Tình hình mỗi ngày một sôi động, làng Tam Tòa đi gần hết. Những người theo Thiên Chúa Giáo rất sợ ở lại với Việt Minh. Họ gồng gánh, mang cả những vật dụng kềnh càng ùn ùn kéo nhau vào chợ Ðồng Hới, chỗ tàu thả neọ Tàu Pháp cho lên tất, kể cả máy may, xe đạp. Thời bấy giờ mà có chiếc xe sườn Peugeot hay Sterling, máy may hiệu Singer là cả một gia tài, khó mấy cũng mang theo cho bằng được. Trong lúc di cư đi từng tốp thì dân biểu tình chào mừng hòa bình, chống di cư kéo đi hàng đoàn. Khẩu hiệu hô vang trời, tiếng trống giục, tiếng phèng la, làm cho không khí càng căng thẳng hơn. Hôm sau người mua nhà đến làm giấy tờ. Nhận tiền xong, bà Ðàm nói: - Ngày mai tôi giao nhà. - Thì chị cứ ở đây, thong thả có sao đâụ - Tôi ở tạm bên bà chị vài hôm cũng được. Thật lòng ông khách cũng mong lấy nhà để còn sửa sang. Tối hôm đó mẹ con Thảo qua nhà bà Nhiêụ Hành trang chỉ có hai va-li quần áo, còn bao nhiêu thứ lặt vặt bà để lạị Bà Nhiêu cũng thu vén đâu vào đó. Bà đã tìm cách bán tống bán tháo tất cả các thứ, từ con heo con gà cho đến cái bàn cái kệ. Cái tủ sách Nam mua hai mươi lăm đồng, bà bán cũng được năm đồng. Cơm tối xong hai bà bàn với nhau: - Khuya nay mình đi nghe chị. Ði sớm để tránh mắt xóm làng. Vào bến nằm chờ, khi có lệnh là lên đò. Chị thì nhẹ, tôi còn bốn đứa nhỏ. Quay qua Thảo bà nói: - Bác nhờ cháu ẳm thằng Cụ Thảo sốt sắng: - Dạ, bác để con lọ Gom tất cả đồ đạc lại giữa nhà rồi mọi người đi ngủ sớm. Chiếu trải xuống đất, lớn bé nằm khoanh với nhaụ Lũ nhỏ ngủ liền, hai bà thì lo vẩn vợ Thảo tuy nằm mà đầu óc cứ ngổn ngang bao nhiêu điềụ Hình ảnh con tàu mang anh em Nam từ từ ra biển, bây giờ ở đâụ Biết là Nam vào Huế nhưng Huế ra sao, rồi dễ gì tìm được. Ba giờ sáng, mọi người đã dậy âm thầm ra đi trong đêm tốị Hai bà gánh đi trước, Thảo ẳm thằng Cu đi sau, vừa coi chừng ba đứa nhỏ. Họ lầm lũi đi không ai nói một lờị Ðêm tối không trăng không đèn, nhờ ánh sao trời mờ mờ đủ thấy đường. Lúc ngang qua rạp chiếu bóng chỗ Bãi Dương bà Nhiêu quay lại nói với mọi người: - Mình nghỉ mệt một chút rồi đị - Họ nép vào mấy gốc dương liễu bên đường. Một lát, nghe có tiếng người xầm xì, bà Nhiêu nói nhỏ: - Ngồi hết xuống sau gốc câỵ Ai nấy im thin thít. Thảo thấy người cứ run lên. Thì ra cũng một tốp gồng gánh đi vô bến tàụ Mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Bà Nhiêu lại ra lệnh: “Ði, nửa đường rồi, ráng lên”. Ðoàn người lại tiếp tục. Hai bà tuy gánh nặng nhưng đi nhanh, hình như chỉ lúc không mang xách gì, người ta mới đi chậm. Ba đứa nhỏ cứ phải chạy, thỉnh thoảng chúng lại kêu: “Chị Thảo, em sút dép”. Tội nghiệp, vừa bế thằng bé vừa tìm xỏ dép cho các em, Thảo không thấy mệt mà còn rất bằng lòng. Lúc nom thấy ánh đèn của tàu thủy, ai nấy đều mừng, họ như được tăng thêm sức, đi nhanh hơn, cứ men theo con đường dọc bờ sông đi vàọ Ðến nơi, không ngờ người ta nằm đầy bến, tràn cả lên đường. Mới bốn giờ sáng nhưng mùa hè nên mặt biển muốn ưng ửng. Tiếng người nói chuyện rì ràọ Hai bà hạ gánh gần với đám người tới trước, bà Nhiêu bảo Thảo: - Con ngồi xuống đâỵ - Thôi để con đứng, em nó đang ngủ. - Ðược mà, con để em nằm lên cái va-lị Ðứng rứa mỏi chịu không nổi mộ Thảo làm theo lời bà Nhiêu, đặt thằng bé xuống. Thằng bé chỉ ngọ ngoạy một chút rồi tiếp tục ngủ. Ba đứa kia thì mệt đừ, chạy gần mấy cây số chứ ít đâụ Chúng ngồi bệt xuống đất, đứa dựa vào lưng mẹ, đứa gục đầu xuống va-lị.Còn lại hai bà và Thảo, họ không buồn ngủ, chỉ mệt và mong chóng sáng để lên tàụ Bà Nhiêu nắm tay Thảo vừa nói: - Bác cảm ơn cháụ Nếu không có Má và cháu, bác không biết một mình phải mần răng. - Dạ có chi mô bác. Hai nhà mình như một mà. Nghe Thảo nói, bà Nhiêu thấy hả hệ Nhớ lại mấy con đã qua đời, bà nói như tâm sự với Thảo: - Bác mà không mất hai đứa gái kế thằng Nam thì bây giờ chúng cũng ngang tuổi cháụ Bà Ðàm ngạc nhiên: - Vậy chị có cả thảy chín đứa hả? - Thì cứ năm một, con cái là trời cho chứ muốn mà được mộ Nói xong bà thấy mình hớ, sợ bà Ðàm mũi lòng, vì bà chỉ có mỗi mình Thảọ Năm bà có bầu, bị nhiều tai biến, nên sau lần sinh đó, bà triệt sản luôn. Bà Nhiêu nói chữa: - Nhưng mà một đứa xứng một đứa như chị thì dễ ai có. Nói xong bà kéo Thảo về phía mình: - Phải không cháủ Thảo làm thinh mà lòng ngập niềm vuị Hằng ngày soi gương Thảo cũng thấy mình đẹp. Thời gian còn học ở trường Chơn Phước Phượng đã có nhiều cậu Ðệ Tứ theo ngắm. Có tên còn đón đường tìm cách làm quen. Thảo chỉ thấy kỳ kỳ chớ không có gì khác. Thấy Thảo lúc nào cũng nghiêm nét mặt nên không cậu nào dám đùa daị Suốt mấy năm Nam theo bố vào Huế, bà Nhiêu mỗi lần thấy Thảo qua chơi, hay nhắc chuyện học hành của Nam. Bà cũng có ý ngắm nghía Thảọ Mỗi lần nghe chuyện, Thảo thấy hay hay nhờ vậy mà giữ được tình cảm thân mật giữa hai người từ những năm tháng Nam còn ở nhà. Người xưa nói: "Nữ thập tam, nam thập lục". Thảo đã mười lăm rồi mà có thấy giao động gì đâụ Chỉ khi Nam trở về, với vóc dáng khác xưa, ăn nói không còn ngây ngô thuở trước, và cái nhìn của Nam, đã làm cho Thảo lúng túng. Lâu không thấy Thảo nói gì, bà Nhiêu lên tiếng: - Có mệt nằm đỡ xuống đây cháụ Thảo sực tĩnh ra khỏi những suy nghĩ miên man: - Dạ, con không mệt, con ngồi ri được rồị Trời đã sáng hẳn. Giờ mới thấy người là người, đúng cảnh dân nghèo chạy giặc, nơi nào cũng đồ đạc lổn chổn, "dao cùn giẻ rách" gì cũng vơ mang theọ Trên đường cái, hàng rong đã quẫy gánh đến ngồi dài dàị Những nồi bún bò bốc khói, những rổ khoai luộc, những mẹt bánh ú bánh chưng, nước rửa mặt. Chỗ nào đông người là có chợ. Trong hoàn cảnh nào thì chuyện ăn uống vẫn ưu tiên. Bà Ðàm nói với Thảo: - Lát con dẫn mấy em xê xuống chặng dưới cho nó ỉa đáị - Dạ, hay đưa mấy em vô cầu tiêu trong đình chợ? - Không cần, con nít không răng mộ Thảo thấy vấn đề vệ sinh người mình thật bừa bãị Nhà quê thì ra đồng, còn ở đây cứ ra bờ sông, chẳng ai nói năng gì cả. Ðám người di cư bắt đầu lố nhố đi lại nhưng chưa nghe động tịnh chuyện lên tàụ Bà Ðàm hỏi một người đàn ông đi qua: - Răng chừ mới cho lên tàu rứa bác? - Chưa mô, gần trưa lận. - Rứa mà mình đi chi sớm. Bà Nhiêu xen vào: - Thì tới sớm cũng đỡ lọ Lát sau Thảo đã dẫn ba đứa nhỏ đi vệ sinh về. Bà Nhiêu dặn Thảo:Con ngồi đây coi đồ và dòm chừng mấy em, đừng để nó chạy bậy, Bác với Má lên chợ một chút. Bà Nhiêu rút cái khăn mặt trong túi xách rồi cùng bà Ðàm đi lên đình chợ. Trở ra, hai bà đến chỗ bán nước rửa mặt, sau đó mua mấy xâu bánh ú. Trở về chỗ cũ, bà Nhiêu đưa cái khăn ướt cho Thảo: - Con lau mặt đi rồi lau cho mấy em giùm bác. p Thảo nhận khăn và lau mặt lau tay cho từng đứạ Lau xong bốn đứa nhỏ thì cái khăn bẩn như nùi giẻ lau nhà. Bà Nhiêu vội rút ra đồng bạc đưa cho Thảo: - Con chịu khó lên mua thau nước xả khăn rồi rửa mặt luôn. Một thau năm mươi xu thôị Thảo ngần ngừ cầm tờ giấy bạc. Thảo đi rồi bà Nhiêu nói với bà Ðàm: - Con nhỏ dễ thương hết sức, sau này mà... Bà Nhiêu chỉ nói vậy rồi thôi nhưng bà Ðàm cũng hiểu ý bà muốn nói gì. Khoảng tám giờ có loa phóng thanh: - Ðồng bào giữ trật tự, mười giờ sẽ lên tàụ Người đàn ông của gia đình ngồi kế bên quay qua nói với bà Ðàm: - Biết vầy chín giờ mình tới cũng được. Thấy bà Ðàm không nói gì, anh hỏi: - Chị đến đây hồi nào: - Dạ hồi khuyạ - Hình như nhà không có ai đàn ông thì phải? - Dạ. - Thế mấy ông đi trước à? - Dạ không, mất lâu rồị - Người đàn ông cười không nói gì. Thảo nhéo vào tay mẹ: - Mẹ khai chi rứa? Bà Ðàm thấy mình cũng hớ. Cứ tính thật thà, ai hỏi gì nói nấỵ Bà thấy con gái bà nhỏ mà tinh ý lắm. - Má cũng quên. Con coi bóc bánh cho mấy em ăn. Mọi người xúm vào ăn sáng. Bánh ú nếp thơm, ngon tuyệt. Bà Nhiêu khen: “Bánh gói khéo lắm, ngon ghê rứa tệ Ăn xong mua thêm đem theọ Một chục có 3 đồng rẻ lắm”. Bà lại nghĩ đến chuyện buôn bán. Rồi đây ở trong trại di cư, buôn bán cái gì. Bà hình dung trại di cư chắc cũng như trại gia binh. Nếu thế bà sẽ làm bánh đúc bánh căn..vốn ít, nhẹ công, cũng sống qua ngày..Bà đang suy tính cho tương lai thì trên đình chợ có tiếng loa vang: - A lô a lộ Kính thưa đồng bào, nam phụ lão ấụ Hoà bình đã lập lại, chính phủ sẽ lo cho đời sống của đồng bào, không việc gì phải di cự Ðồng bào đừng nghe lời dụ dỗ của địch và ngụỵ Ai có tội ác với nhân dân, chính phủ sẽ khoan hồng tha thứ. Hãy mau quay trở lạị A lô a lộ... - Tiếng trống giục liên hồi, người biểu tình các nơi kéo về nhưng không đông, chừng vài trăm người, toàn nhà quệ Bà Nhiêu tặc lưỡi: “Thấy chưa, may mà mình tới sớm”. Trong lúc đó ngay tại bến, nhân viên công lực, súng hờm trên tay cũng trấn an: - Ðồng bào yên tâm, đồng bào sẽ được lên tàu đến nơi an toàn. Sẽ được chính phủ săn sóc chu cấp cho đời sống của đồng bàọ Chớ nghe lời đường mật của Việt Minh Cộng Sản. Bấy giờ bà Nhiêu mới biết bà Ðàm nói đúng. Lát sau, có lệnh từ trên tàu: - Yêu cầu đồng bào giữ trật tự. Ðàn bà con nít được xuống trước, đến người già và tàn tật. Ai bất tuân sẽ bị ở lạị Lời cảnh cáo nhắc lại nhiều lần và nhân viên dưới bến bắt đầu làm việc. Năm chiếc đò sẵn sàng đón khách. Hai bà gánh đã lên vaị Thảo lo dắt mấy đứa nhỏ, di chuyển lần ra phía trước, nhưng người đông nghẹt, không cách nào nhích lên được. Thảo nói: - Bác ơi mình ra phía ngoài này cho người ta thấy họ sẽ giúp mình. Hai bà nghe phải, lui lại rồi ra ngoàị Quả nhiên một anh lính trẻ, thấy Thảo bế em đã niềm nở chạy lại: - Em lên đây, theo anh. - Còn mẹ và Bác em với mấy đứa nhỏ nữạ Người lính quay lại: - Thì lên hết phía trước. Ðoàn của bà Nhiêu được ưu tiên, mấy gia đình khác bắt chước theo, bị chận lại: - Các người không có con dại lên saụ Không hết chỗ đâụ Lúc xuống thuyền, nhân viên an ninh còn giúp đưa mấy đứa nhỏ và hành trang giùm hai bà. Hai bà cảm ơn rối rít. Thảo thì luôn được mấy anh lính trẻ săn đón. Tự nhiên Thảo thấy mình như đã trưởng thành. Ðò cập vào mạn tàu, nhưng tàu lớn, boong tàu cách mặt nước khá cao nên chuyển đồ lên rất khó. Lính trên tàu giúp đưa hành lý và phụ ẵm trẻ nhỏ đi theo cầu thang bên hông tàụ Tiếng trẻ khóc, tiếng người gọi nhau ơi ớị Có người đã bước lên cầu thang còn đòi lui lại vì sợ lạc người nhà. Mấy anh lính phải hét lên: - Lẹ lên, lên hết trên tàụ Không mất ai đâu mà sợ. Một bà vừa ẵm con vừa xách cái giỏ khá nặng, lúc trao đứa bé cho anh lính, sơ ý làm rơi cái giỏ xuống sông. Bà hoảng lên la oái oái: - Rớt đồ tui rồi, rớt đồ tui, vớt giùm cho vớị Ai ở đó mà giúp bà, người nào cũng thở hồng hộc, lo lên cho được trên tàu. Cái giỏ trôi lềnh bềnh, người đàn bà tiếp tục kêu cứụ May có chiếc đò vừa lên hết người nên kịp vớt hộ. Cuối cùng thì mọi người cũng lên hết trên tàu. Ðám bà Nhiêu được đưa xuống một khoang dưới tàu, rộng mênh mông, có trải chiếu sạch sẽ. Ðến ba giờ chiều thì không còn ai trên bờ nữạ Bến sông như một bãi chợ chiều. Trăm thứ rác rến vứt bừa bãị Một vài đứa trẻ rảo tìm những đồ rơi rớt. Tàu hú lên mấy hồi còi rồi nhổ neo.