Dịch giả: NGUYỄN CẢNH LÂM
CHƯƠNG 17

    
ùa đông ở Uytaliba chỉ là một mùa gió rét buốt, không hơn không kém. Sau mấy tháng mưa ròng rã, không khí mỗi ngày một mát lạnh và trong sạch. Vào lúc sáng sớm hoặc về khuya, trời thường lạnh đến mức những người da đen phải run lên cầm cập trong bộ quần áo mỏng dính. Các bà già lang thang đi nhặt củi để nhóm bếp sưởi.
Môli cười khinh khách khi chị nhìn thấy Bandoghera tay cầm que củi để nhóm bếp sưởi, lom khom che gió cho ngọn lửa khỏi tắt, xua đuổi những con bò to, lốm đốm trắng đỏ, mà vào lúc rạng đông Hiu vừa lùa vào sân trại để vắt sữa, với tấm thân già nhếch nhác trong chiếc áo choàng cũ kỹ, đầu đội chiếc mũ phớt của ông chồng để lại từ lâu, bà già vội vã lê đôi chân trần trên bãi đá cuội, vừa đi vừa nhặt đá ném đuổi theo đàn bỏ chạy rầm rập.
Còn chính chị thì vui sướng đứng thu mình trong chiếc áo cánh len, bên cạnh một bếp lửa. Chị đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào để tránh gió rồi dọn thức ăn trong nhà bếp. Vào hai tháng sáu và bảy, thỉnh thoảng lại có một cơn gió mạnh thổi suốt ngày, mặc dù giữa trưa thường là nắng ấm. Gió thổi bật tung cả áo khoác và áo vét. Bầu trời cao lồng lộng bỗng tối sầm lại ; mây đen ùn ùn kéo đến như những làn khói bốc lên cuồn cuộn từ những bếp lửa của người da đen, trùm lên những cánh đồng, những dãy núi những rừng cây để rồi tan dần vào bầu không khí trong sáng, lặng lẽ.
Đêm đến, trời lạnh, trong gian nhà bếp càng trở nên ấm cúng.
Sau khi Hiu và ông già Xôlơ ăn xong bữa tối, Môli bắt đầu rửa bát đĩa và Hiu có nhiệm vụ dùng khăn lau khô. Xôlơ cho thêm củi vào lò, nhóm thật đỏ để nướng thịt bò. đoạn cùng Hiu ngồi trước bếp lửa, vừa hút thuốc vừa chuyện trò rôm rả, trong khi Môli nhào men chuẩn bị làm bánh mì cho ngày hôm sau.
Hai bàn tay bận rộn của chị đang ra sức nhào trộn bột làm bánh dưới ánh sáng lung linh tỏa ra từ một ngọn đèn dầu đặt trên bàn, khói bay nghi ngút, những chùm tia sáng hung hung đỏ hắt ra lừ bếp lửa, chiếu lên chiếc chạn đựng bát đĩa bằng sứ dựng cạnh tường và tấm vải hoa chị vừa mặc làm màn che chiếc cửa sổ nhỏ không vén săt bên chiếc chạn. ánh sáng chiếu lên cả những thùng to đựng bột mì, đường, chè đặt trong phòng tối sau lưng. Khi trong phòng quá nóng và ngột ngạt vì khói củi Munga, minê hay khói thuốc lá, thì chị mở toang chiếc cửa ra vào, và bầu trời đêm đầy sao hiện qua khung cửa như một bức tranh lồng khung kính.
Chẳng hiểu vì sao bột vẫn không nở, Môli nói với chồng, khi thấy bột nhào vẫn nguyên không nở thêm tí nào sau một đêm trời lạnh.
Có lẽ vì món hoa hop long vừa rồi chúng mình mua của lão Ben quá tồi! – Hiu an ủi vợ.
Bà Bêxi thường trộn men vào nước gạo hay nước luộc khoai tây. – ông già Xôlơ lên tiếng nhận xét, trong khi vẫn ngồi trên chiếc ghế dựa, người cúi gập xuống hai đầu gối, mắt nhìn chằm chằm vào bếp lửa. Về mùa này bà ấy thường bỏ bột nhào vào trong một hộp sắt tây sơn xanh và đặt ở đầu này chiếc lò. Vì trời giá lạnh, cô biết đấy. Còn thường thì bà ấy vẫn để vào một góc bàn như cô làm đấy thôi.
 - Ồ, phải rồi. Nếu không làm đúng như bà cụ thì không hy vọng bột nở, - Môli nói, rồi chị bỏ bột đã nhào vào một hộp sắt tây to sơn xanh, đặt cạnh bếp và đi vào phòng lấy hộp kim chỉ
Này ông Hadi, đoàn xe chở hàng bây giờ đến đâu rồi, ông có biết không? Môli hỏi.
 - Họ đi đã gần ba thúng, - Xôlơ trầm ngâm nói. - Tính ra thì từ Karara về đây cũng mất mười sáu tuần.
 - Chả trách Ben Onxôp nói chở hàng cho Uytaliba không ăn thua gì, Môli vừa nói vừa ngồi xuống khâu vá trước bếp.
Mỗi tấn mất mười bảng…. – Hiu lẩm bẩm. Chiếc ghế chếch nghiêng, hai chân anh duỗi ra rồi gác lên bờ gạch của chiếc lò.
Có lẽ bị sa lầy ở Phaly Bivơ rồi. – Xôlơ nói tiếp – đã có lần họ bị kẹt ở đó hai tuần. hồi đó Bốp lẻ đánh xe cùng lão Ben. Lão bỏ xe, đi vào quán rượu để mặc Bốp ở lại một mình. Chắc hẳn chị đã nghe Bốp văng tục khi kể chuyện đó. Nhưng may mà nó kéo được xe ra khỏi vũng lầy và đi tiếp.
Cô thốt lên, nhìn chằm chằm cái sinh linh bé bỏng dễ thương ấy. lúc đầu Môli không muốn đám đàn bà da đen đụng vào người Phili, nhưng sau một thời gian khi đứa bé quẫy nhiều vì đến thời kỳ mọc răng hoặc bị rối loạn tiêu hóa, thì chị lại vui lòng trao nó cho Kunadu bế.
Kunadu bế đứa bé đi dạo, cho nó ngủ, trong khi Môli nghỉ ngơi suốt cả buổi chiều. Kunadu giặt là tất cả các quần áo nhỏ xíu của đứa bé. Cả Mini và Badi không ai đám đụng đến những thứ ấy.
Phili vừa mới biết đi chập chững thì Môli lại mang thai. Mùa đông năm đó kéo dài, không khí khô hanh, Môli cảm thấy ngột ngạt đến khó thở, nên chị trở nên cáu kỉnh. Những ngày nắng chang chang kéo dài, cộng thêm bầu không khí im ắng, ngột ngạt và những cơn bão cát mù mịt - Tất cả như trút đổ lên Môli, khiến chị sẵn sàng tìm mọi lý do để tránh xa những cánh đồng khô bao la dưới bầu trời xanh trần trụi. Rồi chị tự nhủ phải tìm nơi khác để thở - đó là những cửa hiệu nho nhỏ, sáng sủa và những ngôi nhà ấm cúng ở Gieronton. Chị trông chờ cái giây phút được khoác lên mình chiếc áo dài mỏng và nhẹ để đi thăm, chuyện trò cùng những người đàn bà khác. Lần này chị hy vọng sẽ là con trai. Chị nghĩ là mình phải có một đứa con trai, và sau đó bắt tay vào chuyện làm ăn.
Khi đứa bé ra đời - hơn nữa lại là con gái - thì Môli vừa bực bội, vừa thất vọng. Mọi người đều thông cảm với chị. Khi bà Pherethơ đến xem mặt đứa bé, bà có vẻ hồ hởi. Bà an ủi chị: Chị yên tâm. lần sau sẽ sinh con trai.
Đẻ thêm nữa mà làm gì, bà ơi, - Môli nói.
Nhưng làm thế nào được, chắc phải đẻ thêm đứa nữa thôi. Chị không biết có đứa con trai thì anh ấy mói vui lòng hay sao?
Biết, nhưng em chẳng đẻ nữa đâu, Môli nói giọng rầu rĩ.
Âu cũng là lẽ tự nhiên, cô ạ, bà Pherethơ cúi xuống nhìn đứa bé, có đôi má phúng phính đang được mẹ cho bú. Trông cháu kháu khĩnh quá! Giá mà đổi được thì mất gì tôi cùng đổi. Có điều là đàn ông thì phải có con trai. Lúc già thì làm bạn, lúc trẻ thì cha con chung sức làm ăn, vả lại còn có người để phó thác cái trang trại Uytaliba này nữa chứ...
Uytaliba! - Môli thốt lên hờn dỗi. - Tất cả chỉ vì Uytaliba thôi ư?
Vâng, đúng thế, cô ạ, bà Pherethơ đáp. - bổn phận của cô là làm một người vợ hiền và một bà mẹ đôn hậu, thế thôi. Lẽ tự nhiên là vậy. Sinh ra là đàn bà thì phải làm mẹ. Chị lại là người khỏe mạnh. Hiu là người tốt bụng, ăn ở gọn gàng sạch sẽ. Có được những đứa con bụ bẫm, kháu khỉnh, chắc chắn chị phải lấy làm tự hào lắm chứ!
Những người không có con thì bao giờ chẳng nghĩ là mình thích có con, Môli nói giọng châm biếm.
Gương mặt nhạy cảm của bà vợ vô sinh của ông bác bỗng run run, biến sắc. Và chỉ trong chốc lát bà đã tự hỏi phải chăng Iuxtaxơ nói đúng, phải chăng cuộc hôn nhân của một cặp thanh niên khỏe mạnh - dù là không có những ràng buộc về tâm lý sẽ đẹp đẻ và hai bên cùng toại nguyện?
 - Thưa bà, tôi biết mình là người bình dân dốt nát! - Môli nói bốp chát ; sự thay đổi tình cảm một cách đột ngột của bà Pherethơ đang nung nấu sự uất ức mà chị phải chịu đựng lâu nay.
Lúc bọn trẻ còn nhỏ, Kunadu ít khi phải ra đồng chăn gia súc, mà phần nhiều ở nhà. Khi đứa con trai của cô lên năm thì Môli sinh đứa con gái thứ ba. Kunadu phải chăm sóc bọn trẻ con bà chủ, vất vả, bận bịu đến nổi không còn thì giờ để chăm sóc con mình. Mini và các bà già trong trại đều nhận xét như vậy.
Về phần mình, Kunadu thích dắt một trong hai đứa bé con bà chủ ra chỗ bờ suối chơi suốt buổi chiều. Cô hát cho nó nghe, dạy nó về những dấu chân gà tây rừng, Kănguru và chó rừng đingô.
Chẳng mấy khi Uyni cùng chơi với các cô con gái con bà chủ. Cậu bé thích chơi chiếc bumêreng làm bằng sắt tây hình cong cong lưỡi liềm, hoặc moi cát dưới nước, hoặc chơi trống bỏi với Chami và Bâylaba để mua vui cho cô bé Phili.
Hiu vừa nhìn thấy Kunadu chơi cùng bọn trẻ ngoài kia, bên bờ suối, và nghe cô hát cho chúng nghe bài ca về những con Kănguru.
Tauoera Chintina Pôđinya
Tauoera ginnơ mălơbina.
Một hôm Hiu bất ngờ xuất hiện trong khi Kunadu đang kể cho bọn trẻ nghe câu chuyện về con Êmu và giống gà tây rừng.
 - Gà tây rừng tranh cãi với Êmu xem loại đàn bà nào tốt hơn, - Kunadu kể. Gà tây chê Êmu - đi khắp nơi hết ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng có con. Êmu lại nói mình có khối con. Nói rồi Êmu đi vào rừng và dắt về một lũ con, trong khi gà tây rừng vẻn vẹn chỉ có hai đứa, Gà tây rừng lại chê Êmu không thể chạy nhanh. Êmu liền lao về phía suối rồi quay lại ngay, và thách gà tây rừng chạy nhanh được như vậy. Gà tây rừng chạy nhanh ra suối theo con rừng tắt. Nó bay tít lên trời và để lũ con ở lại với Êmu.
Nghe đến đây bọn trẻ phá lên cười khanh khách, Kunadu khúc khích cười theo, cũng tươi vui hồn nhiên như tiếng cười của bọn trẻ.
Gà tây rừng muốn bỏ đi thật xa, đúng không Kunadu? – Hiu hỏi.
Vâ-âng, cô khẽ trả lời, đôi mắt lim dim.
Môli cảm thấy mệt mỏi, chán chường và thất vọng, nhưng chỉ có Kunadu là người được chị thổ lộ tâm tình nhiều nhất.
 - Trời ơi, không có cô thì tôi chết mất, Môli nói. Quả là tôi chẳng biết xoay xở thế nào nữa.
Kunađa đảm đương cả việc làm bánh mì. Cô trông nom, săn sóc bọn trẻ. Khi Môli đi về phía miền biển để sinh đứa con thứ tư, tất cả bọn trẻ nhỏ này đều giao lại cho Kunadu. Rồi đến lần sinh thứ năm, Môlị lại rời Uytaliba đi về miền biển cố sao sinh được một đứa con trai. Nhưng rồi lại thêm một cô con gái nữa cô Bêxi xấu số và đành chịu. Môli thề sẽ không bao giờ đẻ nữa, và quyết từ bỏ miền đất Tây Bắc này.
Kunadu ẵm đứa bé vào lòng dạo chơi. Trong khi Môli mệt nhoài, người uễ oải, vì suốt đêm qua không ngủ được thì Kunadu lại cho lũ trẻ vào vườn hay xuống xóm thổ dân chơi, rồi mới đưa chúng ra suối. Thường cô mang theo kim chỉ để tranh thủ khâu vá.
Dần dần Môli ỷ lại Kunadu trong mọi công việc. Hễ cần gì, Môli lại gọi: Kunadu! Kunadu! Cô lặng lẽ, từ tốn, kiên nhẫn, tận tụy phục vụ Môli một cách quên mình, lắm lúc không kịp nghỉ trưa cùng cô gái khác.
Mini nhìn Hiu vẻ trách móc, nhưng anh chẳng hiểu.. Cuối cùng anh mới biết là Mini lo lắng về Kunadu
 Này, Môli, - một hôm anh nói với vợ, - em bắt cô ấy làm quần quật như vậy thì cô ấy đến chết mất. Em hiểu không?
 - Ai cơ?
 - Kunadu chứ còn ai nữa!  
 - Môli thốt lên, - thế ra lúc nào anh cũng chỉ nghĩ đến người ta. Có bao giờ anh nghĩ đến em đâu!,  
 - Thôi, cô đi ngủ một chốc, - Hiu nói với Kunadu trong khi cô dẫn bọn trẻ con đi dạo. Hôm nay để tôi trông chúng nó cho.
Hiu chơi cùng bọn trẻ con khá vui vẻ. Anh dựa lưng vào thân một cây bạch đàn to cao, cành sum suê, tỏa bóng râm trên nền đất đỏ.
Anh hết nhìn Uyni lại nhìn các cô bé líu lo chơi vui hớn hở. úyni có nước da bánh mật và mái tóc không đế nỗi nỗi đen so với màu tóc các cô con gái của Môli: nhưng nó thực sự vẫn mang dòng máu thổ dân, với đôi mắt màu hạt dẻ, và bộ lông mi cong ngược đen nhánh.
Năm tháng cứ thế trôi qua.. Những cơn nong bức hết giảm lại tăng, mây đen ùn ùn kéo đến như trời sắp đổ mưa, nhưng rồi lại tan biến.
Cũng có những cơn giông sấm vang chớp giật, nhưng chẳng bao giờ đủ nước để tưới mát hay làm sống lại miền đất nóng bỏng này.
Môli cố ở lại Uytaliba được một năm, nhưng rồi mùa hè chưa đến mà chị đã gói ghém lên đường. Chị đếm từng ngày, chờ đưa con cái về miền biển để tránh xa cái nắng như thiêu như đốt ở vùng này.
Một cơn bạn kéo dài đã đẩy Hiu đến chỗ hầu như suy sụp. Uytaliba lại rơi vào bàn tay nghiệt ngã của cái thiên nhiên mà Mămi đã từng vật lộn bao nhiêu năm trời.
Biết làm gì bây giờ? Có cơ sẽ thiệt hại thêm một số lớn gia súc. Anh buộc phải đào giếng để cứu vãn tình thế, giúp đàn gia súc vượt qua mùa hạn hán. Nhưng phải có tiền. Trong khi đó mỗi chuyến đi hàng năm của Môli về miền biển còn tốn kém hơn cả công đào một hai cái giếng. Khi có bọn trẻ con thì mọi chuyện đều rất tốt đẹp, và anh nghĩ về sau Môli có thể sẽ chịu đựng được qua mùa nóng bức.
Bọn trẻ con rất rắn rỏi, nắng hạn không ảnh hưởng đến chúng.
Nhưng rồi Môli đã cảm thấy rùng rợn trước cái nắng nơi đây. Chị muốn Hiu bán trại Uytaliba và mua một cửa hiệu ở Gieronton. Chị không thể hiểu nổi vì sao Hiu lại gắn bó, trung thành với mảnh đất này như vậy.
 - Không, - anh nói. - anh sẽ không bao giờ bán hoặc từ bỏ mảnh đất này.
Cuối cùng hình như giữa hai người chẳng còn gì ngoài những trận cãi vã, những lời bốp chát khốn cùng.
Ông già Xôlơ cố hòa giải, nhưng những cố gắng của ông già rốt cuộc thường là những lời bên vực Hiu hay ca ngợi mảnh đất Uytaliba và cuộc sống nông trại nói chung, ông già gắn bó với ấp trại như keo sơn. Hiu chiều chuộng, bông đùa hóm hỉnh, trêu chọc ông già, khiến Môli khó chịu. tất nhiên Xôlơ cũng có những lối cư xử kiểu người già mà Môli không thích, mặc dù đối với chị và các con của chị thì không ai tốt btyle='height:10px;'>
Khi ngồi bên bếp lửa trong nhà bếp. hiu chẳng còn thích gì hơn ngoài việc nghe ông già kể chuyện, mặc gió thổi dữ dội bên ngoài.
Ở dưới ấy có bao giờ gặp chuyện rắc rối với dân bản xứ không? – một hôm Hiu hỏi Xôlơ.
Ổng già lắc đầu, mỉm cười nhìn vào bếp lửa.
 - Nhưng cũng có vài lần tồi phải sợ đến chết khiếp. - Đôi mắt ông già ánh lên, rồi ông cầm tẩu châm thuốc hút, lòng cảm thấy xao xuyến khi nhớ lại những kỹ niệm xưa. - Chuyện xảy ra sau khi tôi vừa mới chân ướt chân ráo đến định cơ ở đây. Hôm đó tôi cùng Xlinkơ, chồng mụ già Bandoghera, lên núi Tơ Mơrơ để tìm mấy con bò lạc đàn. Chúng tôi tách ra và lần theo đường mòn đi rẽ hai hướng. Rồi tôi lạc đường, buộc phải ngủ lại giữa rừng. Tôi nhóm lửa đun ca nước. Đùng một cái tôi ngước mắt, chưa kịp nhìn thì đã thấy một đám đông da đen vây kín quanh tôi.
Lạy chúa! Môli ngừng khâu, đưa mắt nhìn ông già.
 - Họ vác những chiếc xiên có thể chọc thủng cả vỏ tàu, Xôlơ nói tiếp. Chẳng hiểu họ từ đâu đến, có trời mà biết được. Chỉ cần tôi nhấp nhõm định chạy là họ có thể phóng xiên cắm phập vào người tôi như câm kim vào gối bông vậy. không còn cách nào khác! Thậm chí tôi chẳng có súng.. chẳng biết làm cách nào. Tôi vẫn nghĩ rằng mình am hiểu đất nước và con người ở đây thế mà nhưng họ là những người lạ, tôi chưa hề gặp. Tôi nói chuyện với họ một lúc rồi chia thức ăn của mình cho họ, dù không nhiều. sau đó tôi ngồi xuống bên bếp lửa, tiếp tục ăn, như thể chẳng hề để ý gì đến sự có mặt của họ. Họ nhìn tôi một lúc rồi bỏ đi. Tôi nằm xuống, đinh ninh sẽ bị giết chết.
Nhưng, lạy Chúa, tôi buồn ngủ quá nên thiếp đi lúc nào không biết. Rồi tôi chẳng nhìn thấy họ nữa - mãi đến ngày hội Pingcơ Ai mới gặp lại họ ở Uytaliba. Sáng sớm họ bắt ngựa của tôi rồi phóng đi mất. Trông họ như là dân Pêdông, cùng bộ lạc với mụ Bandoghera.
Có lẽ vì thấy ông một mình nên họ cho là chẳng có gì đáng sợ, - Hiu nhận xét.
Ừ, tôi cũng nghĩ như vậy. người da đen thường thế, Xôlơ nói. - Họ không bao giờ lấy việc giết người làm thú vui trừ phi cần thức ăn hay để trả thù. Với họ, tôi bao giờ cùng đối xử tử tế, nhất là với phụ nữ. Vì vậy chẳng bao giờ tôi gặp chuyện gì rắc rối với họ.
Biết đâu vì tội của người khác mà có ngày ông sẽ bị trả thù, Hiu nói. - Như vậy thì chẳng còn gì tệ hại bằng.
Đúng Thế, già Xôlơ nói tiếp. Người da đen thiếu gì lý do để trả thù. Cậu biết đấy! Tôi sống ở đây đã hơn ba mươi năm nay, và qua những điều tôi được chứng kiến thì...
Đối với người da trắng, người da đen chẳng bao giờ làm những điều như người da trắng đã gây ra cho họ.
Môli chau mày. Chị tỏ vẻ khó chịu, vì Xôlơ không ngớt lời lên án người da trắng. Là người từ một thị trấn ở vùng biển lên, Môlo tin rằng người da trắng có quyền hành lớn đối với người da đen.
Nhưng thưa ông Hadi, - chị lên tiếng. - Cái đám thổ dân ở đây bẩn thỉu mà lại hay nói dối, có thể ông chưa đủ thời gian để kết luận về họ.
Xôlơ nhìn Môli. Ông già có đủ lý lẽ để phản bác thẳng thừng ý kiến đó, nhưng ngại không muốn dính đến chuyện rắc rối với đàn bà, đặc biệt là với người đàn bà tỉnh lẻ này, nên ông chỉ nhìn lên khuôn mặt đanh, bướng bĩnh của chị với vẻ khó hiểu, ông đâu phải là một kẻ mềm yếu, ủy mị. Ngược lại, bao giờ ông cũng tỏ ra rắn rỏi, sắc bén. Nhưng ông có phần e ngại khi nhìn dáng điệu người đàn bà nhỏ nhắn đang ngồi đây với đôi bàn tay thoăn thoắt khâu những mũi kim chắc chắn.
 - Hiu cũng trố mắt nhìn Môli, chẳng hiểu vì sao vợ anh lại ngắt lời ông già. Quả thực cô ta chẳng biết gì về dân da đen. Phải chăng cô ta muốn khẳng định mình? anh nghĩ. Đã nhiều lần cô ta nói như vậy, những tiếng nói lạc điệu, không khớp vào câu chuyện, khiến người nghe chẳng hiểu cô ta muốn gì và cứ phải băn khoăn mãi về những điều cô ta đã nói - Không, - Xôlơ nói nhẹ nhàng. - Họ không phải loại người xảo trá đâu, trừ khi họ bị lừa dối. Còn chuyện bẩn thỉu - thì xin cô thử nhìn lại xem - không bao giờ thấy một người da đen nào sống ở vùng núi bẩn thỉu như những người bản xứ - sống ở các vùng ven thị trấn. Nhìn chiếc quần màu lông thú mà Kunadu giặt cho Oarieda, khó mà nói là anh ta bẩn, phải không nào?
Nhưng cô nói đúng, tôi cũng không thích gì họ. Chưa bao giờ tôi thích cả, - ông già nói tiếp vẻ sốt sắng, để Môli bớt lúng túng. Tôi chẳng hiểu vì sao. Có lẽ chỉ vì họ thuộc giống người khác, ấy thế nhưng không thể không nhìn nhận những gì đã quá r&otild biết ông già vừa bảo lấy một ít bột mì và chè bỏ vào ba lô cho ông rồi dặn cô nói với Hiu rằng ông đi lên núi cùng Bốp lẻ một thời gian.
Mấy ngày sau, Hiu trở về, và Môli đã kể cho chồng nghe hết những chuyện đã xảy ra. Hiu hầu như không nói gì, nhưng lại chuẩn bị ra đi. lần này anh đưa õarieda theo cùng.
Anh không muốn xúc phạm đến tình cảm của ông già, Hiu nói với vợ. - Nếu ông già nghĩ chúng mình không cần ông già ở Uytaliba này nữa, thì không thể lường trước được những gì sẽ xảy ra. Ông già chẳng còn biết đi đâu. Vả lại, anh cũng đang cần ông già. Ở trại mà không có một người như ông già thì chẳng ra sao.
 - Phải rồi! - Môli nói to. - Anh bao giờ chẳng nghĩ thế! Anh có biết đâu em phải chịu đựng đủ điều.
Một tuần sau, khi Hiu và, Oarieda trở về, Slôli vẫn còn khó chịu …
Bọn anh lần theo dấu vết ông già ra tận cuối dãy cồn cát, - Hiu nói, và thấy ông già đang ngồi gục đầu dưới một lùm cây gai. Bây giờ thì ông già sẽ không bao giờ còn theo Bốp lẻ ra tận miền đông, nơi người ta gọi là biên giới của hoang mạc. Rồi thả cho con ngựa muốn đi đâu thì đi nữa, mặc dù đó là ý định trước sau như một của ông già. Bọn anh đã chôn ông già ngay dưới lùm cây gai.
Năm ấy Hiu không kiếm đủ tiền cho vợ đi nghĩ miền biển.. Anh rất buồn, nhưng không thể làm gì hơn. Giá như cô ấy bớt nghĩ về mình mà nghĩ nhiều hơn về công việc của trại thì sẽ cảm thấy thoải mái! Hiu tự nhủ. Mẹ anh cũng đã từng làm việc liên tục hàng bao nhiêu năm ở đất ytaliba này, mặc dù rất gầy yếu.
Mùa hè năm ấy, sau khi Xôlơ qua đời, năm cô con gái của vợ chồng Hiu vẫn chạy nhảy, la hét ầm ĩ như trước. Quan hệ bố con vẫn đầm ấm. Hiu thực sự là người dễ dãi đối với những đứa trẻ tinh nghịch. Anh biết rõ tính mình như vậy mặc dù ở đây chúng bị chê trách và bản thân anh thì bị coi là nhu nhược. Nhưng suy cho cùng, anh còn có một nguồn an ủi thầm kín khác. đấy là cậu con trai của Thần Gió. lúc này cậu bé đã lên mười và đã có thể đi trại cùng anh. Riêng cái món quản và chăn ngựa thồ thì chú bé quả là thần đồng.
Hễ Hiu đi đâu là cậu bé đi theo đó. Mọi người đều thừa nhận Uyni đã trở thành người giúp việc đắc lực của Hiu. Cậu đã biết nhóm lửa, trải chăn cho Hiu nằm. Uyni bao giờ cùng ngủ chung với người da đen nhưng mọi người trong trại đều biết Hiu rất yêu quí cậu.