Phần V (tt) 93 - 94
Thấp thoáng chia ly

     ào nhà thương được năm ngày, cha thằng Vọng ho ra máu. Những ngụm máu phun lên nóc màn trắng trông khiếp sợ. Tưởng chứa bao nhiêu vi trùng lao quẫy trong đó. Vọng phải lấy đá cục cho cha ngậm để máu cầm dần lại. Không ăn thua gì, máu tiếp tục bung ra và phọt đầy nóc màn. Mẹ Vọng vừa khóc vừa cầu nguyện. Nó xin nghỉ học hai hôm nay, ở bên giường bênh, săn sóc cha. Mẹ khóc. Vọng xanh mét mặt mày, run sợ. Bệnh của cha nó nguy hiểm lắm rồi. Đáng lẽ, cha nó nghỉ việc từ lúc chớm bệnh. Nghỉ việc thì không có lương và có thể bị xa thải. Cái nghề làm cu ly xứ này thật đau khổ. Không có lương hàng tháng, thằng Vọng đành thôi đến trường, ai nuôi nó ăn học nữa đây. Nghĩ tới mảnh bằng đít lôm Vọng sẽ mang về, cha nó chẳng dám xin nhà máy điện cho phép nghỉ nằm nhà thương. Cha nó nghĩ bệnh thông thường của dân lao động, ốm rồi khỏi, ốm no bò dậy, chả việc gì cần quan tâm.
Khốn nỗi, cha thằng Vọng dốt nát, không hiểu ngày sốt, đêm ho là chu kỳ cuối cùng của bệnh lao phổi. Cha nó cứ tiếp tục gắng sức làm việc. Nếu thầy Nguyễn Công Hoan không cho tiền và bắt cha nó đến nhà thương ngay, cha nó đã chết trên công trường nhà máy điện. Bây giờ, cái chết đã gần kề, nhưng y tá bảo mẹ con Vọng cứ hy vọng chờ, bệnh sẽ khỏi. Thực ra, hy vọng vào nghĩa địa chôn xác cha thằng Vọng.
Cha nó đã nghe phong phanh lời gọi của tử thần. Vì vậy, lúc máu không phọt ra, cha nó tỉnh táo, nói vài câu giăng giối với vợ con.
- Bà này, khi tôi chết, phải gắng nuôi con ăn học tới ngày đỗ đít lôm, có thế tôi mới yên thân nhắm mắt.
Mẹ Vọng nức nở:
- Ông sẽ khỏi bệnh mà!
Cha Vọng khe khẽ lắc đầu:
- Bà hứa với tôi đi. Thần chết đã tới chân tôi rồi... Bà hứa đi...
Mẹ Vọng mếu máo:
- Vâng, tôi hứa, dù có khổ cực ngàn lần nữa, tôi vẫn nuôi con ăn học.
Cha Vọng bằng lòng:
- Tôi thanh thản ra đi...
Nhìn Vọng, cha nó khó khăn vẫy tay:
- Con ngồi sát bên bố.
Vọng làm theo cha.
- Phải đỗ đít lôm, con nhé!
- Vâng.
- Phải chăm học, học cho thật giỏi, con nhé!
- Vâng.
- Phải nghe lời bố dạy. Vì con là con nhà nghèo. Nhà nghèo có nhiều tội lắm. Ai ghét con, đánh con, chửi con, vu vạ, con hãy cúi đầu chịu đựng và khép miệng lại. Để làm lấy đời mình.
- Vâng.
- Con nhớ thật kỹ những lời bố dạy.
Cha Vọng giối giăng đâu đó, máu trong tim lại từng ngụm phun lên, bắn vào mặt nó, vào tay mẹ nó. Máu trào một lúc, cha thằng Vọng nhắm chặt mắt. Cha nó chết rồi. Vọng và mẹ khóc thê thảm, cứ ôm chặt lấy xác chết. Y tá phải gỡ ra. Người ta đem xác cha Vọng xuống nhà xác. Hai hôm sau, người ta cho tẩm liệm. Mẹ Vọng phát tang. Và cha nó nằm yên trong nghĩa địa Kỳ Bá.
Từ hôm cha chết, Vọng buồn rời rã, không thiết đi học. Nó nằm nhà cả ngày. Mẹ nó đã đi bán xôi chè trong thị xã. Thầy Hoan đợi nó cả tuần rồi. Mà nó chưa đến trường. Thầy bèn cất công vào nhà nó. Thằng Vọng gặp thầy Hoan, là khóc. Thầy Hoan để yên nó khóc. Thầy không an ủi nó, bảo nó đừng khóc nữa. Nhà văn Nguyễn Công Hoan biết kính trọng nỗi đau khổ của bất cứ ai. Để Vọng ngưng khóc, thầy Hoan mới nói chuyện cùng nó.
- Sao con chưa đi học?
- Thưa thầy, con buồn lắm.
- Ngày mai, con phải đến trường.
- Thưa thầy, con sẽ đến.
- Bắt buộc sáng mai.
- Thưa thầy...
- Không được kéo dài sự nghỉ. Mai con không đi học, thầy sẽ ký giấy đuổi con khỏi trường. Như vậy, không có ngày nào con đỗ đít lôm, và cha con sẽ không yên ổn dưới mộ.
- Thưa thầy, mai con đi học.
- Ngoan lắm. Nỗi buồn của con sẽ nguôi ngoai bằng việc học. Người đã chết chỉ còn tưởng mộ trong lòng ta. Nó thuộc về dĩ vãng rồi. Ta phải nghĩ đến tương lai. Mà con cần nghĩ đến tương lai nhiều hơn. Ta dẫm lên hiện tại, coi nó đẫy rẫy phiền muộn, bất công, cay đắng để tiến lên tương lai huy hoàng, không còn người bóc lột, áp bức con người. Con hiểu chưa, Vọng?
- Thưa thầy, con hiểu.
- Bố con chết, tiền mua thuốc men và trả nhà thương không cần đến nữa. Không cần cả hai đồng nghiệp của thầy phải giúp đỡ. Mỗi tháng, thầy còn thừa hai đồng để dành, thầy cho con, đưa cho mẹ con bù đắp vào sinh sống.
Thấy Hoan móc bót rút ra hai đồng, đưa vào tay Vọng.
- Mỗi tháng con có hai đồng, khi thầy còn dạy ở Thái Bình.
Thằng Vọng cảm động lại khóc.
- Thưa thầy, con cám ơn thầy.
- Con lau nước mắt đi. Bây giờ, con phải dành dụm nước mắt, ngày mai con sẽ khóc.
- Thưa thầy, vâng ạ!
Hôm sau, Vọng đi học thật sớm. Nó không đứng ở cổng trường chờ mở. Mà nó đứng bên nhà sách Mậu Hiên, giả vờ xem những cuốn truyện bầy trong tủ kính. Khi kẻng báo hiệu, cửa trường mở rộng cho học trò vào, Vọng là đứa vào sau cùng. Nó làm thế để tránh những thằng cùng lớp chế nhạo nó, mỉa mai nó, nhất là cha nó vừa chết. Vọng bước vô lớp, cất sách vở, vừa lúc kẻng chào cờ báo hiệu. Nó ra sân tập họp, chào cờ, rồi nối hàng bước vào lớp.
Bữa nay, giờ học đầu là Tập Đọc. Thầy Hoan viết trên bảng đen bài Đứa bé cao thượng. Học trò chép theo. Xong xuôi, thầy đọc một lần trước.
Chiều qua, tôi gặp ở phố Jules Picquet câu chuyện làm tôi ngạc nhiên. Một đứa nhỏ đánh một đứa lớn. Đứa nhỏ lao vào đánh đấm đứa lớn. Đứa lớn chỉ tránh né và lui về phía sau. Đứa nhỏ đạp đá đứa lớn sai hết. Cáu quá, đứa nhỏ chửi đứa lớn tàn tệ rồi về nhà mình. Đứa lớn trông theo đứa nhỏ, mỉm cười rất tươi. Tôi hỏi đứa lớn: Tại sao đứa nhỏ bắt nạt mày, đánh mày mà mày không đánh lại? Đứa lớn trả lời: Tôi lớn hơn nó, to hơn nó, đánh lại nó thì nó thua ngay. Và đau đớn. Tôi không đánh lại nó, vì thế. Thật là một đứa bé cao thượng.
Thầy Hoan nhìn sổ điểm, gọi tên:
- Phan Phú!
Phan Phú đứng dậy:
- Dạ.
Thầy Hoan ra lệnh:
- Đọc bài Tập Đọc đi!
Phan Phú lấy vở, cầm lên đọc. Nó đọc hết, thầy Hoan hỏi:
- Con muốn làm đứa nhỏ hay đứa lớn?
Phan Phú đáp:
- Thưa thầy, con muốn làm đứa lớn.
Thầy lại hỏi:
- Tại sao?
Phan Phú lại đáp:
- Thưa thầy, đứa lớn được tiếng cao thượng.
Thầy Hoan nghiêm nét mặt:
- Con thích cao thượng hở, Phú? Trong trường Monguillot, con là một đứa tồi tệ nhất. Con là đứa nhỏ bắt nạt, chế riễu, đánh đập đứa lớn. Đứa lớn nhịn nhục con mãi mãi, vì nó con nhà nghèo. Biết chưa? Nó con nhà nghèo, con đã chẳng giúp đỡ nó, an ủi nó, mà lại ghen tị với nó, ghét bỏ nó. Thế là cao thượng à? Thề là độc ác mới đúng. Con nên sửa đổi tính tình ngay, kẻo trễ...
Thầy Hoan đem Vọng ra giáo dục lớp nhì 1. Thằng Phú là đứa đánh Vọng nhiều nhất, đau nhất. Chắc thầy Hoan đã điều tra kỹ lưỡng. Nên thầy biết rõ thằng Phú, và mắng mỏ nó thậm tệ. Nó đứng tái mặt, nghe thầy Hoan giảng dạy. Cả lớp im lặng. Giờ ra chơi hôm đó, Vọng không bị bắt nạt nữa. Thầy Hoan đã giáo hóa học trò hư đốn. Vọng kính trọng, yêu quý thầy. Từ đó, Vọng sống thoải mái trong lớp nhì 1. Nó vẫn học giỏi, thông minh, và khiêm tốn với bạn bè. Người ta quên hẳn nỗi nghèo khổ của thằng Vọng, ít ra cũng trọn niên học 1942-1943.
Chẳng mấy chốc, mùa hạ đã tới. Học trò thị xã về quê nghỉ hè. Thầy giáo nghỉ hè ở xa. Có thầy ra vịnh Hạ Long. Có thầy đi bãi biển Đồ Sơn. Có thầy vào bãi biển Sầm Sơn. Thầy Hoan xuống bãi biển Đồng Châu, Tiền Hải, đẹp nhất miền Bắc. Riêng Vọng, quê ở Kỳ Bá, không nơi chốn nghỉ hè, đành lang thang Bồ Xuyên, Bo và An Tập. Nó lang thang mà gặp may. Đội bóng Ký Bá đụng đội bóng Bồ Xuyên, tranh giả Cam tích tán. Rủi cho Kỳ Bá, sắp đến ngày giao đấu, trung phong số một về làm bàn đau nặng. Kỳ Bá chọn cầu thủ thay thế. Không xong. Toàn những cầu thủ hạng bét, cho vào Kỳ Bá, làm trò cười cho Bồ Xuyên à? Lúc ấy, Vọng có mặt tại sân bóng Kỳ Bá. Nó vô tình dượt với cầu thủ Kỳ Bá. Thấy Vọng đá bóng mả quá, người ta lựa nó ngay vào đội. Nó đi trung phong cho Kỳ Bá. Lần đầu tiên, Vọng đá bóng da chân đất với cầu thủ lớn hơn nó, to con hơn nó. Nhờ hai cút sút ngả bàn đèn, Vọng đã mang về cho Kỳ Bá giải thưởng Cam tích tán. Vọng được tặng vài đồng, và trở thành a văng xăng thường xuyên của đội bóng Kỳ Bá. Nó đã xuống Lạc Đạo, sang Trực Nội giao đấu.
Vẫn trong kỳ hè, nó được xem phõ xiếc Nam Định trình diễn ở sân bóng Thái Bình. Dở lắm. Chỉ mỗi màn anh hề tung mũ lên cao, chạy một vòng, cái mũ rơi trúng đầu anh. Như đội lại ngay ngắn. Và một màn nữa, anh mời khán giả tung những trái táo lên. Rồi anh ngửa miệng bắt hết. Vọng thích nhất màn sơi táo của anh hề. Nó về tập bằng được. Những đứa con nhà nghèo thường học được nhiều nghề mọn. Vọng thế đó.
Một hôm, nó ra nghề ăn táo dầm, sấu dầm. Tháng này chưa có táo tươi, sấu tươi. Vọng gạ gẫm những ông nhóc Kỳ Bá mua táo dầm về, tung lên cao, nó sẽ đỡ bằng mồm như xiếc Nam Định. Những ông nhóc thích coi xiếc, mua táo dầm của chú Tầu, xem Vọng chơi xiếc. Cứ thay phiên nhau, mỗi ông nhóc tung một lần hai trái. Vọng đỡ hết. Chỉ ra ngoài vài lần, Vọng sẽ tập để khỏi rơi xuống đất, biểu diễn tới đâu, nó ăn tới đó căng bụng.
Thế là mùa hè năm 1943, Vọng có hai nghề tiêu khiển: bóng tròn và hứng táo. Niên học 1943-1944, Vọng lên lớp nhì 2. Chưa hiểu học với thầy nào. Khai trường còn hai ngày nữa. Vọng bình thản đợi chờ. Lạy trời, nó lại học với thầy Hoan.
94
Loài ve hết ca những điệu nhạc buồn bã ray rứt. Chấm dứt ba tháng hè. Thầy giáo đã trở về. Học trò đã trở về. Thị xã Thái Bình lại sinh động trong ngày khai trường. Thằng Vọng đã bớt buồn vì cha nó mất mà vui vẻ lên vì học lớp nhì 1 được thầy Hoan nâng đỡ và giáo hóa học trò. Khiến Vọng khỏi bị hành hạ. Những tiếng kẻng đầu tiên của niên học mới đã vang lên. Vọng vào lớp nhì 2. Nó hồi hộp lo lắng. Rồi buồn nản. Thầy dạy lớp nhì 2 năm nay là thầy Tri, Lại văn Tri.
Thầy Tri dân Thái Bình. Thầy dạy học lâu năm, già nua và ốm yếu. Thầy lại nghiện thuốc phiện, chẳng cần nghĩ dạy học là cần thiết như thầy Hoan. Thầy không chú ý tới thằng học trò nào, trừ những thằng có cha mẹ đã chịu khó biếu quà cáp thầy dịp tết nhất. Vọng bị ngồi cuối lớp. Vinh dự thay, nó được xóa bảng, giặt sạch giẻ lau bảng thường xuyên!
Học trò đã quên bài Đứa bé cao thượng của thầy Hoan, lại chế riễu, bắt nạt Vọng. Nạn chế riễu lan sang lớp nhì 1 và lên lớp nhất. Cái áo chùng thâm của Vọng đã bạc phếch, ngắn đến đầu gối. Cái quần chúc bâu trắng đã ngả mầu cháo lòng, cụt trông thấy mắt cá. Vọng mới bị ghẻ. Chiếc màn của nó đã rách tung. Muỗi vào cả đàn, muỗi khiêng Vọng ra cống Kỳ Bá. Nó ngủ say sưa. Muỗi tha hồ đốt. Vài ngày muỗi tung hoành, ghẻ đã tứ tung. Vọng lại lười tắm nên gãi chảy cả máu. Cái ghẻ ăn sâu vào da nó. Không có xà phòng đen tắm gội, Vọng biến thành Vọng ghẻ tầu.
Vọng đến trường, tìm chỗ vắng gãi ghẻ. Khi nó gãi, bàn tay đan vào nhau cựa quậy. Y như thầy cúng bắt quyết. Mẹ nó mải đi bán xôi chè, chả nghĩ gì về bệnh ghẻ của nó. Bọn học trò ghét Vọng, khám phá ra một lối trên chọc ác độc. Nhà văn Tô Hoài viết truyện ngắn khôi hài Ghẻ đặc biệt trên báo Phổ Thông bán nguyệt san, cười muốn chết. Nhân vật chính của ghẻ đặc biệt là thằng Hoa. Lớp nhì 2 bắt thằng Hoa sống lại, sống thật tại trường Monguillot. Đó là thằng Vọng! Áo chùng của nó viết đầy phấn: Vọng ghẻ tầu. Nó phải dạ, vâng làm theo ý bọn học trò muốn. Tên Vọng gọi là: Hoa.
Vọng khổ sở vì bệnh ghẻ ít mà lối trêu chọc ghẻ tầu nhiều. Không lâu, tài đá bóng của nó đến tai thằng Vũ lớp nhì 1, nó hết bị hành hạ. Những cú sút ngả bàn đèn đã cứu Vọng. Vũ bốc Vọng đá cho đội bóng lớp nhì 1 của nó trả thù An Tập. Vọng nhận lời. Và tình thế trường Monguillot thay đổi.
Vọng nhớ rõ một lần nó bị thằng Hách xưng là bố, đòi đưa tay ghẻ cho nó xem. Vọng nín thinh. Thằng Hách bảo Vọng là đồ câm, đem mẹ Vọng ra chửi bới, gọi tên Hoa-Vọng, Vọng-Hoa ầm ỹ, khiến học trò kéo tới xem đông. Thằng Hách cứ con mụ xôi chè bêu riếu. Vọng chịu đựng. Nước mắt Vọng ứa ra, ném cái cặp da cũ nát xuoống sân trường và lậy thằng Hách, bảo nó sai gì Vọng làm nấy, nhưng đừng nói tới mẹ Vọng. Hách cười khoái chí. Đang lúc quân gian bắt nạt người yếu thế, hiệp sĩ Triều Dương Hiệp, tức Dã Tượng, tức thằng Vũ xông vào. Vũ xưng bố với thằng Hách vì thằng Hách dám xưng bố với Vọng. Vũ bảo thằng Hách nhặt cái cặp của Vọng lên. Thằng Hách văng tục, lao vào đánh Vũ. Vũ cho thằng Hách đo ván. Vũ đặt chân lên mặt thằng Hách, ra lệnh cho thằng Hách bò ra chỗ cái cặp lấy trao Vọng, xin lỗi Vọng. Thằng Hách vâng lời răm rắp. Vũ nói lớn:
- Từ nay, bất cứ ở đâu, ông mà thấy mày bắt nạt thằng Vọng, thì ông đánh bỏ mẹ!
Câu ấy răn đe thằng Hách, răn đe cả trường. Vũ đã giải thoát cuộc đời Vọng. Thầy Hoan chỉ giải thoát đời Vọng chưa đầy một năm.
Nhờ những cú sút ngả bàn đèn, xuyên chỉ qua kim, trồng cây chuối, Vọng đã rửa nhục thua trận An Tập cho Vũ, cho Côn, cho Luyến, cho lớp mhì 1, cho trường Monguillot. Vọng đã nổi danh ầm ầm. Thằng Hách và những thằng ghét Vọng, bây giờ gần gũi Vọng, công kênh Vọng và ca ngợi Vọng. Vọng tưởng Vũ đã đem mình lên chỗ vinh quang. Vọng lầm. Vọng chưa biết, không biết cái vinh quang ấu thời của Vọng do chính Vọng tạo ra, làm nên. Không có những cú sút thần sầu, Vọng không thể giải thoát mẩu đời tuổi ngọc của Vọng. Thằng Vũ đã thành thật nói: Không có mày, chúng tao thua An Tập bét tĩ. Vọng nghĩ: Không có nó, ai đưa mình từ chỗ tăm tối ra ánh sáng. Ôi một thời thơ ấu có bao lâu trong đời ta! Cứ để Vọng biết ơn Vũ. Là được rồi.
Từ đó, từ ngày biết thằng Vũ, thằng Côn, thằng Luyến, Vọng sống với ngày vàng tưởng chừng chẳng bao giờ đến. Vũ và Côn tặng Vọng quần áo. Vọng vất áo chùng thâm cũ kỹ, quần dài chúc bâu ngắn cũn cỡn đã ngả mầu trắng sang mầu cháo lòng. Nó mặc âu phục đi học. Luyến cho cái màn mới tinh. Côn cho xà phòng thơm tắm gội, xà phòng đá giặt quần áo, xà phòng đen chữa ghẻ. Vọng thấy cuộc đời nghèo khó của nó được ôm bằng những vòng tay trìu mến. Cứ thế Vọng sống. Cứ thế Vọng học. Cứ thế Vọng đá bóng. Cứ thế Vọng mơ đỗ đít lôm...
Cho đến hôm Vũ đánh thằng Huấn, con lão cẩm dẫn sen đầm đến trường bắt thầy Đàn, thầy của Vũ, Côn, Luyến về tội làm cách mạng. Vũ thương thầy, bực tức vô cùng. Nó đánh thằng Huấn chỉ vì thằng Huấn cười lúc thầy bị khóa tay. Vũ đánh thằng Dương, con lão phó cẩm, để bênh Thúy, đến nỗi bị đuổi học. Nó đi lên Hà Nội. Đã có thằng Côn bao bọc Vọng, che chở Vọng.
Thầy Hoan bận bịu, mãi mới đến thăm Vọng. Mỗi tháng thầy vẫn cho Vọng hai đồng. Thầy Hoan tâm sự:
- Thầy theo rõi con luôn à.
- Thưa thầy, nhờ ơn thầy.
- Mẹ con khỏe chứ?
- Dạ, thưa thầy, mẹ con già đi nhiều.
- Thầy cũng già đi, có sao! Mỗi người đều ôm một nỗi khổ của riêng mình. Mẹ con lao động chân tay. Thầy lao động trí óc. Lao động chân tay sung sướng hơn lao động trí óc. Một người làm xong việc thì ngủ. Một người làm xong việc thì suy nghĩ. Có những vấn đề chưa giải quyết ngay đưọc thì tức tối, khó chịu, buồn bã. Buồn nó già đi. Con hiểu chưa?
- Thưa thầy, con hiểu rồi ạ!
- Con phải thương mẹ con nhiều hơn.
- Thưa thầy, vâng ạ!
- Phải vươn tay dài thành cái gậy cho mẹ con bước đi thoải mái trên cây cầu nheo nhóc.
- Thưa thầy, vâng.
- Dạo này, con sống đỡ không?
- Thưa thầy, Vũ và Côn cho con đủ quần áo thay đổi đi học. Còn cho cả mẹ con nữa. Các anh ấy cho màn, xà phòng, giục con chữa bệnh ghẻ...
- Thằng Vũ có lòng lắm.
- Thưa thầy, anh Vũ...
- Nó đánh thằng Hách vì bạn. Nó đánh thằng Huấn vì thầy. Trên đời khó kiếm những ai vì thầy, vì bạn mà lao vào chỗ khốn khổ. Thằng Vũ không sợ nhà giầu. Nó đặt chân lên mặt thằng Hách, chấp cả bọn nhà giầu. Nhà giầu phản ứng gì đâu. Nó hạ thằng Huấn, chấp cả bọn quyền thế. Quyền thế nhỏ nhen, chỉ đuổi học thằng Vũ.
- Thưa thầy...
- Bố con đã dạy con: Nhà giầu và quyền thế có ghét con, đánh con, chửi con, vu vạ con, hãy cúi đầu chịu đựng. Con có được cúi đầu chịu đựng không? Học trò con nhà giầu lớp nhì 1 tha cho con, vì nể thầy. Lên lớp nhì 2, cái bản chất của nó lại sống dậy với nó. Là hành hạ con. Mãi mãi. Nếu không có kẻ anh hùng như thằng Vũ, con tuân lời bố con, phải cúi đầu chịu đựng đến bao giờ?
- Thưa thầy...
- Phải can đảm ngẩng mặt lên. Như thằng Vũ. Mới bỏ được nổi tự ti nhà nghèo.
- Thưa thầy, con sẽ học anh Vũ.
- Tốt. Dạo này, bọn nhà giầu trong trường hết bắt nạt con, phải không?
- Thưa thầy, phải.
- Con biết tại sao không?
- Thưa thầy, nhờ thầy, nhờ anh Vũ.
- Nhờ cả con nữa. Thầy và Vũ hỗ trợ con thôi. Mai này, con có hành động một điều gì quyết liệt, thành công hay thất bại, do con cả. Nhớ nhé!
- Thưa thầy, vâng.
Rồi thầy Hoan về. Có lẽ thằng Vọng may mắn nhất trần gian. Nhờ nghèo khổ, nó mới gặp được nhà văn Nguyễn Công Hoan thương yêu và che chở. Đọc khá nhiều tác phẩm của thầy, Vọng chưa thể so sánh với những nhân vật trong Bước đường cùng. Đớn đau và tê tái. Mùa hè năm 1944, Vọng sống êm đềm với Côn và Luyến. Thỉnh thảng Vọng tới thăm gia đình Vũ, nói chuyện đá bóng cho thằng Khoa nghe. Nó sống vui cùng bạn bè, tâm hồn tươi sáng và nổi buồn dìu dịu. Lần đầu tiên, Vọng thấm nỗi buồn dìu dịu nhớ Trường cũ khi nghỉ hè:
Bao tháng ngày xa vắng trôi
Còn đâu nếp trường xưa
Xa vắng càng thiết tha mong
Bên mấy khung song thưa
Say đắm từng gian lớp xưa
Lòng xao xuyến tình thơ
Cây bàng xưa nay lá tốt xanh tươi
Trạnh lòng ai nhớ tiếc khôn nguôi.

Truyện Những đứa trẻ Thái Bình Thay lời tựa Phần một - Chương 1 & 2 - 3 - 4 - - 5 - 6 - 7 - - 8 - 9 - - 10 - 11 - - 12- 13 -14-15 - - 16 - 17 - 18 - - 19 -20 - 21 - - 22 - Phần II - 23 - 24 -25 - 26 - -27 - 28 - 30 - -31 -32- -33 -34 - -35 -36 - -37 -38 - -39 -40 - Phần III - 41 -42 43 -44 45 -46 47 -48 49 -50 51 -52 - 53 54 - 55 56 - 57 58 Phần III (tt)
Phần III (tt)
59 - 60
61 - 62 63 - 64 65 - 66 67 Phần IV - 67 - 68 Phần IV - 69 - 70 71 - 72 73 - 74 Phần VI (tt) 75 - 76 77 - 78 79 - 80 81 - 82 Phần V - 83 - 84 85 - 86 87 - 88 bằng không quân. Đánh nhau giữa máy bay Nhật và máy bay Mỹ. Cách đây bốn hôm, Nhật đã bắn rơi một chiếc máy bay ở Quỳnh Côi. Mỹ thả nhiều võ khí xuống Lạng Sơn giúp Việt Nam chống Nhật. Phe Trần Trung Lập tan nát, vì Trần Trung Lập bị Nhật giết [2]. Bây giờ, Lạng Sơn còn phe ta chiến đấu tiêu diệt phát xít Nhật. Anh Hoan về Hà Nội chờ đợi Nhật đầu hàng Mỹ là cướp chính quyền, tuyên bố dộc lập.
- Thế cháu làm gì?
- Cháu hả?
- Vâng.
- Bố cháu, hồi còn sống, đã khuyên cháu học hành đỗ đít lôm, cảnh nghèo khổ của già đình cháu chấm dứt. Đấy là học thông thường, cái lối học cổ lỗ xĩ ấy đã hủy hoại tinh thần của bao nhiêu người. Đồng ý, đỗ đít lôm, ra đi làm, cả nhà hết nghèo khổ. Có tâm hồn, đâu chỉ nghĩ gia đình mình hết nghèo khồ, mà nhiều gia đình nghèo khổ, cả nước nghèo khổ. Cái học cao quý nhất là học làm cách mạng cháu ạ!
Bố mẹ Vọng đã chết rồi. Thầy Đàn, thầy Hoan đang làm cách mạng. Bây giờ, Vọng mới hiểu ý nghĩa của những câu thơ:
Ừ, đói khổ phải đâu là tội lỗi
Anh cứ nghĩ mà càng thêm hổ tủi
Cảnh cơ hàn khốn nạn của chúng ta
Nuôi đi em cho đến lớn đến già
Mầm hận ấy trong lóng xương ống máu
Để mai mốt thêm hăng hồn chiến đấu
Mà hôm nay em đã nhóm trong lòng
Thầy Nguyễn Công Hoan viết ở trang đầu cuốn truyện David Copperfield. Mầm hận ấy, thực dân Pháp đã làm cha Vọng ho ra những vũng máu mà chết. Mầm hận ấy, phát xít Nhật đã làm mẹ Vọng đói rụng rời mà chết. Mầm hận ấy đã nhóm trong lòng Vọng.
- Thưa chú, thầy Hoan bảo thế?
- Ừ.
- Thầy Hoan bảo chết, cháu sẽ chết, đền công lao thầy dạy dỗ cháu. Vâng, cháu sẽ học làm cách mạng.
- Cháu xứng đáng người cách mạng.
- Cháu sẽ cố gắng.
- Anh Hoan nói cháu có tâm hồn, nhờ chú huấn luyện cháu để cháu không mất tâm hồn. Cháu còn trẻ, rèn luyện từ nhỏ, cháu sẽ là người lãnh đạo cách mạng sau này. Cách mạng học ngoài đời, giúp cuộc đời. Cháu phải kiên nhẫn học tập, luôn luôn kiên nhẫn và học hỏi mọi người.
- Vâng.
- Ngày mai, ta bắt đầu.
Hôm sau, chú Nam Anh dạy Vọng bài học đầu: Chính trị nhập môn. Vọng cũng học chú tiếng Pháp và sử, địa, khoa học, những lúc rảnh rang. Nó học lao động ở nghề đi biển, với dân thuyền chài đánh cá. Vọng sống một cuộc đời khác lạ ở làng Đông Cao, cách xa bãi biển Đồng Châu, nơi Pháp cất nhiều nhà nghỉ mát sang trọng. Nó học vài tháng, chính trị làm đầu óc nó mở mang. Và hiểu thấu âm mưu thâm độc của thực dân và phát xít. Phát xít thì mới, chứ thực dân đô hộ dân Việt Nam 80 năm, mà tại sao ta đành chịu nhục nhã? Chú Nam Anh giải nghĩa: Luôn luôn, dân tộc ta vùng lên làm cách mạng, chống đối thực dân Pháp. Cách mạng không có thời và thế nên bị thất bại. Nếu cách mạng gặp đúng thời, cái thế của cách mạng như nước lũ chảy cuồn cuộn, cách mạng phải thành công. Bây giờ, đã mọc lên cả thời lẫn thế, chỉ còn đợi thời gian ngắn. Là cách mạng vươn mình.
Chờ cách mạng vươn mình, Vọng cứ ở Đông Cao, học tập chính trị.
96
Làng cách mạng Đông Cao, cái nôi ru say đắm người chiến sĩ. Làng ấy bị Pháp dội bom tàn sát năm 1939. Khi Pháp đánh vào, làng chống trả dữ dội, nếu Pháp mang ít quân đi. Khi Pháp đánh vào, làng bỏ đồng không nhà trống, nếu Pháp huy động nhiều lính. Đàn bà, trẻ con sang những làng lân cận lánh giặc. Đàn ông, thanh niên xuống thuyền ra khơi đánh cá. Pháp bao vây Đông Cao lâu quá, không ngăn nổi tinh thần chiến đấu của cả làng. Đành đem máy bay đến tàn phá. Và bỏ rơi Đông Cao, không có tên trong bản đồ huyện Tiền Hải.
Đông Cao nổi tiếng, từ ngày Ngô Duy Phớn về làm lãnh tụ ở đó. Một bài hát ca ngợi Ngô Duy Phớn và Đông Cao.
... Ngô Duy Phớn Đông Cao
Ai là dân
nước Việt Nam
Lòng hy sinh đương cơn nung nấu
Mau tiến tới phá hết xích xiềng
Cờ Việt Nam phấp phới bay cao...
Đông Cao, làng cộng sản miền Bắc đầu tiên chống thực dân. Thái Bình coi Đông Cao bất khuất, dùng Đông Cao làm nơi tôi luyện chiến sĩ cách mạng. Nhiều người cộng sản trốn tránh Pháp và triều đình Huế ở đây. Vọng học chính trị với Nam Anh và nhiều người khác. Họ đều có kiến thức sâu rộng nhưng khiêm tốn. Họ đã bỏ nhà, bỏ cảnh phú quý ra đi. Làm cách mạng.
Vọng vẫn học, vẫn đi biển. Đi biển dạy Vọng giá trị của lao động. Biết giá trị của lao động sẽ thương yêu người lao động. Như một dòng sông lúc nào cũng chảy, nước ngược nước xuôi. Nước chảy làm ra sáng tạo và tinh hoa cho con người. Một dòng sông không chảy khác gì cái ao tù hãm, bệnh tật và yếu hèn. Lao động đích thực là dòng sông chảy mạnh. Vọng say mê lao động như say mê chính trị.
Đầu tháng 8, 1945, Nam Anh dạy Vọng xong, kéo nó ra ngồi gốc cây cuối sân đàm đạo:
- Cháu tiến bộ lắm.
- Cám ơn chú.
- Một mình cháu bằng mười người gộp lại.
- Làm sao bằng nổi?
- Bằng mà. Ngày mai, các chú phải về thị xã. Cháu đi lao động nhiều nhé!
- Tức là cháu nghỉ học?
- Tạm nghỉ thôi.
- Các chú về thị xã làm gì?
- Thời và thế đã tới. Nhật sắp đầu hàng Mỹ. Các đảng phái đang tổ chức nhân dân tiếp đón. Đảng ta không cần đón rước, phải cướp chính quyền trong tay trước nhất. Đảng ta sẽ gặp trong ba trường hợp khó khăn phải đối phó cấp kỳ.
- Chú nói những trường hợp đó.
- Một, các đảng phái xúm nhau thanh trừng Đảng ta, nếu chính quyền không về tay họ. Hai, đồng minh sẽ đưa nước nào vào Việt Nam tước khí giới Nhật, miền Bắc và miền Nam? Nếu là Tầu, thật đáng lo ngại. Ba, Pháp có trở lại Việt Nam không? Nếu Pháp âm mưu trở lại, ta phải kháng chiến chống Pháp, không được ở các thành phố nữa, vì vừa độc lập đã bị chống giặc, ta còn yếu lắm. Một giải pháp hoàn toàn thắng lợi về tay ta là Mỹ vào Việt Nam tước khí giới Nhật. Anh, thực dân chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Diến Điện, bị Nhật đánh tan nát, chiếm lại, và Tầu bị Nhật chiếm đóng đều là đồng minh với Mỹ. Rắc rối. Cả đêm qua, chú phải học tập bài Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng của Đảng ta. Những trường hợp đó, rắc rối thì có, nguy hiểm thì không. Vì...
- Vì sao, chú?
- Vì, lãnh tụ tối cao của Đảng ta mới về Việt Bắc!
- Ai?
- Hố Chí Minh.
- Hồ Chí Minh?
- Phải, Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc, bôn ba khắp thế giới, tranh đấu cho Việt Nam, đã trở về nước.
- Và chú nghĩ Nhật sắp đầu hàng?
- Lãnh tụ tối cao của Đảng ta đã khẳng định Nhật phải đầu hàng Mỹ.
- Chú về thị xã?
- Các chú về sớm, đợi chỉ thị của Đảng ta.
- Cho cháu về với?
- Cháu ở yên đây, đang học tập, còn phải học tập nhiều nữa. Cháu chưa thể hành động được.
Rút trong tập viết ra hai tờ giấy, Nam Anh đưa vào tay Vọng:
- Đây là hai bài hát, có cả nhạc. Đồng chí địa phương Văn sẽ đến chơi banjo, cho cháu tập hát. Thuộc rồi, cháu sẽ phổ biến cho Đông Cao để Đông Cao phổ biến các làng lân cận. Cháu theo rõi sát, hễ thị xã khởi nghĩa cướp chính quyền, thì hướng dẫn Đông Cao vào huyện Tiền Hải biểu tình tuần hành và truất phế tri huyện, đưa người Đông Cao, đồng chí Bảy Phòng của ta, lên làm chủ tịch lâm thời huyện. Quốc kỳ nền đỏ sao vàng Đông Cao. Đó là công tác thứ nhất của cháu, chú chịu trách nhiệm đề cử cháu với Đảng. cháu phải hoàn tất. Chúc cháu thành công và thành công lớn.
- Vâng.
- Một bài hát là Tiến quân ca, tạm dùng làm quốc ca. Một bài là Đuốc gươm thiêng [3], tạm dùng làm lãnh tụ ca. Hai bài thôi, sẽ làm cách mạng bừng bừng khí thế ở Tiền Hải.
Nam Anh tạm biệt Vọng. Đêm hôm ấy, Văn đến vê banjo rỏn rã để Vọng hát.
Đoàn quân Việt Minh đi
chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn
vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang
xây xác quân thù
Tiến mau đi
đoàn Việt lập chiến khu
Thề phanh thây
uống máu quân thù
Tiến mau ra sa trường
tiến lên
cùng thét lên
Chí trai là đây nơi ước nguyền
Thuộc bài Tiến quân ca rồi, Vọng học bài Đuốc gươm thiêng:
Đuốc gươm thiêng
vung cho nước nhà
Khiến dân Việt Nam
hết xót xa
Hồ Chí Minh
anh hùng bao nhiêu năm tranh đấu
Thắng gian nguy
tranh công đầu
giải phóng cho dân Việt Nam
danh tiếng ngàn thu
Ngàn đời sau
lưu quý danh
Dân Việt Nam hô lớn đồng thanh
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh
Người soi đuốc sáng khắp nước Nam
Hồ Chí Minh
Làm cho nước Việt Nam quang vinh
Hôm sau, Vọng phổ biến bài hát cho dân làng Đông Cao và chuẩn bị ngày khởi nghĩa ở Tiền Hải. Nam Anh không nói đến khẩu hiệu, bích chương, Vọng đã nghĩ tới. Đâu đâu cũng nghe nói sắp tới ngày khởi nghĩa. Vọng nôn nao. nó đếm từng ngày.
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: casau
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 2 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--