ÔI ĐÃ TỪNG chứng kiến vài tình huống khá căng thẳng, trừ việc ngồi đây với Minny ở đầu kia phòng khách và cô Skeeter ở đầu còn lại, cùng đề tài đang bàn đến là những suy nghĩ khi là một người da màu làm việc cho một bà chủ da trắng. Trời thần ơi, thế mà không ai vỡ đầu chảy máu thì quả là một kỳ tích. Dẫu vậy, vẫn có nhiều pha khiến tôi hú vía. Như hồi tuần trước ấy, khi cô Skeeter cho tôi xem bài viết của cô Hilly liệt kê lý do tại sao người da màu cần có nhà vệ sinh riêng. “Cứ như tôi đang xem giấy tờ gì đó của KKK ấy,” tôi bảo cô Skeeter. Chúng tôi đang ngồi trong phòng khách, buổi tối bắt đầu ấm dần lên. Minny vừa vào trong bếp để đứng trước tủ đá. Minny chẳng bao giờ thôi đổ mồ hôi, có chăng trừ năm phút vào giữa tháng Một, mà có lẽ cả lúc đấy cũng vẫn thế. “Hilly muốn tôi đăng cái này lên tạp chí Hội,” cô Skeeter nói, vừa lắc đầu đầy vẻ ghê tởm. “Tôi xin lỗi, lẽ ra tôi không nên cho vú xem. Nhưng tôi chẳng biết nói với ai nữa.” Một phút sau, Minny đi từ trong bếp ra. Tôi đưa mắt nhìn cô Skeeter, thế là cô ấy giấu tờ giấy xuống dưới cuốn sổ chẳng mát mẻ hơn là bao. Thực ra, cô ấy có vé nóng búc hơn bao giờ hết. “Minny, chị và Leroy có bao giờ trao đổi về vấn đề dân quyền không?” Cô Skeeter hỏi. “Khi Leroy đi làm về ấy.” Minny có một vết bầm to tướng trên cánh tay, đó là trò Leroy vẫn làm như cơm bữa mỗi khi về nhà. Hắn đánh Minny lên bờ xuống ruộng. “Không,” Minny chỉ đáp có thế. Minny không thích người khác chõ mũi vào chuyện riêng của mình. “Thật ư? Anh ấy không chia sẻ suy nghĩ của mình về các cuộc biểu tình và tình trạng phân biệt chủng tộc hay sao? Có khi ở chỗ làm, ông chủ...” “Đừng có lôi Leroy vào.” Minny khoanh tay lại để che đi vết bầm. Tôi đá nhẹ vào chân cô Skeeter. Nhưng khuôn mặt cô Skeeter vẫn toát lên vẻ lì lợm mỗi khi quyết tâm theo đuổi điều gì. “Aibileen, vú có nghĩ sẽ rất thú vị nếu chúng ta có thể hé lộ ít nhiều quan điểm của các ông chồng không? Minny, có lẽ...” Minny vùng dậy, nhanh đến nỗi chiếc chụp đèn lắc lư chao đảo. “Tôi không làm nữa. Cô chen vào việc riêng tư quá lắm rồi. Tôi không thèm quan tâm đến chuyện nói cho bọn da trắng biết cảm giác của chúng tôi thế nào nữa.” “Minny, thôi nào, tôi xin lỗi,” cô Skeeter nói. “Chúng ta không nói đến gia đình cô nữa.” “Không. Tôi đổi ý rồi. Cô đi tìm người khác mà moi móc đời tư.” Chúng tôi đã từng trải qua trường hợp như thế này. Song lần này, Minny túm lấy chiếc túi, nhặt cái quạt giấy rơi dưới chân ghế lên, và nói, “Cháu xin lỗi, cô Aib. Nhưng cháu không thể làm việc này thêm nữa.” Tôi bắt đầu hoảng. Cô ấy sắp đi thật rồi. Minny không thể bỏ được. Cô ấy là người giúp việc duy nhất ngoài tôi đồng ý làm việc này. Thế là tôi cúi xuống, kéo mảnh giấy cô Hilly viết kẹp dưới cuốn sổ của cô Skeeter ra. Ngón tay tôi dừng lại ngay trước mặt Minny. Cô nhìn xuống. “Cái gì thế?” Tôi nhún vai, vờ làm mặt lạnh. Nhất định không được tỏ ra rằng tôi rất muốn cô ấy đọc vì nếu vậy, cô ấy sẽ không chịu Minny cầm lên và đọc lướt qua. Chỉ trong chớp mắt, tôi đã nhìn thấy hết hàng răng cửa của cô. Nhưng không phải cô đang cười. Rồi cô nhìn cô Skeeter, rất lâu và căng thẳng. Cô nói, “Có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục vậy. Nhưng cô không được nhúng mũi vào chuyện riêng của tôi nữa, nghe chưa?” Cô Skeeter gật đầu. Cô ấy đang học dần. TÔI TRỘN XA LÁT TRỨNG cho cô Leefolt và Bé Con ăn trưa, thêm ít dưa góp để trang trí ở rìa đĩa. Cô Leefolt ngồi trước bàn bếp với Mae Mobley, bảo nó rằng em bé sẽ ra đời vào tháng Mười, rằng cô mong mình sẽ không phải nằm viện vào đúng dịp lễ hội chào mừng cựu sinh viên Ole Miss, rồi Bé Con sẽ có một đứa em gái hoặc em trai và phân vân không biết nên đặt tên cho nó thế nào. Tôi mừng vì thấy hai mẹ con chuyện trò với nhau thân mật như thế. Suốt cả nửa buổi sáng, cô Leefolt chỉ ôm lấy cái điện thoại buôn chuyện với cô Hilly, hầu như chẳng thèm để mắt đến Bé Con một phút nào. Và tới chừng mà đứa em ra đời, chắc Mae Mobley sẽ chẳng còn được nhận thứ gì từ mẹ nó trừ mấy cái đét đít. Sau bữa trưa, tôi đưa Bé Con ra sân sau và xả đầy nước vào chiếc bể phao màu xanh. Nhiệt độ ngoài trời lên tới gần ba lăm độ. Thời tiết Mississippi phải thuộc loại thất thường nhất nước. Tháng Hai, nhiệt độ có thể xuống tới âm chín độ, lúc ấy bạn chỉ ước sao mùa xuân chóng về và đến ngày hôm sau, nó vọt lên ba mươi hai độ trong chín tháng liên tục. Mặt trời tỏa nắng chói chang. Mae Mobley ngồi chễm chệ giữa bể, trên người chỉ mặc độc cái quần bơi. Việc đầu tiên nó làm là cởi ngay áo bơi ra. Cô Leefolt đi ra và nói, “Trông hay đấy! Để tôi gọi cho Hilly, bảo cô ấy đưa Heather với Will sang đây chơi.” Và chỉ trong chớp mắt, ba đứa trẻ đã nô ầm ầm trong bể, té nước tung tóe và cười nắc nẻ. Heather, con gái cô Hilly ấy, trông khá dễ thương. Nó sinh trước Mae Mobley sáu tháng, Mae Mobley quý nó lắm. Heather có mái tóc sẫm màu, xoăn tít cùng vài nốt tàn nhang bé xíu, và con bé mau miệng lắm. Nó gần như là một phiên bản nhỏ hơn của cô Hilly, nhưng nom ưa mắt hơn khi ở trên một đứa trẻ con. Thằng William Bé mới lên hai. Tóc vàng hoe hoe và chẳng bao giờ nói năng gì cả. Chỉ lội tòm tõm khắp bể như một con vịt, rồi lẽo đẽo bám theo hai đứa con gái, hết ra chỗ đám cỏ tóc tiên mọc ngoài rìa sân, đến cái xích đu thường bị kênh một bên nếu đánh đu mạnh quá làm tôi một phen sự thót tim, và rốt cục lại trở về bể nước Có một điều tôi phải thừa nhận về cô Hilly, là cô ta yêu con lắm. Cứ chừng năm phút một, cô lại hôn lên trán thằng Will Bé. Hoặc cô hỏi Heather, Con chơi có vui không? Hoặc Ra ôm mẹ một cái nào. Lúc nào cô cũng nựng nịu, bảo nó là đứa bé xinh nhất trần đời. Mà Heather cũng yêu mẹ nó lắm. Nó thường ngước nhìn cô Hilly đắm đuối như nhìn tượng Nữ thần Tự do vậy. Thứ tình cảm ấy lúc nào cũng khiến tôi xúc động muốn trào nước mắt. Ngay cả khi nó có dính dáng đến cô Hilly. Vì nó khiến tôi nghĩ đến Treelore, thằng bé đã yêu tôi biết bao. Tôi rất mừng mỗi lần nhìn thấy một đứa trẻ yêu thương kính trọng mẹ nó. Đám người lớn chúng tôi ngồi dưới bóng cây mộc lan trong khi bọn trẻ nghịch với nhau. Tôi căn khoảng cách giữa tôi và hai cô chừng vài bước chân, thế là vừa vặn. Họ lót khăn bông xuống dưới hai chiếc ghế sắt đen đã bị nắng nung nóng ran. Còn tôi thích ngồi trên cái ghế gấp bằng nhựa màu xanh. Mát chân lắm. Tôi ngắm Mae Mobley cho búp bê Barbie tắm truồng dưới nước, rồi nhảy lên thành bể. Nhưng tôi cũng để mắt đến cả hai cô nữa. Tôi nhận thấy khi nào nói với Heather và William thì cô Hilly ngọt ngào vui vẻ lắm, nhưng cứ động lần nào quay sang cô Leefolt, cô ta lại đeo một bộ mặt khinh khỉnh vênh váo. “Aibileen, vú đi lấy thêm cho tôi ít trà đá được chứ?” Cô Hilly hồi. Tôi bèn đứng dậy đi lấy bình trà để trong tủ lạnh. “Đấy, thế nên tớ mới không hiểu,” tôi nghe cô Hilly nói khi tôi bước lại đủ gần. “Chả ai muốn ngồi chung một cái bồn cầu với người khác cả.” “Phải lắm,” cô Leefolt nói, nhưng cô im bặt khi tôi đến rót nước cho họ. “Ôi, cảm ơn vú,” cô Hilly nói rồi nhìn tôi bằng ánh mắt rất quái và nói, “Aibileen, vú thích có nhà vệ sinh riêng của mình chứ hả?” “Vâng, thưa cô.” Đến giờ cô ta vẫn còn lải nhải về cái hố xí đó dù nó đã là chuyện của sáu tháng trước. “Riêng biệt nhưng công bằng,” cô Hilly quay sang phía cô Leefolt. “Thống đốc Ross Barnett nói cấm có sai, đúng là không thể cãi chính quyền câu nào được.” Cô Leefolt bỗng vỗ đùi đánh đét một cái, làm như vừa tìm ra điều thú vị nhất để chuyển đề tài. Tôi đồng ý cả hai tay. Nói chuyệngì khác đi thôi. “Tớ đã kể với cậu hôm nọ Raleigh bảo gì chưa?” Nhưng lắc đầu. “Aibileen, chắc vú cũng không muốn đi học ở một trường toàn người da trắng, phải không?” “Không, thưa cô,” tôi lầm bầm rồi đứng dậy và ra cởi mấy sợi chun buộc trên đầu Bé Con. Cứ khi nào tóc nó ướt nước là mấy quả bi nhựa xanh rối tung hết. Nhưng thực ra tôi chỉ muốn lấy hai tay bịt tai con bé lại để nó không nghe thấy câu chuyện vừa rồi. Và tệ hơn, nghe thấy tôi tỏ ý đồng tình. Nhưng tôi chợt nghĩ: Tại sao? Tại sao tôi phải đứng đây và đồng ý với cô ta? Và nếu Mae Mobley nghe thấy, con bé sẽ được nghe vài lời hợp tình hợp lý. Tôi bèn lấy hơi. Tim tôi đập thình thịch. Tôi nói bằng giọng lịch sự hết mức có thể, “Không phải một trường chỉ toàn người da trắng thôi. Mà một ngôi trường trong đó cả người da màu và người da trắng cùng học kia.” Cả Hilly lẫn cô Leefolt đều nhin tôi. Còn tôi nhìn xuống mấy đứa trẻ. “Nhưng Aibileen” - cô Hilly nở một nụ cười lạnh lẽo - “người da màu và người da trắng rất... khác nhau.” Cô ta chun mũi lại. Tôi cảm thấy môi mình trề ra. Tất nhiên chúng ta khác nhau! Ai chả biết người da màu và người da trắng không giống nhau. Nhưng chúng ta đều là con người kia mà! Đấy là chưa kể có lần tôi còn nghe nói chính đức chúa Jesus cũng cỏ nước da sậm màu vì sống ngoài sa mạc. Tôi mím chặt môi. Nhưng cũng chẳng thành vấn đề, vì cô Hilly đã lại tiếp tục mở máy. Chẳng ăn nhằm gì với cô ta. Cô ta đã kịp quay lại với câu chuyện bỉ tiện của mình cùng cô Leefolt. Bỗng nhiên, một đám mây lớn nặng trĩu kéo đến che khuất mặt trời. Tới đoán có lẽ trời sắp mưa. “… chính phủ mới là người hiểu rõ nhất và nếu Skeeter nghĩ cô ta có thể sống yên ổn...” “Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ nhìn con này!” Heather hét ầm lên ngoài bể bơi. “Mẹ nhìn bím tóc con này!” “Mẹ thấy rồi! Mẹ thấy rồi mà! Nhất là trong lúc William đang chạy đua vào nghị viện năm tới...” “Mẹ ơi, cho con mượn lược của mẹ! Con muốn làm tóc!” “… không thể chứa chấp những đứa bạn dám cổ súy bọn da màu...” “Mẹ ơiiiii! Đưa con cái lược nhanh lên. Lấy cái lược của mẹ cho con với!” “Tớ đã đọc rồi. Tớ tìm thấy trong túi của cô ta, tớ tính phải ra tay ngay mới được.” Rồi cô Hilly thôi nói, tay sục tìm chiếc lược trong túi. Sấm nổ rền vang khắp vùng trời miền Nam Jackson và ở phía xa xa, chúng tôi nghe thấy tiếng chuông báo bão gióng giả. Tôi cố gắng luận ra những gì cô ta vừa nói: Skeeter. Túi của cô ta. Tớ đã đọc rồi. Tôi kéo bọn trẻ ra khỏi bể, bọc chúng trong mấy chiếc khăn bông. Sấm sét kéo tới rạch ngang cả bầu trời. CHẬP TỐI, tôi ngồi bên chiếc bàn kê trong bếp, tay mân mê cây bút chì. Quyển Huckleberry Finn mượn bên thư viện da trắng đặt ngay trước mặt, nhưng tôi không tài nào đọc nổi. Miệng tôi ngang ngang, đắng ngắt, như uống phải cặn trong ngụm cà phê cuối cùng. Tôi phải nói chuyện với cô Skeeter. Tôi chưa bao giờ gọi đến nhà cô ấy ngoại trừ hai lần không còn cách nào khác, khi tôi báo với cô ấy tới sẽ kể chuyện của mình, và sau đó là để báo Minny cũng đồng ý tham gia. Tôi biết như thế là quá nguy hiểm. Dẫu vậy, tôi vẫn đứng dậy, và đặt tay lên điện thoại. Nhưng nhỡ mẹ cô ấy nghe máy, hay bố cô ấy thì sao? Tôi cá cô giúp việc nhà họ đã về lâu rồi. Làm thế nào cô Skeeter giải thích được tại sao lại có một phụ nữ da màu gọi điện cho cô? Tôi lại ngồi xuống. Ba ngày trước cô Skeeter đã đến đây để phỏng vấn Minny. Có vẻ mọi chuyện đểu ổn thỏa. Không có vụ gì như lần cô Skeeter bị cảnh sát chặn đường mấy tuần trước. Cô ấy cũng chẳng đả động gì đến cò Hilly. Tôi ngồi nhấp nhổm trên ghế mất một lúc, trong bụng thầm ước sao điện thoại đổ chuông. Đột nhiên tôi ngồi bật dậy và vớ lấy chiếc giày rồi cắm cổ đuổi theo một con gián. Con gián thắng cuộc. Nó lủi nhanh dưới túi quần áo cô Hilly cho tôi, vẫn nằm yên đó đã mấy tháng nay rồi. Tôi nhìn cái túi chòng chọc, tay lại gõ gõ chiếc bút chì. Tôi phải làm gì đó với nó mới được. Tôi đã quá quen với việc được các bà cô da trắng cho quần tặng áo - suốt ba mươi năm nay tôi nhận đồ họ thải ra, khỏi phải tốn tiền mua mới. Nhưng phải mất một thời gian tôi mới có cảm giác đó là đồ của mình. Hồi thằng Treelore còn bé tí bé teo, có lần tôi khoác thử chiếc áo choàng bà chủ cho, thế là thằng Treelore ấy, nó nhìn tôi kỳ kỳ, rồi lùi lại. Bảo tôi có mùi da trắng. Nhưng túi đồ này thì khác. Kể cả trong đó có thứ gì vừa người tôi đi nữa, tôi cũng không thể mặc được. Cũng không đem cho bạn bè được. Từng món một trong cái túi đó - chiếc quần ống loe, chiếc áo sơ mi cổ bẻ lá sen, chiếc áo jacket màu hồng dính vết nước sốt, thậm chí cả mấy đôi vớ - thứ nào cũng có mấy chữ H.W.H. Những chữ nhỏ bay bướm thêu bằng chỉ đỏ. Tôi đoán chính Yule May đã phải ngồi khâu. Mặc chúng vào, tôi có cảm giác mình là tài sản cá nhân của Hilly W. Holbrook. Tôi đứng dậy và giơ chân đá vào túi, nhưng con gián không chịu ló mặt ra. Thế là tôi lấy cuốn sổ con, định bụng viết mấy lời cầu nguyện, nhưng trong bụng tôi lo sôi gan sôi ruột: vì cô Hilly. Không biết cô ta ám chỉ cái gì khi nói Đã đọc rồi. Một lát sau, đầu óc tôi rốt cuộc cũng lan man nghĩ tới điều mà tôi ước giá đừng nghĩ thì hơn. Tôi đồ rằng mình hiểu khá rõ chuyện gì sẽ tới nếu các bà cô da trắng phát hiện ra chúng tôi đang viết truyện về họ, để nói ra sự thật họ là những kẻ thế nào. Phụ nữ, họ không như đàn ông. Một phụ nữ sẽ không cầm gậy đánh bạn. Cô Hilly sẽ không chĩa súng vào mũi tôi. Cô Leefolt sẽ không tìm đến đốt trụi nhà tôi. Không, phụ nữ da trắng muốn giữ tay mình sạch sẽ kia. Họ có những thứ dụng cụ nhỏ xinh sáng bóng họ đã quen dùng, sắc lẹm như móng vuốt của lũ phù thủy, sắp xếp ngay ngắn gọn gàng, như những chiếc giũa đặt trên khay của nha sĩ. Họ sẽ dùng từng món một, thong thả thôi. Việc đầu tiên bà chủ da trắng làm là sa thải bạn. Bạn buồn, nhưng bạn nghĩ rồi mình sẽ kiếm được công việc mới, khi mọi sự đã tạm lắng, khi bà chủ đã nguôi ngoai cơn giận. Bạn vẫn còn món tiết kiệm đủ để trả một tháng tiền nhà. Bạn bè làng xóm mang bí hầm cho bạn ăn qua ngày. Nhưng rồi một tuần sau ngày bạn mất việc, bạn thấy một chiếc phong bì màu vàng be bé gài trên cửa lưới. Bên ngoài đề mấy chữ THÔNG BÁO LẤY LẠI NHÀ. Tất cả các chủ nhà ở Jackson đều là người da trắng và ai cũng có một bà vợ da trắng là bạn của ai đó. Lúc đó bạn bắt đầu hơi hoảng. Bạn vẫn chưa thấy tăm hơi việc làm nào cả. Bạn đi đến đâu, của đóng sập trước mặt bạn đến đấy. Và giờ bạn chẳng còn chỗ nào để ở. Sau đó các sự kiện bắt đầu kéo đến dồn dập hơn một chút. Nếu bạn thấy một tờ thông báo dán trên xe, họ sẽ đòi lại nó. Nếu bạn phải nhận phiếu phạt đậu xe sai quy định nhưng không trả nổi, bạn sẽ vào tù. Nếu bạn có một đứa con gái, có lẽ bạn sẽ dọn sang sống cùng nó. Bản thân nó cũng giúp việc cho một gia đình da trắng. Nhưng vài ngày sau nó về nhà, nói, “Mẹ ơi? Con bị đuổi rồi.” Tró vô cùng đau khổ, sợ sệt. Nó không hiểu tại sao lại như thế. Bạn sẽ phải nói với nó nguyên nhân là do bạn. Ít ra chồng nó vẫn còn đi làm. Ít ra chúng nó vẫn lo nổi cơm ăn cho đứa bé con. Rồi người ta đuổi việc chồng nó. Lại một món dụng cụ nhỏ xinh khác, sáng bóng và sắc lẹm. Cả nhà nó chỉ vào mặt bạn, gào khóc, hỏi tại sao bạn lại làm thế. Bạn không thể nhớ nổi tại sao. Tuần nọ nối tuần kia trôi qua và không còn gì hết, không việc, không tiền, không nhà. Bạn hy vọng đến thế là xong, rằng bà ta đã xuống tay quá đủ, bà ta đã sẵn sàng tha thứ. Rồi có tiếng gõ cửa, lúc nửa đêm. Người đứng trước cửa không phải bà chủ da trắng. Bà ta không bao giờ tự mình làm việc đó. Nhưng khi cơn ác mộng đang diễn ra, đốt phá, cắt xẻo và đánh đập, bạn ngộ ra một điều bạn luôn hiểu rất rõ, suốt cả đời này, kiếp này: bà chủ da trắng không bao giờ quên. Và bà ta sẽ không dừng lại, cho tới khi nào bạn chết. SÁNG HÔM SAU, cô Skeeter đỗ chiếc Cadillac ngay trước cửa nhà cô Leefolt. Tay tôi đang cầm mấy miếng thịt gà sống, lửa thì cháy bừng bừng trên bếp còn Mae Mobley không ngừng ỉ ôi vì nó đã đói lắm rồi nhưng tôi không thể nhịn được một giây nào nữa. Tôi bước ra phòng ăn với hai bàn tay bẩn nhầy nhụa. Cô Skeeter đang hỏi cô Leefolt danh sách các cô tham gia vào ban nào đấy và cô Leefolt trả lời, “Đứng đầu ban bánh bông lan là Eileen,” và cô Skeeter nói, “Nhưng chủ tịch ban bánh bông lan là Roxanne cơ mà,” và cô Leefolt nói, “Không, đồng chủ tịch ban bánh bông lan là Roxanne còn Eileen mới là chủ tịch,” và tôi bắt đầu phát cáu với ba cái chuyện bánh trái này, đến nỗi chỉ muốn cầm cái chân gà sống mà chọc cô Skeeter, nhưng tôi biết không nên chen vào, nên đành im. Không ai đả động gì đến cái túi. Trong chớp mắt, cô Skeeter đã biến mất sau cánh cửa. Trời thần ơi. Tối hôm đó sau bữa cơm, tôi và con gián đứng ở hai đầu căn bếp nhìn nhau chằm chặp. Nó to, dài phải đến hai phân rưỡi, ba phân. Nó đen. Đen hơn cả tôi. Nó khẽ cọ cánh sè sè. Còn tôi lăm lăm chiếc giày trong tay. Đột nhiên chuông điện thoại reo ầm ĩ, cả người lẫn gián “Chào vú Aibileen,” cô Skeeter nói và tôi nghe có tiếng cửa đóng lại. “Xin lỗi vú, tôi gọi muộn quá.” Tôi thở phào. “Cô gọi tôi mừng quá.” “Tôi chỉ muốn gọi để hỏi xem vú đã nghe được... tin gì chưa. Ý tôi là từ những người giúp việc khác ấy.” Giọng cô Skeeter là lạ. Nghe gượng gạo. Dạo này, cô ấy cứ lập lòe như con đom đóm vậy, cô ấy đang yêu đương mê mệt lắm. Tim tôi bắt đầu đánh trống trong ngực. Song tôi vẫn chưa lôi mấy câu hỏi của mình ra ngay. Tôi cũng không tiiểu tại sao. “Tôi đã hỏi Corrine, giúp việc cho gia đình Cooley. Cô ấy nói không. Rồi đến Rhonda, và em gái Rhonda, đang làm ở nhà Miller... nhưng cả hai chị em đều từ chối.” “Thế còn Yule May? Gần đây vú có... nói chuyện với cô ấy không?” Tôi bỗng tự hỏi phải chăng đó là lý do khiến cô Skeeter cư xử lạ lùng như vậy. Thật ra, tôi đã nói dối cô Skeeter. Cách đây một tháng tôi nói rằng mình đã hỏi Yule May, nhưng tôi chưa hỏi. Chẳng phải vì tôi không quen Yule May nhiều. Mà vì cô ấy là người giúp việc của cô Hilly Holbrook, và bất cứ thứ gì dính dáng đến cái tên ấy đều khiến tôi e sợ. “Cũng không gần đây lắm. Có lẽ... tôi sẽ hỏi lại cô ấy,” tôí đáp dối, dù rất ghét. Rồi tôi lại gõ gõ cây bút chì của mình. Sẵn sàng kể cho cô ấy những gì cô Hilly đã nói. “Aibileen này,” giọng cỏ Skeeter run run, “tôi phải nói cho vú chuyện này.” Cô Skeeter im lặng, không khí bỗng nhuốm màu kỳ quái, hệt như vài giây trước khi một cơn lốc đổ xuống. “Có chuyện gì vậy, cô Skeeter?” “Tôi... tôi để quên cái túi. Ở trụ sở Hội. Hilly đã nhặt được.” Tôi nheo mắt, không dám tin vào tai mình. “Cái túi màu đỏ phải không?” Cô ấy không đáp. “Ôi... trời thần ơi.” Mọi chuyện bắt đầu trở nên rõ ràng đến rợn người “Tập truyện tôi để trong một ngăn túi có nắp đậy. Bên sườn, trong một cặp giấy khác. Tôi nghĩ cô ấy mới chỉ đọc được các điều luật Jim Crow, cuốn... cuốn sách tôi lấy ở thư viện nhưng... tôi cũng không dám chắc.” “Ôi cô Skeeter,” tôi kêu lên và nhắm mắt lại. Xin Chúa giúp con, xin Chúa giúp Minny. “Tôi biết, tôi biết,” cô Skeeter nói và bắt đầu khóc sụt sịt trên điện thoại. “Thôi nào. Thôi nào.” Tôi cố ép mình nén cơn giận xuống. Đó chỉ là tai nạn thôi, tôi tự nhủ. Giờ có đánh có giết cô ấy thì cũng ích gì đâu. Nhưng dẫu sao. “Aibileen, tôi rất rất xin lỗi.” Trong vài giây chẳng còn gì khác ngoài tiếng tim đập thình thịch. Thật chậm rãi và sợ sệt, não tôi bắt đầu rà qua những chi tiết ít ỏi mà cô vừa cho tôi hay, những điều bản thân rôi đã biết. “Chuyện xảy ra cách đây bao lâu rồi?” “Ba ngày trước. Tôi muốn tìm hiểu xem cô ấy đã biết những gì trước khi báo cho vú.” “Cô nói chuyện với cô Hilly rồi à?” “Chỉ vài giây khi tôi qua lấy túi thôi. Nhưng tôi đã nói chuyện với Elizabeth, Lou Anne và khoảng bốn người nữa cũng có quen biết Hilly. Chẳng ai nói gì về chuyện đó cá. Thế nên... thế nên tôi mới hỏi về Yule May,” cô nói. “Không biết cô ấy có nghe ngóng được gì những lúc đi làm không.” Tôi lấy hơi, cảm thấy ghét cay ghét đắng những điều mình sắp phải nói ra. “Tôi đã nghe lỏm được. Hôm qua. Cô Hilly đã nói với cô Leefolt về việc đó.” Cô Skeeter không nói lời nào. Tôi có cảm giác như đang chờ một cục gạch bay đến phá tan tành cửa sổ nhà mình. “Cô ta nói về chuyện ông Holbrook đang chạy đua vào nghị viện và chuyện cô bênh vực người da màu, cô ta còn nói... cô ta đã đọc được cái gì đó.” Phải nói những chuyện ấy ra thành lời khiến tôi run lẩy bẩy. Và ngón tay vẫn mân mê cây bút chì. “Cô ấy có nói gì về những người giúp việc không?” Cô Skeeter hỏi. “Tức là, cô ấy chỉ giận hay còn nhắc đến vú hoặc Minny nữa?” “Không, chỉ... mình cô thôi.” “Được rồi.” Cô Skeeter thở hắt vào điện thoại. Nghe giọng cô hoang mang lắm, nhưng cô ấy không biết về những gì có thể xảy đến với tôi, với Minny. Cô ấy không biết về những món dụng cụ sắc lẹm, sáng bóng mà các bà chủ da trắng vẫn dùng, về tiếng gõ cửa, lúc nửa đêm. Rằng ngoài kia có những người đàn ông da trắng thèm khát được nghe tin một tên da màu dám xâm phạm vào lãnh địa của người da trắng, luôn trong tư thế sẵn sàng với gậy gộc, diêm lửa trong tay. Tất cả những món đồ nào khả dĩ dùng được. “Tôi... tôi không dám nói chắc một trăm phần trăm, nhưng...” cô Skeeter nói, “nếu Hilly biết tí gì về cuốn sách hoặc về vú vànhất là Minny, cô ấy sẽ đi rêu rao khắp cả thị trấn này.” Tôi nghĩ đến câu đó và muốn tin là cô ấy nói đúng biết bao. “Đúng thế thật, cô ta không thích Minny Jackson.” “Aibileen,” cô Skeeter nói, tôi nghe thấy giọng cô lại suy sụp như trước, vẻ bình tĩnh trong tiếng cô nói bắt đầu rạn vỡ. “Chúng ta có thể dừng. Tôi hoàn toàn hiểu nếu vú muốn dừng làm việc này.” Nếu tôi nói mình không muốn làm nữa, thì tất cả những gì tôi đã viết và vẫn phải viết sẽ không bao giờ có cơ hội được nói ra.Không, tôi nghĩ. Tôi không muốn dừng. Tôi ngạc nhiên khi thấy mình suy nghĩ quyết liệt đến thế. “Nếu cô Hilly đã biết rồi, thì đành vậy,” tôi nói. “Bây giờ dừng lại cũng không cứu được chúng ta đâu.” TÔI KHÔNG NHÌN THẤY, nghe thấy, hay ngửi thấy cô Hilly suốt hai ngày. Ngay cả khi tay không cầm cây bút chì nào, những ngón tay tôi vẫn mó máy liên hồi, trong túi, trên mặt quầy bếp, gõ liên tục như đánh trống. Tôi phải tìm hiểu xem có gì trong đầu cô Hilly mới được. Cô Leefolt nhờ Yule May chuyển lại ba lời nhắn cho cô Hilly, song cô ta lúc nào cũng ở văn phòng của ông Holbrook - cô ta gọi nó là “chiến dịch H.Q.” Cô Leefolt thở dài rồi gác máy, cứ như chẳng biết bộ não của mình phải vận hành ra sao nếu không có cô Hilly đi đến và nhấn nút Nghĩ vậy. Bé Con thì hỏi đi hỏi lại cả chục lần rằng bao giờ chị Heather lại qua tắm bể phao nữa. Tôi đoán lớn lên hai đứa sẽ trở thành bạn tốt của nhau, nhờ có cô Hilly luôn chỉ dạy cả hai đứa biết điều nọ điều kia. Đến chiều hôm đó, cả ba chúng tôi đều thơ thẩn đi quanh nhà, ngọ ngoạy ngón tay, tự hỏi bao giờ cô Hilly mới xuất hiện. Một lát sau, cô Leefolt bỏ ra cửa hàng vải. Cô nói muốn may một tấm phủ để che đi thứ gì đó nhưng chưa biết là thứ gì. Mae Mobley nhìn tôi và tôi đoán cả hai bác cháu đang có cùng một suy nghĩ: nếu có thể, khéo người đàn bà đó sẽ may vải trùm kín cả hai bác cháu ấy chứ. TỐI HÔM ĐÓ tôi phải làm việc đến tận khuya. Tôi cho Bé Con ăn tối và ru nó ngủ, vì vợ chồng cô Leefolt còn bận đi xem phim ở Lamar. Ông Leefolt đã hứa sẽ đưa vợ đi, thế là cô ta bám lấy chồng nhằng nhẵng, dù rạp chỉ còn suất chiếu muộn, về đến nhà, họ ngáp ngắn ngáp dài, còn bên ngoài thì lũ dế kêu râm ran. Ở những nhà khác, tôi sẽ ngủ trong phòng dành cho người giúp việc, nhưng nhà này lại chẳng có phòng nào như thế. Tôi cố nấn ná lại đôi chút, vì nghĩ ông Leefolt sẽ đề nghị đưa tôi về nhà. Nhưng ông ta chỉ lên giường đi ngủ. Ngoài đường, trong bóng tối, tôi đi bộ thẳng lên Riverside, cách đây chừng mười phút, ở đó còn một chuyến xe buýt muộn dành cho các công nhân nhà máy nước làm ca đêm. Gió thổi mát rượi nên xung quanh chẳng có muỗi mòng nào lởn vởn. Tôi ngồi ngoài rìa vườn hoa, trên bãi cỏ dưới cột đèn đường. Lát sau xe buýt trờ tới. Chỉ có vỏn vẹn bốn người trên đó, hai người da màu, hai người da trắng, tất cả đều là đàn ông. Tôi không biết ai trong số đó. Tôi ngồi vào chiếc ghế sát cửa sổ, ngay phía sau một người da màu gầy gò. Ông ta mặc một bộ âu phục nâu, đội mũ nâu, tầm tuổi tôi. Chúng tôi đi qua cầu, thẳng hướng bệnh viện da màu, xe buýt rẽ ở đó. Tôi lấy quyển sổ cầu nguyện ra để viết mấy chữ. Tôi hết sức tập trung vào Mae Mobley, cố gắng không nghĩ đến cô Hilly. Xin chỉ cho con cách dạy Bé Con trở thành một đứa bé nhân hậu, biết yêu bản thân mình; biết yêu những người khác, khi con vẫn còn thời gian với nó... Tôi nhìn lên. Xe buýt đã dừng lại giữa đường. Tôi nghển cổ qua lối đi giữa hai hàng ghế, thấy cách đó vài tòa nhà có ánh đèn xanh lia loang loáng trong bóng tối, nhiều người đứng dàn hàng ngang. Đang có cấm đường. Người tài xế da trắng nhìn trân trân về phía trước. Anh ta tắt máy và ghế ngồi của tôi lập tức cứng đơ lại, cảm giác là lạ. Anh ta chỉnh lại chiếc mũ tài xế, rồi nhảy khỏi ghế lái. “Mọi người cứ ngồi yên tại chỗ. Để tôi ra xem có chuyện gì.” Thé là tất cả chúng tôi ngồi đó trong im lặng, chờ đợi. Tôi nghe có tiếng chó sủa, không phải chó nhà nuôi, mà tiếng sủa như thể nó đang gào vào mặt bạn. Sau năm phút tròn, người tài xế quay về, khởi động lại xe. Anh ta bấm cò, giơ tay ra ngoài cửa sổ vẫy vẫy, và bắt đầu lùi xe lại thật chậm rãi. “Ngoài ấy có chuyện gì thế?” Người đàn ông da màu ngồi trước tôi hỏi tài xế. Người tài xế không trả lời. Anh ta tiếp tục đi. Anh đèn pin xa dần, tiếng chó sủa cũng nhỏ đi. Người tài xế quay đầu xe ở phố Farish. Đến góc phố tiếp theo, anh ta dùng lại. “Người da màu xuống xe, bến cuối rồi,” anh ta hét to trong gương chiếu hậu. “Còn mấy anh da trắng, cho tôi biết các anh về chỗ nào. Tôi sẽ đưa các anh đến bến gần nhất có thể.” Người đàn ông da màu quay lại nhìn tôi. Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều có linh cảm không tốt lắm. Ông ta đứng dậy, thế là tôi cũng đứng dậy. Tôi theo ông ta ra cửa trước. Xung quanh im ắng đến kỳ lạ, chỉ còn tiếng bước chân chúng tôi. Người đàn ông da trắng chồm lên sát anh tài xế, hỏi, “Có chuyện gì thế?” Tôi theo người đàn ông da màu bước xuống bậc của xe buýt. Sau lưng, tôi nghe thấy người tài xế đáp, “Tôi không rõ, có một thằng đen vừa bị bắn chết. Anh về đâu?” Cánh cửa kéo sập lại. Trời thần ơi, tôi nghĩ thầm, mong sao đó không phải người nào tôi quen. Trên phố Farish không có lấy một tiếng động hay một bóng người, ngoại trừ hai chúng tôi. Người đàn ông nhìn tôi. “Chị ổn chứ? Chỗ này có gần nhà chị không?” “Tôi không sao. Nhà tôi ở quanh đây thôi.” Nhà tôi cách đây bảy dãy nữa. “Tôi đưa chị về nhé?” Tôi cũng mong thế lắm, nhưng đành lắc đầu. “Thôi, cảm ơn ôngệ Tôi tự đi được.” Một chiếc xe tải đưa tin phóng vụt qua, thẳng hướng ngã tư nơi xe buýt vừa rời đi. Trên sườn xe sơn những chữ WLBT-TV to tướng. “Trời thần ơi, hy vọng mọi chuyện không tệ đến mức...” nhưng người đàn ông đã biến mất. Giờ chẳng còn ma nào ngoài tôi. Đột nhiên tôi bỗng có cảm giác y như người ta vẫn hay kể, ngay trước khi bạn bị móc túi ấy. Chỉ trong hai giây, lớp vớ bao hai cẳng chân tôi đã cọ vào nhau như điên, nghe như tiếng khóa kéo kêu lẹt rẹt. Phía trước, tôi nhìn thấy có ba người cũng đang cắm đầu cắm cổ bước đi như tôi. Tất cả bọn họ đều rẽ ngang, biến vào nhà, rồi đóng chặt cửa Tôi tin chắc rằng tôi không muốn ỏ một mình thêm một giây nào nữa. Tôi đi tắt qua nách nhà Mule Cato và mặt hậu xưởng sửa xe, rồi xuyên qua sân nhà Oney Black, trong bóng tối chân tôi vấp phải một đường ống nước. Tôi có cảm giác mình giống hệt một đứa ăn trộm. Tôi nhìn thấy đèn trong các căn nhà vẫn bật sáng, những cái đầu đang cúi xuống, lẽ ra tầm giờ này mọi đêm, đèn đóm đã tắt hết rồi. Chẳng biết có chuyện gì đang xảy ra, nhưng mọi người đều bàn tán hoặc nghe ngóng về nó. Cuối cùng, tôi cũng nhìn thấy ánh sáng hắt ra từ bếp nhà Minny ở phía trước, cửa hậu để ngỏ, cửa lưới đóng kín. Cánh cửa rít lên ken két khi tôi đẩy vào. Minny đang ngồi bên bàn với cả năm đứa trẻ: Leroy Bé, Sugar, Felicia, Kindra, và Benny. Chắc Leroy Lớn đi làm chưa về. Cả mấy mẹ con đều dán mắt vào chiếc đài to đùng đặt giữa bàn. Một luồng sóng điện từ ùa vào cùng tôi. “Chuyện gì thế?” Tôi hỏi. Minny cau mày, đưa tay xoay chỉnh chiếc núm. Tôi nhìn quanh gian bếp một lượt: một lát thịt đã cong lên, đỏ au trên chảo. Một cái hộp thiếc đứng trên mặt quầy, nắp mở tênh hênh. Bát đĩa bẩn trong bồn. Không giống căn bếp của Minny chút nào. “Có chuyện gì thế?” Tôi lại hỏi. Tiếng đàn ông trên đài đột nhiên rõ nét, anh ta đang gào lên “... gần mười năm giữ vị trí Thư ký thứ nhất của NAACP. Bệnh viện vẫn chưa có thông báo gì song cho hay vết thương...” “Ai thế?” Tôi hỏi. Minny nhìn tôi chằm chặp, như thể đầu tôi đang không nằm trên cổ. “Medgar Evers. Cô đã ở đâu vậy?” “Medgar Evers ư? Chuyện gì đã xảy ra?” Tôi đã gặp Myrlie Evers, vợ anh ấy, vào mùa thu năm ngoái, khi cô ấy đến thăm nhà thờ chỗ chúng tôi với gia đình Mary Bone. Cô ấy quàng một cái khăn pha màu đỏ-và-đen rất xinh trên cổ. Tôi vẫn nhớ cô ấy nhìn vào mắt tôi, mỉm cười như thể rất vui khi gặp tôi. Ở khu này Medgar Evers là người vua biết mặt, chúa biết tên, vì bên NAACP anh ấy giữ chức cao lắm. “Cô ngồi xuống đi,” Minny nói. Tôi bèn ngồi lên một chiếc ghế gỗ. Mặt ai cũng lạnh đơ như ma, những con mắt đóng đinh lên chiếc đài. Nó to bằng phân nửa một cái động cơ xe hơi, vỏ gỗ, trên mặt có bốn nút. Đến Kindra cũng ngồi im trong lòng Sugar. “Bọn KKK bắn anh ấy. Ngay trước cửa nhà. Chừng một giờ trước.” Tôi bỗng cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. “Nhà anh ấy ở đâu?” “Trên Guynes,” Minny đáp. “Các bác sỹ đang chữa cho anh ấy ở bệnh viện bên khu mình.” “Ta... vừa nhìn thấy,” tôi nói, đầu thầm nghĩ đến chiếc xe buýt. Guynes cách đây có năm phút đường nếu đi bằng xe. “... các nhân chứng thuật lại rằng thủ phạm chi có một tên, người da trắng, hắn đã nhảy từ trong bụi rậm ra. Dư luận về sự dính líu của KKK...” Lúc này trên đài xuất hiện những tiếng nói nhộn nhạo, người hò hét, kẻ thì thụt. Người tôi căng lên, dường như có kẻ nào đó ngoài kia đang theo dõi chúng tôi. Kẻ nào đó da trắng. Bọn KKK đã ở đây, chỉ cách chỗ chúng tôi có năm phút, để ám sát một người da màu. Tôi muốn đóng chặt cánh cửa hậu lại. “Tôi vừa nhận được tin,” người phát thanh viên vừa nói vừa thờ hổn hển, “Medgar Evers đã chết.” “Medgar Evers,” nghe giọng hình như anh ta đang bị mọi người xô đẩy, xung quanh đầy tiếng người nói nhao nhao, “như tôi vừa được biết, đã chết.” Ôi trời thần ơi. Minny quay sang thằng Leroy Bé, nói rất nhẹ nhàng, bình tĩnh. “Con đưa các em đi ngủ nhé. Mấy đứa lên giường hết đi. Và nhớ nằm yên đấy.” Phải nghe một người chỉ quen gào thét nói bằng giọng nhỏ nhẹ, cảm giác ấy còn đáng sợ hơn gấp bội. Tôi biết thằng Leroy Bé muốn ngồi lại, nhưng rồi nó đưa mắt ra hiệu cho mấy đứa em và cả bọn lập tức giải tán, lặng lẽ và nhanh nhẹn. Người đàn ông trên đài cũng im hơi lặng tiếng. Trong giây lát, cái hộp chẳng còn gì khác ngoài gỗ nâu và dây nhợ. “Medgar Evers,” anh ta nói, giọng như đang đuối dần, “Thư ký thứ nhất của NAACP, đã chết.” Anh ta thở dài. “Medgar Evers đã chết.” Tôi gắng nuốt trôi cả một mồm đầy nước bọt và dán mắt vào lớp sơn tường nhà Minny đã ố vàng vì vết dầu mỡ, vết tay trẻ con và khói thuốc lá Pall Mali của Leroy. Không có tấm ảnh hay lịch nào trên tường nhà Minny. Tôi cố gắng không nghĩ. Tôi không muốn nghĩ đến chuyện một người da màu đã chết. Nó khiến tôi nhớ tới thằng Treelore. Bàn tay Minny siết lại thành nắm đấm. Cô nghiến răng. “Chúng nó bắn anh ấy ngay mặt bọn trẻ con, cô Aibileen ạ.” “Chúng ta sẽ cầu nguyện cho cả gia đình Evers chúng ta sẽ cầu nguyện cho Myrlie...” nhưng những lời ấy nghe trống rỗng làm sao, thế là tôi im lặng. “Trên đài nói cả mấy mẹ con chạy ra khỏi nhà ngay khi nghe thấy tiếng súng. Họ nói anh ấy máu me bê bết khắp người, lăn lộn ghê lắm, bọn trẻ cũng dính đầy máu...” Cô đập bàn, chiếc đài gỗ cũng rung lên bần bật. Tôi nín thở, nhưng đầu cứ ong ong. Tôi phải cứng rắn lên, phải giữ tinh thần cho cô bạn mình. “Cái thị trấn này sẽ không bao giờ thay đổi, cô Aibileen ạ. Chúng ta đang sống trong địa ngục, ta cùng đường Tồi. Cả bọn trẻcũng thế.” Người đàn ông trên đài lại hét to, “... cảnh sát chặn khắp các nẻo đường. Dư luận hy vọng thị trưởng Thompson sẽ sớm tổ chức họp báo...” Họng tôi nghẹn đắng. Nước mắt lăn dài trên má. chính lũ người da trắng ấy mới khiến tôi sợ hãi, những kẻ đang bao vây toàn bộ khu da màu. Những người da trắng cầm súng, chĩa thẳng vào người da màu. Vì ai sẽ bảo vệ người của chúng tôi? Chẳng có cảnh sát nào là người da màu cả. Minny nhìn trân trối khung cửa nơi bọn trẻ vừa bước qua. Mồ hôi túa ra đầm đìa trên hai má cô. “Bọn chúng sẽ làm gì chúng ta đây, cô Aibileen? Nếu chúng bắt được ta...” Tôi hít một hơi thật sâu. Cô ấy đang nói về tập truyện. “Cả ta lẫn cháu đều thừa hiểu. Sẽ kinh khủng lắm.” “Nhưng bọn chúng sẽ làm gì? Buộc chúng ta vào xe tải rồi kéo lê trên đường ư? Hay bắn cháu chết tươi ngay giữa sân nhà trước mặt lũ trẻ? Hay chỉ bỏ đói ta cho đến chết?” Thị trưởng Thompson xuất hiện trên đài, nói ông ta rất lấy làm tiếc trước tin dữ của gia đình Evers. Tôi nhìn ra cánh cửa hậu để mở và lại có cảm giác bị theo dõi, khi nghe thấy giọng một người da trắng trong phòng. “Đây không phải... chúng ta có đấu tranh đòi dân quyền đâu. Ta chỉ kể những chuyện mắt thấy tai nghe thôi mà.” Tôi tắt đài, rồi nắm lấy tay Minny. Chúng tôi cứ ngồi như thế Minny nhìn con thiêu thân bẹp dí trên tường, còn Những tia cô độc tràn ngập đôi mắt Minny. “Cháu ước gì có Leroy ở nhà,” cô thì thầm. Tôi ngờ rằng những lời ấy chưa bao giờ được nhắc đến trong căn nhà này. NGÀY NỌ NỐI NGÀY KIA, Jackson, Mississippi sôi sục như ấm nước trên bếp lò. Trên tivi nhà cô Leefolt, hàng đoàn người da màu tuần hành trên phố High một ngày sau đám tang ngài Evers. Ba trăm người bị bắt giữ. Báo chí da màu nói có hàng ngàn người tới viếng, song số người da trắng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cảnh sát biết thủ phạm là ai, song họ không chịu tiết lộ tên hắn. Tôi được biết rằng gia đình Evers sẽ không chôn cất Medgar ở Mississippi. Thi thể anh ấy sẽ được đưa lên Washington, nghĩa trang Arlington, tôi nghi chắc Myrlie phải tự hào lắm. Nên thế. Nhưng tôi lại muốn anh ấy ở đây, gần chúng tôi. Trên báo, tôi đọc thấy chính Tổng thống Hợp chủng quốc đã đích thân nhắc nhở thị trưởng Thompson, nói ông ta cần làm tốt hơn nữa. Phải lập một hội đồng có mặt cả người da đen và da trắng để tìm hướng giải quyết tình hình dưới đây. Nhưng thị trưởng Thompson, ông ta nói - vớiTổng thống Kennedy - rằng “Tôi sẽ không cho thành lập hội đồng đa sắc tộc nào hết. Đừng lừa dối nhau nữa. Tôi tin vào sự phân biệt chủng tộc, và sẽ mãi là như thế.” Vài ngày sau, thị trưởng lại lên đài, “Jackson, Mississippi là vùng đất tuyệt vời nhất chỉ sau thiên đàng,” ông ta nói. “Và sẽ mãi là như thế trong suốt phần đời còn lại của chúng ta.” Lần thứ hai chỉ trong hai tháng, Jackson, Mississippi xuất hiện trên tạp chí Life. Tuy nhiên, lần này chúng tôi được lên trang bìa.