iệc hồi hương làm tăng gấp đôi rồi gấp ba dân số Israël. Nền kinh tế quốc gia, đã bị thiệt hại nặng vì chiến tranh, đang lung lay vì làn sóng hồi hương. Rất nhiều dân hồi hương chẳng có gì hơn ngoài quần áo mang trên người, và không biết bao người chẳng có một chút học vấn nào. Mặc dù gánh nặng phải mang, không thể có vấn đề khước từ không cho một người Do-thái trở về đất tổ.Tại khắp nơi, từ Galilée đến sa mạc Néguev, các làng toàn lều vải và các thị trấn bằng tôn làm xấu xí cả cảnh vật. Các cơ sở y tế, trường học, các tổ chức xã hội càng ngày càng tỏ ra thiếu hụt. Dầu vậy, không có gì làm giảm được niềm lạc quan cuồng nhiệt đang ngự trị từ đầu đến cuối xứ sở. Mỗi một ngày qua, lại có thêm các nông trường xuất hiện. Ở khắp mọi nơi, họ tấn công sa mạc với cùng thứ hăng hái nhiệt thành của các bậc tiên khu trước kia đã đối với các đầm lầy.Trong các thành phố, tư bản Nam Phi, Nam Mỹ, Gia-nã-đại, đã thành lập các nền kỹ nghệ mới. Công cuộc tìm kiếm khoa học, tổ chức y tế, các trại thí nghiệm canh tác đã đạt tới mức độ có thể so sánh với các quốc gia Âu châu tiền tiến nhất. Mọi người xây cất các phi trường, các hải cảng, đường lộ, và mức sản xuất kỹ nghệ đã đạt tới mức độ đáng ngạc nhiên so với diện tích nhỏ bé của xứ sở. Mọi người lo xây cất nhiều nhất là nhà ở để có nơi trú ngụ cho không biết là bao nhiêu ngàn người hồi hương. Trong các vùng ngoại ô của Tel-Aviv, Haïfa, Tân Jérusalem, các nhà chọc trời hết sức tối tân bắt đầu vươn những hình dáng kỷ hà lên không trung. Tiếng búa hơi, tiếng máy đúc bê tông, máy hàn, hình như không lúc nào ngưng trên toàn cõi Israël.Dầu vậy, đời sống vẫn còn đầy cực nhọc. Trong một xứ nghèo như vậy, đất đai cằn cỗi, một tiến bộ nhỏ bé đến đâu cũng đòi khá nhiều mồ hôi nước mắt. Thợ thuyền nhận những thời biểu làm việc nặng nề ghê gớm cho một số lương chẳng nghĩa lý gì. Tại các nông trường, việc khai hoang vẫn tiếp tục trong các điều kiện thật phi nhân. Thuế má đánh rất nặng vào mỗi cá nhân để lấy tiền cần thiết lập nghiệp cho một hay hai đồng bào hồi hương khác. Cuộc sống cam go và chịu đựng, trong một nỗ lực của cả tâm hồn lẫn thể xác, quốc gia tân lập này mới chinh phục được quyền sống.Một công ty hàng không quốc gia gửi được phi cơ bay trên lộ trình khắp thế giới, một hàng hải thương thuyền mang cờ ngôi sao David ngang dọc trên mọi đại dương. Lòng cương nghị, ham hoạt động và hy sinh của dân tộc Israël đã làm toàn thể thế giới văn minh phải thán phục. Một quốc gia mà không ai làm việc chỉ cho lợi ích riêng tư, một xứ sở mà tất cả nỗ lực đều hướng về thế hệ tương lai, cho con cháu, cho lớp trẻ sabra chưa bao giờ phải chịu biết tới những tủi nhục làm người Do-thái, nhưng sẽ có cả ngàn lý do để hãnh diện về chủng tộc của mình.Israël quả đã viết một chương tuyệt vời trong Lịch sử của Nhân loại.Sa mạc Néguev chiếm một diện tích bằng một nửa lãnh thổ của Israël. Một khoảng không gian lớn hoang vu tiêu điều, ban ngày nhiệt độ lên tới 50 độ đã thiêu cháy đến cả những cao nguyên đá đen bất tận, những hẻm sâu chồng chất, những vách núi thẳng đứng. Không có tới một ngọn cỏ và loài diều hâu cũng chẳng dám bén mảng tới.Chính trong sa mạc này đại tá Ari Ben Canaan đã tới cư ngụ kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Đại tá tình nguyện đi khám phá vùng đất nằm ép giữa ba lân bang thù nghịch của Israël: Ai-cập, Jordanie và Arabie Séoudite.Chàng bắt đầu bằng cách đưa quân mình băng qua một vùng núi đá mà rõ ràng là Đấng Chí tôn khi tạo ra đã không nghĩ đến việc dành cho vết chân người. Chàng hoàn tất những phương pháp huấn quân tàn nhẫn và khó khăn đến nỗi đa số quân lực hiện đại đều không dám bắt chước. Những phương pháp đã cho phép chàng đào tạo ra được những đơn vị được hãnh diện mang tên gọi là “dã thú Néguev”. Những quân sĩ này thù ghét sa mạc khi đang ở đó, nhưng lại mơ tưởng đến mỗi khi được về phép trong các thành phố. Mỗi người ít nhất cũng phải nhẩy dù hai mươi lần, làm các chuyến di hành một trăm cây số, và hoàn toàn nắm vững kỹ thuật cận chiến đã do các đoàn đặc công Anh nghĩ ra. Quân lực Israël không có phân phát Anh dũng bội tinh: sĩ quan hay binh sĩ mỗi người đều được coi can trường như các bạn đồng đội khác. Những kẻ nào trên tay áo mang phù hiệu của “dã thú Néguev” đều được mọi người kính nể hết sức đặc biệt.Ari đã đặt Tổng hành dinh của binh chủng mình tại Elath. Nơi đây đã thành một thành phố nhỏ, có hệ thống ống dẫn nước uống, các cơ xưởng để khai thác lại những mỏ đồng thời xưa. Ở Elath, mọi người coi đại tá Ben Canaan như một con người kỳ lạ. Chàng không cười bao giờ và nét mặt nghiêm khắc của chàng chỉ đôi khi mới dịu xuống mà thôi. Mọi người đồn rằng một nỗi buồn nào đó đang gặm nhấm tim con người đại tá trẻ tuổi này.Trong hai năm liền, chàng không chịu rời sa mạc lần nào.Còn Kitty Fremont, nàng cũng lao mình vào công cuộc quốc gia là lo việc hồi hương và lập nghiệp cho những người Do-thái tản mác khắp thế giới trở về. Tổ chức các trung tâm tiếp đón thanh thiếu niên ở Aden, Bagdad, Ma-rốc, chiến đấu trong các trại tạm cư để giải thoát cho những nạn nhân sau cùng của Hitler, nàng đã hoàn tất cả một công việc vĩ đại. Toàn quốc Israël đều coi nàng như “Thân hữu”, tước hiệu mà từ trước tới giờ họ mới chỉ ban cho một người nữa thôi, đó là thiếu tá P.P. Malcolm, người đã sáng lập các đạo đặc công dạ chiến cho quân lực Israël. Bây giờ đã nói thạo hébreu, nàng đi thám sát thăm viếng các trung tâm thanh thiếu nhi khác, thành lập theo mẫu trung tâm Gan Dafna.Thời gian càng qua nàng càng hay nhận thấy một hiện tượng vừa thích thú phấn khởi nhưng cũng vừa buồn bã cho nàng. Các con trai con gái nàng biết xưa kia ở Gan Dafna bây giờ đã lớn, lấy vợ lấy chồng cả, đến nỗi rằng nàng đã trông thấy các con cái của chúng trong các trong các trung tâm và trường học. Mười năm trước đây, Kitty đã giúp đỡ phong trào phục quốc Do-thái vượt qua giai đoạn tìm kiếm để đạt đến mức hoàn tất một hệ thống giáo dục mỗi ngày một hoàn thiện hơn cho phép đứa trẻ nẩy nở được cả về phương diện thể xác lẫn tinh thần. Bây giờ nàng ý thức được rằng nhiệm vụ của nàng đã xong. Cả Karen lẫn Israël đều là còn cần đến nàng nữ. Tâm hồn buồn bã, nàng quyết định sẽ trở về Hoa-kỳ, không còn nghĩ đến chuyện trở lại nữa.