uần đầu tiên giúp việc ở nhà cô Celia, tôi lau chùi cả ngôi biệt thự cho đến khi chẳng còn một miếng giẻ lau, ga rách hay thậm chí vớ hỏng nào khả dĩ còn dùng được nữa. Tuần thứ hai, tôi kỳ cọ khắp mọi ngóc ngách thêm một lượt vì có vẻ như bụi lại lên lớp mới. Tuần thứ ba, tôi tạm hài lòng và cho phép mình nghỉ ngơi một chút. Ngày nào nom cô Celia cũng như không thể tin nổi tôi vẫn còn quay lại làm việc. Tôi là thứ duy nhất phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng bao quanh cô. Nhà tôi tì quanh năm suốt tháng chật ních vì năm đứa trẻ con, rồi hàng xóm láng giềng, cả lão chồng tôi nữa. Hầu hết những ngày đến nhà cô Celia, tôi đều thấy nhẹ cả người vì được yên thân ít lâu. Các nhiệm vụ nội trợ của tôi lặp đi lặp lại hàng tuần theo từng đầu việc: thứ Hai, tôi đánh dầu hết thảy bàn ghế tủ giường; thứ Ba, tôi giặt và ủi cả đống ga giường chết giẫm, tôi ghét ngày này nhất; thứ Tư được dành trọn để kỳ cọ bồn tắm thật kỹ mặc dù mỗi sáng tôi đều đã lau rửa một lượt; thứ Năm đánh bóng sàn và hút bụi ở thảm, làm sạch mấy món đồ cổ bằng một chiếc chổi con để không làm chúng trầy xước; thứ Sáu là nấu nướng những món chính cho các ngày cuối tuần và những việc lặt vặt khác. Và hàng ngày phải luôn chân luôn tay quét tước, giặt quần áo và ủi phẳng sơ mi kẻo đồ bẩn lại chất đống lên, rồi giữ gìn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng. Còn cửa sổ và đồ bạc thì cần đâu lau đó. Vì không có đứa trẻ nào phải coi sóc, nên tất cả thời gian còn thừa đều được dành trọn cho cái gọi là lớp học nấu nướng của cô Celia. Cô Celia chẳng bao giờ bày vẽ cầu kỳ, thế nên chúng tôi chỉ nấu những món cô và ông Johnny sẽ dùng cho bữa tối: cốt lết, gà rán, bò nướng, bánh nhân thịt gà, sườn cừu, chân giò lợn bỏ lò, khoai tây chiên, khoai tây nghiền, cộng thêm các loại rau củ nữa. Hoặc ít ra là tôi nấu còn cô Celia thì đứng lóng ngóng, trông giống một đứa bé ranh năm tuổi hơn là bà chủiàu nứt đố đổ vách đang trả tiền thuê tôi. Khi tiết học kết thúc, cô lại vội vã quay về với cái giường. Thực ra, lần duy nhất cô Celia đi được quá mươi bước chân là lúc xuống bếp học nấu ăn hoặc cứ tầm hai ba ngày lại lén lén lút lút mò lên gác, chỗ mấy căn phòng rùng rợn kia. Tôi không biết trong năm phút ấy cô làm gì trên tầng hai. Tôi cũng không thích chỗ đấy. Mấy căn phòng đó lẽ ra phải đầy trẻ con nô đùa, hò hét, bày bừa khắp nơi mọi chốn. Nhưng cô Celia làm gì không phải việc của tôi, và cứ hỏi tôi mà xem, tôi còn mừng vì cô không làm phiền gì đến mình ấy chứ. Đã từng có lúc tôi suốt ngày phải lẽo đẽo bám đuôi các bà chủ, tay chổi tay sọt, cố dọn cho hết đống bừa bộn mà họ bày ra. Chừng nào cô còn yên vị trên cái giường đó, thì tôi còn có việc làm. Mặc dù không có lấy một mụn con và cả ngày chẳng có việc gì để làm, song cô ta là người phụ nữ lười biếng nhất mà tôi từng biết. Tính cả con em gái Doreena của tôi nữa, từ bé tới lớn con ranh đấy chưa bao giờ chịu nhấc dù chỉ một ngón tay vì nó bị một dị tật tim, mà mãi về sau cả nhà mới phát hiện ra đó chỉ là con ruồi mắc kẹt trong máy chụp X - quang. Mà chẳng phải mỗi cái giường thôi đâu. Cô Celia không đời nào bước chân ra khỏi nhà trừ phi phải đi làm tóc và sửa móng. Tính đến giờ, việc đó mới chỉ xảy ra có một lần trong vòng ba tuần tôi làm việc ở đây. Ba mươi sáu tuổi đầu, vậy mà tôi vẫn như nghe thấy tiếng mẹ căn dặn, Không ai phải quan tâm đến ai cả. Nhưng tôi thật sự rất muốn biết ở bên ngoài có gì khiến cô ta e sợ đến thế. CỨ ĐẾN NGÀY LĨNH LƯƠNG, tôi lại nhắc nhỏm cô Celia. “Còn chín mươi chín ngày nữa là tới lúc cô báo cho ông Johnny biết về tôi đấy nhé.” “Lạy Chúa, thời gian trôi nhanh quá,” cô thốt lên, khuôn mặt lộ vẻ hoang mang. “Sáng nay có con mèo nhảy lên mái nhà, làm tôi sợ mất vía, cứ tưởng ông Johnny về.” Cũng như tôi, cô Celia ngày càng lo lắng hơn khi chúng tôi tiến dần đến hạn chót. Tôi không biết người đàn ông đó sẽ làm gì khi cô nói cho ông ta hay. Có khi ông ta sẽ bắt cô phải tống cổ tôi cũng nên. “Tôi hy vọng chừng ấy thời gian sẽ đủ, Minny ạ. Chị thấy tôi nấu nướng đã tiến bộ hơn chút nào chưa?” Cô hỏi, và tôi nhìn cô. Cô có nụ cười rất đẹp, hàm răng trắng tinh, đều tăm tắp, nhưng cô là người nấu ăn dở nhất mà tôi từng biết. Vì thế tôi quay về dạy cô từ những thứ đơn giản nhất vì tôi muốn học và phải học thật nhanh vào. Thấy không, tôi cần cô giải thích cho chồng mình biết tại sao một phụ nữ da màu nặng bảy mươi nhăm cân có lẻ lại có chìa khóa vào nhà ông ta. Tôi cần ông ấy biết tại sao hàng ngày tôi lại cầm trên tay những chiếc nĩa bạc của ông và đôi hoa tai nạm ruby nặng cả tỷ karat của cô Celia. Tôi cần ông ấy phải biết điều đó trước khi ông về nhà vào một ngày đẹp trời nào đó và gọi cảnh sát đến. Hoặc ông ấy có thể tiết kiệm vài xu và tự mình lo liệu mọi chuyện. “Bỏ giò lợn vào, cô phải chú ý cho đủ nước, đúng rồi. Giờ bật bếp lên. Khi nào thấy sủi tăm, tức là nước đang hạnh phúc đấy.” Cô Celia nhìn chằm chằm xuống chiếc nồi như thể đang tìm kiếm tương lai của mình trong đó. “Minny, chị có hạnh phúc không?” “Sao cô hỏi câu gì kỳ thế?” “Nhưng chị có hạnh phúc không?” “Tất nhiên là tôi hạnh phúc. Cô cũng hạnh phúc thế còn gì. Nhà to, sân to, chồng lại săn sóc.” Tôi cau mày với cô Celia và cố làm sao để cô nhìn thấy. Không đúng hay sao, lũ da trắng các người, lúc nào cũng lo hạnh phúc như thế đã đủ chưa. Rồi khi cô Celia làm cháy đậu, tôi phải gắng hết sức để vận dụng thứ năng lực kiềm chế mà mẹ tôi luôn thề sống thề chết là không hề có trong máu tôi từ lúc sinh ra. “Không sao,” tôi rít qua kẽ răng, “ta sẽ làm mẻ khác trước khi ông Johnny về vậy.” Với bất kỳ bà chủ nào khác mình từng giúp việc, nếu được chỉ trỏ ra lệnh cho họ dù chỉ trong một giờ thôi, chắc tôi phải sướng lắm, để xem các bà thấy sao nào. Nhưng cô Celia, cái cách cô ấy nhìn tôi đắm đuối với đôi mắt to tròn, làm như tôi là thứ tạo vật kỳ diệu nhất từng tồn tại kể từ thời người ta phát minh ra gôm xịt tóc đóng lọ, thì tôi chỉ mong thà rằng cô cứ lên giọng hách dịch kẻ cả, có lẽ tôi còn thấy dễ chịu hơn. Tôi bắt đầu băn khoăn không biết việc cô nằm ườn suốt ngày có liên quan gì đến chuyện cô không dám nói cho ông Johnny biết về tôi không. Tôi đoán chắc cô cũng đọc được sự nghi ngờ trong mắt tôi, vì tự dưng đến một hôm, cô bảo: “Lúc ngủ tôi hay gặp ác mộng lắm, cứ mơ mình phải quay về Sugar Ditch sống? Tôi nằm nhiều là vì thế.” Rồi cô gật đầu rất nhanh, như thể đã tập trước rồi ấy. “Buổi tối tôi có chợp mắt được mấy đâu.” Tôi đáp lại bằng một nụ cười ngớ ngẩn, làm như mình tin lời cô nói lắm, và tiếp tục chùi g “Đừng lau sạch quá. Nhớ chừa lại vài vết bẩn nhé.” Lúc nào cũng phải có thứ gì đó, gương, sàn nhà, một chiếc cốc bẩn trong bồn rủa hoặc thùng rác có thể để đầy tràn. “Chúng ta phải sắp đặt làm sao cho dễ tin một tí,” cô dặn, còn tôi phải đếm được đến cả trăm lần mình định giơ tay ra cầm chiếc cốc đó để rửa. Tôi thích mọi thứ phải sạch sẽ, ngăn nắp. “ƯỚC GÌ TÔI được tỉa bụi đỗ quyên ngoài kia nhỉ,” một hôm cô Celia nói. Cô nằm dài trên ghế sofa còn đài đang phát mục đọc truyện ưa thích của tôi, phá vỡ cả bầu không khí im ắng. Tôi theo dõi mục Ánh sáng dẫn đường phải đến hai mươi tư năm nay, từ hồi mới lên mười tôi đã nghe qua chiếc đài nhỏ của mẹ rồi. Một đoạn quảng cáo Dreft chen vào giữa và cô Celia nhìn trân trân ra cửa sổ, nơi một người đàn ông da màu đang lúi húi xén lá. Nhà cô có rất nhiều bụi đỗ quyên, chẳng mấy chốc cả khoảng sân sẽ trông chẳng khác gì trong phim Cuốn theo chiểu gió khi mùa xuân về. Tôi không thích đỗ quyên và tôi ghét đặc bộ phim đó, họ tưởng đời nô lệ cũng sung sướng phởn phơ như đi tiệc không bằng. Nếu vào vai bà vú Mammy, thế nào tôi cũng bảo cái cô Scarlett kia đi mà đắp đống rèm xanh lên bộ mông trắng ởn bé tí của cô ta. Tự may lấy bộ cánh mơi giai cho mình đi nhé. “Và tôi biết mình có thể làm bụi hồng kia trổ hoa nếu cắt bớt cành lá cho nó,” cô Celia nói. “Nhưng trước hết tôi phải chặt bỏ cây mimosa kia đã.” “Cái cây đấy làm sao?” Tôi di mũi bàn ủi vào mép cổ áo sơ mi của ông Johnny. Cả khoảnh vườn nhà tôi thì đến một cái bụi cũng chẳng có, nói gì đến cây. “Tôi không thích mấy bông hoa đầy lông tơ ấy.” Cô cụp mắt nhìn xuống, nom như một kẻ ngẩn ngơ. “Trông giống tóc em bé lắm.” Cách cô nói làm tôi thoáng rùng mình. “Cô biết về hoa à?” Cô thở dài. “Hồi còn ở Sugar Ditch, tôi thích chăm sóc đám hoa cỏ của mình lắm. Tôi học cách trồng trọt, bón xới vì mong có thể làm những thứ xấu xí đẹp lên.” “Thế sao cô không ra ngoài đi,” tôi nói, cố gắng không tỏ ra hào hứng thái quá. “Vận động chân tay một tí. Hít thở không khí trong lành vào.” Ra khỏi đây đi. “Không,” cô Celia“Tôi không được lang thang bên ngoài. Tôi phải ngồi yên một chỗ.” Tôi bắt đầu phát cáu với cái cách cô không bao giờ rời nhà, cách cô tươi cười như thể người giúp việc đến làm mỗi sáng là sự kiện thú vị nhất trong cả ngày dài của cô. Nó như một nốt ngứa. Mỗi ngày tôi cố với tới nhưng không tài nào gãi cho thỏa thích. Mỗi ngày nó lại ngứa thêm một chút. Mỗi ngày cô ở đó. “Có khi cô nên đi kiếm vài người bạn mà chơi,” tôi gợi ý. “Ở dưới thị trấn có nhiều người tầm tuổi cô lắm.” Cô nhăn nhó. “Tôi cũng cố gắng lắm chứ. Chị không biết tôi đã gọi cho các chị ấy biết bao nhiêu lần rồi đâu, tôi hỏi xem liệu tôi có giúp gì được cho Ngày hội Thiện nguyện vì trẻ em hoặc làm gì tại nhà được không. Nhưng có ai thèm gọi lại cho tôi đâu. Chẳng có lấy một người.” Tôi không bình luận gì thêm vì đó chẳng phải là chuyện đáng ngạc nhiên. Với bộ ngực nở nang và mái tóc vàng óng ả của cô thế kia cơ mà. “Thế thì cô đi mua sắm cũng được. Kiếm ít quần áo mới. Đi làm tất cả những gì phụ nữ da trắng vẫn làm khi có người giúp việc ở nhà ấy.” “Thôi, có lẽ tôi sẽ đi nằm một lát đây,” cô nói và chỉ hai phút sau, tôi đã nghe thấy tiếng chân cô đi đi lại lại trên gác, quanh mấy gian phòng ngủ trống huếch. Cành hoa mimosa bất thần đập vào cửa sổ khiến tôi giật bắn mình, ngón tay cái quệt vào bàn ủi bỏng rẫy. Tôi nhắm chặt mắt để kìm nén trái tim mình. Còn tới chín mươi tư ngày nữa phải sống với mớ hổ lốn này, nhưng tôi không biết mình còn có thể chịu đựng thêm một phút nào không. “Mẹ, mẹ làm cái gì cho con ăn đi. Con đói lắm.” Đấy là tiếng con gái út của tôi, Kindra, mới lên năm, gọi tôi tối qua. Một tay nó chống nạnh còn một chân chìa ra đằng trước. Tôi có năm đứa con và tôi lấy làm hãnh diện vì đã dạy chúng nó biết gọi dạ bảo vâng trước cả khi chúng nói được từ bánh quy. Tất cả, trừ một đứa. “Con không được ăn gì cho tới bữa tối,” tôi bảo nó. “Sao mẹ keo kiệt thế? Con ghét mẹ,” nó gào lên và chạy ào ra cửa. Tôi ngửa mặt lên nhìn trần nhà vì đó là cú sốc tôi không tài nào học cách nuốt trôi được, dù đã có tới bốn đứa trước nó. Cái ngày con bạn nói nó ghét bạn, mà đứa trẻ nào rồi cũng trải qua giai đoạn đó, nó đau nhói như một cú đá vào bụng vậy. Nhưng Kindra, trời ơi. Đó không chỉ là một giai đoạn mà tôi đang mắt thấy tai nghe. Con bé đang dần dần biến thành một người giống hệt tôi. Tôi đứng trong căn bếp nhà cô Celia, đầu óc cứ lẩn mẩn nghĩ về buổi tối hôm qua, những chuyện về Kindra và cái mồm nó, Benny và bệnh hen của nó, lão Leroy chồng tôi về nhà với bộ dạng say khướt tới hai lần chỉ trong một tuần vừa rồi. Anh ta thừa biết đó là chuyện duy nhất tôi không thể chịu nổi sau khi phải cung phụng ông bố nát rượu trong suốt mười năm ròng, tôi và mẹ đã phải làm lụng đến sức cùng lực kiệt, chỉ để cho ông có rượu uống. Tôi đoán lẽ ra mình phải buồn bực lắm trước ngần ấy việc như thế, nhưng tối qua, để xin lỗi, Leroy mang về nhà một bịch đậu bắp đầu mùa. Anh ta biết đấy là món khoái khẩu của tôi mà. Tối nay tôi sẽ rán chỗ đậu bắp đó với bột ngô và ăn cho thỏa thích thì thôi, điều mẹ chưa bao giờ cho phép tôi làm. Mà chưa hết đâu. Hôm nay là ngày mồng Một tháng Mười, ấy thế mà tôi lại đang gọt đào mới hay chứ. Mẹ ông Johnny đi Mexico mang về những hai kiện to, quả nào quả nấy nặng như trái bóng chày. Đào đã chín ngọt và mềm như cắt vào bơ. Tôi chẳng bao giờ nhận của bố thí của các bà chủ da trắng vì tôi biết tỏng họ chỉ muốn tôi mang nợ họ. Nhưng khi cô Celia bảo tôi đem chục quả đào về mà ăn, tôi lấy ngay một cái túi giấy và bỏ mười quả vào. Tối nay khi về đến nhà, tôi sẽ ăn đậu bắp rán cho bữa tối và bánh đào cho bữa tráng miệng. Tôi ngắm nhìn những lần vỏ dài, đầy lông mịn rơi xuống bồn rửa nhà cô Celia, không để ý gì đến lối xe đi vào nhà. Thường ngày mỗi khi đứng ở đây, tôi hay nhẩm tính đường thoát thân cho mình lỡ ông Johnny có về. Căn bếp là nơi thích hợp nhất để làm việc này vì cửa sổ trước nhìn thẳng ra phố. Những bụi đỗ quyên cao lớn giúp che kín mặt tôi, nhưng tôi vẫn có thể nhìn xuyên qua đó để phát hiện ra người nào tiến lại gần. Nếu ông ấy vào bằng cửa trước, cửa sau sẽ dẫn tôi ra thẳng gara. Nếu ông ấy vào cửa sau, tôi sẽ chuồn ra cửa trước. Còn một cánh cửa khác trong bếp mở ra sân sau, phòng khi. Nhưng với nước quả đang chảy ròng ròng trên tay còn tôi thì say mềm vì thứ mùi ngầy ngậy như bơ, tôi gần như mê đi trong giấc mơ gọt đào. Tôi còn không nhận thấy chiếc xe tải màu xanh đi vào. Đến lúc tôi ngẩng đầu lên thì người đàn ông đã đi được nửa đường. Tôi thoáng thấy bóng áo sơ mi trắng, đúng loại tôi vẫn ủi hàng ngày, và chiếc ống quần kaki giống cái tôi treo trong tủ của ông Johnny Họng tôi tắc nghẹn. Con dao r đánh keng xuống bồn. “Cô Celia!” Tôi chạy bổ vào phòng ngủ của cô. “Ông Johnny về rồi!” Cô Celia nhảy bật khỏi giường, nhanh hơn bất cứ lúc nào tôi từng thấy cô cử động trước đó. Tôi cứ chạy vòng quanh như một đứa dớ hơi. Tôi đang đi đâu thế này? Tôi chạy đường nào bây giờ? Chuyện gì đã xảy ra với kế hoạch đào thoát của tôi thế? Và rồi tôi nảy ra một quyết định - phòng vệ sinh cho khách! Tôi chui vào và để của hé ra một khoảng rất nhỏ. Tôi co chân ngồi xổm trên bồn cầu để ông ấy không nhìn thấy bàn chân tôi qua khe cửa. Bên trong nhà vệ sinh tối om và nóng sực. Tôi cảm giác như có lửa đốt trong đầu mình. Mồ hôi chảy xuống cằm tôi và rơi lộp độp trên sàn. Tôi muốn phát nôn vì mùi thơm sực nức của xà phòng hương hoa dành dành đặt trên bồn rửa mặt. Nghe thấy tiếng bước chân, tôi nín thở. Tiếng bước chân ngừng lại. Tim tôi đập loạn xạ chẳng khác nào con mèo bị nhốt trong buồng sấy quần áo. Nhỡ cô Celia giả vờ không hề quen biết tôi để khỏi bị rắc rối thì sao? Làm như tôi là một con ăn trộm chẳng hạn? Ôi, tôi ghét cô ta! Tôi ghét ả ngốc ấy! Tôi cố dỏng tai lên, nhưng chỉ nghe thấy tiếng mình thở hổn hển. Tiếng thình thịch trong ngực mình. Mắt cá chân tôi đau nhức và tê rần vì phải giữ cả cơ thể trong tư thế này. Mắt tôi bắt đầu quen dần với bóng tối. Sau một phút, tôi nhìn thấy chính mình qua tấm gương treo trên bồn rửa mặt. Ngồi chồm chỗm như một con điên trên chiếc bồn cầu của một bà chủ da trắng. Nhìn tôi đi. Nhìn xem Minny Jackson đã phải chịu đựng những gì chỉ để kiếm mẩy đồng tiền khốn kiếp mà sống qua ngày. Cô Skeeter