Dịch giả: NGUYỄN CẢNH LÂM
CHƯƠNG 30

    
ăm tháng trời lặng lẽ trôi qua. Hiu và bọn con trai đã tìm kiếm khắp nơi, nhưng không được tin gì thêm về Kunadu.
Thị trường buôn ngựa sụt giá. Những đàn gia súc ba bốn trăm con rong ruổi trên những cánh đồng, dốc núi. Hiu nhóm gia súc về đóng dấu, thiến và sơ bộ thuần thục những con có triển vọng nhất, nghĩa là làm tất cả những gì cần thiết trong việc quản lý chăn nuôi ; hết thay thế huấn luyện những con ngựa mới. nhưng ôtô, xe tải xuất hiện ngày càng nhiều, nên ngựa trở nên chẳng được tích sự gì và giảm hẳn giá.
Hiu chọn những con thật to, khỏe, béo, tốt, có sức chịu đựng dẻo dai, thuộc loại lai poluto-hera để đưa sang bán ở singapo và các đảo gần đấy. anh cùng đám con trai lùa một đàn đến cảng hetlen rồi cho chúng lên một chiếc tàu Hà Lan cũ kỹ, chở đi cho một hãng đã từng hỏi mua ngựa của Gxtrâylia. Đàn ngựa của anh bán được giá, nhưng khi đến một đất nước xa lạ - lạ từng âm thanh, tiếng động và hình ảnh thì chúng lồng lộn, quay cuồng như điên dại, khách hàng hết tín nhiệm.
Chẳng có cách nào khác - Hiu suy nghĩ là lần sau phải đưa người đi theo để chỉ dẫn cách điều khiển các chú ngựa non đang háu đá. Và Bili Gâylơ được chọn đi làm việc đó. Hiu thu xếp việc trông nom trại Ketchi Keichị trong thời gian Bili đi vắng, còn Xam Giêry thi vui mừng được ra tay cho thiên hạ thấy không có Bili Gâylơ, lão vẫn có thể quản lý trại một cách hiệu quả, nếu lão muốn.
Hiu cho tàu chở hai, ba chuyến ngựa bán cho các quận vương Ấn Độ và các quan chức Anh ở Ấn Độ, cũng như ở các đảo xung quanh Singapo.
Anh buồn rầu đi lang thang dọc các đường phố lớn thuộc các thị trấn miền bắc, sau khi giải quyết xong đàn ngựa. Trông anh cũng bẩn thỉu nhếch nhác ; như đám con trai đa đen, chiếc quần vá nhiều mảnh, chiếc mũ rộng vành sờn mép ; chiếc đai mũ cũng rách xác xơ.
Đám đàn ông da đen thơ thẫn đạo xung quanh những túp lều quét vôi trắng, những lán trại nhà kho và quầy rượu lợp tôn cuốn, đều nhìn Hiu khi anh bách bộ hay phi ngựa leng keng trên đường. Đám lái xe và buôn bò đi qua Uytaliba đều dừng lại kháo chuyện với Hiu rồi kéo anh đến các quầy rượu rải rác khắp thành phố, quát tháo gọi đồ uống.
Trại Uytaliba đang như cổ xe lăn xuống dốc điều đó ai cũng biết. Hiu nợ rất nhiều, thậm chí đã có tin đồn anh phá sản và toàn bộ trang trại sắp bị đưa ra bán đấu giá.
Chỉ được một mùa mưa nắng điều hoà, rồi từ đó đến nay, đã một năm tròn, mà uytaliba chưa bao giờ có được một cơn mưa nhỏ. Uytaliba mất mùa liên tiếp, trong khi hầu hết các trại phía dưới vĩ tuyến hai mưa đều được mưa tưới mát. Chừng ấy cũng đủ làm người ta nản lòng. Thế nhưng Hiu vẫn đeo đẳng công việc của trại, không hề nghỉ tay. Rất hiếm người da trắng làm việc được như anh ; hết ngày đến đêm anh cùng bọn con trai da đen chăm nom đàn gia súc qua suốt cả mùa khô. Chẳng ai hiểu vì sao anh vẫn cố bám lấy miền đất Uytaliba, trong khi không mảy may có được một người đàn ông hay đàn bà da trắng làm bạn để chuyện trò khuây khỏa hay đỡ đần anh những công việc vặt vãnh. Ngoài Bốp lẻ và BenOnxớp là hai người đàn ông da trắng duy nhất anh còn có thể nhờ cậy đôi điều, còn thì tất cả công việc xưa nay đều đo người da đen làm, mặc dù Xam Giêry có lần nói rằng thậm chí cả dân da đen cũng đã chán Hiu.
Xét qua những biểu hiện bực dọc của dân da đen, thì quả thực anh đã bắt họ làm việc quá sức. Trong việc nấu nướng, quét nhà cửa, người da den bao giờ cũng qua loa đại khái được sao hay vậy.
Suốt hai ba năm trời Hiu và Xam Giêry không hề chuyện trò với nhau. Khi gặp nhau trên đường, cả hai người đều cố ý nhìn thẳng về phía trước, làm như thể không nhìn thấy nhau. Hiu bảo bọn con trai da đen qua trại Nunireoara tìm kiếm những con bò có đóng dấu T, W chứ bản thân anh chẳng bao giờ đi.
Trong thời gia Bili Gâylơ và Phili đi vắng bán ngựa tại các đảo giáp với Singapo, thì Giêry lâm bệnh. Trong cơn đau dữ dội, nghĩ cái chết đang đến gần, lão đành bảo Sêba qua trại uytaliba xin thuốc. người đàn bà này mang theo một lá thư viết nguệch ngoạc, gần như không đọc nổi. trong thư lão hỏi xin ít thuốc giảm đau. Hiu lấy ít moocfin và thuốc tiêm dưới da cất trong chiếc tủ thuốc đã cũ kỹ của mẹ anh để lại rồi lên xe cùng Sêba đi Nunieoara. Tiêm thuốc xong, anh đánh xe đưa lão xuống karara. ở đấy có bác sĩ và bệnh viện tử tế. sau khi mổ thoát vị, Xam Giêry trở về Nunieoara và bắt đầu quãng đời mới. Mối hận thù giữa lão và Hiu Oát dường như lắng xuống một thời gian. Gặp nhau họ đã bắt đầu chào hỏi và chuyện trò đôi chút.
Xam Giêry, người cao to, vạm vỡ, đeo chiếc thắt lưng trễ xuống cái bụng béo núc níc, vẫn tỏ vẻ nghênh ngang, vênh váo, cười nói oang oang. Và tại các quầy rượu nóng bức người đông nghịt, tại các khách sạn, hay vào những lúc hội hè nhậu nhẹt tai các địa điểm dọc bờ sông, lúc nào lão cùng bô bô bênh vực chế độ đa thê. Cái trò lão thích nhất là lấy quyển kinh đã nhàu nát từ trong túi ra, lật tìm từng trang sách rồi đọc to câu chuyện Giuđa phản chúa hoặc kể tên các hoàng hậu và nàng hầu của vua Xôlômông.
Một hôm, Hiu cùng Bich ôtô, người anh tình cờ gặp dọc đường, vào quán rượu ở Rôltơn. Xam Giêry đang ở đấy. Lão đứng đối diện với quầy rượu, đầu đội một chiếc mũ phớt to bè, mặt đỏ gay.
Nhìn thấy Hiu với vẻ mặt buồn rầu, và biết những người có mặt đều đứng về phía mình, Giêry không còn đủ sức cưỡng lại một ý đồ nham hiểm đang thôi thúc lão, là tìm cách trêu tức, một mẽ thật đau.
Này, Hiu! - Lão nói oang oang. Cậu có biết hôm nọ tớ nhìn thấy ai ở cảng không? Kunadu chứ còn ai nữa! Trời ơi, sao mà cô ta trở nên khọm đến thế! Thấy tớ cô ta rú lên rồi lấy đá ném theo, nếu không thì tớ đâu có biết.
Lạy chúa, suýt nữa thì tớ ăn đá cô ấy ném thật. Bọn con trai bảo cô ấy sống vất vưởng ở khu cảng những hai tháng nay rồi. Cô ấy đến đây trên một chiếc thuyền mò ngọc trai. Người ta bảo đã mấy năm nay cô ấy đi lại dọc bờ biển, la cà nay đây mai đó, trong những khu dân cư người Tàu, cuối cùng sống sa đoạ và chuốc bệnh vào thân, đến nổi đã có tên trong danh sách bị đày ra đảo. tớ hỏi viên cảnh sát anđoru liệu có cách nào cứu vớt cô ấy không, nhưng anh ta bảo người ta định cho cô ấy đi vào tuần tới.
Hiu vùng lên như một con rắn rồi vung mạnh tay đấm thẳng vào khuôn mặt phốp pháp đỏ gay của lão, Giêry ngã nhào. Đám đàn ông xung quanh đứng dậy nhao lên phản đối. Đầu choáng váng, mặt sa sầm vì uất ức, Hiu lảo đảo bước ra khỏi quán rượu.
Nửa đêm, Uyni tìm thấy Hiu nằm úp mặt sát đất ở phía sau khách sạn. Cậu liền tìm Chitali cùng nhau bế anh về chỗ cắm trại ở ngoại ô thị trấn. Sáng sớm, khi anh tỉnh dậy hoàn toàn, họ lại chuẩn bị sẵn sàng lên đường. Hiu cưỡi ngựa cùng với Chitali và Uyni. Anh không hỏi vì sao mình lên thị trấn để rồi lại ra đi sớm thế.
Đám con trai da đen lặng lẽ phi ngựa đi phía trước, Uyni sóng đôi cùng Hiu đi theo sau.
Về tới trại, Hiu vẫn còn bần thần mặt mày ủ ê một thời gian dài. Anh bắt tay vào công việc nhưng không làm nổi, đành phải bỏ dở, ngồi mơ màng nhìn lên cánh đồng. Dường như anh không còn cảm thấy thích thú hay quan tâm đến bất cứ thứ gì, mặc dù công việc hàng ngày của trại buộc anh vẫn phải điều hành một cách máy móc. Một không khí ủ ê, thất vọng, chán chường đeo đẳng mọi việc anh làm.
Ở xóm thổ dân, mọi người đang bàn tán về Hiu và tình trạng tan hoang của trại Uytaliba. Người ta đã tìm thấy tám con bò chết bên cạnh một vũng nước đã khô cạn, vì chiếc tháp bơm bằng quai gió bị gãy. Một tấm tôn bị bão cuốn từ trên vỉa hè đang nằm trần trụi trên cánh đồng. Hai con gà mái già thơ thẫn trong khu vườn bới rác kiếm ăn. thỉnh thoảng lại vào một góc trong phòng của ông chủ để đẻ trứng.
Túp lều che nắng đổ nát, thậm chí cả cây punti cũng chết khô, đứng buồn bã giữa những lùm cây xác xơ trước nhà.
Bầy vẹt trắng nháo nhác lượn vòng quanh ngôi nhà và khu vườn, kêu những tiếng kêu rùng rợn, phá tan sự im lặng.Những người da đen tin rằng Mămi đang đau xót trước tình hình suy sụp của trại. Tai ương đã đến với đất này kể từ khi Kunadu bỏ đi.
Thế là hết! - Chitali than thở, khi Bốp lẻ đánh xe đến vào lúc xế chiều, đưa mắt nhìn cảnh hoang vắng, tàn lụi của trại.
Trời, sao lại đến nông nổi này? Vì đâu?
Chìtaìi nhìn về phía dãy Tơ Mơrơ xanh xanh nhấp nhô, trùng điệp,  
 - Kunadu, - anh ta nói Kunadu bỏ đi, Hiu chẳng còn buồn giữ mọi người ở lại làm gì. Ông ấy bảo họ đừng quay trở lại nữa. Kunadu bỏ đi rồi.
 - Ông chủ bị linh hồn Kunadu chi phối - Chitali nói tiếp. Không phải vì cô ta mong ông ấy khánh kiệt, hay có ác ý sử dụng phép thần chống lại những người cùng dòng máu với mình và trại Uytaliba, Điều giản đơn là cô ta rời bỏ Uyũìiba, khiến nó trở nên cằn cỗi.
 - Iuni điên rồi! Chitali thì thào, vừa nói vừa đưa tay sờ lên đầu.
 - Nói bậy! - Bốp cãi lại. - Iuni kiệt sức là do nắng hạn, chẳng có lý do nào khác.
Thế nhưng trên đường về khu nhà ở của trại, trong dáng điệu nhẹ nhàng, linh hoạt, với chiếc quần màu da bò, chiếc áo sơmi trắng và chiếc mũ rộng vành, Bốp bắt đầu suy ngẫm về những điều Chitali vừa nói. Và tự hỏi làm sao một người đàn ông như Hiu lại có thể để những chuyện vớ vẩn như vậy dày vò tâm trí mình, làm đời mình tàn lụi? Thường thì đàn ông da trắng đối xử với đàn bà da đen chẳng ra gì, và không bao giờ thấy lương tâm cắn rứt.
Bốp lẻ đã mang sẵn trong túi cho Hiu lá thư sẽ chấm dứt mọi sự đau khổ, bất hạnh của anh. Qua những lời đồn đại, Bốp biết Xam Giêry đang rắp tâm chiếm đoạt trại Uytaliba, sát nhập nó vào địa phận trại của lão, và mưu mô sắp được thực hiện.
Xam Giêry đã gặp chủ ngân hàng, ngỏ ý đặt tiền mua trại Uytaliba vì Hiu sắp phá sản và phải từ bỏ trại. Hiu sẽ tiếp nhận tin này ra sao?
Bốp ngần ngại không muốn trao thư. - Anh ta băn khoăn suốt dọc đường từ Nunieoara đến đây. Cố tìm cách làm sao để Hiu khỏi choáng váng khi nhận được tin này.
Sau khi đã nói chuyện với Hiu hồi lâu anh ta mới gợi ý: Này, Iuni anh ta nói, - nghe đâu ông đang muốn rời khỏi nơi đây một thời gian?
Vậy mời ông qua chỗ tôi chơi. Nói thực với ông là dạo này tôi cũng đã ăn nên làm ra chút ít. Gần chổ năm ngoái, tôi tìm được một cục vàng nặng tám aoxơ. Còn những hạt vàng li ti thì đâu cũng có, chịu khó nhặt là được. Ở đấy, tôi thấy có nhiều viên ngọc thạch một dấu hiệu tốt đẹp. Biết đâu lại phất to. Trên núi Magonet, người ta đã phát hiện thấy khá nhiều vàng trong các viên ngọc thạch.
Hiu lắng nghe như thể đã đồng ý qua nữa với kế hoạch của anh ta.
Cậu mang thư cho tôi đấy à? - Hiu chủ động hỏi, hai mắt nhìn chằm chằm vào túi áo của Bốp.
Bốp trao thư, Hiu cầm lấy rồi đi vào phòng khách, nơi vẫn treo chiếc ảnh của bà Bêxi ; tấm ảnh bám đầy bụi vì đã treo quá lâu.. Hiu đóng cửa lại. Bốp kéo chiếc ghế đệm ra ngồi ở vĩa hè. Một lúc sau anh ta đứng dậy, ra chổ túp lều che nắng, lấy chiếc viỏlòng ra kéo ò e để nhắc nhở Hiu là anh ta vẫn chưa về.
Đến giờ ăn, Bốp đi vào nhà bếp, khều lửa đỏ rồi ngó vào chiếc tủ lạnh thô sơ mà bao năm nay không ai cho nước vào, đoạn tự mình tìm lấy thức ăn và tự pha trà uống. Rồi Hiu xuất hiện với nét mặt tỉnh táo, rắn rỏi chưa ai hề thấy trong một thời gian dài.
 - Ừ! Cứ lấy mà ăn. Ít ra là trong lúc tôi còn ở đây.
Sáng hôm sau Hiu báo cho Chitali biết trại Uytaliba đã bị ngân hàng quản lý. Rất có thể là Xam Giêry sẽ mua và sát nhập vào trại Nunieoara ra. Những người đàn ông da đen của trại có thể ở lại trại, hoặc qua Nunieoara làm cho Xam Giêry.
Hiu cũng nói rõ tình hình cho Uyni biết.
 - ý cậu thế nào? - anh hỏi Uyni, trong lòng tin là cậu sẽ xin đi cùng anh. - Bây giờ tôi gia tài khánh kiệt, không còn gì để cho cậu. Chỉ có thể thỉnh thoảng cho cậu ăn và quần áo mặc. Tôi sẽ cho cậu một con ngựa, thế thôi. Cậu làm thợ cơ khí và luyện ngựa được đấy.
Làm cho bất kỳ trại nào cậu cũng có thể kiếm được kha khá. Tôi sẽ cùng Bốp lẻ lên núi TorMơrơ tìm vàng. Cậu đi với tôi cũng được hoặc là tôi sẽ cho cậu một tờ giấy bạc năm siling, rồi đi đâu là tùy cậu.
Uyni tròn mắt nhìn Hiu, đôi mắt sâu, hai mí cuốn ngược sát lông mày.
 - Xin ông cho tôi năm siling, - Uyni đáp. - Tôi phải đi tìm mẹ tôi đã.