn).
du thuyền
- d. Thuyền, tàu nhỏ, chuyên dùng để đi du lịch. Đội du thuyền chở khách du lịch trên sông.
du xuân
- dt. (H. du: đi chơi; xuân: mùa xuân) Đi chơi để ngắm cảnh mùa xuân: Họ rủ nhau đi du xuân ở Chùa Trầm.
- 1 1 d. Đồ dùng cầm tay để che mưa nắng, thường dùng cho phụ nữ, giống như cái ô nhưng có màu sắc và nông lòng hơn. Che dù. 2 (ph.). Ô (để che mưa nắng). 3 Phương tiện khi xoè ra trông giống như cái ô lớn, lợi dụng sức cản của không khí để làm chậm tốc độ rơi của người hay vật từ trên cao xuống. Tập nhảy dù. Thả dù pháo sáng. 4 (kng.). Binh chủng bộ đội nhảy dù. Sư đoàn dù. Lính dù°.
- 2 k. (dùng phối hợp với vẫn, cũng). Từ dùng để nêu điều kiện không thuận, bất thường nhằm khẳng định nhấn mạnh rằng điều nói đến vẫn xảy ra, vẫn đúng ngay cả trong trường hợp đó. Dù mưa to, vẫn đi. Dù ít dù nhiều cũng đều quý.
dụ
- I. dt. Lời truyền của vua chúa cho bầy tôi và dân chúng: Vua xuống dụ chỉ dụ thánh dụ thượng dụ. II. đgt. (Vua chúa) truyền bảo bầy tôi và dân chúng: dụ tướng sĩ.
- 2 đgt. Làm cho người khác tin là có lợi mà nghe theo, làm theo ý mình: dụ địch ra hàng dụ dỗ dẫn dụ.
dụ dỗ
- đgt. Khiến người ta nghe theo mình bằng cách hứa hẹn: Con bé ấy đã bị mẹ mìn dụ dỗ.
dua nịnh
- đgt. Nịnh nọt và làm theo ý muốn của người: Khinh bỉ những kẻ hay dua nịnh người có quyền thế.
dục
- đgt. Ham muốn những điều tầm thường: Văn minh vật chất chỉ mạnh nuôi cho lòng dục (HgĐThuý).
dục tình
- d. (id.). Như tình dục.
dục vọng
- đgt. Lòng ham muốn, thường không chính đáng: dục vọng tầm thường thỏa mãn dục vọng cá nhân.
dùi
- 1 dt. Đồ dùng để đánh trống, đánh chiêng, hay để đập, để gõ: Đánh trống bỏ dùi (tng).
- 2 dt. Đồ dùng để chọc lỗ thủng: Dùi đóng sách. // đgt. Chọc lỗ bằng dùi: Đừng dùi lỗ to quá.
dùi cui
- d. Thanh tròn, ngắn, hơi phình to ở một đầu, thường bằng gỗ hoặc caosu, cảnh sát dùng cầm tay để chỉ đường, v.v.
dung dị
- Nh. Bình dị.
dung dịch
- dt. (H. dung: chất tan vào nước; dịch: chất lỏng) Chất lỏng chứa một chất hoà tan: Cho kẽm tan vào một dung dịch a-xít.
dung hòa
- dung hoà đg. Làm cho có sự nhân nhượng lẫn nhau để đạt được những điểm chung, trở thành không còn đối lập nhau nữa. Dung hoà ý kiến hai bên.
dung nhan
- dt. Vẻ đẹp của khuôn mặt.
dung thân
- đgt. (H. dung: tiếp nhận; thân: thân mình) Nương mình ở một nơi trong lúc khó khăn: Nên, hư chưa biết làm sao, bây giờ biết kiếm chỗ nào dung thân (LVT).
dung thứ
- đg. Rộng lượng tha thứ. Cầu xin dung thứ.
dung túng
- đgt. Bao che, không ngăn cấm kẻ làm bậy: dung túng bọn con buôn.
dùng
- đgt. 1. Đem làm việc gì: Dùng tiền vào việc thiện 2. Giao cho công việc gì: Phải dùng người đúng chỗ, đúng việc (HCM) Nước dùng Nước nấu bằng thịt, xương hoặc tôm để chan vào món ăn; Phở cần phải có nước dùng thực ngọt.
dùng dằng
- đg. Lưỡng lự không quyết định, thường là trong việc đi hay ở, vì còn muốn kéo dài thêm thời gian. Dùng dằng chưa muốn chia tay. Dùng dằng nửa ở nửa đi.
dũng
- 1 (ph.; id.). x. dõng1.
- 2 d. (kết hợp hạn chế). Sức mạnh thể chất và tinh thần trên hẳn mức bình thường, tạo khả năng đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm. Trí và dũng đi đôi.
dũng cảm
- tt. Gan dạ, không sợ gian khổ nguy hiểm: Chàng trai dũng cảm lòng dũng cảm Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
dũng mãnh
- tt. (H. dũng: mạnh mẽ; mãnh: mạnh) Can đảm và mạnh mê: Cuộc chiến dấu dũng mãnh của bộ đội.
dũng sĩ
- d. 1 Người có sức mạnh thể chất và tinh thần trên hẳn mức bình thường, dám đương đầu với những sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm. 2 Danh hiệu vinh dự của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, tặng cho người lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Dũng sĩ diệt xe tăng.
dụng
- đgt., id. Dùng: phép dụng binh của Trần Hưng Đạọ
dụng cụ
- dt. (H. cụ: đồ đạc) Đồ dùng để làm việc: Súng đạn, thuốc men, dụng cụ, lương thực là máu mủ của đồng bào (HCM).
dụng ý
- I đg. (id.; dùng trước đg.). Có ý thức hướng hành động nhằm vào mục đích riêng nào đó.
- II d. Ý thức nhằm vào mục đích riêng nào đó trong hành động. Nói đùa, không có gì xấu. Việc làm có dụng ý đề cao cá nhân.
duỗi
- 1 dt. Xà nhà bằng tre: Duỗi nhà bị mọt sắp gãỵ
- 2 đgt. Tự làm thẳng thân mình hay bộ phận nào của cơ thể; trái với co: nằm duỗi thẳng chân co chân duỗị
duy
- trgt. Chỉ có: Duy có anh là chịu đựng nổi.
duy tân
- đg. (kết hợp hạn chế). Cải cách theo cái mới (thường dùng để nói về những cuộc vận động cải cách tư sản cuối thời phong kiến ở một số nước Á Đông). Phong trào duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
duy trì
- đgt. Giữ cho tồn tại, không thay đổi trạng thái bình thường: duy trì trật tự trị an duy trì mọi hoạt động của cơ quan.
duy vật
- tt. (H. duy: chỉ có; vật: vật chất) Theo thuyết cho rằng bản chất của vũ trụ là vật chất, có vật chất rồi mới có ý thức, vật chất là một sự thật khách quan ở ngoài ý thức người ta, vật chất quyết định ý thức: Duy tâm với duy vật khác nhau như trắng với đen (TrVGiàu).
duyên
- 1 d. Phần cho là trời định dành cho mỗi người, về khả năng có quan hệ tình cảm (thường là quan hệ nam nữ, vợ chồng) hoà hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời. Duyên ưa phận đẹp (cũ). Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên (tng.).
- 2 d. Sự hài hoà của một số nét tế nhị đáng yêu ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên. Không đẹp, nhưng có duyên. Ăn nói có duyên. Duyên thầm. Nụ cười duyên.
duyên cớ
- dt. Nguyên nhân trực tiếp, thường là đối với sự việc không hay: không hiểu duyên cớ gì tìm cho ra duyên cớ.
duyên hải
- dt. (H. duyên: bờ biển, bờ sông; hải: biển) Bờ biển: Dân chài ở miền duyên hải.
duyên kiếp
- d. Nhân duyên có từ kiếp trước, theo đạo Phật.
duyệt
- I. đgt. 1. (Cấp trên) xem xét để cho phép thực hiện việc gì: duyệt đơn từ xin cấp đất duyệt chi duyệt y kiểm duyệt phê duyệt thẩm duyệt xét duyệt. 2. Kiểm tra diễu hành đội ngũ của lực lượng vũ trang: duyệt đội danh dự duyệt binh. II. Kinh qua, từng trải: lịch duyệt.
duyệt binh
- đgt. (H. duyệt: xem xét; binh: quân lính) Cho các binh chủng ăn mặc chỉnh tề đi qua lễ dài trong một buổi lễ long trọng: Nhân ngày quốc khánh có duyệt binh ở quảng trường Ba-đình.
duyệt y
- đg. Duyệt và chuẩn y. Được cấp trên duyệt y.
- đgt. Thừa: dư sức làm việc đó nhà dư của dư thừa.
dư âm
- dt. (H. dư: thừa; âm: tiếng) 1. Tiếng vang rớt lại: Tiếng chuông đã dứt, mà còn nghe thấy dư âm 2. ảnh hưởng còn lại của sự việc đã qua: Tôi cảm thấy phố Lai-châu vẫn còn nhiều dư âm của núi rừng (NgTuân).
dư luận
- d. Ý kiến của số đông nhận xét, khen chê đối với việc gì. Dư luận đồng tình với việc ấy. Phản ánh dư luận quần chúng. Tố cáo trước dư luận.
dữ
- tt. 1. Đáng sợ, dễ gây tai họa cho người hoặc vật khác: chó dữ dữ như hùm Điều dữ thì nhiều, điều lành thì ít. 2. Có mức độ cao khác thường và đáng sợ: sóng đánh dữ rét dữ.
dữ kiện
- dt. (H. dữ: cho; kiện: sự vật) 1. Điều cho biết để dựa vào đó mà giải bài toán: Bài toán thiếu dữ kiện thì làm sao được 2. Điều dựa vào để lập luận, để nghiên cứu: Những dữ kiện khoa học.
dữ tợn
- t. Rất dữ với vẻ đe doạ, trông đáng sợ. Bộ mặt dữ tợn. Nhìn một cách dữ tợn. Dòng sông trở nên dữ tợn vào mùa lũ.
dứ
- 1 đgt. Đưa ra cho thấy cái ham chuộng, thèm khát để dử: dứ nắm cỏ non trước miệng bê con dứ mồi câu trước miệng cá.
- 2 đgt. Đưa các vật dùng đánh đập, đâm chém ra trước mắt kẻ khác để hăm dọa: dứ con dao trước ngực.
dự
- 1 dt. Thứ gạo tẻ nhỏ hột và nấu cơm thì dẻo: Dạo này không thấy bán gạo dự.
- 2 đgt. Có mặt trong một buổi có nhiều người: Dự tiệc; Dự mít-tinh; Dự một lớp huấn luyện.
- 3 đgt. 1. Tham gia: Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn (K) 2. Phòng trước: Việc ấy đã dự trước rồi.
dự án
- d. Dự thảo văn kiện luật pháp hoặc kế hoạch. Trình dự án luật trước quốc hội. Thông qua dự án kế hoạch.
dự định
- I. đgt. Định trước về việc sẽ làm, nếu không có gì thay đổi: dự định sẽ làm nhà mới trong năm tới. II. Điều dự định: nói rõ dự định của mình có nhiều dự định mớị
dự đoán
- đgt. (H. dự: từ trước; đoán: nhận định trước) Đoán trước một việc sẽ xảy ra: Những điều phái đoàn Đà-lạt đã dự đoán đều đúng (HgXHãn). // dt. Điều đoán trước: Đúng như dự đoán thiên tài của Bác Hồ (Đỗ Mười).
dự thi
- đgt. Tham gia một cuộc thi: Anh ấy đã định dự thi cuộc đua xe đạp đó.
dự toán
- I đg. Tính toán trước những khoản thu chi về tài chính. Dự toán ngân sách.
- II d. Bản. Duyệt dự toán. Lập dự toán.
dự trù
- đgt. Trù tính, ấn định tạm thời những khoản sẽ chi dùng: dự trù ngân sách dự trù thời gian thực hiện.
dưa
- 1 dt. Món ăn làm bằng rau hay củ muối chua: Còn đầy vại dưa mới muối (Ng-hồng); Không ưa thì dưa có giòi (tng).
- 2 dt. Loài cây leo thuộc họ bầu bí, quả có thịt chứa nhiều nước, dùng để ăn: Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa (tng).
dưa hấu
- d. Dưa quả to, vỏ quả màu xanh và bóng, thịt quả màu đỏ hay vàng, vị ngọt mát.
dưa leo
- dt., đphg Dưa chuột.
dừa
- 1 dt. (thực) Loài cây cùng họ với cau, quả to có vỏ dày, cùi trắng, bên trong chứa nước ngọt: Thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau (tng); Chồng đánh chẳng chừa, đi chợ thì giữ cùi dừa bánh da (cd).
- 2 dt. (thực) Loài cây mọc thành bè trên mặt nước, lá nhỏ, người ta thường vớt cho lợn ăn: Bè ngổ đi trước, bè dừa đi sau (tng).
- 3 đgt. Đùn công việc cho người khác: Nó thấy anh ấy hiền lành, nên việc của nó, nó lại dừa cho anh ấy.
dứa
- d. Cây ăn quả, thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả tập hợp trên một khối nạc, có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
dựa
- 1 dt., đphg Nhựa: dựa mít Chim mắc dựa.
- 2 I. đgt. 1. Đặt sát vào vật gì để cho vững: dựa thang vào cây dựa lưng vào tường. 2. Nhờ cậy ai để thêm vững vàng, mạnh mẽ: dựa vào quần chúng dựa vào gia đình, bạn bè. 3. Theo định hướng, khuôn mẫu, khả năng có sẵn: dựa vào sách dựa vào sơ đồ dựa vào khả năng từng người. II. tt. Kề, sát cạnh: Nhà dựa đường.
dưng
- 1 tt. 1. Không có họ với mình: Người dưng nước lã (tng) 2. Không bận rộn: Ngày dưng không bận như ngày mùa. // trgt. Rỗi rãi: Ăn dưng ngồi rồi (tng); Dạo này ở dưng cũng buồn.
- 2 đgt. (biến âm của dâng) 1. Đưa lên cấp trên một cách cung kính: Dưng lễ vật 2. Nói nước lên cao: Mưa nhiều, nước sông đã dưng lên.
dừng
- 1 đg. 1 Thôi hoặc làm cho thôi vận động, chuyển sang trạng thái ở yên tại một chỗ. Con tàu từ từ dừng lại. Dừng chèo. Dừng chân. Câu chuyện tạm dừng ở đây. 2 (chm.). (Trạng thái) không thay đổi theo thời gian. Trạng thái dừng. Mật độ dừng. Dòng dừng (trong đó vận tốc ở mỗi điểm không thay đổi theo thời gian).
- 2 đg. (ph.). Quây, che bằng phên, cót, v.v. Dừng lại căn buồng.
dửng dưng
- 1 tt. Thờ ơ, không có cảm xúc gì trước sự việc, tình cảnh nào đó: dửng dưng trước cảnh khổ cực của người khác.
- 2 pht. Tự nhiên mà có: Số giàu mang đến dửng dưng, Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu (cd.).
dửng mỡ
- tt. Bị kích động về sinh lí: Ăn no dửng mỡ.
dựng
- đg. 1 Đặt cho đứng thẳng. Dựng cột nhà. Dựng mọi người dậy (làm cho thức dậy). 2 Tạo nên vật gì đứng thẳng trên mặt nền (thường là trên mặt đất) bằng những vật liệu kết lại theo một cấu trúc nhất định. Dựng nhà. Dựng cổng chào. 3 Tạo nên bằng cách tổ hợp các yếu tố theo một cấu trúc nhất định (thường nói về công trình nghệ thuật). Dựng kịch. Dựng tranh. Câu chuyện dựng đứng (bịa đặt hoàn toàn). 4 Tạo nên và làm cho có được sự tồn tại vững vàng. Dựng cơ đồ. Từ buổi đầu dựng nước. 5 (chm.). Vẽ hoặc nói rõ cách vẽ một hình phẳng nào đó thoả mãn một số điều kiện cho trước (thường chỉ dùng thước và compa). Dựng một tam giác đều có một cạnh là đoạn thẳng AB. Bài toán dựng hình.
dựng đứng
- đgt. Đặt điều như thật, thường để nói xấu, vu cáo người khác: dựng đứng câu chuyện.
dược
- 1 dt. 1. Dược học nói tắt: Trường Dược 2. Thuốc chữa bệnh: Cửa hàng dược.
- 2 dt. x. Dược mạ: Vàng rạ thì mạ xuống dược (tng).
dược học
- d. Khoa học nghiên cứu về thuốc phòng chữa bệnh.
dược liệu
- dt. Nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật và vi sinh vật dùng để điều chế thành thuốc chín và các dạng bào chế.
dược sĩ
- dt. (H. sĩ: người có học) Người đã tốt nghiệp trường Dược: Năm nay có năm chục dược sĩ mới ra trường.
dưới
- I d. Từ trái với trên. 1 Phía những vị trí thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó hay so với các vị trí khác nói chung. Để dưới bàn. Ghi tên họ dưới chữ kí. Đứng dưới nhìn lên. Anh ấy ở dưới tầng hai. Tầng dưới của toà nhà. Ngồi dưới đất. 2 Vùng địa lí thấp hơn so với một vùng xác định nào đó hay so với các vùng khác nói chung. Dưới miền xuôi. Từ dưới Thái Bình lên Hà Nội. Mạn dưới. 3 Phía những vị trí ở sau một vị trí xác định nào đó hay so với các vị trí khác nói chung, trong một trật tự sắp xếp nhất định. Hàng ghế dưới. Đứng dưới trong danh sách. Dưới đây nêu vài thí dụ. Xóm dưới. 4 Phía những vị trí thấp hơn so với một vị trí xác định nào đó hay so với các vị trí khác nói chung trong một hệ thống cấp bậc, thứ bậc. Dạy các lớp dưới. Cấp dưới. Về công tác dưới xã. Trên dưới một lòng (những người trên, người dưới đều một lòng). 5 Mức thấp hơn hay số lượng ít hơn một mức, một số lượng xác định nào đó. Sức học dưới trung bình. Em bé dưới hai tuổi. Giá dưới một nghìn đồng.
- II k. 1 (dùng sau xuống). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đích nhằm tới của một hoạt động theo hướng từ cao đến thấp; trái với trên. Lặn xuống nước. Rơi xuống dưới đất. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là phạm vi tác động, bao trùm, chi phối của hoạt động hay sự việc được nói đến. Đi dưới mưa. Sự việc dưới con mắt của anh ta. Sống dưới chế độ cũ. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc.
dương
- 1 dt. 1. Một trong hai nguyên lí cơ bản của trời đất, đối lập với âm, từ đó tạo ra muôn vật, theo quan niệm triết học Đông phương cổ đạị 2. Từ chỉ một trong hai mặt đối lập nhau (thường được coi là mặt tích cực, mặt chính) như mặt trời, chiều thuận (chiều nghịch, ngược): chiều dương của một trục. 3. Số lớn hơn số không.
- 2 dt. Phẩm màu xanh nhạt pha vào nước để hồ vải, lợ
- 3 dt. Dương liễu, nói tắt: Hàng dương reo trước gió.
dương bản
- dt. (H. dương: trái với âm; bản: bản) ảnh chụp một vật trên đó những phần trắng, đen phản ánh đúng những chỗ sáng, tối trên vật: Dương bản của tấm ảnh.
dương cầm
- d. (cũ). Piano.
dương lịch
- dt. Hệ lịch lấy cơ sở là năm Xuân phân, có cách tính thuận tiện đơn giản, được dùng rộng rãi trên thế giới, và được dùng ở Việt Nam từ cuối thế kỉ 19, nay trở thành lịch chính thức.
dương liễu
- dt. (thực) (H. dương: tên cây; liễu: cây liễu) Cây phi-lao: Những hàng dương liễu nhỏ đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm (Tố-hữu).
dương tính
- t. (kết hợp hạn chế). Có thật, có xảy ra hiện tượng nói đến nào đó; đối lập với âm tính. Tiêm thử phản ứng, kết quả dương tính.
dương vật
- dt. Cơ quan giao cấu đực của nhiều loài động vật thụ tinh trong, có chức năng đưa tinh trùng vào cơ quan sinh sản cái của động vật cáị
dường
- trgt. (cn. nhường) Hầu như: Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng (HXHương); Trong rèm, dương đã có đèn biết chăng (Chp).
dường nào
- trgt. 1. Đến thế nào: Không biết lành dở dường nào (Trương Vĩnh Kí) 2. Biết bao: Non sông vĩ đại biết dường nào!.
dưỡng
- 1 d. Tấm mỏng trên đó có biên dạng mẫu (thường là những đường cong phức tạp), dùng để vẽ đường viền các chi tiết, ướm khít với sản phẩm chế tạo để kiểm tra kích thước, v.v. Dưỡng đo ren. Dưỡng chép hình.
- 2 đg. (kết hợp hạn chế). Tạo điều kiện, thường bằng cách cung cấp những thứ cần thiết, giúp cho (cơ thể yếu ớt) có thể phát triển hoặc duy trì sự sống tốt hơn (nói khái quát). Cha sinh mẹ dưỡng. Dưỡng thai. Dưỡng (tuổi) già.
dưỡng đường
- dt. Nhà an dưỡng..
dưỡng sinh
- đgt. (H. dưỡng: nuôi; sinh: sống) 1. Có công nuôi sống: Thưa rằng: Chút phận ngây thơ, dưỡng sinh đôi nợ, tóc tơ chưa đền (K) 2. Rèn luyện để bảo vệ sức khoẻ: Phương pháp dưỡng sinh thần diệu.
dượng
- d. 1 Bố dượng (nói tắt; có thể dùng để xưng gọi). 2 Chồng của cô hay chồng của dì (có thể dùng để xưng gọi).
dượt
- đgt. Tập lại cho thành thạo, thành thục: dượt lại các tiết mục văn nghệ.
dứt
- đgt. 1. Dừng hẳn lại; Kết thúc: Mưa đã dứt; Bệnh chưa dứt 2. Không đoái hoài nữa: Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt (HXHương).
dứt khoát
- t. Hoàn toàn không có sự nhập nhằng hoặc lưỡng lự, nửa nọ nửa kia. Phân ranh giới dứt khoát giữa đúng và sai. Thái độ dứt khoát. Dứt khoát từ chối. Việc này dứt khoát ngày mai là xong.
dứt tình
- đgt. Không còn giữ anh nghĩa gì nữa: Vì người vợ quái ác, anh ấy phải dứt tình ra đi.