Dịch giả: Anh Vũ
Chương 35
Grimaud nói

Grimaud đứng một mình bên cạnh người đao phủ. Chủ quán đi gọi cấp cứu; vợ bác cầu nguyện.
Một lát sau kẻ bị thương mở mắt.
- Cứu giúp tôi với? Cứu giúp tôi với! - hắn lẩm bẩm.
- Ôi, lạy Chúa? Lạy Chúa! Thế là tôi chẳng tìm được ở trên đời này một người bạn đã giúp tôi sống hoặc giúp tôi chết hay sao?
Và hắn cố đưa bàn tay lên ngực; bàn tay đụng phải cái đốc dao găm.
A! - Hắn nói như một người chợt nhớ ra. Và lại để cánh tay rơi xuống bên mình.
- Hãy cố gắng nhé - Grimaud bảo - đang cho đi gọi cấp cứu.
- Ông là ai thế? - Kẻ bị nạn giương trừng trừng đôi mắt nhìn Grimaud và hỏi:
- Một người quen cũ, - Grimaud đáp.
- Ông ư?
Kẻ bị nạn đang cố nhớ lại nét mặt người đang nói với mình và hỏi:
- Chúng ta đã gặp nhau trong hoàn cảnh nào nhỉ?
- Một đêm cách đây hai mươi năm; ông chú tôi đã đến tìm ông ở Béthune và dẫn ông đến Armentières.
- Tôi nhận ra ông rồi, - đao phủ nói, - Ông là một trong số bốn người hầu.
- Phải rồi.
- Ông từ đâu đến đây?
- Tôi đi qua đường và dừng lại ở quán này để cho ngựa nghỉ ngơi. Người ta kể cho tôi nghe rằng người đao phủ xứ Béthune bị thương đang nằm ở đây, thì ông thét lên hai tiếng. Nghe tiếng đầu tiên chúng tôi chạy lại, nghe tiếng thứ hai chúng tôi phá cửa vào.
- Thế còn mục sư - đao phủ hỏi, - Ông có trông thấy mục sư không?
- Mục sư nào?
Mục sư ngồi trong buồng này với tôi ấy.
- Không, hắn không còn đây nữa? Hình như nó đã trốn qua cửa sổ. Phải chăng chính hắn đã đâm ông?
- Phải.
Grimaud toan đi ra.
- Ông định làm gì thế? - Kẻ bị nạn hỏi.
- Phải đuổi theo nó.
- Phải đề phòng cẩn thận đấy, - đao phủ nói.
- Tại sao vậy?
- Hắn trả thù và hắn đã làm được. Giờ đây tôi hy vọng Chúa sẽ tha thứ cho tôi, bởi vì đã có sự chuộc tội.
- Ông cắt nghĩa xem nào, - Grimaud nói.
- Người đàn bà kia mà các ông và chủ của các ông sai tôi giết…
- Milady?
- Phải rồi, Milady, đúng thế, các ông gọi như vậy mà.
- Có liên quan gì giữa Milady và gã mục sư.
- Mẹ của nó đấy.
Grimaud lảo đảo và nhìn kẻ sắp chết bằng con mắt mờ xỉn và ngậy dại.
- Mẹ của nó đấy! - Bác nhắc lại. - Phải, chính mẹ nó.
- Thế nó biết điều bí mật ấy à?
- Tôi ngỡ nó là mục sư, nên khi xưng tội đã bộc lộ ra chuyện ấy.
- Khốn khổ chưa? - Grimaud kêu lên, tóc bác đẫm mồ hôi khi nghĩ đến việc bộc lộ ấy có thể gây ra những hậu Pomme-de- Pinnhư thế nào. – Khốn khổ chưa! Ông không nói ra tên ai chứ?
- Không, vì tôi chẳng biết một tên nào cả, trừ cái tên thời con gái của mẹ hắn, và cũng vì cái tên ấy mà hắn đã nhận ra mẹ mình nhưng hắn biết rằng ông bác của hắn ở trong số những người xử tội.
Và kẻ bị nạn lại xỉu đi vì kiệt sức. Grimaud muốn giúp và đưa bàn tay đến cán con dao.
- Đừng có đụng vào - đao phủ nói, - nếu rút con dao ra là tôi sẽ chết ngay.
Grimaud vẫn giơ ra, rồi bỗng nhiên đập vào trán mình mà nói:
- A! Nếu như bây giờ mà kẻ ấy biết những người kia là ai, thì chủ mình nguy to.
- Gấp lên, gấp lên nào! - Người đao phủ kêu lên, hãy báo gấp cho ông chủ biết nếu ông ấy còn sống; hãy bảo cho các bạn của ông ấy nữa. Hãy tin rẳng cái chết của tôi sẽ không phải là sự kết thúc của câu chuyện phiêu lưu khủng khiếp ấy đâu.
- Hắn đi đâu? - Grimaud hỏi.
- Về phía Paris.
- Ai đã ngăn hắn lại?
Hai nhà quý tộc trẻ đang đi tới quân đội. Một người được bạn kia gọi là tử tước de Bragelonne.
- Và chính người thanh niên ấy đã dẫn gã mục sư đến cho ông à?
- Phải.
Grimaud ngước mắt lên nhìn trời nói:
- Phải chăng đó là ý Chúa?
- Tất nhiên rồi, - kẻ bị thương nói.
- Thế thì kinh hãi thật, - Grimaud lẩm bẩm. - Tuy nhiên mụ đàn bà ấy cũng đáng kiếp. Ý kiến ông không phải thế nữa sao?
- Vào lúc chết, - gã đao phủ lại nói, - người ta thấy tội ác của các kẻ khác chẳng thấm vào đâu so với những tội ác của mình.
Và hắn kiệt sức, nhắm mắt lại.
Grimaud đang bị giằng co giữa lòng thương hại không cho bác để mặc người đó không được cứu chữa và nỗi lo sợ giục giã bác phải đi ngay để mang cái tin mới mẻ này đến cho bá tước de La Fère thì nghe có tiếng động ở hành lang và trông thấy chủ quán trở về cùng với nhà phẫu thuật mà cuối cùng người ta đã tìm được Nhiều người tò mò đi theo sau; tin đồn về sự biến lạ lùng này bắt đầu lan rộng.
Nhà phẫu thuật đến gần kẻ bị nạn hình như đã ngất.
- Trước hết phải rút con dao ra khỏi ngực đã - Ông ta vừa nói vừa lắc đầu một cách đầy ý nghĩa.
Grimaud nhớ đến điều tiên đoán mà kẻ bị thương vừa mới nói lúc nãy và quay mặt đi.
Nhà phẫu thuật phanh chiếc áo chẽn ngoài, xé áo sơ-mi và để lộ ngực trần của nạn nhân ra.
- Chúng tôi đã nói là lưỡi dao cắm ngập đến tận cán.
Nhả phẫu thuật cầm mỏm chuôi dao; ông từ từ rút ra và kẻ bị nạn mở mắt ra trừng trừng trông đến thật kinh hãi. Khi lưỡi dao rút ra hẳn, một đám bọt hồng hồng trào ra quanh miệng kẻ bị thương, rồi lúc người ấy thở, một dòng máu từ vết thương vọt ra. Kẻ bị thương nhìn chằm chằm vào Grimaud với một vẻ biểu hiện rất lạ lùng, buông ra rnột tiếng rên bị tắc nghẹn và tắt thở ngay lập tức.
- Thế là Grimaud nhặt lấy con dao găm đầy máu me nó làm cho tất cả mọi người kinh sợ rồi bác ra hiệu gọi chủ quán đến, trả tiền với sự hào phóng thật xứng đáng với chủ mình và lên ngựa.
Lúc đầu Grimaud toan quay trở lại Paris ngay; nhưng rồi bác nghĩ Raoul sẽ lo lắng về sự vắng mặt kéo dài của bác; bác nhớ là Raoul ở cách chỗ bác lúc này có hai dặm, trong mười lăm phút là bác sẽ tới, rồi vừa đi vừa trở lại vừa giải thích cũng chẳng đến một tiếng đồng hồ; thế là bác cho ngựa phi nước đại và mười phút sau bác đã đến quán Con la đội miện, cái quán duy nhất ở Mazingarbe.
Mới trao đổi mấy câu với chủ quán, bác đã biết chắc là đã theo kịp người mình đang tìm.
Raoul đang ngồi bàn ăn cùng với bá tước de Guise và viên quản lý nhưng câu chuyện phiêu lưu buồn thảm ban sớm vẫn để lại trên hai vầng trán trẻ một nêt ưu sầu mà sự vui nhộn của ông Arminges vững vàng hơn họ do đã quen nhìn thấy những cảnh tượng như vậy, cũng không xua tan nổi.
Bỗng nhiên cửa mở và Grimaud xuất hiện, mặt tái xanh, người đầy bụi bậm và vẫn áo còn nhuốm máu của kẻ bị thương khốn khổ.
- Grimaud, bác Grimaud hiền lành của tôi ơi, - Raoul reo lên, - cuối cùng, bác đến đây rồi. Xin lỗi các ông nhé, đây không phải người hầu mà là một người bạn.
Rồi đứng lên và chạy tới bác, anh nói tiếp:
- Bá tước thế nào? Ông có nhớ tôi chút nào không? Bác có gặp bá tước từ sau khi chúng tôi chia tay nhau không? Bác trả lời đi. Về phần tôi cũng có rất nhiều điều nói với bác đấy. Này chỉ mới ba ngày thôi mà đã xảy đến với chúng tôi bao nhiêu là chuyện rắc rối. Ơ, nhưng mà bác làm sao thế? Trông bác tái mét đi? Lại máu nữa kìa! Máu ở đâu ra?
- Pomme-de- Pinthật là có máu! - Bá tước de Guise nói và đứng dậy. – Bác có bị thương không, ông bạn của tôi?
- Không đâu, ông ạ, - Grimaud đáp, - đây không phải là máu của tôi:
- Thế máu của ai? - Raoul hỏi.
- Đó là máu của kẻ khốn khổ mà ông đã để lại ở quán hàng và hẳn đã chết ở trong tay tôi.
- Ở trong tay bác? Cái người ấy à! Nhưng bác có biết đó là ai không?
- Có - Grimaud đáp.
-  Đấy là đao phủ cũ ở Béthune.
- Tôi biết.
- Bác quen hắn à?
- Tôi quen hắn.
- Hắn chết rồi ư?
- Rồi.
Hai thanh niên nhìn nhau.
- Biết làm thế nào, các ông ơi, - Arminges nói, - đó là quy luật chung, và đã làm đao phủ người ta chẳng vì thế mà được miễn bị đao phủ giết. Cái lúc tôi trông thấy vết thương của hắn, tôi đã có ý nghĩ không hay về nó rồi, và các ông biết đấy, đó là quan niệm riêng của hắn bởi vì hắn cứ nằng nặc đòi một mục sư.
Nghe tiếng mục sư, Grimaud tái mặt.
Giống như mọi người ở thời ấy và nhất là ở lứa tuổi như mình, Arminges không chấp nhận sự mẫn cảm giữa hai công việc, ông nói:
- Thôi, thôi, ta vào bàn ăn đi!
- Vâng, ông nói phải đấy! - Raoul đáp. - Nào Grimaud, bác bảo họ dọn cho bác ăn đi; cứ đặt, cứ gọi và sau khi bác đã nghỉ ngơi, ta sẽ nói chuyện.
- Không, ông ạ, không, - Grimaud nói - tôi không thể dừng lại đây một lát nào cả, tôi cần phải trở lại Paris.
- Thế nào, bác trở lại Paris ư? Bác lầm rồi, chính Olivain mới trở về, còn bác, bác ở lại.
- Trái lại, chính Olivain mới ở lại còn tôi đi về. Tôi đến đây chỉ cốt để báo cho ông biết điều đó.
- Nhưng do đâu mà có sự thay đổi ấy.
- Tôi không thể nói với ông được.
- Bác hãy nói rõ đi.
- Tôi không thể nói rõ được.
- Này, bác đùa đấy ư?
- Ông Tử tước biết rằng tôi không đùa bao giờ.
- Ừ, nhưng tôi cũng biết rằng Bá tước de La Fère đã nói là bác sẽ ở lại với tôi, còn Olivain sẽ trở lại Paris. Tôi sẽ theo lệnh của bá tước.
- Trong trường hợp này thì không, ông ạ.
- Tại sao mà bác không tuân lời tôi ư?
- Vâng, thưa ông, cần phải như thế.
- Vậy là bác vẫn khăng khăng?
- Vậy là tôi cứ đi; chúc ông Tử tước may mắn.
Grimaud chào và quay ra cửa. Raoul vừa tức giận vừa lo lắng, chạy theo và nắm tay giữ bác lại.
- Grimaud, - Raoul kêu lên - Hãy ở lại, tôi muốn vậy.
- Thế là, - Grimaud nói, - Ông muốn tôi để mặc bá tước bị giết hay sao?
Grimaud chào và sắp sửa đi ra, Tử tước vội nói:
- Grimaud, bạn của tôi ơi, bác sẽ không ra đi như vậy, bác sẽ không để mặc tôi trong một nỗi lo lắng dường này. Grimaud, nói đi, nói đi nào, nhân danh Chúa trời! và Raoul lảo đảo rơi mình xuống chiếc ghế bành.
- Ông ơi, tôi có thể nói với ông một điều thôi, bởi vì bí mật mà ông hỏi không thuộc về tôi. Ông đã gặp mục sư phải không?
- Phải.
Hai chàng thanh niên nhìn nhau hoảng hốt.
- Ông dẫn hắn đến bên người bị thương?
- Phải.
- Ông có thì giờ để nhìn hắn chứ?
- Phải.
- Và nếu có bao giờ gặp lại hắn, có thể ông sẽ nhận ra hắn chứ?
- Ồ, có chứ, tôi xin thề như vậy, - Raoul đáp.
- Cả tôi nữa, - de Guise nói.
- Vậy thì nếu có bao giờ gặp hắn, - Grimaud nói, - dù bất cứ ở đâu, trên đường cái, trong phố xá, tại nhà thờ, ở chỗ nào có hắn và có các ông, thì hãy giẫm chân lên xéo nát hắn, không thương hại, không dung tha, như ông sẽ làm đối với một con rắn, một con rắn hổ mang một con rắn độc; hãy nghiền nát nó ra và chỉ bỏ đi khi nào nó chết hẳn. Chừng nào nó còn sống thì tôi thấy tính mạng của năm con người còn bấp bênh lắm.
Rồi không nói thêm một lời, thừa lúc mấy người còn đang ngơ ngác và kinh hoàng về cái điều bác vừa kể, Grimaud băng mình ra khỏi phòng.
- Này bá tước ơi, - Raoul quay về phía de Guise và nói - tôi đã chẳng nói với anh rằng cái tên mục sư ấy gây tác động với tôi đúng như một con rắn là gì!
Hai phút sau có tiếng ngựa phi nước đại trên đường cái. Raoul chạy ra cửa sổ xem.
Đó là Grimaud lên đường về Paris. Bác vẫy mũ chào tử tước và phút chốc đã khuất ở góc đường.
Trên đường, Grimaud suy nghĩ về hai điều: thứ nhất là cứ cái đà chạy này thì ngựa không đi nổi mười dặm.
Thứ hai là bác không còn tiền.
Nhưng Grimaud càng nói ít thì tưởng tượng càng phong phủ.
Đến bưu trạm đầu tiên mà bác gặp, bác bán phăng con ngựa đi và lấy tiền đi xe trạm.
Chú thích:
Mulet-Couronné