ước chân ra khỏi cửa, Minh xoa hai tay vào nhau nói với bạn:- Thế là chu, người ta nhận lời. Vậy ngày mai mày có thể bắt đầu được rồi đấy.Loan đi chầm chậm, trời lất phất mưa, những ngọn đèn đường vàng vọt tẻ ngắt. Loan nhìn bóng hai đứa khi chụm vào nhau, khi kéo dài ngoẵng. Đêm yên lặng, Loan xốc cổ áo lên cho đỡ lạnh:- Tao sợ kham không nổi, nhưng cũng phải cố gắng chứ biết sao? Nhìn thằng bé lần đầu tiên mà tao đã muốn co chân đạp cho nó một cái.Minh cười khan:- Có vậy người ta mới phải thuê mày giáo dục.- Toàn là thứ ném cho chó không thèm gặm.Minh vừa đi vừa đá những viên sỏi nhỏ:- Biết đâu thằng bé hợp “rơ” mày, nếu phúc mày lớn mày dạy nổi nó, mày sẽ trở nên thứ công thần ở nhà đó, mày sẽ sung sướng gấp mười tao.- Cái đó cũng phải hỏi lại, tao biết tính tao tuy hiền nhưng cộc cằn, trái tai gai mắt là làm liền, đôi khi quá độ nữa là khác. Có khi người ta không chịu nổi tao, nói chi...Loan bỏ ngang câu nói, Minh so sánh:- Thằng lỏi là một thứ ngựa bất kham, mới đầu thì dữ dằn lắm. Nhưng nếu mày trị được, rất có thể nó thành con ngựa tốt và trung thành.Loan mỉm cười:- Như trong phim cao bồi?Minh cũng mỉm cười gật đầu:- Chính thế!Đêm yên lặng, mưa bụi chỉ làm mát mặt con đường xa tắp bóng loáng. Ánh sáng từ những ngọn điện chiếu xuống mặt đường nhựa chóa ra. Những giọt mưa nhỏ li ti rơi rả rích qua ánh điện. Loan nhìn thấy trong mỗi ngọn điện hàng trăm con bọ bay quanh. Tiếng cánh chúng khua vù vù trong âm thanh trầm buồn của cơn mưa đêm. Thỉnh thoảng có một chiếc xe phóng như bay trên mặt đường. Thốt nhiên Loan hỏi:- Khôna biết mấy giờ rồi?- Còn sớm, nhưng vì trời mưa nên đường phố vắng vẻ.- Bây giờ mình về chưa?- Không về thì còn đi quái đâu nữa, con mẹ chủ nhà mắm tôm cóc chịu được. Vô phúc mẹ ấy đi ngủ rồi, mình gọi cửa hơi phiền đấy. Nó nói cho mà nghe ra rả đến ba giờ sáng, toàn là “cua” lịch sự thôi cũng điên cái đầu.- Thật khiếp, bóp hầu bóp cổ người ta lòi phèo ra được, vậy mà cũng là con Phật. Không biết có Phật nào mà độ nổi cho mụ?Minh bĩu môi:- Tao còn lạ gì, đó là một cái mốt, một thú vui. Cái hạng đó cay nghiệt đến quắt người lại, con rứt ruột đẻ ra nó còn không chịu nổi thì Phật nào kham được? Tao chúa ghét những hạng người đạo đức giả.Loan tò mò hỏi:- Thì ra mụ ta cũng có con à?- Có mấy thằng con trai nữa kia. Nhưng khi chúng đủ trí khôn là nó bỏ đi, ai mà chịu cho nổi. Trong trường hợp tao, tao cũng đến thế mất...Nói xong, Minh liếc sang nhìn Loan. Khuôn mặt Loan âm thầm. Minh không hiểu bạn mình đang nghĩ gì. Hai người đi ra một đường phố đông đúc. Minh nói:- Tao nói đâu có sai, còn sớm chán.- Nhưng cũng còn phải về, ngày đầu tiên tao đến đó, tao không muốn “nhức xương”!Minh nhìn bạn cười:- Không muốn cũng không được, cái bệnh của con mụ mà. Cứt bao giờ mà chả thối, đâu có cần phải khều lên mới dậy mùi.Loan bỗng cười lớn:- Mày so sánh kiểu gì mà lạ vậy?Minh bỗng cười vui như Tết:- Ấy, tao vẫn thế, khi ức quá tao mất nhiều thời gian suy nghĩ về mụ ấy, tao tìm danh từ nào ác độc nhất để gán cho mụ ấy mới bõ tức. Không lẽ mình lại đi đánh nhau với mụ?Hai người đi lần vào ngõ hẻm, căn nhà còn sáng đèn. Mụ chủ nha đang sửa soạn hoa quả trái cây lên bàn thờ Phật. Thấy Minh và Loan vào, mụ quay lại nhìn rồi nói trống không:- Bận sau thì về cho sớm, tôi không muốn giờ tôi gõ mõ tụng kinh ai qua lại được hết. Ở được thì ở mà không thì đi, con già này không phải là kẻ ham tiền, tham bạc, tôi chỉ vì lòng từ bi.Minh và Loan bước lên lầu. Minh nhún vai một cái:- Vậy thi có tức không chứ? Thật tình mình chẳng làm gì.Loan cười:- Nghiệp chướng đó.- Chắc kiếp trước tao với mày mắc nợ con mẹ này nhiều lắm.Cả hai cùng cười rồi cởi quần áo. Mưa nhỏ làm quần áo âm ẩm. Loan nói:- Hong lên cho nó khô.Minh cởi quần áo xong, ra bàn ngồi:- Mày đi ngủ trước đi, tao còn phải học.Loan chui vào mùng. Ở dưới nhà con mẹ bắt đầu ê a tụng niệm, mụ gõ mõ lốc cốc, tiếng tụng niệm nghe nhừa nhựa như một kẻ ngái ngủ. Tiếng mưa rơi rì rào trên mái tôn. Trên lối đi vào xóm, thỉnh thoảng có tiếng bước chân lội bì bõm.Hồi chiều, Minh phải dùng hết lời lẽ khéo léo mới thuyết phục nổi con mẹ chủ nhà cho Loan ở thêm. Mỗi tháng trả thêm trăm rưỡi, con mụ dài miệng ra:- Ối dào, tôi chả phải là kẻ tham tiền. Thêm được đồng nào là tôi cũng để mua trái cây vàng hương cúng dường hết... Tôi nể các cậu nên tôi mới cho ở, chứ không, như người ta thì một cậu Minh cũng không được chứ đừng nói thêm cậu. Tôi vốn thường hay cứu kẻ khốn khó. Ấy cũng vì cái tính đó mà các bà bạn tôi cứ nói: “Sao chị dễ quá đi thôi, tôi tới nhà chị khi nào cũng thấy trên lầu rầm rập”. Tôi chỉ cười xòa.Loan nghĩ bụng: “Sao trên đời này lại có hạng người điêu ngoa được đến thế nữa”. Càng nghĩ đến con mẹ chủ nhà, Loan càng ghét cay ghét đắng.Mưa mỗi lúc một nặng hạt, thân thể Loan mệt mỏi, đầu óc chập chờn nửa ngủ nửa thức. Minh vẫn ngồi cắm cúi ờ bàn học bài, thỉnh thoảng nó thò tay xuống đập muỗi. Đồng hồ điểm mười tiếng. Minh cắm sợi dây điện vào cục pin nhà binh to tướng để ở góc bàn. Ánh sáng lóe lên, bóng đèn pin nhỏ xíu, chỉ đủ để soi sáng một khoảng nhỏ trên mặt bàn. Điện ở dưới nhà cũng vừa tắt, tiếng tụng kinh gõ mõ của con mẹ chủ nhà cũng ngừng. Ánh đèn pin chỉ vừa đủ chiếu sáng một vùng nhỏ ở bàn học của Minh.Loan vừa mở mắt thì trời đã sáng rõ. Minh đã đi khỏi, hắn để lại đầu giường một mảnh giấy nhỏ, hẹn gặp lại Loan hồi mười hai giờ tại quán cơm Anh Vũ.Loan xuống nhà rửa mặt, nó liếc nhìn đồng hồ treo tường. Đã tám giờ rưỡi. Mụ chủ nhà đã ngồi như Phật sống ở chiếc ghế xích đu, mụ luôn luôn theo dõi từng cử chỉ của Loan. Mụ không nói gì, nhưng lúc nào hình như cũng muốn tìm sơ hở của Loan để gây chuyện. Loan lờ đi. Mụ chủ nhà lẩm bẩm. Xong xuôi, Loan lên lầu mặc quần áo tới chỗ dạy học. Ông chủ nhà đã đi làm, bà vợ đang ngồi ở dưới nhà. Thấy Loan tới, bà ta ngước lên chào:- Cậu đã tới, em nó đang ờ trên lầu.Loan đang định đi thẳng lên lầu thì bà chủ đã gọi giật lại:- A cậu... Xin lỗi... tôi quên mất tên.- Dạ tên Loan ạ!- À vâng, cậu Loan, mời cậu ngồi chơi đã, tôi muốn thưa một chuyện.Loan trở lại, bà chủ nhà mời Loan ngồi ở ghế salon, bà gọi người làm rót nước. Bà ta ngồi thu mình trong chiếc ghế rộng, đối diện với Loan:- Tối hôm qua, khi cậu và cậu Minh về khỏi, tôi có bàn với nhà tôi về việc nhờ cậu dạy dỗ giùm cho thằng cháu.- Vâng!Loan lơ đãng trả lời, nó nghĩ bụng không biết lại có chuyện gì xảy ra nữa đây. Người đàn bà tiếp:- Để cho tiện, nếu có thể, cậu ở lại luôn nhà này. Có cậu chắc cháu không còn dám lêu lổng nữa. Nếu có thể được, chúng tôi sẽ dành luôn tầng lầu trên để cậu ở cùng với cháu.Trong bụng Loan mừng thầm, nhưng Loan chưa biết điều kiện của gia đình này ra sao. Loan nói tránh đi:- Dạ, tôi e không tiện.Người đàn bà vội vàng cải chính:- Có gì mà không tiện, nếu cậu...Loan ngắt ngang:- Cám ơn bà, bà để cho tôi thư thả ít ngày.- Vâng, như vậy là cậu đã nhận lời rồi. Gớm, tôi lo quá! Phải thú thật rằng, thằng cháu nhà tôi ngỗ nghịch quá, ai mà nhận lời là tôi mừng như mở cờ trong bụng.Bà chủ nhà tố khổ ông con trai yêu quý một thôi, một hồi. Cuối cùng bà nói:- Ấy, tính cháu nhà tôi là như vậy. Ai đến kèm cháu, tôi cũng phải nói trước. Chúng tôi có mình cháu là con trai, ai dạy bảo được nó chúng tôi không bao giờ dám quên ơn. Nếu trời thương mà cháu nó hợp với cậu, thì cậu là thượng khách của gia đình này.Loan nói nhỏ:- Tôi chỉ sợ không kham nổi thôi, còn riêng tôi, tôi xin hứa cố gắng hết lòng.Người đàn bà nhanh nhảu:- Vâng, được như vậy là quý rồi.Loan cảm động vì sự tin tưởng của người đàn bà:- Tôi còn nhỏ tuổi, nếu có thể được thì ông bà cứ coi tôi như con cháu trong nhà.Người đàn bà vội vàng cắt ngang:- Ấy chết cậu nói hơi quá rồi đấy.Bà ta ngừng một lát rồi hỏi tới:- Cậu từ ngoài Bắc di cư vào đây có đi cùng với gia đình không?Loan nói dối đại:- Dạ không, tôi đi có một mình.- Vâng, nếu thế thì rất tiện cho việc cậu tới đây ăn ở luôn, gia đình tôi cũng neo người.Chợt nghĩ đến Minh, Loan nói:- Sợ không tiện, vì từ trước đến giờ tôi và Minh ở chung với nhau quen rồi. Bây giờ...Người đàn bà bộp chộp:- Không sao đâu, nếu có thể thì cả cậu Minh đến nữa cũng vui nhà vui cửa mà.Thấy đã muộn, Loan xin phép bà chủ lên lầu. Ông lỏi con bị xích chân vào bàn ngồi lê la dưới đất, nó ngước đôi mắt trô trố lên nhìn Minh rồi nhoẻn miệng cười. Hàm răng của nó sún lam nham. Nó bỗng cười rú lên:- Ê, có phải thầy giáo đó không?Loan đứng lại ở ngưỡng cửa, trợn mắt nhìn chú lỏi rồi khoan thai bước vào. Gương mặt Loan lạnh lùng:- Bị xích lâu chưa?Chú lỏi vẫn ngửa mặt lên cười:- Từ một tháng nay.- Tại sao bị xích?- Tại đi chơi hoài.- Đứng dậy!Chú lỏi sững sờ nhìn Loan, rồi nó nhún vai:- Thầy chì đấy, nhưng mắc kẹt đứng không nổi.Loan nhìn cái xích ở cổ chân thằng lỏi quá ngắn, Loan gật đầu:- Chờ đó, tôi đi lấy chìa khóa mở cho.Loan đứng dậy, định quay lưng đi xuống nhà thì thằng nhỏ gọi giật lại bằng giọng hỗn xược:- Ê, thầy, lại biểu!Loan quay phắt lại. Thằng lỏi chỉ tay vào cái bô ở góc nhà:- Làm ơn bê giùm cái bô cứt này đi đổ, thối quá!Loan tức uất nghẹn lên đến tận cổ, nó bước tới giơ tay tát thẳng cánh vào mặt chú lỏi:- Hỗn!Thằng lỏi giương mắt lên nhìn, đôi mắt nó quắc lên như mắt rắn ráo. Một bên má nó đỏ hằn vết tay.Mặt nó vênh lên nhìn, đôi môi mím chặt. Một lát, nó đưa tay lên xoa má, rồi cười nhạt:- À, thì ra bố mẹ tôi mướn cao bồi dạy tôi học! Tôi nói cho anh biết, nhiều thằng tới đây dạy tôi kiểu đó rồi, chỉ một ngày thôi là xéo liền.Loan nhìn sững thằng lỏi cứng đầu. Nó giận run lên không nói được câu nào. Loan xuống nhà mượn chìa khóa, bà chủ nhà lo lắng cản:- Không được đâu cậu ơi!Nhìn sắc mặt hầm hầm của Loan, bà ta đoán chắc có chuyện gì đã xảy ra:- Sao cậu?Loan lắc đầu:- Không có gì, bà cứ đưa chìa khóa cho tôi.Thấy Loan nói có vẻ cương quyết, bà ta đành đưa chìa khóa cho Loan, nhưng bà chạy ra khóa trái cửa ngoài. Loan biết nhưng không nói gì. Nó lầm lũi lên lầu. Thằng lỏi vẫn ngồi gập chân dưới đất, nó giương mắt lên nhìn Loan. Loan lạnh lùng tiến tới gần hơn, nâng cái xích lên. Ổ khóa to tướng bằng bao thuốc lá. Thằng lỏi cười nhạt:- Mở khóa cho tôi thật đấy à?Loan không trả lời, vẫn lầm lì mở khóa. Thằng lỏi nói khích:- Không sợ tôi trốn sao?Mãi lúc đó, Loan mới lên tiếng:- Tốt hơn hết là cậu nên tử tế.- Nếu không tử tế, liệu có chuyện gì xảy ra được không?Chiếc khóa rời khỏi chân thằng bé. Loan ra lệnh:- Bê cái bô của nợ này xuống nhà đổ đi.Thằng bé cười nhạt, nó lẳng lặng bê cái bô:- Nào thì đổ, trả ơn thầy mở khóa nên con vâng lời.Loan nhìn thằng lỏi từ đầu đến chân. Quả thật nó “siêu mất dạy” như lời nhận xét của Minh. Loan ngồi lại một mình trên phòng. Nó ngán ngẩm khi nhìn đồ đạc bừa bãi, bẩn thỉu trong phòng. Tất cả mọi thứ không có gì nguyên vẹn. Loan lay thử cái bàn, ọp ẹp, ghế cũng vậy, bụi đất bám đầy. Không có lấy một cái giường. Căn phòng nồng nặc mùi nước tiểu. Đúng là một cái chuồng nuôi thú hơn là phòng của một người. Sàn lát gạch bông lem nhem bẩn thỉu.Loan thở dài, tìm cái ghế độc nhất ngồi xuống. Nó ngó mông lung ra ngoài cửa sổ, trời nắng mỗi lúc một gắt hơn. Một lát sau, chú lỏi lò dò lên lầu, nó nhăn nhở cười ngay từ cửa:- Bàn ghế bê bối quá phải không thầy? Bố con chưa đóng được bàn sắt. Nghe nói ít hôm nữa bố con đặt người ta đúc một cái bàn và hai cái ghế.Loan không muốn nói chuyện vặt với chú lỏi. Loan hỏi:- Sách vở đâu?Chú lỏi nhâng nháo:- Sách vở hả? Để kiếm nhé!Nó chạy đến góc nhà, bới lung tung trong đám quần áo và giấy vụn. Một lát sau, nó lôi ra hai quyển vở bẩn thỉu đem đêến trao cho Loan. Loan giở một quyển vở ra xem thử, các góc vở cong lại, quyển vở như một tấm sớ vo tròn của ông thầy cúng. Những trang vờ lem nhem mực, vẽ nhiều hình bậy bạ, Loan gấp vở lại:- Chú tên chi?- Vinh, Vinh trố.- Ai đặt tên cho chú đó?- Hỏi chi?Loan muốn bợp cho thằng lỏi này vài cái rồi bỏ về. Nhưng nó nghĩ tới chỗ ngủ đêm nay, nghĩ đến mụ cho thuê ghế bố, nghĩ tới đứa em thương anh hết mình. Nó lại nín.- Anh hỏi, chú trả lời là đủ, không được hỏi lại. Con nhà có ăn học phài biết phép cư xử trên dưới chứ!Thằng lỏi phá lên cười:- Bộ thầy “lên lớp” hả?Loan mím môi, nhìn thằng lỏi bằng đôi mắt nửa giận dữ, nửa chán nản. Nó thở dài:- Thầy dạy chú học chứ không lên lớp chú. Chú ăn nói có vẻ đứng đường quá.Loan đã tưởng dùng tiếng thầy cho thằng lỏi ngán. Nó lầm. Thằng lỏi vẫn vênh mặt đáng ghét, hoạnh họe:- Thầy bảo tôi là dân đứng đường hả?- Chú kém môn gì?- Môn gì cũng kém hết trọi.- Xếp thứ mấy trong lớp?- Gần bét.- Giỏi đó!- Gần bét mà giỏi nỗi gì?- Gần bét mới giỏi. Thôi, giờ thầy dạy chú làm toán.- “Mần tán” chứ?Loan lớn tiếng:- Làm toán!Thằng lỏi nhếch mép cười:- Cho bài dễ một chút nhé, thầy nhé!- Cứ làm đi rồi sẽ biết dễ hay khó.Thằng lỏi bỗng giậm chân:- Chết rồi!- Cái gì?- Em đánh mất bút.- Đi tìm đi.Thằng lỏi lại chạy xuống lầu, Loan ngồi xuống chiếc ghế đầy bụi, nó móc thuốc ra hút. Trước đây hồi còn ở nhà, Loan đã đọc được một truyện ngắn nhan đề “Thầy giáo Tư Lương”. Tác giả truyện ngắn này đã tả nỗi lòng của một anh Précepteur thật ai oán. Vừa ai oán lại vừa buồn cười. Loan đọc xong đã chép miệng:- Mấy anh nhà văn chỉ bày đặt chuyện cho bi đát.Nhưng tới nay, vì hoàn cảnh Loan phải đi làm Précepteur, nó mới thấy sự thật còn bi đát hơn tiểu thuyết.Loan hút gần hết nửa điếu thuốc mà thằng lỏi vẫn mất dạng. Nó lắc đầu. Và để giết thời gian, Loan giở cuốn tập của Vinh trố ra coi, nó ngạc nhiên đến kinh sợ khi thấy thằng lỏi đã vẽ cả hình con gái trần truồng trong tập. Loan cầm cuốn tập vứt vào một xó.Nó bực mình, cằn nhằn:- Như thế này thì học hành mẹ gì nữa!Vừa lúc ấy, Vinh trố bước lên lầu, nó đưa cho Loan một cây bút nguyên tử. Loan đỡ lấy bút gạch thử vào mảnh giấy. Mực không ra, Loan ngẩng lên:- Có bút khác không?Vinh trố lắc đầu:- Có mỗi cây bút này thôi à, hết mực hả?Loan lầm lì nhìn nó:- Biết bút hết mực còn mang lên đây làm gì?Vinh trố đứng mím môi nhìn lại Loan, đôi mắt nó trô trố một cách hỗn xược. Loan đứng dậy:- Sáng nay không học hành gì được hết, chiều tôi tới cậu phải có đầy đủ hết cho tôi: Bút, sách, vở.- Dạ!Vinh trố dạ một tiếng dài bằng giọng giễu cợt. Loan tiếp:- Bây giờ tôi về, chiều hai giờ tôi tới.- Dạ, thầy về nhà, chúc thầy thượng lộ bình an.Loan tảng lờ như không nghe thấy. Vừa định bước chân xuống lầu, Vinh trố gọi giật lại:- Thầy! Thầy!Loan ngoái cổ nhìn lại:- Gì nữa đó?Vinh trố đưa cái xích sắt lên ngang mặt bằng hai tay:- Thầy quên chưa xích cổ tôi lại.- Khỏi cần!Vinh trố cười hì hì:- Thầy không sợ tôi trốn mất sao?Loan gắt gỏng:- Trốn mà được với tôi à? Dù cho cậu có chui xuống đất, tôi cũng móc được lên.Vinh trố cười ngặt nghẽo:- Vậy hả?Loan lầm lũi bỏ xuống lầu. Bà chủ nhà lo lắng nhìn Loan:- Sao? Cậu thấy thế nào, có dạy nổi thằng ôn dịch đó không?Loan trả lời vắn tắt:- Tôi sẽ cố gắng, chiều hai giờ tôi sẽ tới.Bà chủ nhà khép cánh cửa lại:- Vâng, cậu lại nhà.Minh đã chờ Loan ở quán cơm. Thấy mặt Loan, nó hỏi trước:- Thế nào, liệu có kham nổi không?Loan kéo ghế ngồi, nó nhăn mặt:- Thật là một đứa trẻ siêu mất dạy. Nhưng dẫu sao tao cũng cố gắng.- Mấy giờ mày đi làm lại?- Tao hẹn hai giờ tới.Minh an ủi:- Thôi, cố gắng đi, thời buổi đói rách này kiếm được một việc làm không phải dễ đâu.Loan vừa ăn cơm vừa nói:- Tao hiểu hoàn cảnh hiện tại của tao, không đi dạy học tao cũng phải kiếm bất cứ một việc gì đó để làm, chẳng lẽ chịu chết đói sao?Minh lên mặt kẻ cả:- Chỉ cần có chì là...- Thôi, ăn đi, rồi mình ra vườn Tao Đàn nằm nghỉ một lát... Mày cũng phải đi dạy kia mà...Sau bữa cơm trưa vội vã, Loan và Minh dắt nhau ra vườn Tao Đàn. Loan nằm ngửa trên thảm cỏ mát rượi, hai tay gối dưới đầu. Bầu trời thấp thoáng sau bóng lá cây, tiếng ve kêu ran khắp nơi. Minh đã ngủ say bên cạnh tự bao giờ, còn Loan không tài nào chợp mắt được, nó suy nghĩ vẩn vơ, tìm cách đối phó với tên học trò cứng đầu. Cuối cùng ý nghĩ đó cũng tan biến. Trước mắt Loan chỉ có bầu trời trong xanh, những sợi mây mỏng như tơ và ánh nắng vàng chấp chới trên lá cây. Phía xa một chòm phượng vĩ nở đỏ thắm, tiếng ve sầu râm ran khắp nơi. Hè đến rồi! Loan miên man nghĩ đến những kỷ niệm xưa, mỗi độ hè về. Những ngày vui đó không còn nữa. Bỗng nhiên Loan thấy buồn rười rượi, tất cả đã tan biến như sợi mây mỏng manh trên bầu trời cao xanh thăm thẳm kia. Thân thể Loan mệt mỏi dần, Loan khép mắt lại, một tiếng chim nào đó gáy vang buổi trưa.Phía vườn chơi trẻ em vang lên tiếng cười đùa, những em bé đang đánh đu và đùa nghịch. Giọng cười của chúng trong vắt nhưng xa dần khi giấc ngủ ập đến với Loan.- Loan! Loan! Dậy mày!Loan mở choàng mắt, nó ngơ ngác khi thấy khuôn mặt Minh cúi xuống. Loan sờ tay lên thảm cỏ mát rượi. Nó uể oải ngồi dậy, vươn vai ngáp:- Tới giờ rồi à?Minh gật đầu tiếp:- Mày nằm mơ hả?Loan gật gù trong cơn ngái ngủ:- Ừ, tao thấy tao về Bắc, Hà Nội.- Thảo nào mày nói mê quá!- Tao nói gì?- Không nghe rõ, nhưng tao thấy mày mỉm cười, chắc giấc mơ của mày đẹp lắm.Loan ngồi bó gối:- Tao thấy tao và thằng Thiệu đi tàu điện từ Bạch Mai lên bờ hồ rồi lên tận Quan Thánh. Thằng Thiệu sao lớn thế, còn tao thì lai nhỏ xíu, nó dắt tao như là anh dắt em vậy.Minh cười:- Giấc mơ nào cũng đều kỳ quái hết.Nắng ngả dần về hướng Tây làm bóng cây trải dài trên thảm cỏ. Tiếng ve sầu đã ngừng kêu và những đứa nhỏ chơi ở khu vườn trẻ con cũng đã tản mác đi đâu hết. Ở ghế đá phía xa có một đôi nhân tình ngồi tựa vào vai nhau tâm tình.Minh kéo Loan đứng dậy:- Thôi mình đi rửa mặt mũi đi.Minh dắt Loan ra hồ thả sen. Hai đứa vục tay xuống nước vớt lên rửa mặt. Mặt hồ bị khuấy động, một bông sen vừa nở rung rinh, hình ảnh Loan và Minh vỡ ra nhòe nhoẹt.Nước mát rượi làm Loan tỉnh táo cả người. Nó ao ước một cách lãng mạn:- Nếu mình được cởi quần áo nhảy xuống đây ngâm mình thì thú biết mấy.Minh cười ngất, chỉ tay ra thầy cảnh sát:- Nếu ông kia không bắt!Cả hai đều cười. Xong xuôi, Loan và Minh chia tay nhau. Minh nhắn nhủ thêm:- Chịu khó nghe mày!- Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!Loan tới nhà thằng lỏi rất đúng giờ. Bà chủ chạy ra mở cửa cho Loan, bà nói:- Cháu nó đang ở trên lầu.Loan lên thang gác, nó nghĩ bụng chắc cu cậu lăn ra ngủ rồi. Lên tới nơi, Loan thấy căn phòng trống không. Loan choáng người đảo mắt nhìn quanh, không có một xó xỉnh nào để nó có thể trốn được. Loan chạy nhanh ra cửa sổ. Một sợi dây bện lại bằng vải thả lòng thòng xuống cửa sổ. Đúng là nó xuống bằng đường này. Vinh trố gớm thật! Loan biết có tìm nó quanh nhà lúc này cũng vô ích. Trên mặt bàn, có để lại một mảnh giấy viết chữ như cua bò:“Xin chào thầy,Đệ tử ra đi để làm lại cuộc đời giang hồ, có tìm cũng vô ích.Vinh trổ".Loan vò nát mảnh giấy trong tay. Vậy thì nhất định tao phải tìm cho ra mày. Đồ khốn kiếp! Bây giờ Loan thấy chán nản đến cùng cực. Đời sống khó khăn quá. Loan trở lại tháo sợi dây vải rồi xách xuống nhà. Nó quăng xuống sàn nhà, rồi nói với bà chủ:- Nó trốn mất rồi.Bà chủ nhìn sợi dây:- Trời ơi! Thằng nhỏ này quá lắm rồi!Bà nhìn Loan:- Tôi đã bảo cậu đừng mở dây xích cho nó.Lời nói như một câu trách móc làm cho Loan nóng cả mặt vì tự ái:- Tôi sẽ tìm nó!Bà chủ lắc đầu thở dài:- Vô ích cậu ơi, cứ kệ nó ít ngày nữa, đi chán nó sẽ tự khắc mò về.- Tôi muốn tìm thấy nó.Tiếng nói của người mẹ trở nên tội nghiệp:- Tôi can cậu đó, vô ích, không biết đâu mà tìm.Loan ngần ngại một lát rồi hỏi tới:- Thường thường người ta bắt gặp nó ở đâu?- Nó hay đàn đúm với bọn trẻ đánh giày, tối nằm ngủ chui rúc ờ vỉa hè.Loan đã định bụng trước, nếu gặp lại nó, Loan sẽ bộp cho cu cậu một trận rồi xách cổ về nhà giao trả, Loan không thèm dạy nó học nữa.Loan nói nhỏ với bà chủ:- Thôi, cháu về vậy, cháu sẽ cố gắng tìm cho ra nó.Bà chỉ vẫn luôn luôn nói:- Vô ích cậu ơi!Loan ngập ngừng một lát rồi đề nghị:- Hay là khi nào nó về ông bà gửi nó vào viện giáo hóa là yên chuyện.Bà chủ lắc đầu:- Không ích lợi gì hết, vô trỏng nó càng học đòi nhiều điều mất dạy hơn.Loan chào bà chủ, ra khỏi nhà. Loan phân vân, nó buồn bã cất bước đi. Số mình thật là đen đủi. Mới bước đầu vào đời đã gặp ngay vận bĩ. Loan mím chặt môi nhất quyết:- Được, tao sẽ tìm cho ra mày rồi muốn ra sao thì ra.Ruột gan Loan bồn chồn, về tới nhà trọ, Loan viết một mảnh giây nhỏ để lại cho Minh, nói đại ý là mình muốn đi tìm Vinh trố để trả lại cho bố mẹ nó. Loan chỉ về nhà khi nào đã tìm ra tung tích của Vinh trố. Viết xong, Loan dằn mảnh giấy dưới cây bút rồi mới ra đi.Suốt buổi chiều. Minh ngồi chờ Loan ở quán Anh Vũ mà không thấy bạn đến. Cuối cùng Minh đành ăn cơm một mình. Nó nghĩ bụng không chừng Loan được ông bà chủ mời lại ăn cơm. Minh mỉm cười thầm nghĩ:- Không chừng anh chàng này sẽ sướng hơn mình.Ăn uống xong, Minh thơ thẩn về nhà. Nó không nhìn tới bài học nên không thấy mảnh giấy của Loan để lại. Nó nằm xuống giường giở sách ra học. Mãi không thấy Loan về, Minh lại trách: “Rõ thật cái thằng ham chơi còn hơn con nít”.Tới mười giờ đêm Loan vẫn chưa về, con mẹ chủ nhà ở dưới đã cài then, khóa cửa. Minh bồn chồn ngồi dậy. Quái thật, nó đi đâu vậy kìa.Mãi cho tới khi đến gần bàn, Minh mới nhìn thấy mảnh giấy Loan để lại. Xem xong, Minh thẫn thờ cả người, nó xé vụn mảnh giấy:- Nó điên rồi, thằng ngu như bò, biết đâu mà tìm?Suốt đêm hôm ấy, Minh không ngủ được. Tiếng cầu kinh của con mẹ chủ nhà vang vọng trong sự tĩnh mịch làm đầu óc Minh rối loạn. Nó trằn trọc mãi và thấy thương bạn vô cùng.