Lại tiếp chuyện tranh luận đặc sản quê hương, anh bạn sau khi đồng ý thêm đặc sản rươi, quay ra tấn công:- Thế theo ông, đâu là thứ nổi tiếng nữa của quê mình? Trừ cái anh bánh gai và rươi vừa kể? - Lói ngọng. Nờ thành lờ, lờ thành nờ. Có bà chửi kẻ kia. Bà ta bẩu, tức bảo nó ăn cái món ấy của bà. Cho ăn mãi, mà nó cứ trơ trơ ra cười. Bởi nó cứ tưởng bà ta mời nó món nộm. - Bậy! Còn gì nữa?Tôi thản nhiên:- Nghề đánh đĩ!Hát ca trù có từ xa xưa lắm. Các văn nhân, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,… từng mê nghe hát và đặt lời cho ca trù. Sau này khi người Pháp sang, vào đầu thế kỷ XX, một số kẻ đem ca trù ra kinh doanh. Họ mở hàng hát cô đầu. Nhà hát cô đầu có đào hát, đào rượu. Nhiều khách tới chơi không chỉ nghe đàn, mà còn nhả nhớt và qua đêm với đào rượu. Phủ lỵ quê tôi chắc xuất hiện quán cô đầu từ dịp người Pháp mới sang. Vậy nghề này đáng gọi là nghề truyền thống của quê lắm chứ, nó có tới cả trăm năm.Phủ lỵ quê tôi có nhiều phố, tên phố Tây do người Pháp đặt, Rue des Radeaux, Rua des Chanteuses, rue des Objets Vottfs,… nhưng người ta quen gọi với các tên ta: phố Bờ Sông, phố Giữa, phố Cửa Đền, phố Cổng Phủ, phố To, phố Nhỏ, phố To,.... Phố thị còn có hẳn một con phố mang tên Cô Đầu. Chắc cả xứ Bắc kỳ, duy nhất phủ lỵ ở đây có phố là thế. Phố Cô Đầu phục vụ các ông lý, phó lên phủ hầu quan. Trong lúc chờ đợi, họ nghe hát, uống rượu và trốn bà lý, bà phó, với đào rượu qua đêm.Ngày bé tôi biết một bà cụ tên là Tín, tuổi ngoài bảy mươi. Mẹ tôi bảo, bà này trước kia là cô đầu. Bà ta không phải đào hát, mà là đào rượu, tức là kẻ hầu rượu và hầu cả đàn ông cái khoản kia. Sau khi có lưng vốn, bà lấy chồng, họ chẳng có con cái. Đã làm nghề này, lại làm đến khi có lưng vốn, thì đẻ đái sao được nữa! Mẹ tôi còn kể ra tên khối người, trước cũng hành nghề, mà hành nghề tợn hơn các cô đào rượu, mẹ tôi gọi là bán hàng trắng, tức cái nghề ca ve, như bây giờ chúng ta gọi. Ở phố thị có nhà làm đến hai, ba đời, mẹ làm, con làm, cháu làm.Chính tôi từng phải lòng một cô bé, gia đình làm nghề đó, truyền thống những ba đời. Hồi ấy dịp hè, tôi sinh viên về nghỉ. Chợt một chiều nhìn qua cửa sổ, tôi sững sờ thấy cô bé chừng mười sáu, mười bảy, đứng như chờ khách người nhà từ bến đò lên. Bé xinh quá! Từ lúc nhìn thấy em, tôi thẩn thơ như người đang mơ, suốt ngày tơ tưởng em. Em tên là gì, nhà ở phố nào, Bố mẹ là ai? Chiều đó, tôi được mẹ sai mang mấy cân đường xuống giao cho một hàng nước. Phi xe đi phục vụ khách, đến nơi, tôi sững sờ! Đúng cửa hàng nhà bé. Tim tôi rộn ràng đập, về đến nhà còn thùm thụp. Gặp mẹ, tôi loay hoay tìm cách khai thác về cô bé. Đang lòng vòng gợi chuyện, bà thẳng tưng: Mẹ con nhà nó bây giờ cả hai đều bán hàng trắng. Đến nó là đời thứ ba. Nghe mẹ nói, tôi tá hoả, buồn đến cả tuần.Nghĩ lại cũng may, suýt thì yêu phải em gái làm nghề bán hàng trắng. Các cụ nói, nhiều khi cũng sai. Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon, có đúng đâu!Hồi học lớp ba, tôi ngồi cùng bàn với hai cô bé. Gọi là bé, chứ họ hơn tôi một, hai tuổi. Chúng tôi ngày ấy thường học muộn, học trò trong lớp tuổi lỡ cỡ lắm. Tôi tuổi mười hai, còn hai cô kia, mười ba, mười bốn. Tuổi đó con gái đã biết nhiều chuyện, nhất là chuyện ấy. Hai đứa đó quen với một người đàn bà. Chồng chị ta là tài xế xe khách. Hồi đó nghề lái xe ai cũng ao ước. Anh tài bao vợ, chị nàng chỉ ở nhà ăn chơi và phục vụ chồng. Chị này tính khá lẳng.Lẳng lơ là việc riêng của chị ta. Ác nỗi, chuyện vợ chồng ân ái, chị ta đem tả hết cho hai cô bé nọ. Kể chưa đủ, chị ta còn bố trí cho chúng xem cảnh vợ chồng chị ta hành sự, như bây giờ ta xem phim sex, nhưng đây là sex tươi. Hai cô bé kia xem xong, thích quá, đến mức không thể giấu được để thưởng thức trong lòng, đem ra bô bô kể ở lớp. Tôi con trai, tuổi mười hai, còn quá tồ, nghe chả thấy thích.Nọc độc của chuyện ấy, hai cô nàng kia hưởng trọn. Một hai năm sau, họ bỏ học, đi làm. Nghe nói cả hai đều sống bằng nghề làm vợ khắp người ta. Họ không làm ở quê, mà hành nghề ở vùng nhà máy điện Phả Lại. Sau một cô chết, không rõ có phải do hành nghề ấy mà chết?Về chị vợ anh tài xế, do lẳng quá, chồng bỏ. Ngay khi bị chồng bỏ, chị ta bước luôn vào nghề bán hàng trắng. Làm ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, đến thời tàn tạ, chị ta về làm ở quê. Chuyện chị này cũng lạ và một thời ầm tiếng khắp quê. Khi còn hành nghề nơi thiên hạ, có bận về quê chơi, bất chợt nhìn thấy một cậu bé, cậu trai này sáng sủa, chị nàng đem lòng yêu luôn và tuyên bố ra mồm, sau sẽ lấy cậu ta làm chồng. Lúc đó cậu ta còn nhỏ, chừng mười lăm, mười sáu. Dăm, ba năm sau, khi phải dạt về quê hành nghề, chị nàng lấy được cậu kia. Cả nhà cậu này sốc. Gia đình họ vào hàng danh giá tại phố thị, con trai lấy điếm già, tai tiếng quá. Dù phản đối gay gắt, họ cũng không ngăn cản nổi, bởi cậu chàng được bà cô bao ăn và cả khoản cơm đen.Giờ quê tôi, tuy không đến mức treo biển hành nghề công khai, nhưng khách vãng lai, truyền tai nhau về hai cửa hàng đĩ. Một dịp dư luận ầm lên, vì cạnh tranh, hai cửa hàng kia tố nhau. Đã tố thì phải xử, còn xử lý đến mức nào, thì dân không rõ. Dân kháo nhau, mỗi bên mất toi đến dăm mươi triệu. Lạ rằng, sau vụ ấy, chẳng anh cửa hàng nào chết, hai cai quán vẫn mở cửa, vẫn đón khách. Chắc là từ đó, cạch, chẳng ai dại gì sa vào vòng kiện tụng. Cái nghề đó chẳng hay hớm gì. Thời đại, chế độ nào cũng khinh. Xã hội và dư luận luôn dè bỉu. Lạ sao nó cứ tồn tại và chiều hướng ngày một gia tăng. Người quê tôi bảo, tại quê mình có cái vườn hoa méo. Phải đập nó đi, hoặc sửa ra thành vuông, thì mới đỡ. Chả rõ có đúng không, đã ai thử thành vuông đâu mà rõ.