hư trời đã sắp xếp trước, khi tôi vừa trở về Hawaii một ngày thì John phải đi công tác hai tuần. Nhờ vậy, tôi có nhiều thì giờ chuyện với má tôi về chuyến đi gặp ba tôi ở Tokyo. Mà nóng lòng nghe chuyện về người chồng đã xa cách hơn hai mươi năm, còn tôi thì chỉ muốn kể cho nhanh, cho hết, trước khi tôi quên đi những chi tiết lặt vặt. Các chị và em tôi cũng muốn muốn biết về ba. Vì vậy, tôi cứ phải nói đi nói lại, người muốn biết thêm chi tiết chuyện này, người lại thắc mắc tại sao lại thế này, thế kia… Tôi đưa cho má tôi lá thơ của ba tôi; bà cầm vào phòng riêng. Các em tôi tò mò hỏi ba viết gì cho má. Làm sao tôi biết được! Chị em tôi chỉ lo ba tôi trách má sao lại bỏ đi trước khi ba về Sài gòn. Tôi cũng vái cho ba tôi không trách má tôi để cho con gái lấy chồng “đế quốc Mỹ”. Khi má tôi mở cửa bước ra gặp chúng tôi, ai cũng chăm chú nhìn bà, chờ xem phản ứng. Nhưng má tôi không có vẻ xúc động mấy, và cũng không có vẻ giận hờn, chỉ hơi buồn một chút thôi. Vì sống lâu với mà, tôi hiểu rõ nỗi buồn này. Buồn pha chút thất vọng. Khi tôi nghỉ học để làm cho Phòng V, Quân đoàn 4, má tôi buồn. Lĩnh số lương đầu tiên, đưa về cho má, bà cất ba ngàn vào hộc tủ máy may mà mắt buồn hiu. Khi chúng tôi tiễn Hải Vân lên Sài gòn ở với chị Kim, chị Cương để đi học, tránh bị đi lính Việt Cộng, mà cũng buồn héo hắt. Má biểu chúng tôi ngồi vào gần quanh má để nghe thơ ba. Chị Cương mới nghe nửa đường đã ôm mặt khóc nức nở. Tôi thì không khóc, nhưng tim như bị ai bóp nghẹn. Đọc xong, má xếp lại như cũ, đưa cho chị Cương. Chị chạy vội về phòng riêng để đọc; rất lâu sau mới trở ra, hai mắt đỏ hoe. Rồi tới lượt Hoà Bình và Minh Tâm. Tôi không đọc ngay tại chỗ, mà đem thơ về nhà.Thơ ba làm chúng tôi khóc, mà cũng làm chúng tôi cười, khi nhắc tới những thói hư tật xấu của từng đứa con. Anh Khôi thì lúc nào cũng lo bị thất học, vì cứ phải chui rúc trong “vùng giải phóng” khỉ ho cò gáy. Hai chị Kim và chị Cương chỉ mơ ước được sống ở thành thị to nhiều tiện nghi. Hải Vân rất thông minh, còn Hoà Bình hay nhõng nhẽo. Ba cũng không quen cái tật tôi thường bỏ mứa khi ăn cơm.Khi chúng tôi họp nhau để bàn chuyện đi Paris của má, ai cũng biết chuyến đi này có nhiều khó khăn cho má, vì mà có nhiều “hành lý” nặng trĩu trên đôi vai gầy. Hơn hai chục năm xa cách chồng để một mình nuôi dậy đàn con nhỏ. Má đã gánh bổn phận làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm bạn với chúng tôi trong khi ba đi theo tiếng gọi của núi sông, của lý tưởng mơ hồ. Chị em chúng tôi không ai dám hỏi thẳng má, chỉ đoán với nhau, là có thể má sẽ trở về Việt Nam với ba. Thiệt ra, chúng tôi, nếu má chịu về Việt Nam, thì nguyên nhân chính muốn gặp lại anh Khôi.Chị Cương và tôi biết mà đang đứng trước một sự lựa chọn quá khó khăn, tế nhị. Để mà dễ dàng trong việc lựa chọn, chúng tôi đã cho má rõ là trong suốt hai chục năm qua, má đã sống và đã cống hiến hết tuổi trẻ cho các con nhiều rồi, bây giờ là lúc má hãy nghĩ đến má, đến bản thân má. Chúng tôi nói như vậy không phải để làm vui lòng hoặc trấn an má, nhưng thực tế đã đú như vậy. Má tôi đã dành trọn tuổi trẻ và tình thương của má cho đàn con. Bà đã cho chúng tôi mái ấm gia đình, cơm no, áo ấm. Bàa đã không bỏ rơi một đứa nào trong chúng tôi. Có người bạn giầu có của má, hiếm muộn, muốn xin một đứa làm con nuôi, với hảo ý làm nhẹ bớt gánh nặng trên vai má tôi. Nhưng bà cương quyết từ chối, ôm chặt chúng tôi vào lòng những lúc khó khăn, thiếu thốn. Bà dậy dỗ chúng tôi không bằng roi vọt hay những lời trách mắng nặng nề, mà bằng những lời khuyên răn và làm gương tốt cho chúng tôi noi theo. Ngay cả vấn đề tôn giáo, má cũng không cấm đoán hay ép buộc. Hai chị tôi muốn theo đạo Thiên Chúa, má khuyên hai chị nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định. Theo một đạo mới, má khuyên, không giản dị như chạy theo thời trang, thay đổi một kiểu tóc, một cái áo dài hay mua một đôi giầy kiểu mới. Chừng nào thật lòng tin ở “Đức Chúa Trời” thì hãy vô đạo. Hai chị tôi vâng lời, cuối cùng đã được rửa tội. Hai chị đã trở thành con chiên của Chúa và suốt đời giữ đạo.Chị Cương và tôi biết má không mạo hiểm gì mà trở về Việt im, khi vừa mới thoát nạn. Nhưng có thể vì bà nhớ đứa con đầu lòng xa cách hai chục năm dài mà đổi ý, để được gặp anh Khôi. Hiểu tâm trạng của má như vậy, chị Cương cấm các em không được ngăn cản mà. Chúng tôi còn hứa với má, sẽ lo lắng, đùm bọc Minh Tâm suốt đời.Sở ngoại kiều ở Honolulu cho chúng tôi biết phải mất chừng bốn tuần mới lấy được giấy thông hành cho má tôi (Refugee Travel Document). Trong khi đó, ba tôi không thể chờ đợi bốn tuần ở Paris được. Muốn được việc, tôi phải tìm “tay trong” giúp thì may ra mới kịp. Tôi chợt nhớ tới viên sĩ quan làm việc cho Sở ngoại kiều mà tôi đã gặp khi tôi tình nguyện giúp người tỵ nạn ở phi trường Honolulu. Ông vui vẻ nhận lời, nên chỉ hai tuần má tôi có giấy thông hành đi Paris.Sau khi được fiấy thông hành, tôi đưa má tôi tới toà lãnh sự Pháp ở Honolulu để xin chiếu khán. Một bà đầm già xem đơn xong, trả lời bằng tiếng Pháp:- Việt Nam phải không?Tôi hơi bực mình vì giọng nói xách mé của bà. Tôi nghĩ rằng bà cũng như nhiều người Pháp khác, thường có mặc cảm tự tôn đối với người Việt Nam. Hình như họ vẫn tự coi là kẻ cai trị dân Việt. Tôi chưa kịp trở lại thì bà lại hỏi thêm, cũng bằng tiếng Pháp.- Có phải là thường trú nhân hợp pháp của Mỹ không?Tôi vội trả lời bằng tiếng Anh:- Tôi không biết tiếng Pháp.Bà ta tỏ vẻ ngạc nhiên, hỏi bằng tiếng Anh:- Cô là người Việt Nam mà không nói được tiếng Pháp?Tôi nhìn thẳng mắt bà, trả lời một cách thách thức:- Tôi là người Việt Nam, nhưng tôi không bị người Pháp cai trị.Bà hơi giựt mình, dịu dàng:- Cô ơi, cô không cần phải chua chát như vậy.Bà nói đúng. Tôi không nên chua chát khi đang cần họ giúp đỡ. Nhưng lúc đó, bỗng tôli nhớ tới những chuyện Tây ăn hiếp dân mình do má tôi kể lại.Bà đầm bình tĩnh đọc đơn của má tôi, rồi cho biết má tôi cần hai người ở Pháp bảo trợ, và giấy chiếu khán sẽ được chấp tthuận từ 4 đến 6 tuần. Hai người bảo trợ thì không khó, vì má tôi cho biết có thể nhờ vợ chồng Cúc, bác sĩ ở Paris. Vợ chồng này con của bạn ba má tôi. Người thứ hai cũng là con của bạn má tôi. Nhưng cái thời hạn thì quá dài. Tôi phải tìm cách rút ngắn. Thoạt tiên, tôi nghĩ đến toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam ở Paris. Không biết họ có thể móc nói với một thằng Tây mẹ đầm nào khuynh tả trong Bộ ngoại giao Pháp không? Tôi viết tha cho ba tôi về vấn đề này, hy vọng ba tôi có thể giải quyết nhanh chóng để gặp má tôi.Rồi tôi nghĩ đến Rob Hall, nhân viên của CIA. Nhưng Rob cho biết tức khắc, là việc này “ngoài tầm tay” của CIA. Tôi nghĩ trong bụng “vậy mà người ta tưởng mấy anh đi trên nước, bước trên lửa!Bối rối trước nhiều bức tường, tôi chợt nhớ tới một nhân viên toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam ở Paris tên là Phan Thanh Nam. Hồi tôi sang Tokyo, ba tôi cho biết, nếu cần giúp đỡ gì khi ba tôi chưa tới Paris, có thể liên lạc với ông ta và kêu ông bằng chú. Thế là tôi vội gọi cho Nam ngay. “Chú Nam” hứa sẽ nhờ một “người bạn thân” lo ngay việc này cho má. Chỉ mới hai tuần và bốn ngày sau ngày nộp đơn ở toà lãnh sự Pháp, ba đầm gọi điện thoại báo cho chúng tôi biết là má có giấy chiếu khán. Khi chúng tôi đến toà lãnh sự; bà đầm rất ngạc nhiên, vì sự nhanh chóng khác thường. Bà đoán tôi phải quen biết nhiều người trong Bộ ngoại giao Pháp. Tôi nửa đùa nửa thật nói:- Bây giờ tới phiên người Pháp phục vụ chúng tôi, bà ơi.Bá đầm thắc mắc nhìn má tôi, rồi chúc:- Bon voyage!John và tôi quyết định để Lance ở nhà với John, vì chúng tôi không muốn dậy con nói đối. Lời nói trung thực của một đứa trẻ lên 5 có thể gây mâu thuẫn giữa người lớn. Chúng tôi gửi Lance cho bà vợ một sĩ quan cùng phi đoàn với anh. Buổi chiều đi làm về John sẽ đón Lance về nhà. John còn định xin nghỉ một tuần lễ để hai cha con đi cắm trại. Tôi yên tâm đi với má tôi sang Paris.Khi tôi báo cho Rob Hall biết tin này qua điện thoại, ông giữ im lặng một lúc khá lâu. Không biết có phải ông giựt mình vì sự việc xảy ra nhanh chóng hơn dự tính của CIA? Mà cũng có thể ông ngạc nhiên vì tài tháo vát của người “gián điệp mới” này. Nhưng chỉ vài phút sau, tôi hiểu rằng Rob không ủng hộ chuyến đi vì lo má tôi theo ba tôi về Việt Nam thì sao. CIA đã góp công vào việc đưa má và hai em tôi sang Mỹ để bảo vệ an ninh tính mạng cho ba mới cách đó không đầy 5 tháng. Ông đề nghị tôi ghé Washington, D.C., trước khi chúng tôi lên đường sang Pháp. Tôi thắc mắc hỏi tại sao, thì ông cho biết:- Chúng tôi cần bàn một vài chuyện quan trọng trước khi giáo sư cô gặp ba có lần này.Trước khi lên đường, tôi viết cho Rob một bức thơ, cảnh cáo ông không được xâm phạm tự do riêng tư của má tôi. Nếu bà quyết định về Việt nam với ba tôi thì không nên ngăn cản, không nên hù doạ má tôi. Chúng tôi biết rằng, nếu má tôi quyết định về Việt Nam thì phần lớn là bà muốn gặp anh Khôi. Nhiều lần nói chuyện nhắc đến anh, bà không cầm được nước mắt.Ba ngày ở Washington, D.C, là thời gian dài vô tậ n đốt với tôi. Bà tâm sự với tôi:- Trong thâm tâm, mà muốn về với ba của con lắm. Nhưng quyết định của má còn tuỳ thuộc vào chính sách của cái Chánh phủ của ba con. Mà muốn biết tụi Bắc Kỳ Hà Nội đối xử với người Nam mình ra sao. Má không tin lời báo chí của phe quốc gia, má cũng không tin luôn cái miệng “chống cộng” của tụi con. Người má tin nhứt là ba con. Chắc chắn ba sẽ không gạt má kỳ này. Vậy, tụi con cứ yên tâm.Rob Hall đưa tôi đến “Nông trại” để gặp xếp lớn của CIA. “Nông trại” là tên lóng, gọi trụ sở bí mật của trùm CIA Jerrie Parker. Trên đường tới “nông trại”, Rob cho biết ông trùm muốn gặp tôi để chào đón tôi mới gia nhập “công ty”. Nhưng khi ngồi nói chuyện với ông Jerrie Parker tôi mới biết rằng “con mồi” mà CIA nhắm là anh Khôi của tôi.Anh tôi đã từng học ở Hà Nội, Bắc Kinh và Liên Xô. Anh tốt nghiệp với bằng kỹ sư tên lửa. Nhưng, đủ là con một nhà cách mạng, anh lại có tâm hồn phóng khoáng, thầm mơ ước cuộc sống tự do bên cạnh mẹ và các em của anh. Vì vậy, anh không phải đảng viên cộng sản.Khi thấy Jerrie Parker quan tâm nhiều đến anh Khỏi, tôi thận trọng, dè dặt khi trả lời những câu hỏi về cá nhân anh muốn anh. Ông muốn ở lại Việt Nam vài năm, làm việc cho CIA, rồi sẽ tìm cách đưa anh ra khỏi nước. Đã hai chục năm này, kể từ ngày ba tôi đi tập kết, tôi phải lăn xả vào đời để giành một chỗ đứng danh dự. Tôi chỉ tin có má tôi và… chính tôi thôi. Vì vậy, lời gứa của ông Parker tôi bỏ ngoài tai, không tin mà cũng không giận hờn: Tôi thầm nhắc nhở mình, rằng CIA đã có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam. Họ đã từng đi giầy, đi guốc, đi cả dép râu trên quê hương tôi. Mỹ đã từng đem tầu há mồm đến Hải Phòng đem người Bắc di cư vào Nam cho tới ngày ông đại sứ Martin ôm lá cờ Mỹ chạy. Trong khi đó, tôi chỉ mới biết CIA không đầy 3 tháng. Ba tháng là 100 ngày, một thời gian qua ngắn ngủi, cứ như một giấc chiêm bao.Khi tôi bắt đầu làm việc cho CIA, người ta đã bắt tôi ký một văn kiện có nhiều quy luật. Những đối với tôi, quy luật nào cũng theo được hết, miễn không làm điều gì hại đến ba tôi, dù tôi vẫn biết ba tôi luôn luôn trung thành với đất nước, mà đất nước tức là Đảng. Những đối với anh Khôi thì khác. Anh như con tầu mắc cạn, con chim bị nhốt trong lồng. Anh khao khát được sống như mọi người bình thường khác. Tôi không ngần ngại tìm cách giúp anh thoát khỏi cái nhà tù khổng lồ đó.