Chương 38

     ửa sổ phòng khách sạn Sheraton của tôi trông ra nghĩa trang Montparnasse. Sau khi tắm cho sạch hết những dơ bẩn của toà đại sứ, tôi đứng bên cửa sổ, đem tâm hồn trở về với cái thân mệt mỏi này. Một ý nghĩ vui vui hiện lên trong óc tôi. Trong nghĩa địa kia có người lính nào tử trận Điện Biên Phủ nằm không? Nghĩ tới cuộc chiến tranh của thực dân Pháp trên quê hương, tôi lại ghét thằng Tây nhiều nữa. Ác cảm của tôi với nước Pháp ở ngày một tăng, trong thời gian tôi ở đây. Cho tới cái tay vịn cầu thang bằng đồng cũng làm tôi nhỏ đến đạn đồng, bom đạn quân đội viễn chinh Pháp trút lên quê hương tôi.
Tôi lắc đầu để có quen đi dĩ vãng, rồi đi ăn trưa và nghiên cứu bản đồ xe điện ngầm, tìm đường tới biệt thự của Mặt trận giải phóng miền Nam thăm ba má tôi. Khi ra khỏi trạm xe điện ở vùng ngoài ô Paris, tôi mở cửa một xe Taxi, đưa cho tài xế địa chỉ của biệt thự tại 49 đường Cambaceres.
Ông tài xế liền hỏi tôi:
- Bà định đến cơ quan của Việt Cộng?
Khi tôi xác nhận bằng tiếng Anh, ông ta hỏi tôi có biết Pháp không. Tôi phải thú thật là tôi không biết. Ông bèn vén đồ thun lên để cho tôi thấy hai chữ “Việt Nam” xâm trên vai. Ông cũng cho biết ông đã từng ở Việt Nam năm 1952 và 1953
Tôi hỏi ông có biết tiếng Anh không thì ông lấy tay ra hiệu “Biết chút chút”. Tôi liền hỏi:
- À. Việt Minh đuổi ông xuống tầu?
- Bà là Việt Cộng?
- Không, tôi là người Quốc gia.
Ông vui vẻ nói:
- Tốt! Tốt!
Rồi ông bắt đầu cho xe chạy. Khi đến nơi, ông cựu lính viến chinh không chịu thối tiền cho tôi, viện cớ không có tiền lẻ. Tôi tức giận định la ông, thì chợt trông thấy ba má tôi đứng trên bao lơn biệt thự nhìn xuống. Cảnh êm đềm hiếm có ấy làm tôi nguôi giận. Tôi vội vàng mở của xe bước ra.
Má tôi đi vào phòng. Cảnh này làm tôi nhớ lại thời chúng tôi tầng lấu hai, chung cư trên đường Nguyễn Văn Sâm. Sài gòn. Má tôi thường đứng trên bao lơn đợi chúng tôi đi làm về. Khi thấy bóng chúng tôi, bà vội vào nhà để mở cửa cho con.
Một ông già, hình như là một người giúp việc, đón tôi ở cửa, và nói bằng một giọng chân tinh:
- Rất vui mừng được đón tiếp cô ở đây.
Tôi chắp tay, cúi đầu chào ông theo kiểu Việt Nam. Ông cũng cúi khom lưng để đáp lễ. Tôi kêu ông bằng “ông Các”. Nhưng sau đó ba tôi dặn tôi kêu là “bác Các” cho thân mật.
Trời tháng 9 của Paris có thể dễ chịu với người Pháp, nhưng lại lạnh đối với một người Việt Nam như má tôi. Bà đã quen khí hậu nóng ở Việt Nam và Hawaii. Bà đứng cạnh một bồn bông súng, mặc cái áo len dầy và trùm kín đầu bằng một khăn quàng mầu đỏ. Trong khi đó, ba tôi chỉ mặc một chiếc do sơ mi tay dài. Bác Các đưa chúng tôi vào một phòng khách và mang trà nóng ra. Sau đó, bác xuống nhà bếp để sửa soạn bữa ăn tối cho chúng tôi. Bác cho biết đây là một dịp đặc biệt, nên bác tự tay nấu nướng, dù bác nấu cũng không ngon lắm. Để tăng cường cho bác, sứ quán gọi hai người đàn bà tới phụ. Họ là hội viên của Việt kiều yêu nước.
Sau khi bác ra khỏi phòng, má tôi và tôi nhìn nhau, không nói một lời, nhưng đều có ý không thích những người này ở gần chúng tôi i. Má tôi chỉ muốn được ở bên ba tôi mà không bị ai nhòm ngó, rình rập. Má tôi muốn tìm hoàn toàn ba tôi hơn, sau hai mươi năm xa cách. Má tôi cũng muốn biết ba tôi nghĩ gì về cuộc “giải phóng” tại quê nhà.
Lợi dụng khi ba tôi ra khỏi phòng mấy phút, tôi hỏi má tôi thấy thể nào khi được gặp lại ba tôi. Má tôi khóc, bà nói:
- Má muốn cho con biết để con yên lòng, là ba con muốn má về Việt Nam với ba. Còn họ, tụi Nga muốn má về, nên đã làm ầm ĩ chuyện này để tuyên truyền. Ba con chua dám nói thiệt với má, nhưng má đã biết hết rồi.
Tôi xác nhận:
- Má à, con nói chuyện với chú Nam, thì ra ý đồ của họ là như vậy. Con không quan tâm về chuyện tuyên truyền của họ; con chỉ muốn biết, khi má trở về Việt Nam, mà có được ăn toàn không?
Má tôi nghẹn ngào nói:
- Thằng John đã liều mạng, không kể hiểm nguy cho nghề nghiệp, để cứu má và hai đứa nhỏ. Không có một lý do nào, mà má phụ hết công lao do của vợ chồng con.
Tôi vội lắc đầu lia lị, nói:
- Đó là bổn phận của tụi con trong giờ phút đó. Quên công lao đó đi. Đó là chuyện quá khứ. Con nói chuyện bây giờ nè, má có về Việt Nam với ba không?
Bà chưa kịp trả lời thì ba tôi trở vào phòng, ông ngỏ ý muốn đưa tôi đi xem quanh nhà, mà ông kêu là “biệt thự lịch sử” tỏ ra hãnh diện về ngôi nhà này. Thật ra thì cũng đáng hãnh diện vì đây là nơi trú ngụ của các lãnh tụ nổi tiếng trong khi dự hoà đàm Paris. Đó là ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Bình và nhiều nhân vật nổi tiếng khác nữa. Cũng chẳng có gì nhiều để coi vì nhà đang sửa lại, đồ đạc chất đống trong một căn phòng Nhưng tôi phải tỏ ra thích thú và thán phục khi đi vòng quanh nhà, cho ba tôi vui.
Ngay cả khi chúng tôi nói chuyện về ngôi nhà, tôi thấy ba má tôi có vẻ buồn trong ánh mắt. Tôi thấy mình bất lực. Dù sao tôi cũng là người ngoài cuộc: chỉ có ba má tôi mới giải quyết chuyện riêng của hai người. Khi chúng tôi còn sống ở Sài gòn chị em tôi thường kêu tôi là người có “ba đầu sáu tay”, vì tôi có khả năng giải quyết nhiều chuyện khó khăn trong gia đình. Bây giờ mà có 6 đầu 18 tay cũng bất lực, vì đây là chuyện chỉ có thể giải quyết giữa hai trái tim.
Ba tôi vui lắm bên vợ con, dù hoàn cảnh qua mong manh:
- Ba à, con mơ ước ngày đoàn tụ của mình lâu quá rồi!
Ba tôi vui vẻ nói:
- Ba phải công nhận rằng con rất có công trong việc này. Con đã thu xếp cho má sang đây với ba, ngồi cùng một phòng nói chuyện với ba.
Má tôi nói:
- Con không thể nào chạy nửa vòng trái đất để được gặp ba con vài ngày, vài tuần, sau lưng đảng của ba con. Tới lúc con phải hiểu, những điều kiện nào hai cha con mới được gặp nhau?
Trời ơi, má tôi đi guốc trong bụng cộng sản, mới hiểu mà thắc mắc vấn đề này. Chắc má tôi nghĩ rằng, tôi đã phải tuân theo những điều kiện của cộng sản, để được gặp ba tôi. Ba tôi nhắc má tôi:
- Chuyện riêng tư thì từ từ giải quyết!
Má tôi có giọng bất mãn:
- Ở Nhựt, ông đã không dám cho “đồng chí” của ông biết nó là con gái ông. Tôi không thích như vậy!
Tôi nháy mắt ra dấu cho má tôi hay giữ bình tĩnh, và đừng vì tôi mà trách móc ba tôi. Thật ra, hồi ở Nhựt tôi đau lắm, những tôi cho rằng đó là điều cần thiết, để ba tôi giữ uy tín với các cán bộ cộng sản, khi được chút tự do ra khỏi nước. Nếu cộng sản biết được rằng các con của ba tôi hiện sống ở Mỹ, vẫn tìm cách liên lạc với ông, thì chắc chắn họ sẽ không cho ông được hưởng chút tự do nào nữa.
Bữa ăn tối rất ngon, với nhiều món đặc biệt và thuần tuý Việt Nam. Tôi ăn như người bị đói, đến nỗi ba má tôi hỏi tôi có ăn nữa không?
Khi bác Các và hai người đàn bà dọn cơm xong, họ đóng cửa đi xuống nhà bếp; chúng tôi nói chuyện gia đình, nhắc tới những ngày xa xưa. Ba má tôi nói tới con cái, cả những tánh tốt lẫn điều xấu. Khi má tôi khen tôi - rất hiếm khi tôi được khen như vậy - bà cho biết các con đã tận tình săn sóc bà. Khi phê bình tôi, bà nói:
- Con nhỏ này làm tôi bạc đầu, cho tới khi nó đi lấy chồng. Nó đúng là con gái của anh.
Ba tôi cười và khen má tôi đã dậy dỗ chúng tôi nên người, rồi ba tôi nói tới Hoà Bình thì hai mắt của ông sáng lên. Ông vừa nói vừa nhìn tôi:
- Ba nhớ Hoà Bình… hồi ở Kim Qui trời đẹp, mình hay ăn bên ngoài cái sân nước trước nhà. Nó cứ nhảy xuống sông, con mau mau nhảy theo với nó; ngày nào nó cũng làm vậy, và lần nào con cũng nhanh nhẹn nhảy theo vớt nó lên. Ba nhớ con chó của mình, nó hay nằm giữ Hoà Bình lắm.
Tôi hỏi:
- Ba có nhớ có lần ba làm thứ nước mắm không?
Ba tôi chưa kịp nói gì, thì má tôi đã xen vô:
- Tôi khổ vì hai cái thùng nước mắm thúi quắc đó.
Chúng tôi cười phá lên vui vẻ. Sau đó, ba tôi hỏi má tôi làm gì hai thùng nước măm của ông? Bà đáp:
- Anh không tin đâu, có một gia đình tới hỏi mua hai thùng nước mắm đó. Chắc họ muốn nuôi ruồi sau hè.
Ba tôi vui vẻ nói:
- Nước mắm của anh làm ngon hơn nước mắm em mua ở tiệm.
- Đúng! - Má tôi vừa cười vừa nói bằng một giọng trêu ba tôi - Tằm của anh nuôi kéo nhiều tơ hơn tằm của người ta. Còn con của anh thì khôn hơn con của người ta vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dưa leo anh trồng lớn hơn dưa leo của anh Mười Cừ. Mía của anh cũng ngọt hơn mía của người khác trồng.
Ước gì có chị em cũng chia sẻ những giây phút thần tiên đó.
Hôm đó, có một người đàn ông ghé qua villa trong Verrieres-la-Buisson gặp ba tôi. Trong khi người tài xế của ông ngồi đợi trong xe, ông và ba tôi kéo nhau vào phòng khách để nói chuyện. Vì phòng đang được sửa sang, nên không có bàn ghế gì hết, hai người phải đứng bên cửa sổ thì thầm.
Má tôi về phòng nằm nghỉ. Nhận lúc vắng vẻ, tôi lọt vô để xem xét, thăm dò. Trong một văn phòng sát phòng ngủ của má tôi, tôi thấy có nhiều ngăn đựng giấy tờ, có cả những ngăn chứa toàn hồ sơ cũ, giấy đã ngả sang mầu vàng. Tôi vuốt nhẹ tay những tờ giấy vàng đó, và nghĩ rằng những hồ sơ này có nhiều giá trị đối với chánh phủ Hoa Kỳ, mà tôi nên đọc qua, hoặc định chụp hình để đưa cho Rob. Nhưng phòng này không đủ ánh sáng nên máy hình của tôi không chụp được. Tôi đóng cửa phòng rồi bắt đầu quan sát. Tôi không dám bật đèn, vì sợ người tài xế Mercedes từ dưới nhìn lên có thể thấy rõ. Tôi mở một ngăn và đọc sơ qua một vài trang giấy, thì mới biết cái bàn này là của bà Nguyễn Thi Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Tôi kéo ghế ngồi xuống. Tôi đọc lướt qua một vài tờ giấy nữa, rồi cảm thấy mắc cỡ vì bà ta cũng là một phụ nữ Việt Nam, mà lại phục vụ cho một tà đạo.
Trong ngăn kéo, có một lá thơ của một người đàn bà Mỹ chúc bà Bình gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trong hội nghị hoà đàm Paris. Người đàn bà này ca tụng bà Bình là một con người bản chất yêu chuộng hoà bình. Đoạn cuối của bức thơ, ba yêu cầu bà Bình và chánh phủ Hà Nội cũng như chánh phủ lâm thời miền Nam hay thả các tù binh Mỹ. Bà cho biết, cháu bá đã bị ép phải chiến đấu cho chánh phủ bù nhìn Nam Việt Nam và đã bị bắt àm tù binh.
Bà Bình đã phê vô cuối lá thư: “Bà này điên khủng quá, không trả lời”.
Lá thơ thứ hai của bà mẹ một anh lính trẻ đang chiến đấu ở Việt Nam. Bạ tự nhận là một người “phản chiến”. Bà khẩn khoản xin bà Bình và Chánh phủ Hà Nội cố gắng chấm dứt chiến tranh, và hỏi bà có thể làm gì, để giúp Mặt trận giải phóng miền Nam dứt chiến tranh.
Tôi tin rằng em trai tôi sẽ không bao giờ cho phép má tôi đi xin với kẻ thù chấm dứt chiến tranh, để nó được về nhà với má.
Bà Bình viết vào lá thơ cho thơ ký trả lời: “Bà này có thể khuyên con trai đời bồi thường khi nó về Mỹ, nhưng đừng viết vào thư trả lời. Bảo bà ấy hãy vận động và liên kết với hàng xóm giềng, chống chính sách của Chánh phủ về chiến tranh tại Việt Nam. Đồng ý với bà ấy là con bà phải được ở cạnh bà, chớ không phải ở Việt Nam”.
Lá thơ thứ ba của một cô gái Mỹ, bầy tỏ lòng ngưỡng mộ bà Bình và “những cố gắng của bà để tiến tới hoà bình trên tổ quốc của bà. Tôi hổ thẹn làm công dân Mỹ trong giai đoạn này, Việt Nam là nước duy nhứt bầy tỏ lòng yêu chuộng hoà bình”. Lá thơ còn tỏ ra thiếu dè dặt khi cô gái viết: “Tôi mong rằng nhờ dân tộc Việt Nam mà chúng tôi có thể thấy lại được ánh sáng cho nước tôi, sau những ngày đen tối. Hơn thế nữa nước Mỹ hiểu rằng, dù là một cường quốc cũng phải tôn trọng hoà bình. Bà Bình viết cho thơ ký: “Tiếp tục gửi tài liệu cho cô gái này và cho người của chúng ta tiếp xúc với cô ấy. Đây là nhân vật có thể xài được”.
Tôi định đọc tiếp, thì nghe tiếng ba tôi kêu. Tôi ngó qua lỗ khoá, thấy ông đang đứng giữa nhà nhìn dáo dác tìm tôi. Tôi mở cửa, lẻn ra, và rón rén bước xuống cầu thang ra vườn, vào nhà trở lại; tránh cho ba tôi thấy tôi trở ra từ văn phòng bà Bình.
Tôi ghẹo ba tôi:
- Việt Cộng gian ác tới gặp ba chi vậy?
Ba tôi cười nụ cười héo hắt, trả lời:
- Đó là nhân viên toà đại sứ đến lấy giấy tờ của má để chiếu khán cho má về Việt Nam, qua ngả Mạc Tư Khoa.
Tôi không hiểu ba tôi có biết tôi cất giấy tờ của má tôi trong tủ sắt trong khách sạn không? Ba tôi cho nhân viên toà đại sứ biết rằng, má tôi còn cần suy nghĩ thêm một thời gian nữa. Tôi thấy đây là một chuyện rất khó khăn cho ba má tôi, khi phải đối mặt với thực tế. Nó có thể làm tan vỡ ảo tưởng về sự xum họp tại ngôi biệt thự này. Ba tôi có vẻ lo lắng trong khi má tôi lại tỏ ra chán nản. Tôi nhìn bà, định nói một câu gì, nhưng bà đã lên tiếng trước:
- Tui không thích bị dồn vô cái thế này… đừng có để ai ép buộc tui.
- Ai ép má? - Tôi hỏi.
Ba tôi liền đi ra khỏi phòng, mà không nói một lời nào. Tôi im lặng nhìn theo ba tôi, rồi đến ngồi lên mép giường má nằm. Bá nói:
- Họ tới cho ba con biết họ đã giữ chỗ cho ba má trên chuyến bay đi Mạc Tư Khoa, rồi về Hà Nội vào cuối tuần.
Tại sao người ta lại sắp xếp ngày giờ cho ba má tôi đi? Hai người muốn đi chừng nào thì cho họ biết, chớ tại sao họ bắt ba má tôi biết chừng nào phải đi theo chỉt thị của họ? Hồ đó đến giờ, chưa có ai biểu má tôi đi thì đi, ở thì ở bao giờ.
Chuyện này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cổ tích đọc hồi nhỏ. Người ta tin có thiên đàng và địa ngục. Sưd giả của địa ngục là bọn quỷ sứ thường đi đón người sắp chết để về “dưới đó”. Một hôm, quỷ sứ đến gặp một bà già đang ốm nặng: “Mời ba đi. Đã đến lượt bà rồi”. Bà già cố ngồi gượng dậy và quát lớn: “Cút đi! Đến lượt nhà ngươi chớ không của ta,. Ta đợi con trai của ta con đi đánh giặc chưa về. Con của ta sẽ trở về sau cuộc chiến tranh để lấy vợ và sanh cho ta lũ cháu nội!”.
Ba tôi để hai mẹ con tôi ngồi nói chuyện, rồi lên giường nằm ngủ.
Lại sợ “vách có tai”, nên mà nắm tay tôi dẫn ra ngoài sân nói chuyện. Bà kể, bà hỏi ba tôi nửa đùa nửa thật:
- Khi tôi về bên nhà, tụi “cán ngố” nó làm gì tôi hả anh?
Ba tôi nhăn mặt:
- Sao em dùng danh từ không hay chi vậy em?
- Người người trong Nam của tui nói sao, tui nói vậy!
Anh nợ em nhiều lắm, không làm sao trả hết, vì vậy, anh phải nói thật với em để sau này em không trách anh. Em về, các anh sẽ mời em lên nói chuyện. Có thể em sẽ đi họp vài ngày, rồi em về với anh.
Má tôi nói lại rằng ba vừa tội nghiệp, vừa thương ba tôi, khi nghĩ rằng ông đã lấy hết can đảm, hết tình chồng vợ mà trút hết sự thật với má tôi, nhưng bà cũng la lên:
- Vác cái mặt lên cho mấy thằng đó mắng chưởi chớ gì!
- Không có có ai dám xúc phạm em, nhưng đi học tập ít ngày rồi về!
- Tôi khôn hơn ông Hồ Chí Minh của anh, thương dân thương nòi hơn anh Ba Duẩn của anh, thì ai mà dậy tôi để mà học với tập! Thôi, tôi không về, cho đẹp lòng hai bên.
Má tôi kể lại. Bà thấy ba tôi không nói, mà im lặng cả buổi trưa.
Tôi thầm nửa mừng, nửa xót xa khi biết má tôi đã từ chối đường về Sài gòn. Tôi can má dùng giận ba tôi, vì đó không phải là ý của ông. Công bằng mà nói, cả tuần này ba tôi chịu má, nhượng bộ hết.

*

Tôi gọi cho Rob nhiều lần, khi tôi đã trở về khách sạn vào 9 giờ tối, nhưng không gặp ông. Rỗi rảnh quá, tôi ngồi lại ngồi viết báo cáo về cuộc viếng thăm ngôi biệt thự. Nó hai dài, tôi thiếu loại giấy đặc biệt mà ông cho tôi hôm trước, nên tạm xài thêm giấy viết thơ.
Tôi mong Rob đến lấy bản báo cáo ngay tối hôm đó, vì không muốn để nó trong phòng tôi, lor bị an ninh Pháp, gián điệp Nga KGB lên vô phòng tìm thấy thì rất phiền phức. Tôi đi quanh phòng để kiếm một chỗ an toàn, tạm giấu bản báo cáo này trong đêm nay. Mấy bức tường thì cứng ngắc, còn thả thì đóng chặt trên sàn. Trong chỗ máng quần áo có một giàn để máng áo phía chót của cái giàn bằng sắt tròn, có cái nắp bằng cao su đậy cái lỗ của thanh sắt, tôi gỡ cái nắp cao su đó, quấn tròn mấy trang báo cáo lại, rồi bỏ vô thanh sắt, đậy nắp lại. Xong xuôi, tôi rửa mặt, xúc miệng, lên giường ngủ, ngủ ngon như một em bé.
Khoảng mười giờ sáng Rob tôi gặp tôi. Trao ngay cho ông bản báo cáo xong, tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Ông có vẻ ngạc nhiên, vì không ngờ lại có bản báo cáo sớm như vậy. cũng có thể, tối hôm qua ông đi chơi khuya, chưa sẵn sàng làm việc sáng nay, ông gấp bản báo cáo lại, rồi cất vào túi nilon. Tôi nửa đùa nửa thật nói:
- Nếu ông bị cướp hỏi thăm, thì cho chúng nó cái Rolex và thẻ đi metro, đừng cho nó lấy bản báo cáo nhen.
Rob cũng mê tín dị đoan, nên nhăn mặt mà nói:
- Cái miệng của bà linh lắm, đừng nói vậy cho.
Khi tôi kể lại cuộc “thám hiểm” của tôi trong văn phòng bà Bình, Rob hơi giựt mình, và khuyên tôi không tiếp tục nữa. Không phải là vì an ninh của tôi mà ông khuyên như vậy. Mãi sau này tôi mới biết rằng CIA không còn quan tâm, không muốn đã động đến đám phản chiến. Từ ngày chiến tranh chấm dứt, Mặt trận giải phóng miền Nam đã bị lu mờ và bị cộng sản Hà Nội nắm hết. Bây giờ CIA chỉ nhắm vào Nam đã đốt nhịp cầu của Chánh phủ cách mạng lâm thời Nam Việt Nam, sau khi bước qua với chánh quyền Hà Nội chớ không để cho cái bóng màacủa Chánh phủ cách mạng lâm thời nhát họ nữa.
Một buổi sáng, tôi đi xe điện ngầm từ Gaite tới trung tâm rồi đi bộ trên lề đường để xem các quầy bán sách vở. Tôi có cảm tưởng tôi đang đi trên đường Lê Lợi ở Sài gòn. Tôi thấy vui vui. Chung quanh tôi, người ta toàn nói tiếng Pháp. Sau khi ăn điểm tâm tại một tiệm café đối diện với nhà thờ Notre Dame (Đức Bà), tôi quyết định gọi Thái. Anh ở nhà vợ ở Mcudon, ngoại ô Paris. Bà mẹ vợ chưa cưới của anh nói anh hiện đang làm việc ở toà đại sứ của Hà Nội. Thế là tôi biết Thái không phải chỉ là sinh viên, mà còn là một nhân viên tại của toà đại sứ.
Tôi biết rằng nếu tôi cho bà ta biết tôi là ai, thì tôi có thể biết thêm được một số tin tức khác. Tôi liền xưng danh, và nói rằng tôi tới Paris để tham viếng ba tôi là ông Đặng Quang Minh. Ba về reo lên:
- Tôi biết anh Minh. Gia đình tôi rất quý anh. Cảm ơn cháu đã cho biết cháu là con gái anh Minh!
Tôi hơi có mặc cảm tội lỗi khi nghe giọng thân mật của bà. Tôi không biết nói gì hơn nữa, chỉ xin bà cho anh Thái biết tôi đã kêu. Bà liền cho tôi số điện thoại của toà đại sứ Hà Nội và đề nghị tôi gọi cho Thái để cùng đi ăn trưa. Tôi nói tôi không muốn phiền anh khi anh đang làm việc. Nhưng bà nói thêm:
- Cháu cứ kêu Thái đi. Anh ấy chắc chắn rất vui được gặp cháu. Cũng có thể Thái sẽ đưa cháu đến Hội Người Việt và giới thiệu với ông chủ tịch hội.
Hội người Việt này là hội của những Việt kiều theo cộng sản. Làm sao tôi có thể bỏ qua cơ hội đẹp như vặy? Tôi vội ghi số điện thoại toà đại sứ Hà Nội, và cám ơn bà rối rít. Tôi không có ý gọi cho toà đại sứ, vì không biết có bị an ninh chìm nổi của ai khác theo dõi không? Do đó, tôi nghĩ rằng phải hết sức cẩn thận. Tôi theo đám đông các du khách để đi đến nhà thờ Đức Bà.
Trong một tiệm buôn lớn trên đường Haussman, tôi dùng điện thoại công cộng để gọi cho toà đại sứ Hà Nội. Người trả lời tôi cho biết Thái đang họp với ông đại sứ, nếu tôi có việc khẩn cấp cấp, thì ông ta sẽ mời Thái ra ngay. Như vậy là thêm một chi tiết quan trọng về Thái. Anh làm việc trực tiếp với ông đại sứ. Có thể những điều anh nói với tôi là ý kiến của ông đại sứ. Như vậy, giao thiệp với anh rất có lợi. Tôi cảm ơn người trả lời điện thoại và hẹn sẽ gọi lại.
Tôi cảm thấy tôi đang gặp may. Nhưng khi tôi đi dạo trên phố phường, chợt nhớ tới ba má tôi và hoàn cảnh hiện tại của ông bà, thì mấy đen kéo đến che phủ nền trời trong sáng. Không còn hứng đi chơi nữa, tôi đi xe điện ngầm về và gọi điện thoại ngay cho ba tôi. Ông tỏ ra vui vẻ và muốn tôi cũng vui như ông. Tôi đề nghị ông đưa má tôi vào Paris cùng đi chơi, mua sắm lặt vặt. Nhưng ông cho biết, ông cũng phải đi với một người trong toà đại sứ; đó là hộ vệ viên của ông. Nhưng ông hứa, ngày mai ông có thể đi cùng với Thái và cùng má tôi và tôi đi mua sắm.
Tôi viết một bản báo cáo về những điều mới khám phá liên quan tới Thái, để trao cho Rob khi ông tới gặp tôi vào buổi chiều. Ông tỏ vẻ vui thích về khám phá này. Chúng tôi đồng ý là tôi cần đến Meudon gặp Mimi, vợ chưa cưới của Thái và gia đình cô ta. Có thể có nhiều tin tức mới lạ.. Nhưng tôi cần chờ đợi người ta mới, hơn là tự tiện đến. Rob cho rằng tôi nên giữ thế thụ động để Thái tìm cách chỉ bảo tôi về thế giới của xã hội chủ nghĩa.
Rob cho biết sẽ gửi bản báo cáo của tôi về Langlcy ngay. Sau đó, Rob mời tôi đi ăn tối, để mừng công việc có tiến bộ. Chúng tôi đến một tiệm mà ông thích. Nhưng chúng tôi cẩn thận đi riêng, chỉ gặp nhau trạm xe điện ngầm ở Francois-Xavier. Tối hôm đó chúng tôi được ăn một bữa thật ngon, và tôi đã uống rượu hơi nhiều.
Khi tôi trở về khách sạn, người làm việc ngoài quầy tiếp khách đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ trong hộc để chìa khoá phòng thì tôi biết Thái kêu tôi khi tôi đi vắng.
Khi Thái kêu và cho biết anh cùng ba má lời đang đợi ở dưới nhà, tôi vội vã chạy xuống ngày. Chúng tôi tới nhiều tiệm hàng hóa. Ba tôi mua một máy quay phim. Nhưng khi má tôi đề nghị đến một tiệm bán quần áo đàn ông để mua cho ba tôi mấy sơ mi, thì ba tôi tỏ vẻ không thích. Ba tôi nói có đủ rồi.
Tôi biết, nếu một người đàn ông chỉ cần có bốn áo sơ mi thì có thể coi như ba tôi có đủ cả rồi. Má tôi năn nỉ nhiều lần, ông mới chịu mua mấy cái áo, nhưng nhất định không chịu mua quần. Ông chỉ mua hai áo, và một vài quàn lót cho anh Khôi thôi. Vì vậy tôi cũng đành đồng ý, dù trong lòng tôi hai ghen với anh. Dù đã lớn tôi vẫn được ba tôi cưng chiều. Trong một thoáng, tôi nghĩ rằng nếu tôi ngưng hát những bài ca chống cộng thì có lẽ tôi cũng được cưng chiều như anh Khôi. Thôi rõ rồi, biết ba má thương yêu nhau, đời cưng chiều tôi đến mức này là lý tưởng vô cùng rồi.
Trong chuyến đi mua sắm đó, vào một lúc vắng vẻ chỉ có hai mẹ con, má tôi cho biết bà đã có quyết định về tương lai của hai người rồi.
Ba má tôi đã thảo luận rất lâu, và đã đi đến một kết luận là má tôi nên trở về Mỹ với các con. Lúc đó, tôi không tiện hỏi lý do vì sợ Thái có thể nghe được. Tôi rất mừng là ba má tôi đã có một quyết định chung, dù quyết định do có thể làm cả hai đau lòng lắm.
Sau khi mua sắm xong, bất ngờ Thái cho biết Phan Thanh Nam mời má tôi và tôi tới toà đại sứ Việt Cộng. Chúng tôi không muốn gặp Nam chút nào, nhưng lại không dám từ chối, vì Thái là người lái xe, mà chúng tôi lại không muốn tỏ thái độ thật của chúng tôi cho anh ta biết.
Khi chúng tôi tới toà đại sứ Mặt trận giải phóng miền Nam, thái độ của Nam đã thay đổi hẳn, không còn niềm nở như lần đầu gặp chúng tôi nữa, ông tỏ vẻ lạnh nhạt đối với má tôi; không cười, dù chỉ là một nụ cười xã giao. Tôi đoán ông đã mất bình tĩnh khi phải chờ đợi quá lâu quyết định của má tôi. Ông chào đón má tôi song vẻ mặt lạnh lùng, nặng như chì. Ngay khi chúng tôi vừa tới nơi, bà Như Phi, vợ một khoa học người Pháp, mời ba tôi lên ăn phòng của bà ở lầu hai, để hỏi ý kiến ông về cách đối phó với Chánh phủ Gia Nã Đại về một chiếc tầu mới tới Gia Nã Đại sau khi miền Nam sụp đổ. Tàu đó chở đầy đồ cổ quý giá của miền Nam, mà chính quyền mới ở Sài gòn muốn lấy lại.
Thanh, bác “tài xế”, cũng đã ngồi ở phòng khách với Nam khi má tôi và tôi vào ngồi trong đó. Nhìn mặt má tôi, tôi biết bà không muốn nói chuyện với “thằng lùn” (biệt danh má tôi đặt cho Nam), nhưng bà im lặng chờ đợi. Sau khi Nam và Thanh đưa mắt nhìn nhau, Nam tằng hắng theo thói quen, rồi hỏi má đã quyết định trở về Việt Nam chưa?
Má tôi đáp:
- Tôi quyết định rồi, chú Nam à.
Bà dùng chữ “chú” để tỏ ra mình là người trên đối với kẻ ít tuổi hơn.
Thanh và Nam đưa mắt nhìn nhau tỏ vẻ vui mừng. Như cái máy, cả hai chồm tới để nghe má tôi nói, rồi cũng nhìn má tôi chờ đợi. Bà bình tĩnh nói:
- Tôi sẽ rồi Paris thật sớm, nhưng tôi không về Sài gòn.
Cả hai cùng tỏ vẻ kinh ngạc, ngồi bất động và giữ im lặng hồi lâu. Cuối cùng, Nam lên tiếng bằng một giọng yếu ớt:
- Tôi không hiểu chị nói gì.
Má tôi nói:
- Để tôi giải thích cho hai chú hiểu. Ba nó và tôi cùng phục vụ tổ quốc bằng hai đường khác nhau. Anh đi làm cách mạng, còn tôi nuôi dậy con cái. Không ai thay thế cho ai được. Cũng không thể lơ là bổn phận nặng nề của mình.
Thanh ngắt lời má tôi:
- Nhưng các con chị đã trưởng thành và hoà bình đã trên quê hương ta.
- Chú Thanh, chú cho tôi nói hết đã. Tôi còn hai đứa nhỏ. Đành rằng Việt Nam bây giờ không còn đánh nhau nữa, ba nó và Chánh phủ mới còn nhiều việc phải làm lắm. Tôi lớn tuổi hơn hai chú, tôi đã trải qua chiến tranh, rồi hoà bình, rồi chiến tranh, nên tôi biết, mấy tháng mấy năm sắp tới không dễ như hai chú tưởng đâu.
Hai nhà ngoại giao ngồi nín thở nghe người đàn bà Cần Thơ giản dị trình bày.
Ngưng một chút, bà tiếp:
- Không có tôi, ba nó có nhiều thì giờ rảnh rỗi để lo việc giữ quốc gia đại sự. Trong khi đó, hai đứa con nhỏ của tôi sẽ được tôi săn sóc nơi xứ lạ quê người. Tôi xin hai chú trình bày ước vọng của tôi cho cấp trên ở Hà Nội biết.
Hai nhân viên cộng sản ngồi im lặng, cố gắng vừa nghe má tôi nói chuyện, vừa nuốt trái đắng. Tôi nhìn lên tường có bức in chân dung của Hồ Chí Minh và câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tôi nghĩ rằng Bác Hồ chắc phải thích má tôi lắm, bà lúc nào cũng tỏ ra có tinh thần độc lập và đang thực hành lời nói lãnh tụ để được hưởng tự do. Má tôi quay lại nói với tôi:
- Con à, mình làm mất thì giờ của chú Nam nhiều quá rồi!
Tôi biết hai chú không muốn gì hơn là “mất nhiều thì giờ” cho má tôi. Vì họ đã mất thì giờ tính toán kỹ càng chiến lược của họ để sắp xếp cho “vấn đề” của bá. Trong khi hai người đang lúng túng, tôi bỏ ra khỏi phòng, để lại một mình má tôi và hai ông cộng sản. Tôi chạy lên lầu xem ba tôi đã nói chuyện với ba Như Phi xong chưa. Bà cho biết ba tôi hiện ở trong phòng trọ của khách. Tôi vội tới đó, thấy ba tôi đang đứng bên cửa sổ, ngắm nhìn bầu trời tháng 9 của Paris.
Tôi đến bên ông và quàng tay ôm lấy lưng ông, rồi nhìn ra ngoài. Cây hạt dẻ trước toà đại sứ đã đổi sang mầu nau, lá rung rinh mỗi khi cơn gió lướt qua, và lác đác rụng xuống lối đi. Tôi hỏi nhỏ:
- Ba nghĩ gì vậy, ba?
- Ba đang nhớ tới mùa thu ở quê mình. Ba nhớ tới mùa gặt trên cánh đồng của ông nội khi ba còn nhỏ.
Trong khi ông nói, tôi nhận thấy nụ cười buồn man mác trên môi ông, một nụ cười của người đang nhớ nhà. Tôi nói:
- Ba ơi, con có thể nhắm mắt để nhớ lại cánh đồng ngập lúa vàng của bà ngoại vào mùa gặt.
Ông vuốt nhẹ mái tóc tôi, rồi nói:
- Ba có vào thăm cô của con khi ba từ Hà Nội vào Nam. Một buổi sáng, ba đi thăm rộng. Không khí mất mẻ, ngọt ngào; ba nghe như có tiếng chuông reo trong gió. Lá cây láp lánh anh nắng bình minh. Ba không ngờ ba lại con có may mắn được trở lại nơi nhau cắt rún. Ba bọc một nắm đất cầm chặt trong tay, rồi mơ ước được hưởng cảnh thanh bình này với gia đình ba.
Ba tôi nhìn vào xa xăm. Quê hương và người và sắp đi xa. Tôi nói:
- Lạ lắm ba, mỗi lần con nghe mùi lá cháy ngoài đồng là ruột gan con xao xuyến. Có biết bao nhiêu kỷ niệm trở lại trong óc con; kỷ niệm vui buồn, rối beng như tơ vò, mà con chỉ biết khóc thôi. Ba à, sao yêu mà đau đớn quá vậy ba?
Ba tôi lắc đầu:
- Ba cũng không biết trả lời câu hỏi đó!
- Hồi con nhỏ, mỗi lần buồn chuyện gì, con khóc. Nếu khóc nhiều, con chỉ thấy đau ở quai hàm. Vậy mà sao người ta vẫn kêu là đau trong tim, nên thường có chữ “tan nát trái tim”. Con thắc mắc về chuyện này hoài mà không biết hỏi ai.
Ông biết, tôi có ý nói lúc tôi lớn lên ông không ở gần để trả lời những câu hỏi của tôi. Vì vậy, ông nói:
- Ba tiếc đã bỏ lỡ một thời tuyệt đẹp trong đời của ba. Đó là thời mà các con đang lớn lên. Ba không được chia sẻ với các con những nỗi đau buồn, những niềm hạnh phước, những hy vọng, những hất vọng, để có thể trả lời các con những điều thắc mắc.
- Ngày xưa ba với ông nội có thận mất với nhau không.
Ba tôi vui vẻ đáp ngay:
- Ông nội yêu ba hơn cả yêu chính bản thân ông. Nhưng giữa ba với ông nội có tính cách nghiêm trang theo lễ nghi. Ba gọi ông bằng thầy. Nhưng bà nội lại không giống những người đàn bà Việt Nam khác. Ba công khai bày tỏ tình thương, âu yếm con cái, ngay cả với ông nội nữa, không một chút e thẹn.
- Ba có biết, con đã rất buồn một thời gian dài, khi phải mang họ Trần, để được yên thân với công an dưới thời của ông Diệm không? I
- Con là con của ba, về máu huyết lẫn tâm hồn, con à. Không có ai có thể chối bỏ được điều đó. - Ba tôi mỉm cười.
- Không có ai chối bỏ được, kể cả điện Cẩm Linh. Con muốn ba biết chắc như vậy.
Ba tôi cười đồng loã với tôi:
- Kể cả điện Cẩm Linh, ai cũng phải công nhận con là con của ba.
Rồi ba tôi đổi giọng nghiêm trang:
- Con săn sóc má giùm ba, nghe con.
- Dạ, con xin hứa chắc với ba điều đó.
- Còn về phần ba, ba cũng hứa cố gắng hết sức để đem lại hoà bình và thịnh vượng cho toàn dân, vì ba biết điều đó quan trọng đối với con.
Tôi biết rằng một cuộc chia ly khác đã bắt đầu trong đời tôi một lần nữa và lần này sẽ kéo dài không biết bao lâu. Tôi mạnh lấy ba tôi, rồi nói:
- Con rất muốn có một ngày con với ba đi dạo trên cánh đồng của ông nội, để mình nghe tiếng chuông reo trong gió, để nếm hương vị ngọt ngào trong bầu không khí trên miếng đất của ông bà nội con.
- Ba sẽ cha con về.
Tôi liền nói:
- Đau lắm ba ai. Tối hôm qua, con so sánh tâm trạng của con lúc này với tâm trạng của ba khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam, con mới biết tội nghiệp cho ba hồi đó lắm…
Nói đến đây, tôi vội ngưng lại, vì nhớ ra rằng “rừng có mách, có tai”. Tôi đang đứng trong sào huyệt của Việt Cộng, và người ta có thể lén đặt máy nghe khắp nơi. Tôi không thể nói thật ý nghĩ của tôi được nữa.
Ba má tôi và tôi được mời ăn tối cũng ông đại sứ Võ Văn và phu nhân tại toà đại sứ Hà Nội. Nhưng sau khi má tôi cho Phan Thanh Nam biết sẽ không về Việt Nam, thì bà không muốn gặp các nhân vật của Hà Nội nữa. Khi Nam cho biết bữa tiệc tối nay là để ăn mừng ngày xum họp của ba má tôi, thì bà cũng thấy cuộc gặp gỡ càng không họp tình hợp lý nữa. Nam cũng không muốn là người báo tin xấu với ông đại sứ, nên nói thêm:
- Ông bà Sung muốn gặp má tôi và tôi lắm.
Nhưng má tôi đã quyết định khước từ. Phan Thanh Nam chịu luôn.

*

Chiều hôm đó. Thái lái xe đưa ba má tôi trở về biệt thự ở Verrieres-la-Buisson và đề nghị tôi đi cùng. Tất nhiên là tôi chịu vì tôi biết rằng cơ hội được gần ba má tôi sắp sửa không còn nữa. Tôi phải tận hưởng những giây phút tuyệt vời này cành nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, trong chuyến đi này, chúng tôi không tiện nói chuyện riêng tư, vì Thái lắng tai nghe hết. Chúng tôi chỉ nói đến chuyến đi chợ hồi sáng đó. Chúng tôi đã tới tiệm Lafayette và nhớ tới cuốn catalog đã được xem từ nhiều năm trước ở nước nhà. Trong thời Pháp thuộc, có nhiều người giầu có ở Việt Nam đã gởi mua hàng của tiệm Lafayette này.
Trên đường đi ra ngoại ô, tôi trông thấy một bảng tên mầu xanh chữ trắng, nên nói với ba má tôi là bảng tên đã làm tôi nhớ đến Sài gòn. Thế là Thái thao thao nói về “giải phóng” sẽ thay đổi bộ mặt Sài gòn bằng cách bỏ tên Sài gòn và thay tên đường. Tôi hối hận đã nhắc đến Sài gòn vì theo đà nói như cái máy. Thái say mê nói đến “cách mạng”:
- Chúng ta sẽ xoá hết vết tích của thời Pháp thuốc và thời đế quốc Mỹ dày xéo quê hương ta.
Tôi hỏi Thái có biết người ta đã làm gì với toà đại sứ Mỹ ở Sài gòn không? Thái nhanh nhảu trả lời:
- Toà đại sứ Mỹ sẽ là nơi trưng bày hình ảnh đế quốc Mỹ trên quê hương chúng ta. Đó cũng là nơi cho biết các chiến thắng oai hùng của nhân dân ta trước sức mạnh của một siêu cường.
Thái liên tục đả kích “đế quốc Mỹ” và ca ngợi Phong trào Giải phóng. Lúc đó, mới chỉ năm tháng sau khi Sài gòn dụp đổ, anh ta đã nói tới chương trình “thống nhứt” hai miền Nam Bắc mà anh cho rằng càng sớm càng tốt.
Tôi nhận thấy ba tôi giữ im lặng trước những lời huyênh hoang của Thái. Trước đây vài hôm, khi nói chuyện riêng má tôi, thì theo ba tôi, chương trình tái thống nhứt không phải là một uu tiên của ông. Ba tôi nói rằng miền Nam cần có thời gian để tái thiết và mạnh hơn, trước khi thống nhứt. Ông cho rằng thống nhứt đất nước là việc của Mặt trận giải phóng miền Nam và Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam chớ không phải việc của Chánh phủ Hà Nội.
Khi nghe Thái huênh hoang khoe người Bắc tự ý giải quyết mọi việc, tôi nghĩ tới lúc ba tôi trở lại làm việc, và một lần nữa chạm mặt với thất vọng tràn trề. Lần này không phải vì vợ và con “đi lạc đường”, mà vì cái chánh phủ ông hằng tin tưởng, và cái đảng ông đã phục vụ suốt đời.
Ngay sau khi cho biết sẽ không về Việt Nam, má tôi ngỏ ý muốn trở lại Mỹ càng sớm càng tốt. Thế là không khí trở nên căng thẳng giữa ba và má tôi. Má tôi thấy có một người lạ mặt nhưng không vô nhà gặp ba tôi; chỉ vô cổng, xuống nhà bếp, nhà xe, rồi đi. Bà e ngại có thể Chánh phủ Hà Nội ép bà phải về Việt Nam để Hà Nội khỏi bị mắt mặt. Một ngày trước khi má tôi lên đường như đã định, tôi đến lấy đồ đạc của bà đem về khách sạn. Khi tôi sắp sửa ra xe, bà muốn đi với tôi luôn, chớ không muốn chờ đến ngày mai.
Má tôi bay qua Atlanta để ở với vợ chồng chị Kim của tôi một thời gian.
Ba tôi luu lại Paris thêm vài ngày với tôi. Ông không ở biết thự nữa, mà về toà đại sứ của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời.
Ba má tôi mất nhau vì ý thức hệ. Đây là lần đầu tiên trong đời một đảng viên Cộng sản ở địa vị của ba tôi được tự do, tự do châsp nhận, và tự do để cho một cá nhân chọn lựa giữa xã hội chủ nghĩa và dân chú.
Sau này, má tôi mới kể lại cho tôi biết: khi bà hỏi ba tôi, nếu bà không về Việt Nam thì Chánh phủ sẽ làm gì bà, ba tôi nói, ba sẽ phải gặp một vài người có trách nhiệm để giải thích về trường hợp của bà. Trường hợp của má tôi là “cho phép” con gái kết hôn với người Mỹ, và việc má tôi bị Mỹ “bắt cóc”.
Má tôi buồn lắm, nhưng bà duyên dáng kể rằng, khi ba tôi nhắc đến những thằng rể Mỹ, má tôi nói: “Tôi cho đồng chí biết, những thằng đó là cha của cháu ngoại anh chớ không ai xa lạ!”
Thời gian là một liều thuốc mầu nhiệm. Má tôi là người biết rộng. Bà không nhìn lại, không nuối tiếc về sự quyết định của bà, bà không ngừng tìm cách cho anh Hai tôi vượt biển đi tìm tự do, thỉnh thoảng má tôi nhận được thơ của ba tôi; thơ viết từ “người chị yêu thương em, yêu thương con cái của em”. Thơ cám ơn người em đã chung thuỷ với gia đình, bạn bè, làm vợ, làm mẹ, làm người con hiếu thảo.