Chương 11

    
RỜI VỪA VÀO ĐÔNG trên hầu khắp cả nước, nhưng ngôi nhà của mẹ đã thừa mứa tiếng nghiến răng và siết tay. Những dấu hiệu của mùa xuân xuất hiện quá sớm. Bố đang bù đầu bù óc với đợt trồng bông mới, bố phải thuê thêm những mười người nữa để cày và lái máy gieo hạt. Mẹ nghiền ngẫm cuốn Niên giám nhà nôngghê lắm, nhưng mẹ chẳng màng gì chuyện trồng trọt đâu. Tay áp lên trán, mẹ hớt hải chạy ra báo cho tôi tin dữ.
“Họ nói thời tiết năm nay sẽ ẩm ướt lắm đấy.” Mẹ thở dài. Chiếc máy ép chỉ phát huy được tác dụng trong mấy lần đầu. “Mẹ sẽ qua tiệm Beemon mua thêm mấy hộp gôm xịt, loại cực mạnh ấy.”
Mẹ ngẩng đầu lên khỏi cuốn Niên giám, và nheo mắt nhìn tôi. “Con ăn mặc kiểu gì thế kia?”
Tôi mặc chiếc váy tối màu nhất mình có, đi vớ đen.
Chiếc khăn đen quấn trên đầu có lẽ khiến tôi trông giống Peter O’Toole trong phim Lawrence xứ Ả Rập hơn là Marlene Dietrich. Cái túi da đồ xấu đau xấu đớn vắt vẻo trên vai tôi.
“Tối nay con phải chạy đi làm mấy việc vặt. Xong rồi con sẽ đến gặp... mấy chị em. Ở nhà thờ
“Vào tối thứ Bảy ư?”
“Mẹ, Chúa có cần biết đó là ngày nào đâu,” tôi nói và chạy ra xe trước khi mẹ kịp hỏi thêm câu gì. Tối nay tôi sẽ qua nhà Aibileen để thực hiện cuộc phỏng vân đầu tiên.
Tim đập thình thịch, tôi phóng xe như bay trên con đường rải nhựa, thẳng hướng khu da màu. Thậm chí tôi còn chưa bao giờ ngồi cùng bàn với một người Phi nào không được trả tiền để làm việc đó. Cuộc phỏng vấn đã bị trì hoán hơn một tháng trời. Đầu tiên là do đến đợt nghỉ lễ, gần như ngày nào Aibileen cũng phải làm đến khuya, hết gói quà đến nấu nướng để chuẩn bị tiệc Giáng sinh ở nhàElizabeth. Đến tháng Một, tôi bắt đầu hoảng khi Aibileen mắc cúm. Tôi chỉ sợ mình đã chờ đợi quá lâu, e là bà Stein sẽ không còn hứng thú nữa hoặc quên luôn tại sao bà ta lại đồng ý đọc sản phẩm của tôi.
Tôi lái con Cadillac trong bóng đêm, rẽ vào Đại lộ Gessum, phố nhà Aibileen. Tôi đã tính lấy chiếc xe tải cũ, song mẹ sẽ sinh nghi mà bố cũng đã lái nó ra đồng mất rồi. Tôi dùng trước một căn nhà hoang trông có vẻ gì đó rất liêu trai cách nhà Aibileen ba căn như đã thỏa thuận trước. Thềm trước của ngôi nhà ma đã xiêu vẹo, các cửa sổ chẳng có gì che chắn. Tôi bước vào bóng tối, khóa cửa xe và bước đi thật nhanh. Tôi cúi đầu thật thấp, gót giày gõ lộp cộp lên mặt đường.
Một con chó đột nhiên sủa hoắng lên, chùm chìa khóa của tôi rơi bộp xuống đất. Tôi nhớn nhác nhìn quanh rồi cúi xuống nhặt. Hai nhóm người da màu ngồi trên hiên nhà, vừa đu đưa ghế vừa nhìn theo. Trên phố chẳng có đèn đóm gì cả, nên khó mà biết được còn có ai khác nhìn thấy tôi nữa không. Tôi vẫn bước đều, có cảm giác tôi cũng lộ liễu chẳng kém gì chiếc xe mình đi: to và trắng.
Tôi đi đến số nhà hai lăm, nhà Aibileen. Tôi ngó quanh một lần chót, thầm mong mình đừng đến sớm quá. Khu da màu dường như ở một nơi nào đó xa lắm, trong khi nó chỉ cách khu da trắng có vỏn vẹn vài dặm đường.
Tôi gõ cửa thật khẽ. Có tiếng bước chân, rồi tiếng cái gì đó đóng sập lại. Aibileen mớ cửa ra. “Cô vào đi,” bác ấy nói nhó rồi vội vã đóng cửa thật nhanh và khóa lại.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Aibileen mặc thứ gì khác ngoài bộ đồng phục trắng. Tối nay bác mặc một cái váy xanh lục nẹp đen. Tôi không thể không nhận thấy bác ấy đứng thẳng hơn khi ở trong chính ngôi nhà của mình.
“Cô cứ tự nhiên. Tôi sẽ quay lại
Dù chiếc bóng đèn duy nhất đã được bật lên, song căn phòng vẫn tù mù với những mảng tranh tối tranh sáng khắp nơi. Mấy tấm rèm bốn phía đã được kéo ra và gài chặt với nhau đến không còn một kẽ hở. Tôi không hiểu trước kia chúng vốn đã thế, hay chỉ vì có tôi. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sofa bé tí. Có một cái bàn cà phê bằng, gỗ phủ vải ren đan tay. Sàn nhà để trơn. Tôi thầm ước giá mình không mặc cái váy trông đắt tiền đến thế thì tốt hơn.
Vài phút sau, Aibileen trở lại với một cái khay bên trên đặt một bình trà và hai chiếc cốc khác kiểu, mấy tờ khăn giấy gấp thành hình tam giác. Tôi thoáng ngửi thấy mùi bánh quy hương quế bác làm. Khi bác rót trà, chiếc nắp bình lúc lắc khe khẽ.
“Xin lỗi cô,” bác nói và lấy tay ấn cái nắp xuống. “Tôi chưa bao giờ mời người da trắng nào vào nhà cả.”
Tôi cười, mặc dù thừa biết câu đó chẳng phải nói ra cho vui. Tôi nhấp một ngụm nhỏ. Trà đắng và rất đậm. “Cảm ơn vú,” tôi nói. “Trà ngon quá.”
Bác ngồi xuống và khoanh hai tay lại, nhìn tôi chờ đợi.
“Tôi nghĩ chúng ta sẽ xử lý những thông tin cá nhân cơ bản trước rồi sau đó chuyển sang phần câu hỏi luôn,” tôi nói rồi lấy quyển sổ ra và đọc lướt qua những càu hồi mình đã chuẩn bị. Bỗng nhiên chúng dường như quá nông cạn, non nớt.
“Được,” Aibileen đáp. Bác ấy ngồi trên ghế sofa., lưng đứng sựng, mặt quay về phía tôi.
“Bắt đầu nhé, ừm, vú sinh năm bao nhiêu, ở đâu?”
Aibileen nuốt nước bọt, gật đầu. “Năm một chín không chín. Tại đồn điền Piedmont thuộc quận Cherokee.”
“Vú có biết trước từ khi còn nhỏ, rằng lớn lên mình sẽ trở thành người giúp việc không?”
“Có, thưa cô. Tôi biết.”
Tôi mỉm cười, chờ lời giải thích từ bác ấy. Chẳng có gì. “Và vú biết điều đó... là vì...?”
“Mẹ tôi là người giúp việc. Bà tôi là gia nô.”
“Gia nô. À, ra vậy,” tôi nói, nhưng bác ấy chỉ gật đầu. Hai tay vẫn khoanh lại trên bụng. Bác dõi theo từng câu chữ tôi viết lên giấy
“Vú đã từng... mơ ước được làm công việc gì khác chưa?”
“Chưa,” bác ấy đáp. “Không, thưa cô, tôi không mơ ước gì hết.” Không gian im ắng quá, tôi có thể nghe thấy cả tiếng hai chúng tôi thở.
“Rồi. Vậy... vú cảm thấy thế nào, khi phải chăm sóc một đứa trẻ da trắng trong khi con của chính mình ở nhà, bị...” Tôi nuốt nước bọt, sượng sùng vì câu hỏi của mình, “được một người khác nuôi nấng.”
“Tôi thấy...” Bác ấy vẫn ngồi thẳng đơ, cái dáng nom đến khổ sở. “Ùm, có lẽ... ta chuyển sang câu khác đi.”
“Ồ. Cũng được.” Tôi nhìn chằm chằm mấy câu hỏi của mình. “Điều gì vú thích nhất khi làm nghề giúp việc và điều gì vú ít thích nhất?”
Bác ấy ngước lên nhìn tôi, cứ như tôi vừa bắt bác cắt nghĩa một từ bậy bạ vậy.
“Tôi... tôi đồ là mình thích chăm bọn trẻ con nhất,” bác ấy nói lí nhí.
“Vú... có muốn nói thêm gì... về chuyện đó không?”
“Không, thưa cô.”
“Aibileen, vú không phải thưa gửi gì với tôi cả. Không phải ở đây.”
“Vâng, thưa cô. Ấy chết. Tôi xin lỗi.” Bác ấy lấy tay che mồm.
Có tiếng người la hét ngoài phố, không ai bảo ai, mắt chúng tôi đều phóng ra cửa sổ. Chúng tôi ngồi thật im, không dám hé một lời nào. Nếu có người da trắng nào phát hiện ra tôi ngồi đây, giữa một buổi tối thứ Bảy, và nói chuyện với Aibileen trong bộ thường phục thì sao? Liệu họ có gọi cho cảnh sát để báo cáo về một cuộc gặp mặt đáng ngờ không? Đột nhiên tôi biết chắc chắn câu trả lời là có. Chúng tôi sẽ bị bắt vì đó là việc họ vẫn làm. Họ sẽ lôi chúng tôi ra tòa với tội âm mưu đòi bình đẳng - tôi thấy người ta nói mấy chuyện đó trên báo suốt - họ ghê tởm những người da trắng dám tụ bạ với người da màu hòng giúp đỡ các phong trào đòi dân quyền. Việc này chẳng dính dáng gì tới vấn đề bình đẳng cả, nhưng còn lý do nào khác cho cuộc gặp gỡ của chúng tôi nữa đâu? Thậm chí tôi còn chẳng mang mấy lá thư của cô Myrna để phòng hờ.
Tôi nhận thấy nỗi sợ hãi thành thực hiển hiện trên khuôn mặt của Aibileen. Tiếng người ồn ào xa dần về phía cuối con đường. Tôi thởào nhưng Aibileen vẫn căng như dây đàn. Mắt bác không rời rèm của.
Tôi nhìn xuống danh sách câu hỏi, cố tìm ra thu gì đó để xua đi nỗi lo sợ của bác ấy và của tôi. Tôi không thể thôi nghĩ về khoảng thời gian đã bỏ phí.
“Vú nói... vú ghét điều gì nhất khi làm nghề này?”
Aibileen nuốt nước bọt một cách khó nhọc.
“Vậy, vú có muốn nói về chuyện nhà vệ sinh không? Hay về Eliz - cô Leefolt? Bất kỳ điều gì về lương thưởng chẳng bạn? Cô ấy đã bao giờ quát mắng vú trước mặt Mae Mobley chưa?”
Aibileen lấy một tờ khăn giấy và lau trán. Bác dợm giọng, nhưng lập tức ngăn mình lại.
“Chúng ta đã nói rất nhiều lần rồi kia mà, Aibileen...”
Bác đưa tay lên che miệng. “Tôi xin lỗi, tôi...” Bác ấy đứng dậy và hối hả chạy theo khúc hành lang hẹp. Một cánh cửa đóng sập lại, khiến cả bình trà lẫn hai cái tách rung lên bần bật.
Năm phút trôi qua. Khi trở lại, bác ấy áp một chiếc khăn bông lên ngực, đúng kiểu tôi từng thấy mẹ làm sau khi mẹ lỡ nôn ra mà không chạy kịp vào nhà vệ sinh.
“Tôi xin lỗi. Tôi cứ nghĩ... mình đã sẵn sàng.”
Tôi gật đầu, chẳng biết phải làm gì.
“Tôi... tôi biết cô đã nói với cái bà ở New York rằng tôi sẽ tham gia nhưng...” Bác ấy nhắm mắt lại. “Tôi xin lỗi. Tôi không nghĩ mình có thể làm được. Chắc tôi phải nằm nghỉ một chút.”
“Tối mai vậy. Tôi... sẽ nghĩ cách nào khác hay hơn. Ta sẽ làm lại rồi...”
Bác ấy lắc đầu, tay siết chặt chiếc khăn bông.
Trên đường về nhà, tôi chỉ muốn đánh cho mình một trận. Vì cứ nghĩ mình có thể đường hoàng tìm đến và đòi câu trả lời. Vì nghĩ bác ấy sẽ không còn cảm giác mình là người giúp việc nữa chỉ vì chúng tôi ngồi trong nhà bác, vì bác không mặc đồng phục.
Tôi liếc sang quyển sổ vứt trên chiếc ghế da màu ưắng. Ngoài nơi sinh của bác ấy, tôi chỉ ghi lại được vỏn vẹn mười bốn tù. Và sáu từ trong số đó là vâng, thưa cô và không, thưa cô
GIỌNG HÁT CỦA PATSY CLINE tuôn trào từ chiếc đài WJDX. Xe tôi chạy dọc con đường liên quận, đài đang phát bài “Walking after midnight”. Khi tôi đánh xe vào nhà Hilly thì đến bài “Three cigarettes in an ashtray.” Chuyến bay chở Patsy gặp nạn sáng nay, và giờ đây tất cả mọi người từ New York cho chí Mississippi tới New Orleans đều thương tiếc, hát vang những bài ca của cô. Tôi dùng chiếc Cadillac lại và ngắm nhìn cơ ngơi kềnh càng của Hilly. Đã bốn ngày trôi qua kể từ hôm Aibileen phát nôn ngay giữa buổi phỏng vấn, đến nay tôi vẫn chưa nghe được tin tức gì từ bác ấy.
Tôi bước vào nhà. Bàn bridge đã được bày ngay giữa gian phòng khách mang phong cách tiền nội chiến với chiếc đồng hồ cổ lỗ sĩ thường đổ những tiếng chuông đinh tai nhức óc và rèm tầng thêu chỉ vàng. Ai nấy đã yên vị cả - Hilly, Elizabeth, và Lou Anne Templeton, thế chân bác Walter. Lou Anne là kiểu phụ nữ lúc nào cũng đeo một nụ cười hớn hở to tướng - mọi lúc mọi nơi, không nghỉ. Thật lòng tôi chỉ muốn phi một mũi đinh ghim vào giữa mặt cô ta. Và những lúc bạn không để mắt tới, thì cô ta nhìn bạn chòng chọc với nụ cười nhe nhởn nhạt nhẽo đó. Và với bất cứ điều gì Hilly nói ra dù nhỏ nhặt nhất, cô ta đều nhiệt liệt hưởng ứng.
Hilly mở tờ tạp chí Life ra, đoạn chỉ vào ảnh một ngôi nhà choán đầy hai trang báo. “Người ta phải gọi đây là cái tổ mới đúng, trông như chỗ ở cho thú hoang ấy.”
“Eo ôi, ghê thật!” Lou Anne toe toét.
Tấm hình chụp những bức tường treo thảm sợi thô cùng những chiếc ghế sofa thấp dáng thuôn thuôn, ghế tựa hình quả trứng và những cái tivì nom như đĩa bay. Trong phòng khách nhà Hilly treo bức chân dung một vị tướng hiệp bang cao dễ đến hai mét rưỡi. Nó quá phô trương, nhìn vào người ta phải tưởng đó là ông tổ của gia đình, chứ chẳng phải một người họ hàng xa lắc xa lơ.
“Đấy. Nhà của chị Trudy cũng giống y như vậy,” Elizabeth nói. Quá mải mê với cuộc phỏng vấn Aibileen, tôi đã quên khuấy chuyến đi thăm bà chị gái của Elizabeth tuần vừa rồi. Trudy lấy một ông chủ nhà băng và hai vợ chồng dọn đến Hollywood sống. Elizabeth sang đó bốn ngày để xem nhà mới.
“Chậc, gu thẩm mĩ kém quá, thật tình,” Hilly nói. “Không phải tớ chê gì gia đình cậu đâu nhé, Elizabeth.”
“Hollywood thế nào?” Lou Anne hỏi.
“Ôi, cứ như mơ ấy. Còn nhà Trudy thì - phòng nào cũng có tivi. Đồ đ thứ kỳ quái, chả biết ngồi chỗ nào cả. Bọn tớ còn đến ăn ở mấy nhà hàng sang trọng mà các diễn viên điện ảnh vẫn lui tới, rồi uống rượu martini và burgundy. Có một tối chính Max Factor đã ghé qua bàn chúng tớ để chào Trudy, cứ như họ là bạn cũ ấy,” - cô ấy lắc đầu - “làm như hai người tình cờ gặp nhau giữa của hàng tạp hóa vậy.” Elizabeth thở dài.
“Ôi dào, tớ thì cho rằng cậu vẫn là người xinh nhất nhà,” Hilly nói. “Tớ không bảo Trudy chẳng hấp dẫn, nhưng cậu mới duyên, lại có phong cách nữa.”
Nghe thế Elizabeth nhoẻn miệng cười, nhưng khuôn mặt lập tức xị ra. “Đấy là còn chưa kể chị ấy cớ người giúp việc ở hẳn trong nhà, tất cả mọi ngày, mọi giờ. Tớ hầu như chả phải để mắt đến con Mae Mobley phút nào.”
Tôi rúm người lại trước mấy câu đó, nhưng dường như chẳng ai thèm quan tâm. Hilly săm soi cô giúp việc Yule May đang rót thêm trà vào ly của chúng tôi. Cô ấy cao, mảnh mai, gần như toát lên vẻ quý tộc và có thân hình chuẩn hơn Hilly nhiều. Nhìn cô ấy tự dưng tôi lo cho Aibileen quá. Tuần này tôi đã gọi đến nhà Aibileen hai lần, nhưng chẳng có ai nghe máy cả. Tôi dám chắc bác ấy đang tránh mặt tôi. Có lẽ tôi sẽ phải đến nhà Elizabeth để nói chuyện với bác ấy, dù Elizabeth có thích hay không.
“Tớ đang tính có lẽ năm tới chúng ta nên dựng cảnh giống phimCuốn theo chiều gió trong Ngày hội Thiện nguyện,” Hilly đề xuất, “hay ta thuê biệt thự Fairview nhé?”
“Ý hay đấy!” Lou Anne nói.
“Ôi Skeeter,” Hilly nói, “tớ biết không đến được ngày hội năm nay cậu buồn lắm.” Tôi gật đầu, cố nặn ra một bộ mặt nhăn nhó đến tội nghiệp. Tôi đã vờ ốm để khỏi phải dẫn xác đi một mình.
“Mà tớ thề,” Hilly nói, “Từ rày trở đi không bao giờ thuê cái nhóm rock-and-roll đó nữa, ai đời toàn chơi nhạc nhảy giật đùng đùng như thế...”
Elizabeth khều tay tôi. Chiếc xắc tay nằm gọn trong lòng cô. “Suýt nữa thì tớ quên đưa cậu cái này. Của Aibileen, hình như để cho mục cô Myrna gì đó? Mà tớ cũng bảo bà ta rồi, hôm nay các cậu không hội họp được đâu, hồi tháng Một vừa rồi bà ta nghỉ nhiều quá.”
Tôi mở mảnh giấy gấp tư. Những dòng chữ bằng mực xanh được viết thảo rất đẹp.
Tôi biết cách làm ấm trà không rung nữa.
“Ai mà thèm làm cách nào để ấm trà không rung cơ chứ?” Elizabeth nói. Dĩ nhiên cô ấy đã đọc hết.
Phải mất hai giây và một ngụm trà đá tôi mới hiểu ra. “Cậu không biết việc đó khó tới mức nào đâu,” tôi bảo cô ấy thế.
HAI NGÀY SAU, tôi ngồi trong bếp, đợi trời tối. Sốt ruột, tôi châm thêm một điếu thuốc nữa dù tối qua ngài tổng y sĩ đã lên tivi chỉ trỏ vào mặt tất cả mọi người, ra sức kêu gọi rằng hút thuốc sẽ giết chết chúng ta. Nhưng cũng đã có hồi mẹ dọa tôi không được hôn bằng lưỡi kẻo mù mắt và tôi bắt đầu tin rằng: đó chỉ là một âm mưu thâm độc giữa mẹ và ngài tổng y sĩ để không ai còn được biết mùi vui thú nữa.
Tám giờ tối hôm đó, tôi bước xiêu vẹo trên con phố nhà Aibileen, khép nép hết mức có thể, tay bê chiếc máy đánh chữ Corona nặng tới hai nhăm cân có lẻ. Tôi gõ cửa thật khẽ, trong bụng chỉ thèm khát một điếu thuốc để lấy lại bình tĩnh. Aibileen mở của, tôi bèn lách vào. Bác ấy vẫn mặc chiếc váy xanh lục và đôi giày đen cứng quèo y như lần trước.
Tôi cố mỉm cười, tỏ vẻ hết sức tự tin rằng lần này công việc sẽ suôn sẻ, bất chấp ý tưởng bác ấy vừa trình bày qua điện thoại. “Lần này... ta ngồi trong bếp được không?” Tôi hỏi. “Vú có ngại không?”
“Thế cũng được. Chẳng có gì đáng xem đâu, nhưng mời cô cứ vào.”
Gian bếp chỉ bằng phân nửa phòng khách, và ấm hơn. Có mùi trà và chanh. Tấm vải sơn đen trắng lót sàn đã mòn vẹt. Quầy bếp bé tí, chỉ đủ chỗ bày một bộ ấm chén sứ.
Tôi đặt chiếc máy đánh chữ lên cái bàn màu đỏ xước chằng xước chịt. Aibileen bèn rót nước nóng vào ấm trà.
“Ồ, thôi, cảm ơn vú,” tôi nói và thò tay vào túi. “Tôi mua mấy chai Co-Cola đây, vú có muốn uống một tí không?” Tôi cố tìm cách làm cho Aibileen thấy thoải mái hơn. Ưu tiên Hạng Nhất: không để bác ấy có cảm giác đang phải hầu hạ mình.
“Ồ, tốt quá. Bình thường cũng phải đến tối muộn tôi mới pha trà.” Bác ấy mang ra một chiếc mở nắp chai và hai cái cốc. Tôi cầm luôn chai đưa lên miệng tu, thấy thế, bác ấy bỏ cốc sang một bên rồi làm theo.
Tôi gọi cho Aibileen sau khi Elizabeth đưa tôi tờ giấy nhắn, và lắng nghe đầy hy vọng trong khi Aibileen nói ý tuởng của mình - bác ấy sẽ tự viết câu chuyện của mình rồi đưa cho tôi đọc làm ra vẻ hào hứng. Song tôi biết mình sẽ phải viết lại tất cả những gì bác ấy đã viết, như thế lại càng tốn thời gian hơn. Tôi nghĩ sẽ dễ hơn nếu bác ấy được nhìn mọi thứ viết ra trên giấy trắng mực đen thay vì tôi đọc và nói không thể dùng được.
Chúng tôi nhìn nhau cười. Tôi nhấp một ngụm Coke rồi vuổt phẳng áo sơ mi. “Vậy...” tôi dợm giọng.
Aibileen có một cuốn sổ gáy xoắn đặt trước mặt. “Tôi cứ... đọc luôn nhé?”
“Vú đọc đi,” tôi đáp.
Cả hai chúng tôi cùng hít một hơi thật sâu và bác ấy bắt đầu đọc bằng tông giọng chậm, đều.
“Đứa trẻ da trắng đầu tiên tôi chăm sóc tên là Alton Carrington Speers. Đó là năm 1924 và tôi mới bước sang tuổi mười lăm. Alton là một thằng bé dài nhẳng, gầy gò, có mái tóc dày mềm như râu ngô...”
Tôi gõ theo từng câu bác đọc, giọng bác lên bổng xuống trầm nhịp nhàng, chữ nghĩa tròn rõ hơn hẳn lời ăn tiếng nói ngày thường. “Tất cả các ô cửa sổ trong ngôi nhà bẩn thỉu đó đều được quét sơn kín bưng ở mặt trong, mặc dù căn nhà rất lớn, có hẳn một bãi cỏ xanh rộng mênh mông. Tôi thấy không khí chẳng tốt, đến tôi cũng muốn phát ổm...”
“Đợi đã,” tôi ngắt lời. Tôi vừa gõ thành cỏ xam. Tôi chấm bút xóa và gõ lại. “Xong rồi, vú đọc tiếp đi.”
“Khi bà mẹ mất sáu tháng sau đó,” bác đọc, “vì bệnh viêm phổi, họ giữ tôi lại để nuôi Alton cho đến ngày gia đình chuyển lên Memphis. Tôi yêu thằng bé và nó cũng yêu tôi, đó là lúc tôi biết mình rất giỏi khoản giúp trẻ con tự hào về bản thân chúng...”
Tôi đã không dám làm phật lòng Aibileen khi bác ấy nói ý tưởng của mình với tôi. Tôi ra sức gàn trên điện thoại. “Viết văn không đơn giản thế đâu. Vả lại vú còn chẳng có thời gian cho việc đó, Aibileen ạ, vú đã phải làm việc cả ngày rồi còn gì.”
“Chẳng khác mấy việc tôi viết lời cầu nguyện mỗi tối đâu.”
Đó là chi tiết thú vị đầu tiên bác ấy nói với tôi về bản thân mình kể từ ngày chúng tôi bắt đầu dự án, tôi vội vớ lấy quyển sổ đi chợ trong kho chứa thức ăn. “Vậy ra vú không đọc lời cầu nguyện của mình à?”
“Tôi chưa nói với ai chuyện đó bao giờ. Cả Minny cũng thế. Tôi thấy có nhiều chuyện mình có thể diễn đạt tốt hơn nếu viết ra.”
“Vậy đó là việc vú làm vào những ngày cuối tuần phải không?” Tôi hỏi. “Trong thời gian rảnh?” Tôi thích ý tưởng phản ánh cuộc sống ngoài công việc, khi bác ấy thoát khỏi vòng giám sát của Elizabeth Leefolt.
“À không, ngày nào tôi cũng viết một tiếng, có khi hai. Ở đây nhiều người đau ốm, bệnh tật lắm.”
Tôi bị ấn tượng mạnh. Chừng đó còn nhiều hơn mức tôi viết được trong một số ngày. Tôi đã đồng ý thử cách làm mới này chỉ để khỏi động lại dự án của mình.
Bác ấy nhắc lại công việc đầu tiên của mình hồi mười ba tuổi, lau chùi đồ bạc kiểu Francis Đệ Nhất ở biệt thự của ngài thống đốc. Bác kể ngay buổi sáng đầu tiên, bác đã viết nhầm lên tấm bảng kê số lượng dao nĩa mà nhà chủ dùng để kiểm tra xem người giúp việc có ăn cắp thứ gì không.
“Sáng hôm đó tôi trở về nhà, sau khi bị đuổi, và đứng trước ngôi nhà của mình, đôi giày mới xỏ dưới chân. Đôi giày me tôi đã phải mua với số tiền bằng hóa đơn tiền điện cả tháng. Có lẽ đó chính là lúc tôi biết thế nào là tủi nhục và cả màu sắc của nó. Tủi nhục không có màu đen của bùn đất, như tôi vẫn nghĩ. Tủi nhục mang màu của bộ đồng phục trắng mẹ phải thức đêm thức hôm ủi quần áo thuê để có tiền mua, màu trắng không vướng một mảy, một hạt vết bẩn nào do lao động.”
Aibileen nhìn lên, xem tôi nghĩ sao. Tôi ngừng gõ. Tôi đã nghĩ những câu chuyện sẽ ngọt ngào, lung linh lắm. Tôi nhận ra có lẽ mình sẽ nhận được nhiều hơn mức mình đã mặc cả. Bác đọc tiếp.
“…thế là tôi lại cắm cúi dọn tủ quần áo và trước khi tôi kịp định thần, mấy ngón tay của thằng bé con da trắng đã đứt lìa dưới cái quạt cửa sổ mà tôi đã bảo cô ta tháo bỏ cả chục lần. Tôi chưa bao giờ thấy ngần ấy máu chảy ra từ một con người, tôi vội bế bổng thằng bé lên, tôi vơ cả bốn ngón tay đứt. Tôi đưa nó đến bệnh viện da màu vì tôi chẳng biết bệnh viện da trắng ở đâu. Nhưng khi tôi đến nơi, một người đàn ông da màu chặn tôi lại và hỏi, “Thằng bé này da trắng đúng không?” Chiếc máy đánh chữ kêu lạch xạch như mưa đá dội xuống mái nhà. Aibileen càng đọc nhanh hơn còn tôi bỏ qua hết các chữ lỗi, chỉ ngắt lời bác ấy khi phải thay tờ giấy khác. Cứ tám giây tôi lại phải kéo trục máy chữ một lần.
“Thế là tôi đáp, Dạ phải, ông ta bèn nói, Có phải mấy ngón tay của nó đây không? Tôi đáp, Dạ phải, và ông ta nói, Thế thì cô phải bảo là da nó hanh vàng, không thì chẳng có bác sĩ da màu nào m chữa cho một thằng bé da trắng trong một bệnh viện dành cho người Phi đâu. Và rồi một cảnh sát da trắng túm lấy tôi và nói,Mày nghe đây...”
Bác ấy dừng lại. Ngước lên. Tiếng lạch cạch ngưng bặt.
“Sao? Gã cảnh sát nói mày nghe đây gì cơ?”
“À, tôi mới viết được chừng ấy. Tôi còn vội đi cho kịp chuyến xe buýt sáng nay.”
Tôi nhấn nút xuống dòng và chiếc máy đánh chữ reo lên một tiếng Đing. Aibileen và tôi nhìn thẳng vào mắt nhau. Tôi nghĩ có lẽ cách làm này mới thực sự hiệu quả.