Chú thích

(1) Wesley Fishiel, tiến sĩ, giáo sư khoa chính trị trường đại học Michigan, nhân viên của cơ quan tình báo Mỹ CIA.
(2) Spellman, Hồng Y Giáo chủ Mỹ, có thế lực trong giới tài phiệt và chính giới Mỹ.
(3) Chủng viện Mary Knoll, Lakewood, ở bang New Jersey.
(4) Edward Lansdale, đại tá, chỉ huy tình báo Mỹ (CIA) ở Việt Nam.
(5) Père Cras, một linh mục Pháp thuộc dòng Rédemptorist hoạt động tình báo cho SEDCE (cơ quan gián điệp và phản gián Pháp) ở Huế, trong những năm trước và sau thế giới đại chiến thứ hai.
(6) Good morning (tiếng Anh): Chào buổi sáng.
(7) Vụ này đã bị Công an Thừa Thiên khám phá, hồi ấy Đài tiếng nói Việt Nam đã vạch trần âm mưu và thủ đoạn của địch trước dư luận thế giới.
(8) Vụ này xảy ra ở Thanh Hoá, bị công an bắt gọn vào năm 1950.
(9) Xem truyện phản gián Cất vó – NXB Quân đội Nhân dân (1967), NXB Thuận Hoá (tái bản – 1987), cùng một tác giả.
(10) SEDCE: Service d’étude et documentation de contre-espionnage (Sở Nghiên cứu và Tư liệu phản gián).
(11) Cambridge: Một trường đại học nổi tiếng của Anh.
(12) Một chiến khu nổi tiếng nằm về phía tây Thừa Thiên có chợ và hàng quán.
(13) Một loại vải nội hoá phổ biến trong vùng giải phóng Bình Trị Thiên và Liên khu V thời chống Pháp.
(14) Nay là trường Quốc học.
(15) Maitre: người coi tay, coi bói.
(16) Ma femme: nhà tôi.
(17) OD: chữ tắt tiếng Pháp Officier de détail: sĩ quan hậu cần
(18) Chào tạm biệt.
(19) Defense Intelligence Agency, cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ.
(20) Sol Xapders, nhân viên CIA đột lốt nhà báo.
(21) Một tổ chức nguỵ trang của CIA.
(22) Những người có tên trong bản danh sách này là: Trần Văn Chương, Trần Văn Đổ, Trần Văn Của, Nguyễn Dương Đôn, Trần Văn Bạch, Phạm Khắc Sửu, Phạm Hữu Chương, Nguyễn Vãn Nguyên. Trần Chánh Thành, Lê Quang Luật, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Ngọc Chấn, Bùi Văn Thinh, Nguyễn Văn Thoại, Trần Hữu Phương.
(23) Nội các này gốm có 17 nhân viên, đứng đầu là Ngô Đình Diệm. Ngoài chức vụ thủ tướng, Diệm còn nắm giữ các bộ trong yếu: nội vụ, quốc phòng và thông tin.
(24) Allen, sĩ quan tình báo CIA đóng vai thiếu tá hải quân Mỹ.
(25) Andrew, sĩ quan tình báo CIA.
(26) Clark – một căn cứ không quân của Mỹ ở Phi Luật Tân (Phi-líp- pin).
(27) Lucien Conein, phó chỉ huy phái đoàn MAAG – sĩ quan của CIA được bố trí vào MAAG để nguỵ trang hoạt động.
(28) Một nhóm gián điệp biệt kích, do tên Nguyễn Văn Vỹ – tướng nguỵ Sài Gòn tổ chức, nhằm tung ra hoạt động phá hoại miền Bắc. Tên thiếu tá Mỹ Allen đã chi huy trực tiếp nhóm này.
(29) Nay là vườn Tao Đàn.
(30) O’Daniel, tướng Mỹ, được Eisenhower cử sang làm trưởng đoàn cố vấn MAAG.
(31) Napoléon Valéclano, cùng ba sĩ quan Phi Luật Tân khác đến Sài Gòn tháng 1 năm 1955 giúp Ngô Đình Diệm tổ chức 1 tiểu đoàn vệ sĩ.
(32) Magsaysay, nguyên tổng thống Phi Luật Tân.
(33) Đường Trần Hưng Đạo ngày nay.
(34) Lê Paul (Pôn), con trai Bảy Viễn, sau này được Viễn phong làm đại tá quân đội Bình Xuyên, bị quân đội Ngô Đình Diệm bắt được trong một trận đánh nhau. Ngày 14 tháng 4 năm 1956, Hai Pôn bị thủ tiêu và vất xác tại một nơi cách Phú Lâm 6 km. Tay chân của Diệm tung tin rằng vì y chạy trốn nên bị bắn chết.
(35) Parisien: người Balê (Pa-ri).
(36) Thẻ tiền còn gọi là “sầu” thay thế cho tiền mặt trong các sòng bac lớn ở Đại thế giới. Thẻ tiền có nhiều loại, giá trị từ 10 đến 10.000 đồng.
(37) Cẩm Nhung: một vũ nữ, quê Hải Phòng di cư vào Nam. Sau khi Hai Paul bị Ngô Đình Diệm thủ tiêu, Cẩm Nhung được trung tá Thức “bao”. Vợ trung tá Thức là Lâm Thị Nguyệt ghen, thuê người tạt acid vào mặt Nhung.
(38) Năm Lửa tức Trần Văn Soái – một lãnh tụ của giáo phái Hoà Hảo.
(39) Nay là đường Đồng Khởi.
(40) Paul Ély, đại tướng, Tổng uỷ viên kiêm Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương.
(41) Mật vụ riêng của anh em Ngô Đình Diệm.
(42) Ông Nguyễn Đức Thuận đã tố cáo cái P.42 này trong tập hồi kí “Bất khuất”.
(43) Tức Trần Kim Tuyến.
(44) Mụ cả Lễ.
(45) Sogny, chánh mật thám Trung kì, thời Pháp thuộc.
(46) diplome: bằng thành chung, tương đương với bằng Tốt nghiệp cấp hai phổ thông ngày nay.
(47) Rockfeller, nhà triệu phú người Mỹ.
(48) Đường Lý Chính Thắng ngày nay.
(49) Urrulia, giám mục cai quản địa phận hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị.
(50) Tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng, chuyên hoạt động tống tiền, giết người cướp của.
(51) Cơ quan tình báo của Tưởng Giới Thạch.
(52) Over Sea Service, cơ quan gián điệp Mỹ trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, tồn tại cho đến năm 1950, sau đó sáp nhập vào CIA.
(53) Bảo Đại.
(54) Tức là Ngô Đình Nhu.
(55) Bốn trường đại học đó là: khoa học, sư phạm, khoa văn và luật khoa.
(56) Chỉ Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn thích người ta gọi mình bằng Cậu.
(57) Sous verre: lồng kính.
(58) Corp: thân hình.
(59) Sex appeal: khêu gợi.
(60) Tức là thuốc kháng sinh.
(61) Fort Brag.
(62) Bank: ngân hàng.
(63) My dear: Ông bạn thân mến của tôi.
(64) Uých-ken (week-end): Cuộc giải trí nghỉ ngơi cuối tuần.
(65) Kế hoạch Stanley – Taylor.

Xem Tiếp: ----