đâm- đg. 1 Đưa nhanh cho mũi nhọn chạm mạnh vào nhằm làm thủng, làm tổn thương. Dùng giáo đâm. Bị kim đâm vào tay. Đâm lê (đâm bằng lưỡi lê). Nén bạc đâm toạc tờ giấy (tng.). 2 (ph.). Giã. Thái rau đâm bèo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng (cd.). 3 Di chuyển thẳng đến làm cho chạm mạnh vào. Ôtô đâm vào gốc cây. Máy bay bốc cháy, đâm xuống biển. 4 (thường đi đôi với ngang). Nói xen vào, cắt ngang lời người khác. Thỉnh thoảng lại đâm vào một câu. Nói đâm ngang. 5 Nằm nhô ra trên bề mặt. Chân núi nhiều chỗ đâm ra biển. 6 Nảy ra từ trong cơ thể thực vật. Đâm chồi. Đâm rễ. 7 (kng.). Sinh ra, chuyển sang trạng thái khác, thường là xấu đi. Đâm cáu. Đâm hư. Thấy ấp úng đâm nghi. Không biết gì lại đâm hay.đâm liều- đgt. Đành làm việc gì tuy biết rằng không có lợi: Lão chủ mắng, anh ấy đâm liều cự lại.đầm- 1 I d. (cũ). Đàn bà, con gái phương Tây.- II t. (cũ). (dùng phụ sau d.). (Đồ dùng) dành cho phụ nữ; nữ. Xe đạp. Ví đầm.- 2 d. Khoảng trũng to và sâu ở giữa đồng để giữ nước. Trong đầm gì đẹp bằng sen... (cd.).- 3 I d. Dụng cụ gồm một vật nặng có cán, dùng để nện đất cho chặt.- II đg. Làm chặt đất hoặc vật liệu bằng áp lực bề mặt ( đất) hoặc bằng chấn động (đầm bêtông).- 4 đg. 1 Ngâm mình lâu trong nước. Đầm mình dưới nước. Lấm như trâu đầm. 2 (hay t.). Thấm ướt nhiều. Mái tóc đầm sương. Mồ hôi đầm vai áo. Nước mắt đầm đầm như mưa.đầm ấm- tt. Có không khí êm ái như trong một gia đình hoà thuận: Trong một không khí đầm ấm và cảm động (VNgGiáp).đầm lầy- dt. Vùng rộng và sâu ở ngoài đồng, lõng bõng nước và đầy bùn: Đầm Dạ-trạch vốn là một đầm lầy.đẫm- t. (hay đg.). Ướt sũng. Trán đẫm mồ hôi. Tưới đẫm nước. Bàn tay đẫm máu (b.).đấm- đgt. 1. Nắm tay lại mà đánh: Đấm vào ngực; Câu nói không hợp đường, người ta bảo là đấm vào tai (HgĐThuý) 2. Đánh chuông: Đem chuông đi đấm nước người, chẳng kêu cũng đấm một hồi cho kêu (cd).đấm bóp- đg. Dùng động tác của bàn tay, nắm tay tác động lên da thịt, gân khớp để làm cho đỡ nhức mỏi.đậm- tt. 1. Hơi mặn: Canh đậm 2. Hơi to; Hơi béo: Dạo này anh ta đậm ra 3. To hơn mức thường: Nét vẽ đậm 4. Nói màu sắc quá mức thường: Vàng đậm; Xanh đậm 5. Có vẻ nồng nàn: Đậm tình. // trgt. Rất nặng; lắm: Thua đậm; Rét đậm.đậm đà- t. 1 Có vị đậm và ngon. Món ăn đậm đà. Ấm nước chè xanh đậm đà. 2 Có tình cảm nồng nàn, sâu sắc mà bền lâu, chứ không mờ nhạt, thoảng qua. Lòng yêu nước đậm đà. Những kỉ niệm đậm đà tình cá nước. 3 Có nhiều tính chất, đặc điểm nào đó, gây cảm giác thích thú. Câu thơ đậm đà màu sắc dân tộc. 4 (Vóc người) hơi to và có vẻ chắc; như đậm (ng. 5). Vóc người đậm đà.đần- tt. Kém thông minh: Anh khôn nhưng vợ anh đần, lấy ai lo liệu xa gần cho anh (cd) 2. Thờ thẫn, không linh hoạt: Hỏi, nó chẳng nói, mặt nó cứ đần ra.đập- 1 d. Công trình bằng đất đá hoặc bêtông để ngăn dòng nước và tạo ra sự dâng nước lên. Đắp đập be bờ. Xây đập ngăn sông.- 2 đg. 1 Đưa nhanh, thường là từ trên xuống, bàn tay hoặc vật có bề mặt không nhọn sắc cho tác động mạnh vào một vật khác. Đập tay xuống bàn. Đập vỡ cái cốc. Đập muỗi. Gà đập cánh phành phạch. Đập bóng (giáng mạnh vào bóng ở trên lưới, trong bóng chuyền). 2 Làm cho phải chịu một sức mạnh làm tổn thương. Đập tan cuộc tiến công. Dùng lí lẽ đập lại luận điệu xuyên tạc. 3 Tác động mạnh vào giác quan, vào ý thức. Dòng chữ đỏ đập vào mắt. Đập mạnh vào đầu óc, gây xúc động sâu sắc. 4 (Tim, mạch) vận động co bóp. Tim ngừng đập. Nhịp đập của mạch. 5 (kng.). (Khoản tiền) gộp chung vào làm một với một khoản khác. Lãi đập vào vốn. Còn thiếu thì lấy khoản khác đập vào.đất- 1 dt. 1. Phần rắn nổi lên ở mặt địa cầu, tráì với biển: Gần đất xa trời (tng) 2. Chất rắn gồm những hạt khoáng vật ở trên mặt địa cầu, có thể trồng trọt được: Hòn đất; Cuốc đất; Pho tượng bằng đất 3. Vùng mặt đất có thể trồng trọt được: Không một tấc đất cắm giùi (tng); Đất rắn trồng cây khẳng khiu (tng) 4. Địa phương; Miền: Đất cam thảo, dân lão thần (tng); Chị ấy quê ở đất quan họ 5. Môi trường hoạt động: Không có đất dụng võ; Sinh ra và lớn lên ở một đất cách mạng 6. Nơi có long mạch, theo mê tín: Gia đình ấy được đất.- 2 dt. (đph) Ghét: Tắm kì ra đất.- 3 dt. Đất đèn nói tắt: Đèn hết đất rồi, thắp sao được.đất bồi- dt. Đất do phù sa của sông đắp nên ở hai bên bờ: Nông dân trồng sắn ở đất bồi.đất liền- d. Phần mặt đất nối liền với nhau thành một vùng tương đối rộng. Rời đảo trở về đất liền.đâu- trgt. 1. ở chỗ nào: Sa đâu ấm đấy (tng); Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy (tng) 2. Khắp nơi: Đâu cũng có người tốt 3. Hình như Nghe đâu anh ấy sẽ về 4. Như thế nào: Lòng đâu sẵn mối thương tâm (K) 5. ở nơi nào đó: Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần (K) 6. Bỗng chốc: Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay (K) 7. Không thể: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (K) 8. Không phải: Nó có đánh vỡ bát đâu 9. Không còn: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối (Thế-lữ). // trt. Từ đặt ở cuối câu để chỉ một ý phủ định: Tôi không ăn đâu; Nó chẳng biết đâu; Thật vàng, chẳng phải thau đâu (cd).đầu- 1 d. 1 Phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. 2 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức. Vấn đề đau đầu. Cứng đầu°. 3 Phần có tóc mọc ở trên đầu con người; tóc (nói tổng quát). Gãi đầu gãi tai. Chải đầu. Mái đầu xanh. Đầu bạc. 4 Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Đầu máy bay. Trên đầu tủ. Sóng bạc đầu. 5 Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Nhà ở đầu làng. Đầu mùa thu. Những ngày đầu tháng. 6 Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật. Hai bên đầu cầu. Nắm một đầu dây. Trở đầu đũa. 7 Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu. Tập đầu của bộ sách. Đếm lại từ đầu. Dẫn đầu°. 8 Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn vị diện tích. Sản lượng tính theo đầu người. Mỗi lao động hai đầu lợn. Tăng số phân bón trên mỗi đầu mẫu. 9 (kết hợp hạn chế). Từ dùng để chỉ từng đơn vị máy móc, nói chung. Đầu máy khâu. Đầu video°. Đầu đọc°. Đầu câm°.- 2 d. (kng.). Đầu video (nói tắt). Đầu đa hệ.- 3 đg. 1 (kết hợp hạn chế). Theo. Đầu Phật (đi tu). 2 (kng.). Đầu hàng (nói tắt). Thà chết không đầu giặc.đầu bếp- dt. Người nấu bếp chính: Tên đầu bếp đem tiền ra chợ gặp chúng bạn rủ, đánh bạc thua hết (Huỳnh Tịnh Của).đầu cơ- đg. 1 Lợi dụng cơ chế tự phát của thị trường để hoạt động mua bán thu lãi mau chóng và dễ dàng. Đầu cơ tích trữ. Bán giá đầu cơ. Đầu cơ gạo. 2 Lợi dụng cơ hội để mưu lợi riêng. Đầu cơ chính trị.đầu đảng- dt. (H. đầu: đứng đầu; đảng: đảng phái) Kẻ đứng đầu một nhóm người làm việc bất chính hoặc phi pháp: Bắt được tên đầu đảng bọn cướp.đầu đề- d. 1 Như đầu bài. 2 Tên của một bài văn, thơ. Đầu đề bài báo. 3 (id.). Đề tài. Đầu đề của cuộc tranh luận.đầu độc- đgt. (H. đầu: đưa vào; độc: chất nguy hiểm) 1. Bỏ thuốc độc định làm cho người ta chết: Vụ vợ lẽ đầu độc vợ cả 2. Làm cho tinh thần bại hoại: Những tranh, phim đồi trụy đầu độc tâm hồn của tuổi trẻ (TrVGiàu).đầu phiếu- đg. (thường chỉ dùng trong một số tổ hợp). Bỏ phiếu bầu cử hoặc biểu quyết. Chế độ phổ thông đầu phiếu. Kết quả cuộc đầu phiếu.đấu- 1 dt. 1. Miếng gỗ kê chân chống rường, ở mái nhà cổ truyền. 2. Trụ con xây hai bên đầu nóc nhà gạch.- 2 dt. Đơn vị đo thể tích khối đất làm được (khoảng nửa mét khối).- 3 dt. Dụng cụ đong lường hạt rời, như ngô, gạo, làm bằng gỗ.- 4 đgt. 1. Nối giáp, làm cho tiếp nối vào nhau: đấu dây điện đấu hai đầu kèo đấu máy nhánh vào tổng đài. 2. Áp sát, làm cho tiếp giáp: ngồi đấu lưng vào nhau chung lưng đấu cật (tng.). 3. Gộp, hợp lại, làm cho tăng thêm sức mạnh: khó khăn thì đấu sức lại cùng làm. 4. Pha trộn hai hay nhiều thứ với nhau để có được một thứ mới: pha đấu nước mắm.- 5 đgt. 1. Đọ sức, thi thố tài năng: đấu võ đấu bóng bàn. 2. Phê bình chỉ trích nhằm vạch rõ tội lỗi: đấu địa chu? đấu mấy tên tham nhũng.đấu giá- đgt. (H. đấu: giành hơn thua; giá: giá cả) Nói cách bán trước đám đông, ai trả giá cao nhất thì được mua: Bán đấu giá ngôi nhà tịch thu.đấu khẩu- đg. (kng.). Cãi nhau kịch liệt. Cuộc đấu khẩu giữa hai người.đấu lý- x. đấu lí.đấu tranh- đgt., (dt.) Chống lại để bảo vệ hoặc giành lấy: đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đấu tranh tư tưởng đấu tranh giai cấp.đấu trường- dt. (H. đấu: tranh giành, trường: nơi xảy ra) Nơi diễn ra cuộc thi đấu: Trong cuộc chọi trâu ở Đồ-sơn đấu trường đông nghịt người.đậu- 1 d. Cây nhỏ, có nhiều loài, tràng hoa gồm năm cánh hình bướm, quả dài, chứa một dãy hạt, quả hay hạt dùng làm thức ăn. Cối xay đậu.- 2 d. Đậu phụ (nói tắt). Đậu rán. Một bìa đậu.- 3 d. Đậu mùa (nói tắt). Lên đậu. Chủng đậu°.- 4 đg. Ở vào trạng thái yên một chỗ, tạm thời không di chuyển (thường nói về chim và tàu thuyền). Chim đậu trên cành. Thuyền đậu lại một ngày ở bến. Đậu xe lại nghỉ (ph.; đỗ).- 5 đg. 1 Đạt được, giữ lại được kết quả tốt, như hoa kết thành quả, phôi thành hình cái thai, v.v. do có quá trình sinh trưởng tự nhiên thuận lợi. Giống tốt, hạt nào cũng đậu. E cái thai không đậu. Lứa tằm đậu. 2 (kết hợp hạn chế). Như đặng. Cầm lòng không đậu. 3 (ph.). Đỗ. Thi đậu.- 6 đg. 1 Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Đậu tơ. Sợi đậu ba. Lụa đậu°. 2 (ph.). Góp chung tiền bạc lại. Đậu tiền giúp bạn.đậu cô ve- dt. Đậu có quả dẹp, dài, dùng làm thức ăn.đậu đũa- dt. (cn. đậu dải áo) Thứ đậu quả dài, mọc từng cụm đôi như đôi đũa: Cho cây đậu đũa leo ở hàng rào.đậu khấu- d. Cây họ gừng, thân rễ to bằng ngón tay, gốc bẹt, lá dài, quả hình trứng, dùng làm thuốc và gia vị.đậu mùa- dt. Bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh biểu hiện qua các mụn phỏng nước trên mặt da khi khỏi để lại sẹo nhỏ, sâu và dày (rỗ hoa).đậu nành- dt. (cn. đậu tương) Loài đậu có hạt trắng ngà, dùng làm đậu phụ và làm tương: Đậu nành là anh nước lã (cd).đậu phụ- d. Món ăn làm bằng bột đậu nành nấu và ép thành bánh.đây- I. đt. 1. Người, sự vật, địa điểm ở ngay vị trí người nói, hoặc thời điểm lúc đang nói; trái với kia, đấy, đó: ở đây nơi đây đây là bạn của tôi hai năm trước đây chấm dứt từ đây. 2. Từ tự xưng: Ai sợ chứ đây đâu có sợ. II. trt. 1. Từ nhấn mạnh thêm về tính cụ thể của người, điều được nói đến: chính hắn đây chỗ này đây. 2. Từ nhấn mạnh sự băn khoăn, dùng để tự hỏi: biết làm gì đây biết nói với ai đâỷ.đầy- tt. 1. Lên đến tận miệng, tận bờ: Như bát nước đầy (tng), Gió trăng chứa một thuyên đầy (NgCgTrứ) 2. Nhiều lắm: Khách đầy nhà; Tương lai đầy hứa hẹn 3. Đầy bụng nói tắt: Ăn nhiều ngô bị đầy.đầy ắp- t. Đầy đến mức không thể dồn chứa hoặc chất thêm được nữa. Bể đầy ắp nước. Kho đầy ắp những hàng.đầy dẫy- (cũ). x. đầy rẫy.đầy đủ- tt. Có đủ tất cả, không thiếu gì so với yêu cầu: ăn uống đầy đủ Trong nhà đầy đủ các tiện nghi.đẩy- đgt. 1. Đun mạnh đi: Đẩy song đã thấy Sở Khanh lén vào (K) 2. Gạt bỏ ra ngoài: Người có tài, có đức, nhưng không vừa lòng thì đẩy ra ngoài (HCM).đẫy- t. 1 Có lượng đạt mức tối đa, thoả mãn đủ yêu cầu. Ăn no đẫy bụng. Ngủ đẫy mắt. Lao động đẫy ngày, đẫy buổi. Bông lúa đẫy hạt. 2 (Cơ thể) đầy đặn, hơi béo. Vóc người đẫy. Dạo này trông đẫy ra.đấy- I. đt. 1. Người, sự vật, địa điểm ở xa vị trí người nó hoặc thời điểm lúc đang nói: đây là nhà tôi còn đấy là nhà bố tôi sau đấy ít lâu từ đấy trở đi. 2. Người, sự vật, địa điểm, thời điểm tuy biết là có nhưng không được xác định: tìm cái gì đấy ở đâu đấy một ngày nào đấy sẽ tìm được một người nào đấy. 3. Người đối thoại (dùng để gọi): đấy muốn đi đâu thì đi, đây không biết. II. trt. Từ nhấn mạnh tính xác thực, đích xác: cẩn thận đấy.đậy- 1 đgt. 1. Lấy vật gì đặt lên trên cho kín: Thức ăn phải đậy, kẻo ruồi 2. Giữ kín, không cho người khác biết: Tốt phô ra, xấu xa đậy lại (tng).- 2 trgt. Phải trả thay cho người khác: Người em bỏ ra đi, người anh phải trả nợ đậy.đe- 1 d. Khối sắt hoặc thép dùng làm bệ rèn cố định để đặt kim loại lên trên mà đập bằng búa. Đe thợ rèn. Trên đe dưới búa°.- 2 đg. Cho biết trước sẽ làm điều không hay nếu dám trái ý, nhằm làm cho sợ. Đe đánh. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng (tng.).đe dọa- đgt. 1. Dọa làm cho sợ: lời đe dọa. 2. Tạo nên mối lo về một tai họa nào đó: lũ lụt đe dọa mùa màng.đè- 1 đgt. 1. Nén mạnh xuống bằng một vật nặng đặt ở trên: Ngói đỏ lợp nghè, hòn trên đè hòn dưới, đá xanh xây cổng, hòn dưới nống hòn trên (Câu đối cổ).- 2 Nhắm theo: Xăm xăm đè nẻo Lam-kiều lần sang (K).đè nén- đg. Dùng quyền thế, sức mạnh ức hiếp, kìm hãm, không cho tự do.đẻ- đgt. 1. Tự làm cho con hoặc trứng thoát khỏi tử cung ra ngoài: mẹ đẻ con ra, nuôi lớn lên gà đẻ trứng. 2. Được sinh ra: cháu nó đẻ ở quê ngày sinh tháng đẻ 3. (Cây cối) nảy sinh nhánh hoặc cây con: lúa đẻ nhánh bèo đẻ đầy ruộng.đem- đgt. 1. Mang theo mình: Đem tiền đi mua hàng 2. Dẫn theo mình: Đem con đến nhà trẻ 3. Đưa ra: Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi (K).đen- t. 1 Có màu như màu của than, của mực tàu. Trời tối đen như mực. Chiếu phim đen trắng hay phim màu? 2 Có màu tối, không sáng; trái với trắng. Nước da đen. Mây đen. Giấy loại xấu, hơi đen. 3 (dùng phụ sau d., hạn chế trong một số tổ hợp). Được giữ kín, không công khai cho mọi người biết, thường vì có tính chất phi pháp. Quỹ đen°. Chợ đen°. Sổ đen°. 4 Không được may mắn do một sự ngẫu nhiên nào đó; trái với đỏ. Số đen. Canh bạc gặp hồi đen. 5 (kng.). Đông đến mức như không có chỗ hở và tạo nên một màu tối. Người đứng xem đen đặc. Đen nghịt°. Xúm đen xúm đỏ (xúm lại đông lắm). 6 (chm.). (Nốt nhạc) có độ dài bằng nửa nốt trắng hay bằng một phần tư nốt tròn.đen tối- tt. 1. Khó khăn, cực nhục, tưởng chừng như không có lối thoát: thời kì đen tối đã qua những ngày đen tối. 2. Mờ ám và xấu xa: âm mưu đen tốịđèn- dt. 1. Đồ dùng để lấy ánh sáng: Cảo thơm lần giở trước đèn (K) 2. Đồ dùng để có ngọn lửa toả nhiệt: Đèn hàn 3. Đồ dùng trong một số máy để dẫn dòng điện tử: Máy thu thanh năm đèn.đèn điện- d. Dụng cụ chiếu sáng gồm một bóng thuỷ tinh đã hút hết không khí, bên trong chứa một sợi tóc bằng wolfram, nóng sáng lên khi có dòng điện chạy qua.đèn ống- dt. 1. Nh. Đèn huỳnh quang. 2. Nh. Đèn nê-ông.đèn pin- dt. (Pháp: pile) Đèn điện nhỏ cầm tay, sáng nhờ nguồn điện của pin: Chốc chốc lại bấm đèn pin lên giá súng tiểu liên (Ng-hồng).đèn vách- dt. Đèn dầu hoả treo trên vách nhà: Cả nhà chỉ có một ngọn đèn vách tù mù.đèn xếp- d. Đèn bằng giấy xếp thành nếp, hình tròn hoặc hình trụ, thường thắp nến, dùng làm đồ chơi cho trẻ em hoặc để trang trí.đèn xì- dt. Dụng cụ dùng để hàn hoặc cắt kim loại, có chứa hỗn hợp khí cháy, đốt thành ngọn lửa có độ nóng rất caọđeo- đgt. 1. Mang trên mình: Đeo khăn gói; Đeo ba-lô 2. Gắn vào áo: Đeo huân chương; Đeo lon 3. Đặt sát vào một bộ phận của thân mình: Đeo nhẫn; Đeo hoa tai; Đồng hồ đeo tay; Đeo kính; Đeo mặt nạ 4. Bám sát: Đứa bé cứ đeo mẹ; Tên mật thám đeo theo 5. Chịu đựng: Đeo nợ; Đeo tật; Đeo tiếng xấu.đeo đuổi- đg. Kiên trì trong hành động nhằm một mục đích nào đó, không rời bỏ, bất kể khó khăn, thất bại. Nhà nghèo, vẫn đeo đuổi học tập.đèo- 1 dt. Chỗ dốc, cao thấp trên đường đi qua các đỉnh núi: vượt đèo trèo đèo lội suốị- 2 đgt. 1. Mang bằng cách đeo trên lưng: đèo gùi lưng đèo con. 2. Mang kèm trên xe đạp, xe máy: đèo hàng đèo con đến trường. 3. Mang thêm ngoài những thứ đã mang: gánh lúa đã nặng lại đèo thêm ít cỏ bò.đèo bồng- đgt. Như Đèo bòng: Lâm-tri chút nghĩa đèo bồng, nước non để chữ tương phùng kiếp sau (K).đẽo- đg. 1 Đưa nhanh dụng cụ có lưỡi sắc vào khối rắn (gỗ, đá) để làm đứt rời từng phần nhỏ, nhằm tạo ra một vật có hình thù nhất định. Đẽo gỗ làm cột. Đẽo cối đá. Guốc đẽo. 2 (kng.). Bòn lấy dần. Quan lại đẽo tiền của dân.đẹp- tt. 1. Có hình thức, phẩm chất làm cho người ta thích nhìn ngắm, ưa chuộng, kính nể: phong cảnh đẹp trông rất đẹp đẹp người đẹp nết. 2. Có sự hài hòa cân xứng: đẹp duyên đẹp đôịđẹp lòng- tt. Được vừa ý, vui vẻ: Cốt làm cho cha mẹ được đẹp lòng.đẹp mắt- t. Nhìn thấy đẹp và gây cảm giác thích thú. Cảnh tượng thật đẹp mắt. Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.đét- 1 tt. Quắt lại vì quá gầy, khô, không có sức sống: Cành cây khô đét Người gầy đét như que củi.- 2 I. tt. Có âm thanh đanh, gọn như tiếng bàn tay đập vào da thịt: vỗ đánh đét vào đùi cầm roi vụt đánh đét một cái. II. đgt. Đánh, phát nhẹ làm phát ra tiếng kêu "đét": đét cho mấy cáịđê hèn- tt. Thấp kém về mặt tư cách: Con người đê hèn đến thế là cùng.đề- 1 d. Cây to thuộc loại đa, lá có mũi nhọn dài, thường trồng làm cảnh ở đình chùa.- 2 d. Đề đốc (gọi tắt).- 3 d. Đề lại (gọi tắt).- 4 d. Lối chơi cờ bạc, ai đoán trúng cái sẽ xảy ra (thí dụ, đoán trúng hai con số cuối cùng của số độc đắc trong một cuộc xổ số) thì được. Chơi đề. Đánh đề. Chủ đề°.- 5 I đg. (kết hợp hạn chế). 1 Viết thêm vào để cung cấp một số điều cần biết về một văn bản. Bài báo không đề tên tác giả. Báo cáo có đề rõ ngày tháng. Đề địa chỉ. 2 Viết thêm vào để giới thiệu nội dung của tác phẩm hoặc để nêu ý nghĩ, tình cảm của mình. Bức tranh có đề thơ. Đề lời tặng. Đề tựa.- II d. 1 Đầu (nói tắt). Đề bài luận. Ra đề thi. 2 Nội dung chính cần trình bày. Nói xa đề. Bài viết lạc đề.- 6 đg. 1 (thường dùng trước ra). Nêu ra như là cái cần được giải quyết, cần được thực hiện. Đề ra mấy câu hỏi. Đề ra sáng kiến. 2 (thường dùng trước lên). Nêu thành cái có ý nghĩa quan trọng. Nhiệm vụ đó được đề lên hàng đầu. Đúc kết kinh nghiệm, đề lên thành lí luận.- 7 I đg. Khởi động động cơ xe máy, ôtô. Đề máy. Đề ga. Máy hỏng không đề được.- II d. Bộ phận dùng để khởi động động cơ của xe máy, xe ôtô. Xe bị hỏng.đề cử- đgt. Giới thiệu ra để bỏ phiếu chọn bầu: đề cử vào ban chấp hành công đoàn danh sách những người đề cử và ứng cử.đề nghị- đgt. (H. đề: nêu lên; nghị: bàn bạc) 1. Nêu lên để thảo luận hay nhận xét: Đề nghị bàn đến một vấn đề 2. Đưa ra một ý và yêu cầu người khác làm theo: Tôi đề nghị các đồng chí đặc biệt chú ý một số việc (PhVĐồng).đề phòng- đg. Chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa hoặc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Đề phòng thiên tai. Đề phòng kẻ gian. Đề phòng mọi sự bất trắc.để- I. đgt. 1. Đặt vào vị trí nào: để quyển sách trên bàn để tiền trong tủ. 2. Giữ nguyên được trạng thái do không có tác động vào: để đầu trần để ngỏ cổng để cho nó nói xong đã. 3. Không gây cản trở hoặc ngăn cản: để cho nó học bài để mai hẵng hay nó thích để cho nó đi Việc ấy cứ để tôi lo. II. trt. 1. Từ biểu thị về chức năng, tác dụng, mục đích nào đó (của điều nói tới): mua nhà để ở nói để biết đi làm để có tiền. 2. Từ biểu thị kết quả (thường là không hay) của điều nêu ra: nói làm gì để thêm buồn.để dành- đgt. 1. Giữ lại, không dùng ngay: Làm khi lành, để dành khi đau (tng) 2. Giữ phần cho người khác: Số tiền đó, bà cụ để đành cho người con là bộ đội hiện ở Trường-sa.để ý- đg. 1 Có sự xem xét, theo dõi, để tâm trí đến trong một lúc nào đó. Để ý đến người lạ mặt. Chỉ cần để ý một chút là thấy ngay. 2 (id.). Để tâm trí đến một cách ít nhiều thường xuyên; như chú ý (nhưng nghĩa nhẹ hơn). Để ý đến việc nhà.đế quốc- I. dt. 1. Nước quân chủ do hoàng đế đứng đầụ 2. Nước đi xâm lược nước khác, biến nước này thành thuộc địa hay phụ thuộc: bọn đế quốc chủ nghĩa đế quốc. 3. Nước theo chủ nghĩa đế quốc. II. tt. Đế quốc chủ nghĩa, nói tắt: nước đế quốc.đế vương- dt. (H. vương: vua) Vua chúa: Miễn là phò đặng đế vương, trung thần, nghĩa sĩ thế thường lưu danh (Vè thất thủ kinh đô). // tt. 1. Sang trọng một cách xa xỉ: Không làm ăn gì mà vẫn muốn sống một cuộc sống đế vương 2. Đàng hoàng: Mác đã nói: Không có con đường thênh thang, con đường đế vương trong khoa học (PhVĐồng).đệ trình- đg. (trtr.). Đưa lên, gửi lên; trình. Đệ trình báo cáo lên chính phủ. Đệ trình sổ sách.đệ tử- dt. Người thờ thần hoặc theo một giáo phái nào: có mặt đông đảo các đệ tử.đêm- dt. 1. Khoảng thời gian từ khi mặt trời lặn hẳn đến khi mặt trời mọc: Thức lâu mới biết đêm dài (cd) 2. Khoảng thời gian đã khuya: Tối đi chơi, mãi đêm mới về.đêm ngày- d. (kng.). Ngày cũng như đêm; liên tục, không ngừng. Lo lắng đêm ngày. Đêm ngày luyện tập.đếm- đgt. 1. Kể ra từng số theo thứ tự dãy số tự nhiên: đếm từ 1 đến 10 Trẻ học đếm. 2. Tính để biết số lượng theo thứ tự từ đầu đến hết: đếm tiền đếm số người có mặt.đệm- dt. (cn. nệm) 1. Đồ dùng có nhồi bông, hoặc lông, hoặc cỏ, hoặc rơm, để nằm hoặc ngồi cho êm: Già yếu, hay đau lưng, cần nằm đệm 2. Thứ gì đặt vào giữa để giảm sự cọ xát: Dùng miếng cao-su làm đệm. // đgt. 1. Chêm thêm vào giữa cho bớt cọ xát: Đệm rơm vào thùng cốc thuỷ tinh 2. Cho thêm một chất khác vào: Chăn bông, đệm quế, dốc lòng chờ đợi ai (cd) 3. Đặt chen vào giữa: Họ Nguyễn đệm tiếng Văn; Họ bố là Đặng lấy họ mẹ là Trần đệm vào giữa 4. Chơi một nhạc cụ phụ thêm cho một lời hát hoặc một nhạc cụ khác: Đệm dương cầm cho một tốp đồng ca.đền- 1 d. 1 cn. đền rồng. Nơi vua ngự ngày xưa. Quỳ tâu trước sân đền. 2 Nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Đền Hùng. Đền Kiếp Bạc.- 2 đg. 1 Trả lại cho người khác tương xứng với sự tổn thất, thiệt hại mà mình gây ra. Đền tiền. Bắt đền°. 2 Trả lại cho người khác tương xứng với công của người đó đối với mình. Đền ơn. Đền công khó nhọc.đền tội- đgt. Bị chết hoặc bị trừng phạt cho đáng với tội ác đã gây ra: Kẻ gây ra tội ác đã phải đền tộịđến- đgt. 1. Tới nơi: Đến nhà vừa thấy tin nhà (K); Thuyền tình vừa ghé đến nơi (K) 2. Đạt được: Mừng thầm cờ đã đến tay (K) 3. Đi tới: Biết thân đến bước lạc loài (K) 4. Xảy ra, xuất hiện: Thời cơ đã đến; Sự việc đã đến một cách bất ngờ. // trgt. 1. Rất: Anh ấy đến tài; Cái hoa đến thơm 2. Với kết quả: Mài đến sắc; Học đến giỏi. // gt. 1. Chỉ giới hạn: Nghỉ đến tết 2. Chỉ mốc thời gian không gian: Đến ba giờ chiều, tôi sẽ đi; Đến cây số 8 thì vào trường 3. Chỉ một đối tượng: Nghĩ đến việc ấy.đến tuổi- tt. Đủ tuổi để làm một việc gì: Đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự; Đến tuổi lấy chồng.đều- I t. 1 Có kích thước, số lượng, thành phần, v.v. bằng nhau, như nhau. Bông lúa to, hạt đều và chắc. Chia thành hai phần đều nhau. Kế hoạch dàn đều, thiếu trọng tâm. Hai đội đá hoà 1 đều (mỗi bên một bàn thắng như nhau). 2 Có tốc độ, nhịp độ, cường độ như nhau hoặc trước sau không thay đổi, hoặc lặp đi lặp lại sau từng thời gian nhất định y như nhau. Máy chạy đều. Các diễn viên múa rất đều. Quay cho đều tay, đừng khi nhanh khi chậm. Tập thể dục đều các buổi sáng. Giọng kể đều đều. 3 (chm.). (Hình tam giác, đa giác) có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau. Tam giác đều. Lục giác đều.- II p. 1 Từ biểu thị tính đồng nhất về hoạt động, trạng thái hoặc tính chất của nhiều đối tượng khác nhau; thảy như nhau, cùng giống như nhau. Mọi người cười. Hai cái bút đều tốt cả. 2 Từ biểu thị tính đồng nhất về hoạt động, trạng thái hoặc tính chất của cùng một đối tượng, trong những hoàn cảnh khác nhau; lần nào cũng như lần nào. Đến nhà mấy lần, anh ta đều đi vắng. Tìm ở đâu cũng đều không thấy.đều nhau- tt. Không khác nhau về số lượng, về kích thước: Hai lượng đều nhau; Đôi đũa đều nhau.đểu- t. (thgt.). Xỏ xiên, lừa đảo đến mức bất kể đạo đức (thường dùng làm tiếng mắng). Đểu với cả bạn bè. Quân đểu hết chỗ nói! Đồ đểu!đi- I. đgt. 1. Di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân: Trẻ tập đi đi từng bước một đi bách bộ. 2. Di chuyển đến chỗ khác bằng các phương tiện: đi tàu hỏa đi máy bay đi ô tô. 3. Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm việc gì đó: đi ngủ đi học đi biển đi chợ. 4. (Phương tiện vận tải) di chuyển trên bề mặt: ô tô đi nhanh hơn tàu hỏa xe đi chậm quá. 5. Dùng biểu thị hướng, quá trình hoạt động để dẫn đến sự thay đổi xa vị trí cũ hoặc xóa bỏ dấu vết, làm giảm trạng thái cũ: chạy đi nhìn đi chỗ khác xóa đi dấu vết cũ cắt đi chỗ thừa Người gầy đi ngày một kém đi Nỗi buồn dịu đi. 6. Hoạt động theo một hướng nào: vấn đề cần đi sâu Công việc đi vào nề nếp đi vào con đường trộm cắp Hội nghị đi đến nhất trí. 7. Chuyển vị trí quân cờ, quân bài (khi đánh cờ, đánh bài): đi con tốt. 8. Biểu diễn động tác võ thuật: đi bài quyền. 9. Đem đến tặng, biếu: đi tết. 10. Phù hợp với nhau: Ghế không đi với bàn màu quần không đi với màu áo. 11. Nh. ỉa: đau bụng đi lỏng đi ra máu. II. pht. Từ biểu thị mệnh lệnh, thúc giục khuyên răn: im đi nói đi. III. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh với mục đích khẳng định điều nói ra: Ai lại đi làm như vậy rõ quá đi rồi còn cãi làm gì cứ cho là thế đi thì đã sao vị chi là đi năm người.đi bộ- đgt. Đi bằng chân mình, không dùng xe: Đi bộ thì khiếp ải-vân, đi thuyền thì khiếp sóng thần Hang Dơi (cd).đi chơi- đgt. Ra khỏi nhà để thăm viếng hoặc dạo mát, hoặc để chơi đùa: Ngày nghỉ đi chơi công viên. // tht. Lời bảo trẻ con đi khỏi chỗ người lớn làm việc: Bố đương nói chuyện với bạn, đứa con đến gần, bố nói "Đi chơi!".đi dạo- đgt. Đi lững thững để giải trí hoặc để ngắm cảnh, hoặc để tìm tòi, mua bán: Bảo rằng đi dạo lấy người, đem về rước khách kiếm lời mà ăn (K).đi làm- đgt. 1. Đến nơi mà hằng ngày mình thực hiện công việc trong nghề nghiệp của mình: Hôm nay chủ nhật không phải đi làm 2. Có công ăn việc làm: Mấy người con của bà cụ đều đã đi làm.đi vắng- đgt. Không có ở nhà: Cha mẹ đi vắng, em ấy phải coi nhà.đì- 1 d. (thgt.). Bìu dái. Bệnh sa đì.- 2 đg. (thgt.). Mắng nặng lời. Bị đì một trận.đĩ- I. dt. 1. Người đàn bà làm nghề mại dâm: làm đĩ đồ đĩ. 2. Đứa con gái bé (trong gia đình nông dân): thằng cu, cái đĩ. 3. Từ dùng để gọi người bố, người mẹ có con gái đầu lòng (ở nông thôn): mẹ đĩ bác đĩ. II. tt. Lẳng lơ: Đôi mắt rất đĩ.đìa- 1 dt. Chỗ trũng ở ngoài đồng có đắp bờ để giữ nước và nuôi cá: Nay tát đầm, mai tát đìa, ngày kia giỗ hậu (tng).- 2 trgt. Nói nợ nhiều quá: Vì thua bạc nên nợ đìa.địa- 1 I d. (kng.). 1 Địa lí (ng. 3, nói tắt). Thầy địa. 2 Địa lí học (nói tắt). Thi môn địa.- II d. (kng.). Thổ (nói tắt). Miếu ông địa.- 2 t. (thgt.; thường dùng phụ sau đg., hạn chế trong một số tổ hợp). Lớn tiếng một cách giận dữ. Chửi địa. Gắt địa lên.địa cầu- dt. Trái Đất.địa chỉ- dt. (H. chỉ: quê quán) Nơi ở ghi trên giấy tờ: Anh ghi cho tôi địa chỉ của anh ở Hà-nội.địa đạo- d. Đường hầm bí mật, đào ngầm sâu dưới đất; hào ngầm. Hệ thống địa đạo. Địa đạo Củ Chi.địa điểm- dt. Nơi chốn cụ thể xảy ra một sự việc nào đó: có mặt tại địa điểm quy định tìm một địa điểm thích hợp một địa điểm chiến lược quan trọng.địa ngục- dt. (H. ngục: nhà tù) 1. Nơi đầy ải linh hồn những người phạm tội ác trên trần trước khi chết, theo mê tín: Trong là địa ngục, ngoài báo thiên đàng (Tú-mỡ) 2. Nơi sống khổ cực: Lĩnh lời nàng mới theo sang, biết đâu địa ngục thiên đàng là đâu (K).địa tầng- d. Tầng lớp đất đá được tạo thành qua các thời đại.địa vị- I. dt. 1 Vị trí, chỗ đứng xứng đáng với vai trò, tác dụng có được: địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Vị trí, chỗ đứng của cá nhân trong xã hội: người có địa vị tranh giành địa vị. 3. Chỗ đứng trong cách nhìn nhận giải quyết vấn đề: ở địa vị chị ta thì chẳng có cách nào khác. II. tt. Có tư tưởng, đầu óc ham muốn vị trí, quyền lực trong xã hội: óc địa vị.đích- 1 dt. 1. Chỗ nhằm vào mà bắn: Bắn ba phát đều trúng đích 2. Chỗ nhằm đạt tới: Quyết tâm đạt đích cuối cùng.- 2 trgt. Đúng là, chính là: Có một cô thật đích cô chưa có chồng (cd).đích danh- t. Đúng ngay tên, đúng ngay người hay việc cụ thể nào đó được chỉ rõ, chứ không phải nói chung chung. Gọi đích danh anh ta. Phê bình, nêu đích danh khuyết điểm.đinh- 1 dt., cu~ Trai tráng thuộc lứa tuổi phải đóng thuế thân và đi lính thời phong kiến.- 2 dt. Cây to, gỗ rắn, không mọt, thuộc loại tứ thiết (đinh, lim, sến, táu), dùng trong xây dựng: tủ gỗ đinh.- 3 dt. Vật làm bằng kim loại hoặc tre gỗ đầu nhọn, thường có mũi dùng để đóng vào vật gì: đóng đinh.- 4 dt. Mụn nhiễm trùng, có mủ: đầu đinh lên đinh.- 5 dt. Can thứ tư trong mười thiên can, theo cách tính thời gian cổ truyền Trung Quốc: tuổi Đinh Mùi.- 6 dt. Nẹp vải dài cặp dọc phía trong chỗ cúc và khuy áo: Thương trò may áo cho trò, Thiếu đinh, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu bâu (cd.).- 7 đgt. Mặc, mang: đinh quởn (mặc quần).đinh ốc- dt. Đinh kim loại, một đầu có mũ, trên mũ có khe, đầu ba có ren để vặn đai ốc: Gắn bản lề cửa bằng đinh ốc.đình- 1 d. Nhà công cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng (thường là nhà to, rộng nhất làng). To như cột đình. (Tội) tày đình° (tội rất lớn).- 2 d. Phần ở phía trên trần của màn. Đình màn. Màn tuyn, đình bằng vải.- 3 đg. Ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại. Tạm đình việc thi hành quyết định.đình chiến- đgt. Ngừng các hoạt động quân sự theo thỏa thuận giữa các bên tham chiến: hiệp định đình chiến.đình công- đgt. (H. đình: thôi; công: việc làm) Nói công nhân ngừng việc làm để đòi hỏi hay phản kháng điều gì: Công nhân Máy tơ đã nổ đình công (Ng-hồng).đỉnh- 1 d. 1 Phần tận cùng trên cao của một vật đứng thẳng. Đỉnh núi. Lên đến đỉnh dốc. Mặt trời đã đứng giữa đỉnh đầu. Đỉnh cao của nghệ thuật (b.). 2 (chm.). Điểm chung của hai hay nhiều cạnh trong một hình. Đỉnh của một góc. Đỉnh của một đa diện. 3 (chm.). Điểm chung của các đường sinh trong hình nón. 4 (chm.). Điểm chung của một đường parabol (hoặc hyperbol, ellips) đối với một trục đối xứng của nó. Đỉnh của parabol.- 2 d. Đồ bằng đồng, thành hơi phình, miệng rộng, có ba chân, dùng để đốt hương trầm.đĩnh- 1 dt. Thoi (vàng, bạc): một đĩnh bạc.đính- đgt. 1. Gài vào; Khâu vào: Đính cái khuy 2. Kèm theo: Đính theo một bản sao văn bằng.đính hôn- đg. Giao ước sẽ lấy nhau làm vợ chồng. Hai người đã đính hôn với nhau. Lễ đính hôn.định- đgt. 1. Dự kiến việc sẽ làm: định đi nhưng trời mưa định mai sẽ đến thăm. 2. Nêu ra, vạch ra sau khi đã cân nhắc, suy nghĩ: định ngày lên đường định giá hàng đúng ngày giờ đã định.định bụng- đgt. Đã có ý làm việc gì: Tôi vẫn định bụng đi thăm vịnh Hạ-long.định cư- đg. Sống cố định ở một địa phương; phân biệt với du cư. Định canh, định cư.định hướng- đgt. Xác định phương hướng: dùng la bàn để định hướng định hướng công tác.định luật- dt. (H. định: giữ nguyên; luật: khuôn phép định ra) Qui tắc về quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội: Vật chất, vũ trụ biến chuyển theo những định luật của nó (TrVGiàu).định lý-,... x. định lí,...định nghĩa- I. đgt. Làm rõ nghĩa của từ hay khái niệm: Định nghĩa các từ có trong bài. II. dt. Lời định nghĩa: Định nghĩa này hoàn toàn chính xác.định tính- tt. (H. định: cố định; tính: tính chất) Xét về mặt biến hoá tính chất mà không xét về mặt số lượng: Sự phân tích định tính.định vị- đg. Xác định vị trí tại thực địa của một vật thể nào đó theo những dấu hiệu xuất phát hay phản xạ từ bản thân nó. Máy định vị. Định vị vô tuyến (bằng kĩ thuật vô tuyến điện).đít- dt 1. Phần dưới thân người hoặc động vật, nơi thải phân: nhổm đít đứng dậỵ 2. Phần dưới cùng của một số vật: đít nồi đít xoong.địt- 1 đgt. Giao cấu (tục).- 2 đgt. (đph) Đánh rắm (tục).đìu hiu- t. Vắng vẻ và buồn bã. Phong cảnh đìu hiu.đo- đgt. Xác định độ lớn của một đại lượng, một vật bằng những dụng cụ chuẩn xác: đo chiều dài đo diện tích đo nhiệt độ.đo ván- đg. Bị đánh ngã trên bục khi đấu quyền Anh.đò- dt. Thuyền nhỏ chở khách trên sông nước: chèo đò qua sông.đỏ- tt. 1. Có màu như máu, như son: Cờ đỏ sao vàng; Khăn quàng đỏ 2. Hồng hồng: Mặt đỏ 3. Đã cháy: Than còn đỏ; Đèn đỏ rồi 4. Theo biểu tượng của cách mạng vô sản: Công hội đỏ 5. May mắn: Vận đỏ 8. Nói khi đánh bài không thua: Hắn được nhiều là vì đỏ, chứ có tài năng gì.đó- 1 d. Đồ đan thường bằng tre, nứa, hình ống, có hom, dùng để đón bắt cá, tôm, tép. Đơm đó. Tham đó bỏ đăng°.- 2 I đ. (như đấy, nhưng thường có sắc thái ph.). 1 Từ dùng để chỉ người, sự vật, địa điểm, thời điểm hoặc sự việc đã được xác định, được nói đến, nhưng không ở vào vị trí người nói hoặc không ở vào lúc đang nói. Mấy người đó hôm qua không đến. Ai đó? Từ đây đến đó không xa mấy. Nay đây mai đó. Vừa mới đó mà đã ba năm. Cứ theo đó mà làm. 2 (dùng sau đ. nghi vấn). Từ dùng để chỉ người, sự vật, địa điểm, thời điểm hoặc sự việc được xác định là có, tuy không biết cụ thể. Có người nào đó bỏ quên cái mũ. Nói một câu gì đó, nghe không rõ. Để quên ở đâu đó. Đến một lúc nào đó. 3 Từ người nói dùng để gọi người đối thoại một cách thân mật hoặc trịch thượng, sỗ sàng; đối lập với đây (là từ người nói dùng để tự xưng). Trăng kia làm bạn với mây, Đó mà làm bạn với đây thiệt gì? (cd.).- II tr. (thường dùng ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất xác định, đích xác của điều được nói đến. Đúng. Tình hình là như vậy đó. Đó, anh xem, họ nói có sai đâu?- đây đ. Nơi này đến nơi khác; mọi nơi. Đi khắp đó đây. Rải rác đó đây.-......đó Biểu thị tình trạng hay trạng thái, hành độnđọ- đgt. Đấu để xác định hơn kém, được thua: đọ tài không đọ được với nó đâu đọ sức.đọa đày- đoạ đày đgt. Bắt phải sống trong cảnh khổ cực: ắt là có bữa kiến, ong đoạ đày (Phạm Công-Cúc Hoa).đoái tưởng- đgt. Nhớ đến: Từ ngày ông ấy về hưu, vẫn đoái tưởng đến cơ quan.đoan- 1 d. (kng.). Ngành hải quan của chính quyền thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám. Thuế đoan. Lính đoan.- 2 đg. (cũ; id.). Như cam đoan. Tôi đoan rằng đó là sự thật.đoan chính- tt. (Phụ nữ) đứng đắn: người đàn bà đoan chính Thấy lời đoan chính dễ nghe (Truyện Kiều).đoàn- dt. 1. Số đông người, vật đi liền nhau: Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về (K); Song song ngựa trước, ngựa sau một đoàn (K); Đoàn ô-tô vận tải 2. Tập hợp người làm một nhiệm vụ chung: Đoàn chủ tịch; Đoàn thư kí hội nghị 3. Tổ chức gồm những người hoạt động vì một mục đích chung: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đoàn văn công 4. Tổ chức của quân đội trên đơn vị đội: Cả đoàn được Bác Hồ khen.đoàn kết- đg. Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. Đoàn kết với nhau. Toàn dân đoàn kết. Đoàn kết quốc tế. Mất đoàn kết.đoàn thể- dt. Tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, công đoàn, mặt trận: Cuộc họp có đầy đủ các tổ chức đoàn thể chính quyền và các đoàn thể.đoàn tụ- đgt. (H. đoàn: tập hợp lại; tụ: họp lại) Sum họp đầy đủ sau một thời gian xa cách: Hoà bình lập lại, gia đình được đoàn tụ.đoàn viên- 1 d. 1 Thành viên của một đoàn. Đoàn viên của phái đoàn chính phủ. Đoàn viên công đoàn. 2 Đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (nói tắt). Họp đoàn viên.- 2 đg. (vch.). Như đoàn tụ. Mở tiệc đoàn viên.đoản kiếm- dt. Gươm ngắn: thanh đoản kiếm.đoán- Suy ra điều chưa xảy ra: Phải rồi! Cụ đoán tài lắm (NgĐThi); Anh hùng, đoán giữa trần ai, mới già (K).đoạn- 1 d. Hàng dệt bằng tơ, mặt bóng, mịn, các sợi dọc phủ kín sợi ngang. Áo đoạn.- 2 d. 1 Phần ngắn tách riêng ra của một vật có chiều dài. Cưa cây tre làm mấy đoạn. Đoạn đường. Chép một đoạn của bài thơ. Đoạn phim. 2 (chm.). Đơn vị quản lí của ngành giao thông đường bộ gồm nhiều hạt, chịu trách nhiệm trông coi sửa chữa một chặng đường nhất định.- 3 đg. (cũ; id.). 1 Xong hẳn, kết thúc. Gặt hái vừa đoạn. Tính tháng rồi lại tính năm, Tính tháng, tháng đoạn, tính năm, năm rồi (cd.). Đoạn tang°. 2 (kết hợp hạn chế). Cắt đứt hẳn quan hệ tình cảm. Đoạn tình, đoạn nghĩa. 3 (dùng phụ sau một đg. khác hoặc ở đầu câu, đầu phân câu). Từ biểu thị một hành động hoặc trạng thái vừa chấm dứt để chuyển sang một hành động hoặc trạng thái khác; xong, rồi. Nói đoạn, anh vội vàng bỏ đi. Ồn lên một lúc, đoạn im hẳn.đoạn trường- tt. Đau đớn như đứt từng khúc ruột: Chữ tình nghĩa trời cao đất rộng, Nỗi đoạn trường còn sống còn đau (Ai Tư Vãn).đoạn tuyệt- đgt. (H. tuyệt: cắt đứt ) Cắt đứt mọi quan hệ: Đoạn tuyệt với ma tuý.đoạt- đg. Lấy hẳn được về cho mình, qua đấu tranh với người khác. Đoạt chức vô địch. Đoạt lấy chính quyền. Vũ khí đoạt được của địch.đọc- đgt. 1. Phát ra thành tiếng, thành lời theo bản viết có sẵn: đọc to lên đọc lời thề danh dự. 2. Nhìn vào bản viết, bản vẽ để tiếp thu nội dung: đọc báo đọc bản vẽ. 3. bóng Thấu hiểu điều không lộ ra bằng mắt nhìn, quan sát: đọc được ý nghĩ của bạn.đòi- 1 dt. Đầy tơ gái còn nhỏ: Gia đình sa sút, phải làm thân con đòi.- 2 tt. Nhiều: Đòi chốn sơn lâm, mặt đã quen (NgBKhiêm); Đòi phen nét vẽ câu thơ, cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa (K).- 3 đgt. 1. Nói lên yêu cầu của mình: Trẻ đòi ăn 2. Yêu cầu người khác phải trả mình: Đòi bồi thường thiệt hại; Đòi nợ; Đòi sách đã cho mượn 3. Gọi đến một cách bắt buộc: Đòi ra toà; Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu (K) 4. Tỏ ý muốn làm gì: Cũng đòi học nói, nói không nên (HXHương). // trgt. Để bắt chước: Học đòi những thói xấu; Theo đòi bút nghiên.đói- đg. (hay t.). 1 Có cảm giác khó chịu khi đang thấy cần ăn mà chưa được ăn hoặc chưa được ăn đủ; trái với no. Bụng đói. Ăn tạm củ khoai cho đỡ đói. Mất mùa nhiều nhà bị đói. Đói cho sạch, rách cho thơm (tng.). 2 Lâm vào tình trạng thiếu lương thực, nhiều người bị đói. Năm đói. Nạn đói. Cứu đói. 3 (kết hợp hạn chế). Thiếu nhiều, do một đòi hỏi tự nhiên, và đang rất cần. Những cặp mắt đói ngủ. Lúa đang đói nước.đọi- dt. Bát nhỏ (dùng để ăn cơm hoặc uống nước): bể đọi (vỡ bát) ăn không nên đọi, nói không nên lờịđom đóm- dt. Bọ có cánh, bụng phát ánh sáng lập loè ban đêm: Bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng (cd).đòn- 1 d. 1 Đoạn tre, gỗ dùng để kê, tựa hoặc để khiêng, chuyển vật nặng. Đòn kê. Cái đòn cân. Khiêng bằng đòn. Cỗ đòn đám ma (khung gồm nhiều đòn, dùng để khiêng quan tài). 2 (ph.). Từ dùng để chỉ từng cái bánh tét. Gói mấy đòn bánh tét.- 2 d. 1 Hình thức đánh vào thân thể nói chung, coi như một hình phạt. Thằng bé bị đòn đau. Dữ đòn°. Đỡ đòn. 2 Hình thức tác động mạnh và trực tiếp vào đối phương để gây tổn thương, gây thiệt hại, có tính chất một sự trừng phạt. Đánh một đòn về kinh tế. Giáng trả những đòn ác liệt.đòn cân- dt. Thanh gỗ hình tròn, đầu có móc, phần trên có chia phân, dùng để cân: Dùng đòn cân để cân gạo.đòn dông- dt. Thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà: Nhịn cho nên cửa nên nhà, Nên kèo nên cột nên xà đòn dông (cd.).đòn tay- dt. Đoạn tre hay gỗ dùng để đỡ rui của mái nhà: Có cột, có kèo mới có đòn tay (tng).đón- đg. 1 Ở tư thế hoặc có thái độ sẵn sàng tiếp nhận người hoặc cái đang được đưa đến cho mình, đang đến phía mình. Giơ hai tay đón đứa bé. Đón bắt quả bóng. Đón tin vui. 2 Chờ sẵn để gặp ngay khi vừa mới đến, nhằm biểu thị tình cảm tốt của mình. Ra ga đón bạn. Thức đón giao thừa. 3 Đến gặp để đưa về cùng với mình. Đón con ở nhà trẻ. Đón bạn về nhà ăn Tết. Đón dâu°. 4 Chờ sẵn để gặp người hoặc cái sắp đi qua. Đón đường. Đón xe đi nhờ. Bắn đón.đón tiếp- đgt. Gặp và tiếp đãi: đón tiếp các đại biểu đón tiếp khách quý.đong- đgt. 1. Đo thể tích một chất lỏng hay một chất rời: Khôn ngoan chẳng lại thật thà, lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy (cd) 2. Đi mua ngũ cốc: Tháng bảy, tháng tám, trở về đong ngô (cd); Họ góp tiền đong gạo (Ng-hồng).đóng- đg. 1 Làm cho một vật dài, cứng, có đầu nhọn cắm sâu và chắc vào một vật khác bằng cách nện mạnh vào đầu kia. Đóng đinh vào tường. Đóng cọc buộc thuyền. Đóng guốc (đóng đinh để đính quai vào guốc). 2 Tạo ra bằng cách ghép chặt các bộ phận lại với nhau thành một vật chắc, có hình dáng, khuôn khổ nhất định. Đóng bàn ghế. Đóng giày. Đóng tàu. Đóng sách. 3 (kết hợp hạn chế). Ấn mạnh xuống để in thành dấu. Công văn có đóng dấu của cơ quan. Lí trưởng đóng triện. 4 Làm cho kín lại và giữ chặt ở vị trí cố định bộ phận dùng để khép kín, bịt kín. Đậy nắp hòm và đóng lại. Đóng nút chai. Cửa đóng then cài. Đóng mạch điện. 5 Bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt ổn định (thường nói về quân đội). Bộ đội đóng trong làng. Đóng quân. 6 (kết hợp hạn chế). Làm cho mọi sự vận động, mọi hoạt động đều phải ngừng hẳn lại. Đóng máy lại. Đóng cửa hiệu vì vỡ nợ. 7 Không để cho qua lại, thông thương. Đóng biên giới. Đóng hải cảng. 8 Kết đọng lại thành cái có trạng thái cố định, có hình dáng không thay đổi. Mỡ đóng váng. Nước đóng băng. Ngô đã đóng hạt. 9 Cho vào trong vật đựng để bảo quản. Đóng rượu vào chai. Bột được đóng thành gói. Đồ đạc được đóng hòm gửi đi. 10 Mang vào thân thể bằng cách buộc, mắc thật chắc, thật sít. Đóng khố. Đóng yên cương. Đóng ách trâu. 11 Thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hoặc màn ảnh bằng cách hoạt động, nói năng y như thật. Đóng vai chính. Đóng kịch°. Đóng phim. Đóng một vai trò quan trọng (b.). 12 (cũ, hoặc kng.). Mang một quân hàm, giữ một chức vụ tương đối ổn định nào đó trong quân đội. Đóng trung uý. Đóng tiểu đoàn trưởng. Đóng lon thiếu tá. 13 Đưa nộp phần mình phải góp theo quy định. Đóng học phí. Đóng cổ phần. Đóng thuế.đóng khung- đgt. Giới hạn, hạn chế trong một phạm vi nhất định: đóng khung vấn đề Kiến thức đóng khung trong sách vở.đọng- đgt. 1. Nói nước dồn lại một chỗ không chảy đi được: Ao tù nước đọng (tng); Chấm những giọt nước mắt còn đọng lại (XSanh) 2. Dồn lại, không chuyển đi được: Lô hàng đọng lại, chưa bán được 3. Được giữ nguyên lại: Kỉ niệm ấy còn đọng lại trong tâm trí 4. Chưa trả được: Nợ còn đọng lại 5. Chưa giải quyết được: Việc của cơ quan còn đọng lại nhiều.đọt- d. 1 Ngọn thân hay cành cây còn non. Đọt ổi. Đọt chuối. 2 (ph.). Phần trên cùng của cây cao; ngọn. Leo lên tận đọt dừa.đô hộ- I. dt. Chức quan của nhà nước phong kiến đặt ra để cai trị nước phụ thuộc. II. đgt. Thống trị nước phụ thuộc: ách đô hộ của thực dân.đô thị- dt. (H. thị: chợ) Chỗ tụ họp buôn bán đông đúc, sầm uất: Không ưa cảnh phồn hoa đô thị.đô vật- d. Lực sĩ môn vật. Khoẻ như đô vật.đồ- 1 dt. Vật do con người tạo ra để dùng hay làm thức ăn nói chung: đồ ăn thức uống đồ chơi giặt bộ đồ.- 2 dt. Người dạy học chữ nho để thi cử: thầy đồ cụ đồ.- 3 dt. Loại, hay người đáng khinh (dùng để nguyền rủa, mắng nhiếc): Đồ ngu Đồ hèn Đồ mặt người dạ thú.- 4 dt. âm hộ (dùng trong cách nói tục tĩu, chửi rủa).- 5 I. dt. Bức vẽ: Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ (Cung oán ngâm khúc). II. đgt. Viết hoặc vẽ đè lên những nét đã có sẵn: Bé đồ lên bức tranh để tập vẽ.- 6 đgt. Nấu chín bằng hơi nước trong nồi chõ: đồ xôi tôm đồ.- 7 đgt. Bôi hoặc đắp thuốc đông y lên: đồ một cái nhọt.- 8 đgt. Phỏng đoán điều xẩy ra dựa vào những điều đã biết: đồ rằng anh ốm nên mới không đến.đồ ăn- dt. Thức ăn: Chị ấy mới học làm đồ ăn.đồ bỏ- dt. Lời chê một kẻ hư hỏng về nhiều mặt: Bố mẹ nó đã coi nó là đồ bỏ.đồ chơi- d. Đồ vật dùng vào việc vui chơi, giải trí. Sản xuất đồ chơi cho trẻ em. Sân chơi có nhiều đồ chơi như đu quay, cầu trượt,... Coi như một thứ đồ chơi.đồ đạc- dt. Đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày nói chung: Căn phòng nhiều đồ đạc Xe chất đầy đồ đạc.đồ nghề- dt. Các dụng cụ dùng làm một nghề gì: Chỉ đồ nghề hay bã rượu cũng đủ cớ cho nhà cửa bị tịch biên (Tô-hoài).đồ tể- d. 1 (cũ). Người làm nghề giết thịt gia súc. Làm đồ tể. 2 Kẻ hung ác giết hại nhiều người. Bọn đồ tể fatxit.đổ- đgt. 1. Ngã nằm xuống do bị tác động mạnh hoặc do ở tư thế không đứng vững: Bão lớn làm đổ cây Tường xây ít xi măng bị đổ. 2. Không đứng vững được do không chống chọi nổi: Kế hoạch bị đổ. 3. Chết, không tồn tại: Mùa đông trâu bò hay bị đổ. 4. Đưa ra ngoài vật chứa đựng: đổ thóc ra phơi Xe đổ khách ngang đường. 5. Đưa (chất nhão, chất dẻo) vào khuôn để tạo vật cứng: đổ bê tông đổ móng đổ tượng thạch cao. 6. Thoát ra ngoài nhiều: đổ mồ hôi đổ máu. 7. Dồn mạnh về một nơi, một chỗ: Sông đổ về biển Mọi người đổ ra đường. 8. Dồn trách nhiệm, tội lỗi cho người khác mà đáng ra mình phải chịu: làm sai còn đổ cho người khác. 9. Chuyển sang trạng thái khác một cách đột ngột: Trời đổ tối Cô con gái đổ hư. 10. (Kết hợp với từ chỉ hướng như ra, vào, lên, xuống để tính) trở về một phía, một bên: khoảng năm mươi tuổi đổ lại tính từ Hà Nội trở ra.đổ máu- đgt. Gây ra cuộc đâm chém: Đánh nhau đến đổ máu.đỗ- 1 (ph.). x. đậu1.- 2 đg. 1 Ở yên, đứng yên tại một chỗ trong một lúc, trước khi di chuyển tiếp (thường nói về tàu, xe). Ôtô buýt đỗ lại cho hành khách xuống. Chỗ này cấm đỗ xe. 2 (ph.). Đậu. Chim đỗ trên cành.- 3 đg. Đạt yêu cầu để được tuyển chọn trong cuộc thi cử. Đỗ cao trong kì thi tốt nghiệp. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng (tng.).đỗ quyên- 1 dt. Chim cuốc: ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên (Truyện Kiều).- 2 dt. Cây nhỡ, cành nhẵn, vỏ xám đen, lá đơn mọc cách thường tụ họp ở ngọn cành, hoa đỏ to đẹp, không đều, xếp thành ngù ở ngọn.đố- 1 dt. Thanh tre hay gỗ đóng vào bức vách trong một cái khe khoét vào gỗ gọi là ngàm: Làm cho chí tái chí tam, rồi ra đố lại vào ngàm mới thôi (NĐM); Giàu nứt đố đổ vách (tng), Khen thay con tạo khéo khôn phàm, một đố giương ra biết mấy ngàm (HXHương).- 2 dt. Đường kẻ dọc trên mặt vải: Những đường đố dệt bằng chỉ xanh.- 3 đgt. 1. Thách làm được việc gì: Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió gió đừng rung cây (cd) 2. Hỏi có đoán được không, có giải thích được không: Tôi đố anh biết đội bóng nào đã thắng.độ- 1 d. 1 Đơn vị đo cung, đo góc, bằng 1/360 của đường tròn, hoặc 1/180 của góc bẹt (kí hiệu "o"). Vẽ một góc 60O. Anh ta quay 180 độ (thay đổi ý kiến, thái độ đột ngột, trái hoàn toàn với trước). 2 Đơn vị đo trong thang đo nhiệt độ, nồng độ (kí hiệu "o"), v.v. Trời nóng 30O. Sốt 40O. Nước sôi 100O. Cồn 90O. 3 Mức xác định trong một thang đo, một hệ thống tính toán. Độ ẩm không khí°. Độ nhạy của phim. Độ tin cậy. 4 (chm.). Phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng của sự vật, trong đó hai mặt chất và lượng phù hợp với nhau, khi lượng đổi đến một giới hạn nào đó thì chất đổi.- 2 d. 1 (id.; thường đi đôi với đường). Quãng đường nào đó. Đi chưa được mấy độ đường. Nhỡ độ đường. 2 Khoảng thời gian nào đó. Lúa đang độ con gái. Đào nở vừa độ Tết. Độ này sang năm. 3 Khoảng chừng. Dài độ 5 mét. Độ gần trưa thì tới nơi.- 3 đg. (Trời, Phật) cứu giúp, theo tôn giáo. Phật độ chúng sinh.độ thân- đgt. Tự nuôi sống lần hồi cho qua ngày: Kiếm việc làm để độ thân.