Chương 8

PHẦN IV
CỤC DIỆN THAY ĐỔI
Chương 45
ÔNG ĐẠI SỨ VÀ NGÀI TỔNG THỐNG

    
ại sứ Sedgewick đã khám phá ra rằng khi tháng 10 sắp hết thì càng có nhiều lý do để kế hoạch đảo chính của ông ấy cần phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, một kết quả không mong đợi tồi tệ nhất đó là chiến lược “bắt ông Diệm phải đến với tôi” đã bắt đầu có hiệu quả. Ngô Đình Diệm đã biết được thân phận của mình và đã sẵn sàng chấp nhận bất cứ giải pháp nào được cho là hợp lý. Nếu như tất cả ý định đó của ông Diệm được biết rộng rãi ở Washington, thì nó cũng sẽ không thể qua được Bộ trưởng Quốc phòng McNamara; tướng Taylor Chủ tịch CJCS; ngài McCone và ngài Colby, tất cả những người này đều cố gắng thuyết phục rằng cần phải cho ông Diệm thêm một cơ hội nữa. Khi mà những kẻ đồng mưu người Việt đang cố gắng tập hợp lực lượng thực hiện đảo chính thì việc để cho ông Diệm thay đổi được quan điểm của những cấp lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ Mỹ sẽ trở nên ngày càng khó khăn.
Hôm 14 tháng 10, ông Bộ trưởng Tài chính đã nói với Bob Jaspers rằng Ngân hàng Nam Việt Nam rất lo ngại trước việc cộng đồng thương nhân đang mất dần lòng tin. Ông ta cho biết, Ngân hàng đang cố gắng giải tỏa những áp lực đối với đồng Piaster bằng cách rút bớt lượng ngoại tệ dự trữ ít ỏi. Cho tới lúc đó biện pháp này cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhưng nếu như việc ngưng chương trình hỗ trợ nhập khẩu vẫn còn tiếp diễn thì đồng Piaster sẽ bị rớt giá xuống hơn 40% trong vài tuần tới. Ông ta cũng nói rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm muốn thảo luận với quan chức Mỹ về vấn đề này. Khi đề xuất đó được đem đến cùng với bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện giữa hai bên, Đại sứ Sedgewick thản nhiên dùng bút gạch chéo lên trên rồi trả lời:
- Cất bản ghi nhớ này đi. Nếu ông Diệm thật sự lo ngại về tất cả điều này, thì hãy để cho ông ấy mời tôi đến dinh Tổng thống rồi chúng ta mới thảo luận với nhau.
Đặc biệt là một bức thông điệp tương tự cũng được đưa đến trong một hoàn cảnh khác vào hôm 19 tháng 10 do ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng đại diện Văn phòng Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tới gặp Bob Smith, Phụ trách tạm quyền của lưới điệp báo CIA tại Sài Gòn. Ông Phương nói rằng, ông chủ của ông ta muốn Đại sứ quán hiểu rằng không có thêm nguồn tài chính hỗ trợ của Mỹ sẽ không thể thực hiện được thêm việc áp dụng chương trình lập ấp chiến lược ở 6 điểm nữa ở vùng Đồng Tháp Mười và 04 điểm khác ở vùng đảm trách của Quân đoàn III vào đúng ngày 1 tháng 11 như kế hoạch. Ông Phương cũng cho biết thêm, như vậy có nghĩa là Chương trình lập ấp chiến lược sẽ sớm bị chững lại. Ông ta cũng đề nghị là Đại sứ Mỹ có thể thảo luận trực tiếp về vấn đề này với ông Diệm hoặc ông Nhu. Họ sẵn sàng chấp nhận ra nhũng thông cáo cần thiết miễn là khoản viện trợ được giải ngân ngay sau khi thương lượng bắt đầu.
Đại sứ Sedgewick vẫn tiếp tục từ chối lời cầu khẩn của ông Phương:
- Tôi sẽ xem xét đề nghị này - ông ta viết lên trên lề bản ghi nhớ của ông Smith - còn bây giờ hãy cất bản ghi nhớ này đi đã.
Đến ngày 22 tháng 10, Ngô Đình Nhu hoàn toàn tuyệt vọng và đã nói với ủy viên Ủy ban kiểm soát đình chiến (ICC), Trưởng đoàn đại diện của Ấn Độ, ông Goburdhun rằng anh trai ông ta đã sẵn sàng chấp nhận những thay đổi cần thiết trong chính sách và về vấn đề nhân sự, trong đó bao gồm cả việc chính ông Nhu đi khỏi xứ này để làm người Mỹ hài lòng. Ông ta cũng nói rằng, điều quan trọng nhất chính là chiến thắng Việt Cộng. Bất cứ cái gì có thể phục vụ cho mục đích đó đều sẽ được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thực hiện với “niềm hạnh phúc lớn lao và cả lương tâm trong sạch” (khi đó, Ngô Đình Nhu đã nhắc lại từng từ trong bài diễn văn của Tổng thống Kennedy trong cuộc họp báo của ông ta hôm 2 tháng 2 - điều này đúng là một tín hiệu ngoại giao rất rõ ràng mà bất cứ ai cũng có thể nhận thấy. Thế nhưng, lại một lần nữa đến lượt ông Goburdhun cũng thật sự ngỡ ngàng khi Đại sứ Sedgewick cám ơn ông ta và yêu cầu D. Marnin viết một bản ghi nhớ lời nhắn của Đại sứ Ấn Độ và để nó vào trong tập hồ sơ lưu trữ của Đại sứ quán. Ông ta đã không cho gửi nó về Washington.
Chính vì thế sẽ không có gì là quá ngạc nhiên khi giữa tuần sau đó, ông Đại sứ nhận được lời mời theo đúng nghi thức của Ngô Đình Diệm mời ông ta đi nghỉ cuối tuần tại Đà Lạt để dự lễ khai trương lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu phóng xạ. Bởi vì nguồn ngân sách cho xây dựng lò phản ứng này do cơ quan USOM cung cấp thông qua khoản viện trợ từ Chương trình viện trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ và cũng vì ngài Curly Bird nổi tiếng sẽ rời Sài Gòn vào đầu tháng 11, buổi lễ khánh thành lò phản ứng hạt nhân sẽ được tổ chức cùng với buổi lễ tặng mề-đay công dân cao cấp nhất của Việt Nam Cộng Hòa do đích thân Ngô Đình Diệm trao cho ông Bird. Trong hoàn cảnh này, mà đặc biệt trong lúc tin đồn về một cuộc đảo chính đã lan khắp Sài Gòn, Đại sứ Sedgewick mặc dù không muốn dính dáng đến mọi hoạt động của Chính phủ đương nhiệm, nhưng ông ta cũng không thể từ chối lời đề nghị tham gia.
D. Marnin đã hy vọng là sẽ được tháp tùng ông Đại sứ lên Đà Lạt. Nhưng anh thật sự thất vọng khi sáng Thứ Năm mới được ngài Bilder cho biết rằng anh không có tên trong danh sách tham gia. Đó chỉ là một chiếc máy bay cỡ nhỏ - Phó phòng Điệp vụ DCM giải thích - chỉ có đủ chỗ cho sáu hành khách - Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại sứ Sedgewick, ông Penelope, Đinh Triệu Dã và hai nhân viên đặc vụ.
Vì Đại sứ Sedgewick đi suốt cả ngày hôm đó nên vào lúc buổi chiều D. Marnin lại có cơ hội được đến chia tay ngài Sam Sabo, người sẽ rời Nam Việt Nam vào tuần tiếp theo. Bà Grace đã rất thành thật khi mời anh có dịp ghé thăm họ ở ngôi nhà ở Georgetown trên Phố Mới ngay gần đường Harrimans. Trong nhà ông Sabo ở khu trung cư ngoại giao trên đường Lê Quý Đôn lúc này có khoảng gần mười người đang hối hả dọn dẹp. Những hộp lớn, hộp nhỏ có ở khắp mọi nơi. Chính vì thế nơi thuận lợi nhất cho hai người nói chuyện là ở ngoài hành lang, nơi này Ngô Đình Nhu đã có một bài diễn thuyết trong buổi dạ tiệc một năm trước đó. Ngài Sabo vẫy tay ra hiệu cho cậu bé giúp việc mang đến hai chai Bloody Marys và một đĩa hạt điều.
- Tôi thật sự tiếc vì ngài phải ra đi vào lúc này - D. Marnin nói - Mọi người ở đây sẽ rất nhớ đến ngài.
- Đành phải vậy thôi. - ngài Sabo trả lời - cuối cùng tôi cũng chẳng thể cố được đến khi cái gì đang diễn ra ở đây kết thúc nữa. Thật đau đớn khi phải chứng kiến những nỗ lực, công sức của mình trở thành những thứ vô nghĩa hay tệ hơn thế là sụp đổ hoàn toàn.
- Bản thân tôi cũng đang gặp phải rắc rối như vậy - D. Marnin nói.
Ông Sabo tròn mắt nhìn anh và hỏi:
- Cậu đang nghĩ cái quái gì thế?
- Ông Sam ạ, tôi sẽ không bao giờ quên rằng ông đã đứng bên tôi như thế nào khi tôi gặp rắc rối. Tôi nợ ông nhiều lắm.
- Bất cứ ai có tính chính trực cũng không thể làm khác thế được.
- Chính tôi cũng đang phải suy nghĩ về tính chính trực đấy thưa ngài. Hãy cho phép tôi đưa ra một giả thuyết thế này nhé. Giả sử như có nhân viên cấp dưới đang làm việc cho một ai đó mà người này làm một đằng và báo cáo về Washington rằng ông ta đang làm một việc hoàn toàn khác. Vậy thì lòng trung thành của nhân viên đó phải đặt ở đâu đây? Anh ta nên làm gì trong hoàn cảnh như vậy chứ?
Ông Sabo uống một hơi hết sạch ly rượu của mình rồi trầm ngâm
- Câu trả lời của tôi là thế này nhé, anh bạn trẻ, đừng làm gì cả, chính xác mà nói là đừng làm gì cả - ông trả lời - một nhân viên Đại sứ quán cấp thấp như anh ta sẽ chẳng có ai tin đâu, mà đặc biệt là nếu như anh ta đứng lên chống lại một người rất có thế lực. Những lời buộc tội nghiêm trọng phải đi đôi với những bằng chứng thật nghiêm trọng. Và thậm trí cứ cho là có được những bằng chứng ấy đi chăng nữa thì câu hỏi lại được đặt ra là làm sao mà những bằng chứng như vậy lại có sẵn thế và cuối cùng rất nhiên là nó sẽ mang tai tiếng để đời cho cái nhân viên trong giả thiết ấy. Sẽ chẳng còn ai trong cái Bộ Ngoại giao này muốn tuyển dụng anh ta nữa đâu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì việc cái anh chàng nhân viên trong giả thiết ấy của cậu không làm một cái gì hết, hay không nói một cái gì hết lại là tốt nhất.
Một lần nữa ông Sabo đưa mắt nhìn D. Marnin một cách dò xét.
- Cậu hãy nhớ lấy điều này - ông nói tiếp - tất cả những gì đang xảy ra ở đây sẽ đều xảy ra như thế ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nhưng tôi không muốn phải phê phán nhiều, đặc biệt là vầo lúc tôi chuẩn bị rời khỏi cái bệnh viện tâm thần này. Tôi hy vọng là tất cả điều đó sẽ có ích cho cậu đấy, anh bạn trẻ ạ.
- Vâng, chắc chắn là như vậy, thưa ngài - D. Marnin ngoan ngoãn trả lời.
Họ cùng nâng ly chúc nhau trong một buổi chia tay âm thầm.
Ông Đại sứ đã mô tả rất cẩn thận cả ngày đi cùng ông Diệm với nỗ lực nhằm truyền tải toàn bộ câu chuyện một cách khách quan nhất về Ngô Đình Diệm. Khi trở về Đại sứ quán, ông ta đã đọc cho cô Helen Eng đánh máy vào một bức điện và D. Marnin có cơ hội được xem qua trước khi nó được gửi về Washington dưới dạng điện “chỉ được đọc”
Điện số 805
Từ: Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn Gửi: Ngoại trưởng Mỹ
Tuyệt mật
Ngày 28 tháng 10 năm 1963 - lúc 9 giờ tối.
Chỉ đọc.
Báo cáo gửi tới Ngoại trưởng Mỹ và Tư lệnh Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương
Báo cáo về ngày làm việc giữa Đại sứ Sedgewick và Tổng thống Ngô Đình Diệm; thời gian - Chủ Nhật, ngày 27 tháng 10 năm 1963.
Chúng tôi rời Sài Gòn bay tới sân bay Liên Khương rồi cùng ăn trưa tại đó. Ông Diệm đang ở trạng thái rất thoải mái và đặc biệt là rất có cá tính khi mô tả những tiến bộ mà ông ta đã làm được. Ông ta thường xuyên nói những câu đại loại như: “Tôi đã cho xây cái này”, “Tôi đã làm cái này” và “Tôi đã làm cái kia”...
... Sau một bữa ăn quá xa xỉ so với bữa tối của người Việt, ông ta bỗng lên giọng rất trịnh thượng hỏi tôi rằng bao giờ chúng ta sẽ cắt hẳn chương trình hỗ trợ xuất khẩu CIP cho Việt Nam.
Điều này thật sự gây bất ngờ. Thực tế là tôi đã hy vọng rằng sẽ tránh được chủ đề này và không phải đụng đến vấn đề viện trợ quá day dứt này lâu hơn nữa. Tôi trả lời rằng tôi không biết nhưng cũng hỏi lại rằng ông ấy định làm gì nếu như chính sách của chúng ta thay đổi một cách tương thích hơn với những ước muốn của ông ấy. Trong trường hợp đó, ông ta có cho mở lại trường học, phóng thích các Phật tử và những người khác đang bị giam giữ trong tù hay giảm thiểu sự phân biệt đối xử trong điều luật số 10 không?
Ngô Đình Diệm trả lời rằng tôi đã quá xa rời với thực tế và gợi ý là chúng tôi nên gặp gỡ nhau thường xuyên hơn để tôi chắc chắn rằng tôi luôn nắm được câu chuyện từ cả hai phía mà không bị ảnh hưởng bởi những tin bịa đặt từ kẻ thù của ông ấy. Ông ta nói rằng các trường học đang dần dần được mở cửa trở lại và ở Huế nãm học đã được gần hết một học kỳ (hiện nay tôi đang kiểm tra thông tin này với viên Lãnh sự của chúng ta ở đó). Các Phật tử, ông Diệm nói tiếp, cũng đang được trả lại tự do và chỉ còn một số ít sẽ phải đợi cho đến khi ra tòa. Tuy nhiên, việc thay đổi điều luật số 10 cần phải có sự tán thành của Quốc hội, và điều này sẽ không thể làm xong trong một đêm. Bản thân ông ta không có quyền tự ý thay đổi nó và quan trọng nhất là phải duy trì được những nguyên tắc cơ bản của luật pháp.
Sau đó, ông ta cũng tranh thủ cơ hội nói đến hành động của một nhân viên CIA, người đã nói với các thành viên trong Chính phủ của ông ấy về những mối đe dọa (do ông Nhu gây ra) ám sát tôi và các quan chức cao cấp khác của Mỹ đang làm việc tại đây. Viên sỹ quan này của CIA cũng được cho là đã đe dọa rằng nếu vụ ám sát đó xảy ra, chúng ta sẽ đưa cả Hạm đội 7 đến Sài Gòn và làm tất cả những gì mà chúng ta đã từng làm ở Okinawa hồi năm 1945. Ông Diệm nói, những câu chuyện như vậy là hoàn toàn bịa đặt, vu khống ông ấy và Chính phủ của ông ấy, cũng như nhằm mục đích báo hại chúng tôi. Bất cứ ai biết ông ấy cũng đều hiểu rằng, việc bảo đảm an toàn tính mạng cho tôi là nhiệm vụ đầu tiên mà ông ấy phải làm. Tôi trả lời là tôi hoàn toàn tin tưởng rằng ông ta không muốn ám sát tôi nhưng những tin đồn như vậy ngày nào cũng đến tai tôi.
Ông ta còn nói, CIA đang quá công khai chống lại Chính phủ của ông ấy và khuyến khích các sỹ quan người Việt chuẩn bị cho một cuộc đảo chính. Ông ấy thúc giục tôi không nên để bản thân mình bị cuốn vào trò chơi của những kẻ ưa mạo hiểm mà ông ấy biết chắc là có tới bốn âm mưu như vậy. Tôi trả lời là ông ấy cứ đưa cho tôi bằng chứng cụ thể về bất cứ nhân viên hay quan chức người Mỹ nào thì chắc chắn anh ta sẽ phải lên chuyến máy bay tiếp sau trở về nước. Ông ấy đáp lại là, mục đích chính của cả hai Chính phủ là chống lại bọn Cộng sản và chúng tôi không nên để cho trọng tâm của mình bị lệch hướng bởi những tác động của đối phương...
Đến cuối cuộc thảo luận, tôi đã nói với ông ra: “Thưa Tổng thống, mỗi một gợi ý quý giá mà tôi đã đưa ra, ngài đều khước từ nó thẳng thắn. Chẳng nhẽ ngài không thể làm một cái gì để tạo một ấn tượng tốt đẹp hơn từ phía công luận nước Mỹ nữa hay sao? Ông ta nhìn tôi bằng một ánh mắt vô hồn và nói rằng điều quan trọng nhất chính là chúng ta là đồng minh của nhau, cùng chung một mục đích cuối cùng là hợp sức chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. Vì vậy, chúng ta cần phải sát cánh cùng nhau và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn nữa. Tôi trả lời rằng ông ta có thể luôn luôn tin tưởng vào chúng ta để bước thêm những bước nữa và cám ơn ông ta vì sự đón tiếp thịnh tình.
Nhật xét: Mặc dù cuộc nói chuyện rất nản lòng và dài lê thê, nhưng thái độ đều rất đúng mực và có kiềm chế. Cá nhân tôi tin rằng chúng ta đã thuyết phục ông ta được một điểm, đó là người Mỹ đã nhìn rằng ông ta chẳng ra gì. Với một người đã chỉ còn bỏ đi như ông ta thì điều đó hẳn có ý nghĩa lắm. Có thẹ cuộc hội thoại vừa qua có thể đem lại cho ông ta một vài ý tưởng nào đó. Nhưng từ bản thân nó, tôi chẳng thấy một chút thay đổi nào từ con người ông ấy.
Ký tên
Đại sứ: Sedgewick