Dịch giả: NGUYỄN CẢNH LÂM
CHƯƠNG 15

    
ôli phá lên cười khi nghe chồng dặn mấy cô cậu da đen những việc cần làm vào buổi sáng hôm sau. Lúc đầu chị còn rụt rè, không đủ can đảm để xin, chưa nói là bảo ban các thứ. Nhưng rồi cũng quen dần. Đây là nhà mình chị tự nhủ. Mà chúng nó là đầy tớ cơ mà!
Nhìn qua khe cửa, chị thấy Hiu, chân đeo cặp đinh thúc, đầu đội mũ, đứng ngay ngắn dưới mái hiên, tuy không cao lắm, nhưng là một thanh niên tráng kiện. Túm tụm trước mặt anh là đám thanh niên da đen dang lắng nghe anh dặn dò các công việc trong ngày. Môli thầm nghĩ chồng mình quả có dáng “ông chủ”, thể hiện trong từng lời nói, từng cử chỉ. Với chiếc quần đùi trắng, chiếc sơ mi xanh bạc màu, chiếc mũ phớt rộng vành, chiếc roi bò quàng một bên vai, hộp đựng diêm bằng đồng thau, chiếc dao găm và chiếc tầu móc vào thắt lưng da to, trông anh thật oai vệ. Môli tự hào làm vợ của một vị chủ trại trẻ tuổi, và ít nhiều xúc động về điều đó, về sự mạo hiểm mà chị đã dấn thân vào.
Không phải Hiu đã tán tỉnh chị đúng với ý nghĩa của sự tán tỉnh mà chị hình dung. Anh không hề biết tỏ tình là gì. Nhưng bằng cách thực tế nhất, anh đã hỏi thẳng Môli có thích lấy anh không, và liệu cô có thì sống ở một trại chăn nuôi hẻo lánh, hoang vu, với những điều kiện hết sức khắc nghiệt không. Vốn là một người hầu gái, phải làm đủ thứ công việc tại một quán trọ ở Gieronton, nơi Hiu đã nghĩ lại mấy ngày sau khi ra viện, nên nghe nói vậy, Môli chỉ nghĩ rằng anh nói đùa. Nhưng rồi nghe Hiu khẳng dịnh lại là anh nói nghiêm chỉnh, thì chị cho rằng anh yêu thật, hơn nữa còn nói trắng ra là muốn lấy chị làm vợ.
Tuy trước khi cưới nhau Hiu có phần vụng về trong tình yêu, nhưng điều đáng quí là anh rất yêu vợ. Trong suốt cuộc hành trình dài từ miền biển về Uytaliba, Môli cảm thấy hạnh phúc được làm vợ chàng trai họ Oát này. Hiu vừa đẹp trai, vừa chu đáo, lịch thiệp. Hơn nữa, được chờ đợi, quan tâm chăm sóc lại là điều hết sức mới lạ đối với một cô gái vốn quen chạy ngược chạy xuôi, chờ đợi, chăm sóc. hầu hạ người khác - đúng như chị còn nhớ - nên Môli đã đón nhận điều đó một cách thích thú. Chị dám chắc rằng thực sự là Hiu yêu mến mình hơn nhiều so với lúc họ mới lên đường. Anh mỉm cười cảm ơn chị một người đàn bà trẻ tuổi mà có vẻ rắn rỏi, biết chịu đựng. Suốt những ngày đầu đi đường, trong ánh nắng chói chang, bụi đất bay mù mịt. Mặc dù phải căng mắt nhìn những cánh đồng tít tắp ngày một trải rộng ra trước mắt, đến nổi đầu óc nhức nhối, lưng đau, mắt hoa lên, nhưng cô không hề tỏ vẻ mệt mỏi.
Cũng khá lãng mạn đấy chứ, phải không em? – Anh vui sướng hỏi, khi họ dừng lại nghỉ bên đường.. Anh nhóm lửa – rồi trải đệm lên bãi cỏ dưới bầu trời quang đãng. – còn phải đi chừng này nữa cơ, em hiểu không?
 - Thế à? Thật không, anh? – Môli hỏi.
Hiu không cố làm ra vẻ yêu đắm đuối, mà chỉ nói: Anh muốn có một người vợ, một người đàn bà biết ăn ở phải đạo và tốt bụng như em để kết bạn trăm năm thế thôi. Hy vọng anh và em ý hợp tâm đồng. Anh đã từng nếm trải một cuộc sống đầy vất vả, và vì vậy anh còn phải phấn đấu để bù đắp lại, sẽ ăn ở với em như một người chồng biết điều.
 - Thôi, đừng dớ dẫn nữa! - bà cô của Môli là chủ quán trọ, khuyên như vậy. Lấy được cậu ấy là tốt phúc lắm rồi.
Quả vậy, bà cô Emili nói đúng, - Môli suy nghĩ. Bà Phereíhơ, vợ ông bác sỹ thì bảo rằng có biết bao nhiêu con gái đẹp ở cái đất Giêrônlơn này mà cậu ta chỉ chọn mày thôi đấy. Chỉ vì mày vui lòng về Uytaliba, mày hiểu không?
Hôm hai người làm lễ cưới, Môli nghe Iutơxơ, Pherethơ chúc mừng Hiu.
 - Phải rồi, cậu chọn cô ấy là đúng lắm, ông ta nói. Giỏi đấy. Cô ấy khỏe, tâm hồn lành mạnh vừa xinh xắn, vừa biết ăn ở, biết điều, chắc cô ấy sẽ chịu ơn cậu về cách cư xử như vậy.
Hiu hy vọng Môli cũng như anh sẽ toại nguyện về cuộc tình duyên này. Anh chẳng muốn gì hơn là làm sao cho vợ mình sung sướng, mãn nguyện nhìn qua lối ra vào, Môli cảm thấy buồn cười khi thấy Hiu đứng ra lệnh cho đám người da đen làm hết việc này đến việc nọ.
 - Này anh Hiu. - Môli gọi. - đây là việc của em chứ ỉ
 - Phải rồi, - Hiu quay lại nhìn vợ, cười vui bẻ. Nếu em làm được thì làm!
Rồi anh đi về phía cửa buồng vợ. Môli đang đứng giữa phòng, ăn bận đỏm đang, hai tay xoẳn xoẳn, vuốt ngược mái tóc trước tấm gương nhỏ hình vuông.
 - Anh sẽ phải đi đóng dấu bò, nếu không, năm nay sẽ không đủ bê con, - Hiu nói.
 - Em sẽ ở nhà một mình, không sao cả, - Môli nói.
Thấy Môli tươi cười, tự tin. Hiu bước qua ngưỡng cửa đặt môi hôn lên làn da vai tươi mát của vợ rồi đi ra khỏi phòng.
Chị nghe anh vừa huýt sáo, vừa nhún nhẩy bước dọc hàng hiên đi vào nhà bếp. Rồi chị nghe tiếng loảng xoảng trong bếp, và biết là chồng đang lục lọi các hộp đựng thức ăn chưa rửa hoặc lạc đâu mất không thấy. Anh phân phát các khẩu phần cho những người da đen, xẻo một súc thịt to thành từng miếng chia đều cho mọi người rồi bỏ chè, đường và bột mì vào từng hộp sắt tây cho họ.
 - Này, em có biết làm bánh mì không? Hiu hỏi vợ khi chị thoăn thoắt bước vào nhà bếp, vẻ hăm hở tươi vui trong bộ áo váy bằng vải hoa.
Chị tìm quanh trên những chiếc giá đựng sát tường, nào là xoong, đĩa đựng bánh, hộp sữa, v.v…. Nhưng cứ hai cái lại có một cái thủng và một số thì nhét đầy những mẫu dẻ rách bẩn thỉu. Chị đưa từng cái lên ngửi xem mùi gì.
 - Em thông cảm nhé, Hiu nói - Khi mua những thứ này, bà cụ anh quá hà tiện. Bây giờ chúng ta sẽ phải kê hẳn mộ danh sách các thứ em cần rồi gửi đi mua.
Mắt Môli sáng lên,  
 - Được, trong khi anh đi vắng, em sẽ làm, - chị nhanh nhẫu nói. – rồi anh sẽ thấy bếp ăn của chúng ta khác hẳn ngay lập tức, Anh chưa thấy hết giá trị của chỗ này đâu.
 - Tất cả các công việc nặng nhọc như lau chùi, rửa bát đĩa thì bọn da đen sẽ làm, - Hiu nói. Mini thấy ngày xưa bà cụ làm như thế nào rồi. Kunadu cũng vậy. Nhưng nên nhớ là có bảo chúng nó mới làm. Kiên quyết nhưng phải tỏ vẻ xuề xòa với chúng nó mới được việc.
Mấy phút sau thì Hiu ra đi. Môli nhìn chồng cưỡi ngựa đi về phía núi cùng mấy cậu con trai đa đen. Xa xa, nơi chân trời là những dãy núi nhấp nhô như được phủ bằng một chiếc khăn xanh.
Môli bắt tay vào công việc, sắp xếp đồ đạc trong bếp thật ngăn nắp. Chị còn mất khá nhiều thời gian để sắp lại các thứ trong bếp ăn của đầy tớ, như rửa bát đĩa, lau chùi sàn nhà. Quả là bếp ăn nhưng không khác gì nhà kho, vừa xộc xệch xiêu vẹo, vừa bẩn thĩu hôi hám ; đã thế tất cả các cửa sổ lại không có mành che, các cửa kính đều rạn vỡ ; các giá đựng không có giấy lót.
Việc gì khác thì không biết, chứ về mặt nội trợ thì quả là bà có hơi yếu, Môli quả quyết như vậy. Có thể bà cụ có tài quản lý trang trại, nhưng Môli dám chắc rằng làm ra đồng tiền nào thì rồi bà cụ cũng chỉ ném hết vào công việc nội trợ.
Thử nghĩ xem, không biết bao nhiêu là đầy tớ!
Hãnh diện khi nghĩ tới phẩm giá của chỉnh minh, Môli bắt đầu thúc giục bọn đầy tớ làm hết việc này việc nọ như bà Amxtrong trước đây vẫn thúc giục chị. Nói chung, Môli lấy làm vui sướng là bà Amxtrong đã thúc giục chị, bắt chị làm các thứ đến nơi đến chốn. Minh sẽ chỉ cho Hiu biết cách quản lý gia đình, cả bọn đầy tớ nữa, Môli tự nhủ. Cái kiểu làm ăn chậm chạp, lề mề, lười biếng, thích thì làm, không thích thì thôi, là chị không chịu được.
Lần đầu tiên trong đời Môli được biết thế nào là quyền sỡ hữu. Và quyền sở hữu của chị là ở trong gian bếp này, là các thứ chai lọ, nồi, niêu, xoong, chảo - tất cả là hiện thân của một cảm giác mới lạ. Đây là gian bếp của Môli: các thứ chai, lọ, xoong, chảo đều là của chị và chị cảm thấy hãnh diện. Chị coi khinh bọn đầy tớ, quát tháo, gọi chúng mang rác đi đổ, sai chúng làm việc này việc nọ, khiến chúng chạy ngược chạy xuôi cuống quýt, không kịp thở, và cứ thế mà trợn tròn mắt bàng hoàng, sửng sốt. Chị mặc chúng kêu la.
Suốt ngày chị say sưa lau chùi gian bếp, chỉ cho phép bản thân và tất cả bọn đầy tớ gái đủ thời gian uống một tách trà, nuốt vội một mẫu bánh mì phết bơ vào giờ nghĩ giải lao giữa trưa.
Hiu trao lại cho Môli chìa khóa mở cửa ngôi nhà xày bằng gạch sống, mái lợp rạ, cách ngôi nhà chính một quãng ngắn. Rồi Môli gọi Kunadu cùng đi xuôi về phía nhà kho để chỉ cho người đầy tớ da đen biết những thứ gì để ở đâu. Chị vừa đi vừa rung rung chùm chìa khóa, ra vẻ quyền thế, khiến chúng đập vào nhau kêu xủng xẻng.
Mà nhà kho cũng là một sự khám phá.
Chao ôi, sao lại như một cửa hàng thế này? Môli thốt lên vui sướng khi Kunadu thọc một chiếc chìa khoá to vào ổ khoá đồ sộ khiến nó kêu ken két, rên rĩ, rồi đùng một cái chiếc cửa chấn song bật mở tung.
Không! - Kunadu khẽ nói, vẻ lo ngại, khi Môli bước vào nhà kho.
Cái gì thế? - Môli chững lại nơi ngưỡng của khi nhận ra sự sợ hãi trong tiếng thốt lên của Kunadu
Đống củi, - Kunadu nói hỗn hễn. - Ở đây có đống củi.
 - Thế à! - Môli chợt hiểu ra. Tốt hơn là đứng một lúc ở cửa ra vào cho quen mắt đã.
Kunadu nhặt một que dài cạnh bức tường phía nhà kho rồi đập đập lên sàn nhà. Môli nghe thấy mái nhà kêu sột soạt như có rắn đang bò qua.
Môli nhớ ra rằng Hiu cũng dặn phải cẩn thận khi vào nhà kho, vì lâu ngày không mở nên thỉnh thoảng có một hai con rắn lạc đàn chui vào đấy ngủ.
Môli thấy rắn thì khiếp vía, chị do dự không biết có nên vào kho nữa hay không. Nhưng Kunadu đi chân đất mà vẫn bước vào. Cô ngoái cổ nhìn ra ngoài, miệng mĩm cười, như thể muốn nói với Môli: Không sao đâu. Chị vào đi!
Nhưng khi vào hẳn trong kho rồi, Môli lại cảm thấy thú vị. Nói là kho nhưng đây thực sự là một cửa hàng, một hiệu buôn trong bóng tối, đồ đạc ngỗn ngang, quá ư bẩn thỉu - những chiếc quần xanh và áo sơ mi đàn ông treo tất cả vào một chỗ ; những thứ đồ hộp bọc trong giấy gói sặc sỡ, gồm mứt đặcc ca cao, cà phê, xốt cà chua, cá, v.v… xếp hàng dãy trên tường ; những túi và hòm bột mì, đường, chè được xếp gọn vào một góc.
Môli càng vui sướng với ý nghĩ trang trại của chị có hẳn một cửa hàng riêng. Chị hiểu rõ rằng cửa hàng này quan trọng hơn cả chính trang trại. Rồi chị đưa mắt nhìn quanh và tự nhủ khi nào dọn dẹp xong nhà cửa, sẽ dành thời gian để sắp xếp lại các thứ thật ngăn nắp.
Chị thận trọng luồn tay vào những kiện hàng, các túi đồ đạc dễ bể, xách, sắp xếp mà không biết đến bao giờ mới có thể đi lại một cách thoải mái, không bị vướng đồ đạc và không bị vấy bẩn.
Muối và vôi, ở đâu? - chị nói với Kunadu – Còn kia là cái gì nhỉ? Sơn xanh lá cây chăng? Bê cả mấy thứ ấy luôn.
Kunadu lục lọi tìm được muối. Cô lấy một hộp sơn xanh lá cây từ trên một chiếc gía cao. Còn “vôi” thì chịu, cô lắc đầu mỉm cười, cô giảng giải cho Môli hiểu rằng thứ này thì phải ra ngoài suối lấy, vả lại chỗ đó cách nhà chẳng bao xa. Cứ việc lấy thứ đất vôi mềm, tán thật mịn rồi trộn với nước là được. Cô sẽ bảo bọn trẻ con đi lấy.
Môli không hiểu lắm, nhưng vẫn gật gật đầu, vì nhận thấy Kunadu hiểu mình đang cần gì và sẽ đi lấy giúp.
Kunadu thọc tay vào thùng sắt tây đựng hạt dẻ và nho khô, bốc ra một nắm rồi trao cho Môli, cặp mắt long lanh tươi cười như thể muốn nói với bà chủ trẻ tuổi rằng “đây là nơi cất giấu các thứ của quý”.
Môli nhặt một nắm nho khô từ trong bàn tay của Kunadu và lắc đầu.
Cảm ơn, cô ăn đi, - tôi không ăn đâu, - chị nói.
Những ngón tay thon thon của Kunadu chụm lại, nhỏm hạt dẻ và nho khô nằm gọn vào giữa lòng bàn tay. Bản thân cô cũng không ăn, nhưng nắm giữ rất cẩn thận. Sau đó một lúc Môli nghe Kunadu gọi các con từ dưới xóm lên và được chứng kiến cô phân phát hạt dẻ, nho khô cho Chami và Bâylala.
Hai người đàn bà từ dưới xóm thổ dân lên xin thuốc sợi và áo váy. Môli chẳng biết nên xử sự thế nào. Kunadu mắng đuổi họ về.
Cô giúp Môli bê xách các thứ, như muối, sơn xanh, cà phê, mứt, cá tươi và đồ hộp - tất cả các thứ này họ vừa tìm được trong nhà kho.
Vui mừng vì đã có các thứ, Môli liền quay về nhà, rảo bước băng qua những khu đất gồ ghề lởm chởm đá, thầm nghĩ cuộc sống nơi đây thật thoải mái, không khác gì ở quê nhà, dù chị đang ở giữa những bụi cây, những cánh đồng đất đỏ. Bao quanh là những dãy núi nhấp nhô xanh biếc, những khu rừng rậm rạp.
Nhưng chị không hài lòng khi thấy Mini và Bandoghera lợi dụng lúc chị đi vắng để hút thuốc và túm tụm chuyện trò huyên thiên sau đống củi. Hơn nữa, cách đây một tiếng đồng hồ chiếc sàn nhà bếp được lau sạch, bây giờ đã lại bẩn.
Chập tối, khi Hiu trở về, đám đầy tớ da đen liền phun nước quét dọn vỉa hè, trong khi Môli cất lên giá các thứ đồ dùng bằng sành và tráng men, nghĩa là những thứ còn được coi là có giá trị. Qua gương mặt ủ ê của Mini và Bandoghera, anh đoán biết được những gì đã xảy ra. Một chân bước lên thềm rồi mà anh còn ngoái lại cười, chào họ.
Này, xem mặt trời kia kìa! - anh nói to, như thể nhắc nhở họ là đã đến lúc nghỉ tay. Nhanh lên, làm cho xong mà về kẻo mệt!
Khi đám đông đầy tớ vội vã ra về, mang theo cả chổi và vòi phun, thì Môli xuất hiện từ trong nhà bếp và phần nào đã nhận ra sai lầm của mình.
Trời ơi! - Hiu kêu lên, - Có bao giờ bắt chúng nó làm việc muộn thế này đâu! Nói chung quá trưa rồi là chúng nó chẳng bao giờ làm thêm một tí gì.
Nhưng anh ơi, - Môli nói. Hiu nhìn thấy gian nhà bếp phía sau Môli vừa mới được quét vôi trắng, những mẫu giấy cắt làm giấy lau miệng được xếp, tỉa gọn gàng trên giá và Kunadu đang sắp bát đĩa vào chạn.
Đúng, em làm thế thì không mất một tí thời gian nào cả, Hiu nói.
Môli không dám chắc là chồng thật sự vui lòng, nhưng quả thực chị rất toại nguyện, với những cố gắng của mình, đến nổi cứ băn khoăn không hiểu Hiu cảm thấy căn phòng bây giờ ra sao. Chị nghĩ nếu Hiu không thích sắp xếp lại đồ đạc hay thay đổi trật tự trong nhà thì âu cũng là điều tự nhiên. Nhưng chị đang muốn làm chủ trong gian bếp của nhà này. Chị đã quyết như vậy.
Mọi thứ ngỗn ngang đến chết khiếp được. Dần dần em sẽ sắp xếp đâu vào đấy, Môli thanh minh ;
Tình thương và sự đồng cảm của Hiu tràn đầy khi anh ôm hôn vợ.
Em giỏi lắm, - anh nói.
Và khi đứng ở vỉa hè, thấy Môli quay mặt về phía Kunadu nói với giọng cao thượng: “Được rồi đấy cô về đi!”, anh đã cười to,
Dạ, thưa Mămi, vâng ạ, - Kunadu nói, rồi với thái độ đỉnh đạc mà duyên dáng lạ thường, cô đi ra khỏi bếp.
Hiu cười rũ rượi, như thể vừa nghe một câu chuyện tiếu lâm tuyệt vời.
Chuyện gì thế, anh? - Môli hỏi.
Đừng bắt cô ấy gọi như vậy.
Gọi gì cơ?
Bảo cô ấy đừng gọi là Mămi, kẻo người ta cười cho, em hiểu không?
Cái tính bướng bĩnh vốn dĩ là cốt lõi trong tư chất của người đàn bà này đã thoáng hiện lên khuôn mặt.
Em tưởng là ở nhà quê thì có ai cười! Hơn nữa...
Chẳng bao lâu nữa ở Nunieoara người ta nghe thấy, và em yên trí. Xam Giêry sẽ báo cho mọi người biết, dù ở cách đây hàng trăm dặm, Hiu giải thích.
Môli vùng vằng chuỗi ra khỏi hai cánh tay của Hiu vừa choàng qua cổ chị.
Lúc em ở chỗ nhà kho có hai bà già đến bảo!
“Môli, cho xin chiếc váy”, - Môli thanh minh. - Và em bảo: “Đừng gọi tôi là Môli. Lúc đó em không còn biết bảo họ nên xưng hô với mình như thế nào, thành thử em bảo họ: “Cứ gọi tôi là “Madam”. Lúc nào Kunadu và những người khác. Bắt đầu gọi em là Môli, bao giờ em cũng bao họ nên xưng hô: “Dạ, thưa mađam, vâng ạ! “, “Dạ, thưa madam, không ạ! giống như trước đây em vẫn phải xưng hô với bà chủ của em.
À, ra thế! Hiu hiểu và đã phải dùng lời mềm mỏng để làm Môli nguôi tự ái, sau khi thấy do bị xúc phạm mà chị đã giảng giải dài dòng như vậy.
Nhưng ở đây người ta không quen gọi như vậy, - Hiu nói. Trước đây, đám dân da đen bao giờ cũng gọi bà cụ là Mămi vì họ nghe anh hồi nhỏ thường gọi bà cụ như vậy. Nhưng Mămi trong tiếng thổ dân lại cổ nghĩa là “cha”, và bà cụ tự hào vẻ cái tên dân bản xứ quen gọi mình. Quả thực nó vừa có nghĩa là mẹ vừa có nghĩa là cha. Còn đối với anh thì bao giờ họ cùng gọi Iu hoặc Iuni. Anh đã lớn lên cùng hầu hết thanh niên ở đây, hơn nữa ở cái đất Tây Bắc này chưa có ai lên đây sinh cơ lập nghiệp mà lại không thích được người thổ dân gọi theo kiểu thân mật như vậy. Ở đây người ta quay lưng lại với tất cả những ai bắt dân da đen gọi mình là Thưa ngài! hoặc “Thưa ông chủ”. Chỉ có những người mới đến ngụ cư hay khách qua đường mới thích như vậy.
Thế thì anh bảo họ xưng hô với em như thế nào? - Môli hỏi, - Em chưa bao giờ nghe bọn đầy tớ gọi em theo tên thánh thân mật như thế.
 - Nhưng nhưng người này đâu phải là đầy tớ! - Hiu nói. Ngay cả với nghĩa bình thường cũng chẳng phải. Chúng mình có trả công cho họ đâu, trừ cho ăn, mặc và thuốc hút. Đối xử hậu hĩnh với họ, cho họ ăn no, thỉnh thoảng cho vài viên thuốc giảm đau hay một lọ dầu cao khi họ đau bụng là họ làm hết mọi thứ trên đời này cho em. Có điều không bao giờ được bắt họ làm những việc quá nặng nhọc, đặc biệt là đám đàn bà con gái. Trời sinh ra họ không phải để làm những việc nặng nhọc. Họ không chịu được đâu. Xem những bàn tay mảnh dẻ của họ thì biết. Như đôi bàn tay của Kunadu chẳng hạn.. Anh chưa bao giờ thấy cô gái nào có đôi bàn tay xinh đẹp như cô gái da đen này.
Môli trố mắt nhìn chồng, vẽ lạnh lùng, rồi chị díu lông mày, tỏ vẻ khó chịu. Chị thoáng thấy có điều gì như là mối đe dọa đối với ý nghĩ của mình về một tổ ấm gia đình đẹp đẽ, nhưng chị đâu dễ chịu thua. ý định của chị là trở thành bà chủ trong ngôi nhà mà chị đang ở. Chị không nghĩ là mình sẽ cai quản trang trại Uytaliba này mãi mãi theo cách của bà Bêxi. Nhưng chị sẽ hết sức thận trọng.
Trong thời gian tớ đi vắng có ai đến đây không?
Hiu hỏi Oarieda khi anh chàng này vào bếp nhận phần thịt và bột mì cho người da đen.
 - Xam Giêry và Bốp lẻ, cả ông già Giô nữa, có đến đây một lần, - Oarieda trả lời. Xam đi ô tô. Sêba lái xe cho ông ta.
 - Thế? ông ta đi ô tô cơ à? Hiu cắt súc thịt đen hệt như gỗ mun ra làm nhiều miếng. Nhưng ông ta cần gì ở đây?
Hiu đã từng được nghe kể về chiếc ô tô của Xam Giêry. Ông ta còn dạy Sêba lái xe để khi nào minh say rượu thì giao cho cô ấy lái đưa ông ta đến những nơi cần thiết.
Anh chàng da đen cười tít mắt. Cũng như Hiu, anh ta biết rõ Xam Giêry rất thèm khu trại Uytaliba, và đã nhiều năm nay mưu toan chiếm đoạt nó.
 - Cậu có muốn qua bên đó quản ngựa cho lão không?
Oarieda gật đầu.
 - Còn cậu thì thế nào, Oari?
Anh chàng da đen kia lắc đầu
 - Không! cậu ta trả lời. Tôi đã bảo với ông ta: “Tôi là con trai của Uytaliba, vả lại Iuni sắp về rồi! “.