Dịch giả: Đàm Xuân Cận
Chương 21

     hững kẻ khốn khổ đã nguyền rủa Mỹ quốc và giấc mộng đối đời bây giờ ở đâu? Ai còn dám nghi ngờ nữa? Chiến tranh bao trùm Âu châu, người Anh, người Pháp, người Đức và ngay cả Mussolini đẩy hàng triệu đồng bào của họ vào lò sát sinh, thì mọi người Ý sống dọc theo bức tường thành phía Tây này, túi đầy tiền. Cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại đã chấm dứt. Đời sống bắt đầu dễ thd hơn. Người ta không còn cần được phát chẩn, những nhân viên điều tra cho quỹ an sinh xã hội thấy mình bị đánh sụt giá trị ghê gớm, hết được thiên hạ trọng vọng. Nhiều anh khấm khá rục rịch tính mua nhà ở khu sang trọng ở Long Island.
Bạn nhăn mặt là phải, xu hào, rủng rinh trong túi những anh nhà giàu mới, mặt mũi lúc nào cũng câng câng. Những đồng tiền xiết máu mà họ kiếm được nhờ dịch vụ giúp cho người khác giết nhau. Cuộc chiến Âu châu tạo nên đủ thứ lỉnh kỉnh, mấy anh lên mặt đạo đức, cảm thấy bất mãn ra mặt. Mà chẳng hiểu các anh có bất mãn thiệt tình không, cờ đến tay các anh cũng biết phất lắm chớ. Nhưng cũng phải thừa nhận có lẽ đây là xứ sở duy nhất mà kẻ nghèo cùng xí được phần, nhờ ở bất hạnh thế giới phải è cổ gánh chịu.
Những người dân ngụ cư gốc gác ở miền nam nước Ý, như Sicily, Naples, Abruzzi, những người sống trên Đại lộ thứ Mười không cần biết Mussolini có thắng trận hay không? Họ chẳng bao giờ thấy yêu mến quê quán họ. Xứ sở xa vời ấy chẳng còn nghĩa gì hết. Hàng bao thế kỷ nay, những kẻ cầm quyền tại đó đã hành hạ cha ông họ chết lên chết xuống. Kẻ giàu có phỉ nhổ, dày đạp kẻ nghèo. Những tên điếm ở Rome và ở miền Bắc đã hút máu hút mủ họ. Thật may mắn thay, nay họ được sống an lành ở Mỹ quốc.
Chỉ riêng Teresina Coccalitti thấy bất mãn. Bà không còn những đứa con không việc làm trong thời buổi này. Bây giờ thiếu người chứ đâu có thiếu việc, nên bà chẳng còn lãnh tiền trợ cấp an sinh xã hội. Bà quay sang trò mới, đi mua những bao đường bự, những hộp dầu, những bó vải chất đống trong nhà... bà nói với Lucia Santa một cách bí mật:
- Chị coi, sẽ có một ngày, phải, sẽ có ngày tôi vớ bở...
Thế nhưng chỉ tới đây là bà ta cúp ngang, không nói thêm tiếng nào.
Lucia Santa phân vân không hiểu ý bạn mình muốn làm ăn ra làm sao đây mà bày đặt đầu cơ tích trữ, nhưng quên khuấy ngay vì bà quá bận rộn. Ánh năng vàng rực rỡ tràn ngập khắp chung cư. Những đứa con đi học về là xoay ra làm việc kiếm tiền. Sal và Lena làm thêm trong viện bào chế mới mở trên Đại lộ thứ Chín. Vinnie đi làm luôn cả chủ nhật. Cứ để cho dân Âu châu thỏa tình giết nhau đi nếu họ muốn. Lucia Santa cùng chẳng thấy lo cho cha mẹ, họ hàng của bà chút nào? Ngôi làng quá nhỏ, đất đai quá cằn cổi nên chắc chắn chẳng có khói lửa chiến tranh lan tới đâu mà sợ.
Chỉ có thằng khốn Gino không chịu làm việc. Nhưng đây là mùa hè cuối cùng nó được ngồi rỗi. Nó sẽ học xong trung học vào tháng giêng, sau đó ngồi ăn không là không xong. Nhờ bè bạn quen kiếm việc cho, thật ra nó chẳng có ích lợi gì. Lucia Santa đã thử nhiều lần, nhưng lần nào thằng nhỏ cũng cố tình bê bối để được nghỉ việc cho khỏe cái thân!
Bây giờ bà muốn nhờ nó chút việc. Thằng Vinnie lại quên giỏ đồ ăn trưa nữa, thằng sao chậm lụt quá. Bà bảo Gino:
- Mang giỏ đồ ăn đến sở làm cho Vinnie đi mày.
Đáng ra bà mẹ đã bật cười, thấy thằng Vinnie chun mũi, có vẻ bất bình, nhưng bà phải làm nghiêm. Nó kiêu hãnh làm sao, như tất cả những kẻ không cần đổ mồ hôi trán mà vẫn có miếng ăn.
Thằng Gino làm bộ ngó lơ:
- Muộn rồi, má.
- Muộn là sao mày? Muộn lấy vợ lấy con, muộn bỏ tiền vào nhà băng, hay muộn đi xin một công việc lương thiện nào đó?
Gino thở dài:
- Má, chắc anh Vinnie vào ăn ở câu lạc bộ rồi mà.
- Thôi đừng nói bậy. Anh mày chịu cực đi làm. Nó chẳng khi nào chơi đùa hay trốn biệt cả ngày trong công viên như mày làm bữa trước. Mày có bao giờ rủ anh mày đi chơi đâu? Nó cô độc lẻ loi quá chừng! Mà nay bảo mày mang giỏ đồ ăn cho nó, mày cũng không chịu. Mày là đứa đáng bỏ đi. Thôi mày đi đâu thì đi đi. Tao mang cũng được, khỏi cần nhờ mày nữa.
Mắc cở vì bị mẹ xát xà phòng quá kỹ, thằng Gino cúi xuống cầm lấy chiếc giỏ. Nó biết mẹ nó đang đắc thắng, nhưng thây kệ. Nó thực tâm muốn giúp Gino.
Nó rảo bước dọc Đại lộ Thứ Mười, ngược về phía đường 37, rồi xuống Đại lộ Mười Một. Nó đu đưa thân hình một cách thoải mái trong không khí mùa hè. Khi còn nhỏ nó ưa đu mình phóng lên cao như muốn bay, nhưng thời ấy qua rồi. Bây giờ nó đã lớn, thân mình nặng chình chịch.
Ngày trước khi tới tòa nhà chứa hàng hóa, nó ném chiếc giỏ giấy xám lên cao, nhảy tới một bước đỡ lấy gọn trong tay. Nó hứng chí thấy tay chân mình còn sài được.
Tòa nhà đã xưa, hăng hắc mùi chuột chết, lâu lắm chưa có ai nghĩ đến việc sơn sửa lại. Viên công nhân thang máy trong bộ đồng phục xám bẩn, có đeo huy hiệu gần nút áo, mở cửa thang máy cho Gino. Gino lên sở làm của anh nó ở mãi tuốt góc tòa nhà.
Quang cảnh đáng nản như một cơn ác mộng, trong đó một người nhìn thấy trại tù mà ông ta biết có ngày sẽ tới sống. Những dãy bàn dài với máy chữ thứ bự chuyên dùng vào việc đánh hóa đơn. Các thầy ký đều mặc áo vét mỏng, áo sơ mi trắng, cà vạt thắt lỏng. Họ đều nhiều tuổi hơn Vinnie và rất lanh lẹ. Tiếng máu">Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!15158_24.htm!!!Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!15158_21.htm!!!y rào rào và một chiếc quầy trên đó những hóa đơn đã làm xong bề bộn chất đống. Căn phòng lớn chìm trong bóng tối. Ở chiếc quầy này một người thân dài ngoằng đang cắm cúi phân loại hóa đơn dưới ngọn đèn lớn. Không có tiếng người nói. Ở đây cũng chẳng thể biết đêm hay ngày. Các thầy ký như bị chôn sống trong nấm mồ vĩ đại, tiếng động bên ngoài không lọt tới vì bức tường dày. Gino nhìn quanh một lát mới tìm thấy chỗ Vinnie ngồi.
    Chỉ một mình Vinnie không mặc áo vét ngoài, nó bận chiếc áo sơ mi màu để hai ba ngày mới thay một lần. Mái tóc đen rợn sóng của nó như loáng nước dưới ánh đèn vàng. Gino thấy Vinnie chậm chạp hơn những người khác, mặt Vinnie cũng có vẻ bấn loạn vì công việc nhiều hơn người khác. Họ có nét mặt bất động của kẻ mộng du.
    Bất thần Vinnie ngước lên. Nó nhìn về phía Gino. Nó đốt điếu thuốc lá. Thì ra Vinnie chẳng thấy ai cả. Nó đứng, ngồi, di động trong một vùng bóng tối đặc quánh không dính dáng gì đến thế giới thuộc về kẻ khác, của kẻ khác. Nó đi ngang dãy bàn đầu tiên vào khoảng trống. Mọi người ngẩng lên. Vinnie cũng ngước mắt.
    Mặt nó sáng rỡ niềm vui tội nghiệp. Nó cười dịu dàng, như đứa trẻ thơ. Gino đưa cao giỏ đồ ăn, ném vào. Vinnie đỡ lấy một cách thành thạo, Gino bước tới bàn Vinnie, ngượng ngạo.
    Vinnie nói:
    - Cám ơn mày nhé!
    Mọi người ngưng tay gõ máy. Vinnie nói tiếp:
    - Đây là thằng Gino em tôi.
    Gino ngượng ngùng vì giọng nói đầy kiêu hãnh của Vinnie. Nó hơi bứt rứt vì thấy mình mặc bộ quần áo hơi tồi tàn.
    Người đàn ông phụ trách xếp loại hóa đơn nói lớn.
    - Làm việc đi chứ. Chúng ta chậm rồi.
    Ông ta bước tới đưa cho Vinnie một bó hóa đơn, co ro như con chuột già gầy ốm:
    - Vinnie, chú làm việc hơi chậm đấy!
    Vinnie hơi hốt hoảng:
    - Lát nữa tôi sẽ không nghỉ thì, bắt kịp mấy hồi!
    Gino quay ra. Vinnie dẫn nó đến tận chỗ thang máy. Cả hai đứng đợi.
    Vinnie bảo em:
    - Đi ngang sân ga cùng được. Nhưng nhớ để ý một chút.
    Nó để tay lên vai Gino.
    - Cảm ơn mày nhé! Có gì vui không?
    - Có chứ, rất là nhiều chuyện vui.
    Thang máy vẫn chưa lên. Nó nóng ruột muốn đi mau. Vinnie cũng có vẻ hối hả muốn trở lại làm việc, ngán lão già mặt chuột đang nhìn ngắm hai anh em không mấy thiện cảm.
    Vừa lúc đó thang máy tới, Gino nhanh nhẹn bước vô. Mùi hôi hám làm nó chóng mặt. Bước ra khỏi tòa nhà, nó ngửng đầu trong ánh nắng ấm áp. Đã sang tháng chín. Nó đứng lặng người trong tâm trạng cởi mơ, tự do.
    Nó chẳng còn nghĩ đến Vinnie. Nó bắt đầu chạy chầm chậm ngang sân ga, một khoảng đất rộng mênh mông, những đường rầy lấp lánh dưới ánh nắng. Nó vung tay vung chân thật đã. Những toa xe lửa đen ngòm chạy tới. Nó chạy mau hơn. Một lát nó mệt lử? Cổ nhơ nhớp mồ hôi. Nó thấy đói và khát kinh khủng. Vươn vai lấy sức chạy về hướng công viên Chelsea, nơi các bạn đang đợi nó tới để đá banh.