Chương Mười Một

Vừa nhô đầu lên khỏi cửa hầm, tôi đã bị nước biển tạt vào ướt nhẹp. Xung quanh chiếc ghe là một quang cảnh hết sức kinh hoàng mà tôi đã không hề mường tượng ra khi còn ở dưới hầm: Trong khi hàng vạn con sóng xám đục đang hung tợn vồ dập vây quanh mạn, vài ngọn sóng lớn đập nước tung tóe, văng khắp nơi trong lòng ghe. Kèm với những ngọn sóng bọt trắng, những đợt gió mạnh tốc bụi nước bay tứ tán khắp nơi. Run lẩy bẩy vì bị ướt nhẹp, tôi cố gắng nhích từng bước theo chồng tôi đến đuôi ghe. Khi cùng nhau dí chặt người vào cái góc chẹt, tôi có cảm tưởng chúng tôi chẳng khác gì những con kiến trên chiếc lá mỏng manh đang bị chao động mãnh liệt trên mặt nước. Lờ mờ trong màn nước văng tung tóe, tôi thấy vài cái đầu nhô lên rồi thụt xuống từ chỗ buồng máy. Nhiều tiếng kêu la inh ỏi vang lên nhưng đều chìm vào trong tiếng sóng và tiếng gió. Ba người phụ lái bị trượt nước té nhiều lần trong khi lính quính hò nhau làm theo điều gì đó mà ông chủ đang gào thét. Tiếng quát đầy kinh hãi của ông chủ ghe, tiếng gọi thiếu bình tĩnh của những người phụ lái, tiếng kêu giúp tuyệt vọng của những người còn ở dưới hầm và tiếng ầm ầm liên tục của những ngọn sóng trên các mạn thuyền khiến tôi hiểu rằng chiếc ghe sẽ không thể nào thoát khỏi cảnh chìm trong biển nước. Chồng tôi, có lẽ cùng có ý nghĩ này, xiết chặt cánh tay tôi trong lúc tôi cuộn chặt Tinô vào trong lòng. Tôi nh¡m ghiŠn m¡t vì không muÓn chÙng ki‰n cänh Çau lòng mà nܧc m¡t cÙ ràn røa Ùa ra. Ý nghï do mình và vì quy‰t ÇÎnh cûa mình mà con mình phäi ljn ch‡ ch‰t, cäm giác có t¶i tràn ngÆp trong lòng tôi. H‰t lòng cÀu xin tr©i phÆt Ç°i lÃy sinh mång mình cho con, tôi chÌ bi‰t khóc ròng và không hŠ tin là chi‰c ghe cûa chúng tôi ÇÜ®c phù h¶. Hình dung cảnh thân xác từng người  tách rời khi chìm xuống biển, tôi đau đớn nhận ra cái giá trả cho sự tự do rất đắt: Nó không những là vàng bạc, tinh thần hay sức lực mà cả tính mạng của con người. Tim tôi tan nát ra từng mảnh và tôi thật sự nghĩ là nó chết trước khi sinh mạng tôi bị thủy thần lấy đi.
Tiếng ầm ầm của sóng và gào thét liên tục của gió vang lên như kéo dài thời gian hồi hộp của chúng tôi trước khi gặp thần chết. Trong khi trời vẫn còn giông, bão vẫn còn rít, tiếng người chợt ngớt đi dần dần rồi im bặt. Hé mắt để tìm hiểu, tôi thấy mũi ghe vẫn lướt trên những lớp sóng cuồn cuộn và bình lặng lao về phía trước. Vui mừng lẫn hy vọng, tôi tin là nó đã được sự phù hộ vô hình nào của thượng đế. Chòng chọc nhìn về phía buồng lái, tôi cầu nguyện trời phật tiếp tục giúp cho ông chủ ghe có đủ sáng suốt và tài trí để đưa chiếc ghe mỏng manh của chúng tôi vượt được chặng bão biển trước mặt. Cầu nguyện chẳng được lâu, tôi đã rú lên kinh đảm vì trông thấy một ngọn sóng cao như tòa nhà hai tầng, hoặc có thể cao hơn khi chiếc ghe của chúng tôi như bị tuột xuống sâu hơn, đang đổ đầu về phía chiếc ghe. Vòm cong đen ngòm của sóng như hàm trên của miệng con quái vật đang mở to chực nuốt chửng chúng tôi. Rùng mình, tôi gập đầu ôm chặt Tinô trước khi tai họa khủng khiếp xảy ra. Trong lúc tưởng tượng cảnh bị cuốn chìm trong nước, tôi chợt cảm thấy thân thể mình nhẹ bổng lên. Mở mắt ra, tôi thấy chiếc ghe của chúng tôi đang ở trên miệng hàm của con quái vật. Thì ra chiếc ghe đã vượt lên trên ngọn sóng từ lúc nào. Chẳng được bao giây, nó rơi xuống, rồi rớt lên trên mặt nước nơi mà ngọn sóng vừa trụt xuống. Mọi người trên sàn lăn bịch, té nhào, la ôi ối khi rớt lên nhau và cố gắng bám víu vào nhau. Trong lúc còn đang loạng choạng uốn mình ra khỏi thân đè của ai đó, tôi lại thấy cái vòm đen ngòm của ngọn sóng cao tầng khác hiện ra và rất nhiều tiếng kêu khiếp đảm vang lên. Lần này, tôi không cúi đầu và cũng không nhắm mắt. Chòng chọc nhìn thẳng về trước, tôi thấy chiếc ghe rướn thẳng mũi như chực đầu sóng vừa đổ xuống là vượt lên trên. Thực là thế, nó đã lướt theo nước cưỡi ngay lên đầu ngọn sóng, chót vót trên đỉnh cao rồi rớt xuống trượt theo ngọn sóng đổ sụp. Tôi không biết đã bao nhiêu lần ghe chúng tôi bị nâng lên cao, lơ lửng trong không trung rồi rơi xuống mặt nước; nhưng cứ mỗi lần như thế, tôi có cảm tưởng là những sợi thần kinh trong óc mình đứt ra thành từng mảnh vụn và đầu tôi như tê liệt hẳn đi. Tôi nhớ đến chữ “Không” của mình cho câu hỏi của một anh đồng nghiệp khi anh ta hỏi tôi là trong đời có bao giờ tôi có cảm giác kinh hoàng đến độ tưởng như tất cả mọi dây thần kinh của mình đứt thành từng mảnh sau khi kể cho tôi nghe cảm giác kinh hãi là anh xém té bật ngửa xuống đất trong lúc anh ngồi ngay cửa của chiếc trực thăng đang cất cánh bay. Nếu câu hỏi được đặt ra trong lúc này thì tôi không ngần ngại trả lời đây là giây phút kinh hãi nhất trong cuộc đời mà tôi trải nghiệm. Sự kinh hoàng mà tôi đang có không phải chỉ một cái xém bật ngửa từ trên cao như của anh bạn đồng nghiệp kia. Những cái vòm miệng hả rộng, những bức tường cao nghều của sóng, những cái vụt lên cao, chơi vơi trong không trung và đập rầm trên mặt nước liên tiếp hù dọa tinh thần của tôi rất nhiều lần. Chúng đã làm tôi không tin mình sẽ còn sống được để kể lại nỗi kinh hãi mà tôi đã trải qua như người bạn đồng nghiệp của tôi.
Nhưng rồi nỗi sợ hãi của tôi đã được trôi đi. Chiếc ghe của chúng tôi như một chiếc lá nhỏ trong sóng nước dữ tợn, bị vồ dập liên hồi bởi cơn thịnh nộ của bão biển mà không bị chìm. Sự bồng bềnh trên mặt nước của nó sau bão táp như một sự mầu nhiệm khó có thể giải thích. Lúc này, chiếc máy ghe tiếp tục rè rè chạy và càng lúc càng lớn tiếng hơn tiếng sóng và tiếng gió khiến tôi ước đoán là ghe đã đi qua nơi có bão hay có lẽ bão đã trốn mất sau khi khiếp đáp tinh thần chúng tôi. Trên sàn ghe lúc bấy giờ mọi người đều ướt sũng, và vẫn còn run rẩy trong sợ hãi. Một số còn bám víu dưới hầm, đang lóp ngóp leo lên. Tất cả đàn ông, đàn bà, và con nít, đều thất thần và nhếch nhác. Không ai nói với ai lời nào, chúng tôi cùng chìm trong sự im lặng nặng nề. Có lẽ bị sóng dập nhiều lần và phải lóp ngóp trong những thác nước nên mấy đứa trẻ đừ đẫn đến không còn khóc được nữa. Nhìn Tinô run rẩy trong tay, tôi hiểu là nó đã thấy hết cảnh hù dọa của những cơn sóng lớn vừa qua. Sự khiếp đảm đã làm cho nó không còn khả năng chống cự hay đập vào ngực tôi như lần ở ghềnh đá của lòng sông khô trên núi Rù Rì. Bế xốc nó lên để xem xét, tôi nhận ra là nó bị ướt sũng và dơ dáy tệ hại hơn tôi tưởng. Nhớ đến chiếc giỏ lớn mà vợ chồng tôi nhờ anh Thảo đưa cho ông chủ ghe để chuyển xuống ghe trước ngày khởi hành, tôi hỏi chồng tôi và tôi được biết là ông chủ  ghe  vẫn còn để nó ở nhà của ông. Vì sợ công an phát hiện kế hoạch của mình,ông không chuyển bất cứ chiếc giỏ nào xuống ghe kể cả những chiếc giỏ chứa đầy vật cần thiết của ông. Tôi đã khá thất vọng khi nghe điều này; cho nên đành dựa vào bộ đồ duy nhất của Tinô trong túi vải tí tẹo của mình. Mặc dù bộ đồ mà tôi đem phòng hờ cho Tinô trong cái túi vải nhỏ xíu chẳng được khô ráo gì cho cam nhưng vẫn còn đỡ hơn bộ đồ dính đầy phân, nước tiểu, nước biển và nước ói mà Tinô đang mặc. Thay đồ cho Tinô xong tôi lấy phần cơm để dành cho nó ăn rồi lấy dầu xanh xoa khắp người nó. Lần vượt biển nào tôi cũng mang theo loại dầu xanh hiệu con ó vì sự công dụng đa dạng của nó. Nó không những khử được mùi hôi hám, làm nóng người, mà còn trị được các chứng đau nhức nhất là đau bụng gió. Mỗi khi chân tay hay toàn thân bị lạnh, tôi thường bị chứng đau bụng này vì vậy xoa dầu cho Tinô xong tôi xoa vào bụng mình để giảm được cơn đau.
Càng về khuya, sóng tương đối bình lặng và dịu hiền hơn đôi chút nhưng ông chủ ghe không ngớt tay. Sau khi lục đục với những thứ gì đó, ông gọi vợ chồng tôi đem Tinô leo trên buồng lái ngồi với vợ con ông. Tôi vô cùng cảm kích quyết định công bình của ông. Bởi Tinô là đứa bé nhỏ tuổi thứ hai sau con Út của ông cho nên chuyện ông cho tôi đưa Tinô ngồi trên buồng lái cùng vợ con ông là chính đáng; duy một điều tôi không hiểu là tại sao ông gọi cả chồng tôi cùng đến ngồi chung một chỗ với tôi trong lúc còn nhiều người đàn bà đang ôm con nhỏ nằm ngổn ngang trên sàn. Sau một hồi nhìn khuôn mặt thất thần của ông qua ánh đèn pin mờ mờ, tôi đọc được ẩn ý về sự không chia cách này. Tôi hiểu là mặc dù đã lèo lái chiếc ghe vượt qua cơn bão biển ông đã không tin mình có thể tiếp tục vượt qua những cơn giông khác trong chặng đường kế tiếp. Và nếu thế, ông để cho vợ chồng con cái chúng tôi ngồi gần bên nhau để chết cùng nhau vẫn hơn. Buồng lái, nơi mà trước đó ông chủ ghe đứng hàng giờ để cầm tay lái, là nơi vuông nhỏ trống trải chỗ cửa hầm có mái che cao hơn sàn ghe độ nửa mét và cách đuôi ghe khoảng một mét rưỡi cho nên từ đuôi ghe tôi chỉ bước vài bước đã lên tới nơi ngay và khi nằm trên ấy tôi phải nằm ép mình vào người bên cạnh để khỏi phải rơi xuống biển. Để tránh cho mẹ con chúng tôi bị tình trạng này, chồng tôi đã nằm ngoài bìa. Tôi co ro sát chỗ bà chủ ghe nằm đến độ cảm nhận được hơi ấm của bà chuyền cho mình thế mà bà chẳng nói năng gì khiến tôi đành im lặng theo. Chìm trong ý nghĩ, tôi hiểu bà cùng mang tâm trạng như mình: Tuy đã qua được cơn nguy hiểm nhưng còn biết bao nhiêu hiểm họa như thế đang chờ chực chúng tôi. Trong lúc này chúng tôi còn ôm con vào lòng nhưng vài giờ sau chẳng hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi không biết ghe có cả thảy bao nhiêu người mẹ cùng tâm trạng như mình nhưng tôi không thể nào ngờ có quá nhiều người cùng cảnh ngộ và gan liều đem con mạo hiểm như thế. Từ cửa hầm, vài tiếng khóc vang lên hòa theo những tiếng khóc trên sàn tàu nhưng chúng không át lại được tiếng hét lớn của ông chủ ghe đang vang lừng trong gió. Tò mò nhìn qua màn sương mờ, tôi thấy những bóng người đang lui hui làm gì đó. Một lúc sau, khi một cây cột được dựng thẳng trên nóc buồng lái và một cánh buồm được rộng ra, tôi mới hiểu là họ đã hợp sức dựng buồm. Nhờ dây căng đúng độ, cánh buồm no gió phần phật đưa chiếc ghe chúng tôi chạy nhanh vùn vụt. Chúng tôi vui mừng khôn tả khi nghe anh Thảo, người đang ở vai trò hoa tiêu, báo rằng ghe vẫn đi đúng đường theo hướng Đông và nếu được tốc độ như thế chẳng mấy chốc chiếc ghe sẽ đến hải phận quốc tế. Từ khuya thứ năm ngày 30 tháng 3 đến rạng sáng thứ sáu ngày 31 tháng 3 chiếc ghe của chúng tôi chạy chẳng khác gì tàu thủy vì nó vừa chạy bằng máy vừa chạy bằng buồm. Nhìn quanh biển nước, tôi vui mừng thấy những chiếc thuyền lớn ở xa. Lời đối thoại của anh Thảo với ông chủ ghe và chồng tôi kèm theo bốn chữ Hải Phận Quốc Tế đã nhen nhúm trong đầu tôi một niềm vui khó tả. Hân hoan với ý nghĩ là sẽ không bị công an bắt đưa về đất liền chưa đưa được bao lâu, tôi bàng hoàng vì tiếng lạch cạch đứt quãng của động cơ. Ngơ ngác theo cái thinh lặng của máy ghe, tôi lắng nghe tiếng bàn tán của những người đàn ông:
“Coi thử có phải cạn dầu không anh?”
“Gì chớ cái này tôi kỹ lắm! Nếu không châm dầu liên tục ghe không chạy lâu như vậy đâu! “
“Chắc là ghe chạy hết ga mà không được nghỉ nên máy có vấn đề.”
“Tôi cũng nghĩ vậy. Để mở ra xem chuyện gì.”
Vì cũng nghe những lời này, chồng tôi leo xuống, xúm đến chỗ của ông chủ ghe và người hoa tiêu đang đứng. Còn tôi tiếp tục nghe họ nói:
“May là tôi đã cho tu sửa toàn bộ chớ cái máy cũ của chiếc F8 này làm sao vượt nổi trận bão biển vừa rồi!”
“Có mới gì thì mới, chạy một hồi cũng cho phải máy nghỉ anh ơi! Tại sợ bị hốt xác nên đành phải chạy suốt vậy thôi!”
“Ác nghiệt chưa! Nó gãy ngay cái móc này mới chết chớ.”
“Chạy quá mạng mà oan uổng gì nữa! Để tui lấy mấy sợi dây kẽm kẹp lại thử xem.
“Vậy được rồi đó. Nổ máy lại thử coi anh!”
“Mở máy rồi đó mà có nghe nổ gì đâu.”
Tiếng của chồng tôi vang lên:
“Anh có đũa tre và dây thun không? Mình dùng thử xem sao.”
Sau một hồi im lặng tôi nghe tiếng máy nổ cùng với tiếng nói xôn xao vui mừng của những người đàn ông vang lên. Chồng tôi leo về chỗ cũ và kể cho bà chủ ghe và tôi nghe là máy ngừng chạy do “cái cò xú bắp” bị gãy. Anh chép miệng với chữ oái ăm khi tả cái cò xú bắp gãy ngay cái móc chữ L rồi cho biết là ông chủ đã dùng dây kẽm để kẹp chỗ gãy nhưng máy trơ trơ không chịu nổ. Anh nói là anh nghĩ đến chuyện dùng đũa tre và dây thun để cột lại chỗ gãy thử xem sao vậy mà không ngờ máy hoạt động trở lại. Nghe anh nói, tôi không hiểu cái cò xú bắp là cái gì, chỉ lờ mờ với ý niệm là một con ốc của bộ phận máy. Nghĩ đến các bộ phận máy thường làm bằng kim loại, đáng phải được hàn nối nếu bị gãy ngang, nay chỉ được kẹp lại tạm thời bằng đũa tre và dây thun, tôi không còn chút hy vọng là ghe của chúng tôi sẽ cập đến đất Phi. Nhìn những chấm thuyền đàng xa, tôi thầm mong có được sự cứu vớt nhiệm mầu nào đó cho dù những tin tức về sự đóng cửa của các trại tị nạn và sự ngoảnh mặt làm ngơ của chiếc tàu lớn vẫn còn ấn dấu trong trí nhớ của tôi.