Vào lúc 11 giờ 20 sáng, trong phòng tin đang hối hả của hãng WCBA-TV sự căng thẳng đang tăng lên như thường thấy trong thời gian một giờ trước buổi phát chương trình tin tức buổi trưa của đài phát địa phương New York. Đặc biệt ngày hôm nay, ở đây có một lô tin tức, trong đó có những tin quan trọng còn đang tiến triển mà tin nào cũng đáng đưa ở vị trí đầu.
Người ta tìm thấy xác một mục sư nổi tiếng trong phòng thuê khách sạn Waldort. Ông ta đến khu vực để nhận một giải thưởng tôn giáo và rõ ràng là bị chết do dùng côcain quá liều, và ả gái điếm đã ngủ đêm với ông đang bị cảnh sát tra hỏi. Ở trung tâm Manhattan, một toà nhà bị cháy, những người bị kẹt ở các tầng trên đang được trực thằng cấp cứu. Một nhà tỷ phú phố Wall, đang bị bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, ngồi xe đẩy đi quanh khu Bronx phân phát hàng nắm những tờ 100 đôla. Cứ cách vài phút, từ một chiếc xe bọc thép đi theo sau, người ta lại mang thêm tiền đến cho ông.
Giữa khung cảnh náo động ấy, Bert Fisher gọi điện thoại cho viên trợ lý giám đốc tin như trước đây ông vẫn làm. Ông này vừa nhấc điện thoại lên, nhận ra người gọi đã gắt: “Chúng tôi đang ngập lên tận cổ đây. Nói nhanh và ngắn gọn thôi”.
Bert nói thật ngắn gọn, và viên trợ lý giám đốc tin hỏi lại giọng nghi ngờ: “Anh có chắc không? Có chắc chắn không? Đã khẳng định chưa?”.
Bert trả lời vẻ tự hào: “Ông cảnh sát trưởng đã khẳng định điều đó. Ông ta đã nói riêng với tôi, và để chắc ăn, tôi còn bắt ông ta nhắc lại”.
Người trợ lý giám đốc tin đứng phắt lên, vừa ra hiệu cho giám đốc tin, vừa vội hét toáng lên: “Đường dây số 4, đường dây số 4”. Ông nói với một biên tập viên ngồi ở bàn bên cạnh: “Chúng ta cần một nhóm quay phim đến Larchmont ngay. Đừng hỏi tôi bằng cách nào, chúng ta phải rút từ đâu đó ra và đưa đến đấy”.
Nữ giám đốc tin đang nghe Bert Fisher trình bày. Vừa ghi lại vắn tắt những điểm mấu chốt, bà vừa hỏi Bert: “còn ai biết chuyện này nữa không?”.
“Tôi là người đầu tiên. Nhưng khi tôi về thì người của WNCB đang đến”.
“Hắn có mang theo người quay phim không?”.
“Không”. Người trợ lý giám đốc tin đi ngang qua phòng tin, thông báo: “Tôi đã gửi một nhóm quay phim đi rồi. Chúng tôi rút họ từ Bronx về”.
Giám đốc tin dùng điện thoại ra lệnh cho Bert Fisher: “Cầm máy nhé”. Sau đó nói với một phóng viên ngồi gần đấy: “Hãy nhấc máy đường số 4. Đó là Fisher ở Larchmont. Hãy nghe và ghi lại những gì ông ấy thu thập được, đó sẽ là tin đầu của buổi phát trưa”.
Cùng lúc đo, giám đốc tin nhấc chiếc máy điện thoại nối trực tiếp với hãng chính. Ernie Lasalle, tổng biên tập tin trong nước của hãng CBA nghe máy, và bà nói với ông: “Vụ bắt cóc ở Larchmont đã được khẳng định. Nửa giờ trước đây, những kẻ lạ mặt đã dùng vũ lực bắt vợ, con trai và bố của Crawford Sloane”.
“Lạy Chúa”. Giọng của Lasalle sửng sốt và ngờ vực vang trong ống nghe – “Đã ai nói cho Crawf chưa?”.
“Tôi chắc là chưa”.
“Cảnh sát đã biết chưa?”.
“Rất nhiều và họ đã báo FBI. Fisher của chúng ta đã có được lời của cảnh sát trưởng ở Larchmont”. Nhìn vào giấy, bà đọc lời của ông cảnh sát trưởng, câu hỏi của Fisher và câu nói của ông cảnh sát trưởng “Nói thế cũng được”.
Lasalle vừa đánh máy điên cuồng vừa nói: “Đọc lại cho tôi nghe”. Giám đốc tin của hãng WCBA đọc lại và nói thêm: “Chúng tôi được biết WNBC cũng đang săn tin này, nhưng vẫn sau chúng ta một chút. Này, dù sao chúng ta sẽ phát tin này ngay trưa nay và tôi đang định đưa luôn vào chương trình bây giờ. Nhưng tôi nghĩ, vì đây là người nhà…”.
Không để bà kị p nói hết, Lasalle đã ngắt lời: “Đừng làm gì ở đó cả. Ban lãnh đạo sẽ xem xét việc này và người chúng tôi sẽ phát tin này”.
*
Chỉ trong vài giây, Ernie Lasalle phải lựa chọn.
Anh có nhiều cách lựa chọn. Một là cần phải có thời gian để trước hết gọi điện cho Crawford Sloane; anh ta có thể đang ở trong trụ sở mà cũng có thể không, rồi thông báo riêng và hết sức nhẹ nhàng cho anh ta cái tin khủng khiếp này. Hai là nhấc ống điện thoại màu đỏ lên và thông báo cho toàn Ban về vụ bắt cóc gia đình Sloane, sau đó chắc chắn là phải phát ngay tin này. Ba là ra lệnh cho phòng điều khiển trung tâm là CBA sẽ “phát tin” trong khoảng ba phút, tạm ngừng chương trình thường lệ để phát bản tin đặc biệt. Lasalle là một trong số ít người có được quyền làm như vậy, và theo anh đánh giá, những tin tức vừa nhận được không chỉ là tin kịp thời, mà còn được rất nhiều người quan tâm.
Anh quyết định chọn cách thứ hai. Anh chọn cách này vì biết là một đài phát thanh khác của New York, đài WNBC, đài thuộc NBC hệ thống cũng đã tới Larchmont. Chắc chắn là hãng NBC cũng sẽ nhận được tin rất nhanh qua các chi nhánh của họ, giống như CBA. Do đó không còn thời gian cho sự tế nhị nhân đạo nữa. Về việc có phát tin ngay lúc này không, thì rất nhiều người đang có mặt, trong đó có trưởng ban tin tức Leslie Chippingham sẽ cùng quyết định.
“Tôi thực sự đau buồn phải làm việc này, Crawf ạ”, Lasalle nghĩ bụng, rồi nhấc chiếc điện thoại thông báo màu đỏ lên.
“Lasalle phòng tin trong nước đây. Vụ bắt cóc ở Larchmont New York như thông báo trước đã được cánh át trưởng khẳng định lại. Ông ta đã báo FBI. Theo cảnh sát, nạn nhân là bà Crawford Sloane, cậu Nicholas Sloane và…”. Mặc dù là người rất kiên quyết và đã lâu năm trong nghề, Lasalle vẫn nhận thấy giọng nghẹn lại. Tự trấn tĩnh, anh nói tiếp: “Và cha của Crawford. Họ bị những kẻ lạ mặt dùng vũ lực bắt và chở đi. WCBA có nguồn tin chắc chắn tại chỗ, chi tiết đã có ở đây. Chắc là NBC cũng đang tìm hiểu vụ này, nhưng chúng ta nhanh chân hơn họ một chút. Bản tin trong nước đề nghị cho phát tin ngay lập tức”.
*
Sự sợ hãi và nỗi khiếp đãm lan nhanh trong toàn bộ Ban tin tức giống như một ngọn sóng triều. Tất cả ngừng làm việc. Mọi người nhìn nhau thầm hỏi: “Có đúng là tôi đã nghe thấy điều đó không?”. Khi sự khẳng định tiếp tục vang lên, những câu hỏi không thể trả lời được bật ra môi: “Điều đó đã xảy ra như thế nào? Ai đã làm chuyện này? Có phải đó là một vụ bắt cóc tống tiền không? Những kẻ bắt cóc muốn gì? Liệu cảnh sát có bắt được chúng nhanh chóng không? Ôi, lạy chúa, Crawford sẽ ra sao?”.
Trong căn phòng tầng trên phòng tin, những nhân viên cao cấp tại Vành móng ngựa cũng kinh hoàng không kém, mặc dù vậy sự bất ngờ qua đi rất nhanh. Sau đó, theo thói quen và kỷ luật, họ lao vào hành động.
Chuck Insen với trách nhiệm là một chủ nhiệm cao cấp trong trụ sở, chạy ra khỏi phòng làm việc. Bản năng của người làm tin nói với ông rằng đề nghị của Ban tin trong nước cho phát tin ngay lập tức cần được thực hiện. Trong trường hợp đó thì vị trí được chỉ định của Insen là ở phòng điều khiển phát tin dưới đó bốn tầng. Khi lao ra đến cầu thang máy, ông ấn mạnh ngón tay cái vào nút đi xuống.
Lúc đang sốt ruột chờ thang máy, trong đầu Insen tràn ngập sự thông cảm với Sloane, sự bất đồng giữa họ lúc đó hoàn toàn tan biến. Ông tự hỏi: “Crawf đang ở đâu?”. Trước đó Insen có thoáng nhìn thấy Crawford từ xa và biết rằng Crawford và Leslie Chippingham đang bàn bạc trong văn phòng của Crawford vì những lý do mà Insen đã biết. Có lẽ Crawford đang ở đâu đó trong toà nhà này và chắc đã nghe thấy lời thông báo khẩn cấp. Vấn đề mấu chốt là ở đây.
Khi một tin khẩn cấp được đánh giá là quan trọng đến mức phải tạm dừng chương trình để phát một bản tin đặc biệt, thì chính người phát thanh viên của chương trình buổi tối sẽ phải xuất hiện trước ống kính. Ở hãng CBA người đó là Crawford Sloane. Nếu người phát thanh viên không có ở đó, người ta sẽ cho người đi tìm và một phóng viên khác có mặt ở đấy sẽ thế chân cho đến khi anh ta đến. Nhưng Insen nhận thấy rằng chắc chắn Sloane không thể thực được việc đưa một tin bất ngờ và đau đớn như vậy về chính gia đình mình.
Khi thang máy “đi xuống” đỗ lại, người phóng viên đưa tin kinh doanh của hãng CBA là Dôn Kettering chuẩn bị bước ra. Kettering là một đàn ông trung niên, có hàng ria mép mỏng và trông giống như một nhà kinh doanh đang phất. Kettering vừa định nói gì đó thì Insen đã đẩy anh ta trở lại thang máy và ấn nút B1 đi xuống tầng hầm thứ nhất. Cánh cửa thang máy đóng lại.
Kettring ấp úng: “Có chuyện gì…”.
“Được rồi” – Insen nói – “Anh có nghe thông báo vừa rồi không?”.
“Có. Tôi thật sự rất buồn. Tôi đang định nói với Crawford”.
Insen cắt ngang: “Cái anh cần làm bây giờ là phát tin. Anh hãy tới phòng ghi hình và ngồi vào ghế, Crawf không thể làm được chuyện này. Anh phải thay anh ấy. Tôi sẽ nói chuyện với anh tại phòng điều khiển.
Kettering là một người nhanh hiểu và từng là phóng viên viết nhiều loại tin dày dạn kinh nghiệm trước khi trở thành chuyên gia đưa tin về giới kinh doanh. Anh đồng ý, và thậm chí còn tỏ ra hài lòng trước việc đó. “Tôi có thể nghe tóm tắt câu chuyện được không?”.
“Chúng tôi sẽ nói cho anh tất cả những gì cho đến giờ chúng tôi biết. Anh sẽ đọc qua rất nhanh trong khoảng một phút và sau đó nói thêm vào. Nếu có gì mới, chúng tôi sẽ chuyển cho anh”.
“Được”.
Sau khi Insen ra khỏi thang máy, Kettering ấn nút đưa thang máy lên tầng phát tin.
Ở các nơi khác, các hoạt động diễn ra khẩn trương, một số việc vẫn cứ tiến hành như thường lệ.
Ở phòng tin, người phụ trách phần việc vùng Đông Bắc đang tập hợp hai nhóm quay phim và phóng viên. Họ được lệnh cấp tốc đến Larchmont quay nơi xảy ra vụ bắt cóc và phỏng vấn cảnh sát và nhân chứng tại chỗ. Một máy phát lưu động sẽ theo sau họ.
Trong phòng nghiên cứu nhỏ cạnh Vành móng ngựa, một bộ phận của thư viện nghiên cứu lớn đóng ở toà nhà khác, dăm sáu người đang vội vã thu thập qua máy tính tiểu sử của Crawford Sloane và một vài dữ kiện về gia đình anh có rất ít vì Jessica Sloane luôn khăng khăng giữ kín những điều riêng tư về bản thân và Nicholas.
Tuy vậy, người ta cũng có được bức ảnh của Jessica chuyển tới bằng máy Fax: một người phụ tráchtajo hình gập người trên chiếc máy, đợi có chiếc ảnh là chuyển ngay sang dương bả. Một chiếc máy tính khác in ra những thành tích trong chiến tranh của bố Crawford, ông Angus Sloane. Cũng sẽ có ảnh của ông. Còn cho đến giờ thì chưa có ảnh của Nicholas.
Một người trợ lý phòng nghiên cứu vơ vội toàn bộ những thứ đó chạy như bay xuống trường quay, nơi Don Kettering cũng vừa tới. Ngay đằng sau họ, một người đưa tin từ ban tin trong nước đem một bản in toàn bộ báo cáo của Bert Fisher từ Larchmont do WCBA gửi đến. Kettering ngồi xuống chiếc bàn giữa trường quay và bỏ mặc mọi thứ xung quanh, anh tập trung vào đọc. Xung quanh, các kỹ thuật viên đã đến, đèn cũng đã bật sáng. Ai đó cài chiếc máy thu âm nhỏ vào áo vét của anh. Một người quay phim thu hình Kettering trong ống kính.
Phòng quay cơ động là phòng quay nhỏ nhất trong toà nhà này, chỉ bằng một phòng khách bình thường. Nó chỉ có một máy quay và chỉ dành cho những trường hợp như thế này; nó có thể được chuẩn bị và sẵn sàng ngay lập tức.
Trong lúc đó, Chuck Insen đã ngồi vào phòng điều khiển tối om, một nữ đạo diễn lách vào ngồi ở ghế chính giữa trước một dãy màn hình, cái đã bật sáng, cái thì chưa. Người trợ lý tay mang cuốn sổ mở sẵn tới ngồi bên cạnh cô. Những người điều khiển máy và kỹ thuật viên ngồi vào chỗ, một loạt mệnh lệnh phát ra:
“Máy một chuẩn bị kiểm tra micro”.
“Bill, đây sẽ là môt thông báo truyền trực tiếp. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng “Chúng tôi tạm ngắt chương trình”, và cuối cùng là “Chương trình lại tiếp tục”. Như vậy được chứ?”.
“Được. Hiểu rồi”.
“Chúng ta đã có bài phát chưa?”.
“Chưa. Dôn sẽ nói tay bo luôn”.
“Máy quay một – hướng vào Kettering”.
Nhiều màn hình sáng bừng lên, trong số đó có một cái nối với trường quay cơ động. Khuôn mặt của Dôn Kettering choán hết màn hình.
Trợ lý giám đốc nói chuyện với phòng điều khiển trung tâm: “Phòng tin tức đây. Chúng tôi sẽ tạm dừng chương trình đang phát để đưa tin. Hãy chuẩn bị”.
Đạo diễn nói: Dương bản đặc biệt đã sẵn sàng chưa?”.
“Đây rồi ạ”. Một giọng đáp lại.
Trên một màn hình khác, hiện lên hàng chữ to màu đỏ tươi:
Bản tin đặc biệt
CỦA HÃNG CBA
“Được rồi đấy” – đạo diễn quay lại nói với Chuck Insen – “chúng ta đã sẵn sàng như mọi khi. Chúng ta có phát hay thôi”.
Viên chủ nhiệm kẹp ống nghe điện thoại trên vai, nói với bà ta: “Tôi đang lấy ý kiến đây”.
Anh đang nói chuyện với trưởng ban tin tức tại phòng tin, nơi Crawford Sloane đang năn nỉ xin hoãn việc phát chương trình. Lúc ấy là 11h52 phút sáng.
*
Khi lời thông báo gây chấn động này phát đi từ ban tin trong nước, thì Crawford Sloane đang đứng ở đầu cầu thang tầng bốn và đang định lên phòng tin. Anh dự định nếu có thể sẽ tìm hiểu thêm thông báo trước đó về Larchmont.
Vì thông báo truyền trực tiếp, anh dừng lại lắng nghe, và không còn tin ở tai mình, anh đứng im, choáng váng. Anh choàng tỉnh khi một thư ký của Vành móng ngựa, người đã nhìn thấy anh đi ra và đuổi theo, hổn hển gọi anh “Ông Sloane! Cảnh sát Larchmont đang gọi ông. Họ muốn nói chuyện với ông”.
Anh theo cô ta trở lại văn phòng và nhấc điện thoại.
“Ông Sloane. Tôi là thanh tra York. Tôi đang ở nhà ông và có vài điều không hay…”.
“Tôi vừa mới nghe. Hãy nói cho tôi rõ những gì ông biết”.
“Thưa ông, thật sự là rất ít. Chúng tôi biết là bà nhà, con trai và cụ thân sinh đã lái xe tới siêu thị Grand Union cách đây 50 phút. Trong cửa hàng, theo những người chứng kiến, có người đến gần họ…”.
Viên thanh tra tiếp tục trình bày cụ thể những gì anh biết, kể cả việc ba người rõ ràng bị lôi vào chiếc xe hiệu Nissan. Anh nói thêm: “Chúng tôi vừa được biết là các nhân viên đặc biệt của FBI đang trên đường tới đây, và một người của FBI đang tới chỗ ông. Người ta yêu cầu tôi báo với ông rằng họ lo ngại cho sự an toàn của ông. Ông sẽ được bảo vệ, nhưng hiện tại ông không được rời khỏi toà nhà nơi ông đang àm việc”.
Đầu óc Sloane quay cuồng lo lắng tột độ. Sloane hỏi “Có thể biết ai làm điều đó không?”.
“Thưa ông, chưa. Mọi việc xảy ra quá đột ngột. Chúng tôi hoàn toàn mù tịt”.
“Có nhiều người biết về chuyện này, về những điều đã xảy ra không?”.
“Theo như tôi biết thì không nhiều”. Viên thanh tra nói thêm: “Chúng ta càng giữ như vậy lâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu”.
“Tại sao?”.
“Ông Sloane ạ, đối với một vụ bắt cóc, càng thông báo rộng càng có hại. Chúng ta có thể sẽ nhận được tin tức từ những kẻ bắt cóc – chắc chúng sẽ liên lạc với ông trước tiên. Sau đó chúng tôi, hoặc hơn nữa, có thể là FBI sẽ muốn nói chuyện với chúng, một sự bắt đầu để thương lượng. Chúng tôi không muốn tất cả mọi người biết điều đó. Họ sẽ không biết bởi vì…”.
Sloane cắt ngang: “Ông thanh tra. Tôi sẽ nói thêm với ông sau. Lúc này tôi đang có một việc phải làm ngay”.
Rất hiểu công việc ở Vành móng ngựa và biết điều đó có nghĩa là gì, Sloane muốn ngăn chặn một hành động vội vàng. Lao ra khỏi văn phòng, anh gọi ầm lên: “Leslie Chippingham ở đâu?”.
Một viên chủ nhiệm lâu năm trả lời: “Ở trong phòng tin”. Sau đó, rất nhẹ nhàng, ông ta nói: “Crawford, chúng tôi đều rất buồn song hình như chúng ta sắp phát tin thì phải”.
Sloane gần như không nghe thấy gì cả. Anh lao ra cầu thang và chạy nhanh xuống tầng dưới. Trước mắt anh là ông giám đốc tin đang họp khẩn cấp với vài người khác quanh bản tin trong nước. Chippingham đang hỏi: “Liệu chúng ta có thể tin người cộng tác viên ở Larchmont đến mức nào?”.
Ernie Lasalle trả lời: “WCBA nói đó là ông già bé nhỏ đã cộng tác với họ hàng bao năm nay – thẳng thắn và có thể tin cậy được”.
“Và tôi cho rằng chúng ta nên phát ngay những gì chúng ta có”.
Sloane lao vào giữa bọn họ: “Không, không, không. Lasalle, đừng làm việc đó. Chúng ta cần thêm thời gian. Cảnh sát vừa nói với tôi họ có thể sẽ nhận được tin tức từ phía bọn bắt cóc. Công luận có thể sẽ gây nguy hiểm cho gia đình tôi”.
Lasalle nói: “Crawf, chúng tôi hiêu anh đang phải chịu đựng đến mức nào. Nhưng đó là môt sự kiện lớn và những hãng khác cũng sẽ biết việc đó. Họ sẽ không giữ kín đâu. WNBC…”.
Sloane lắc đầu nói: “Tôi vẫn nói là không”. Anh quay sang đối mặt trực tiếp với giám đốc tin.
“Les, tôi xin anh… Hãy hoãn lại”.
Mọi người bối rối im lặng, biết rằng trong những hoàn cảnh khác, Sloane sẽ là người đầu tiên đòi phát tin. Nhưng không ai nở đang tâm nói “Crawf, suy nghĩ của anh không được mạch lạc lắm”.
Chippingham liếc nhìn đồng hồ treo trong phòng tin: 11 giờ 54.
Lasalle nhấc điện thoại nghe Insen gọi. Anh thông báo: “Chuck nói mọi người đã sẵn sàng. Anh ta muốn biết chúng ta có phát hay không?”.
Chippingham nói: “Nói với anh ta là tôi đang quyết định” ông suy nghĩ: Liệu có nên đợi đến trưa không?”. Trên các màn hình trước mặt, ông có thể theo dõi toàn bộ các chương trình. Hãng CBA đang phát một vở hài kịch rất nổi tiếng. Sau khi vở kịch kết thúc, tiếp theo sẽ là mục quảng cáo. Phát xen vào bây giờ sẽ là một sự ngắt quãng tai hại về tài chính. “Liệu sau khoảng sáu phút nữa thì có hơn không?”.
Đúng vào lúc đó, cùng một lúc các máy tính ở phòng tin đều phát tín hiệu “kip”. Trên các màn hình hiện lên chữ B – Tín hiệu có tin điện khẩn cấp. Ai đó đọc trên màn hình và nói to “Hãng AP đã có tin về vụ bắt cóc gia đình Sloane”.
Trên bản tin trong nước, chuông điện thoại vang lên, Lasalle nhấc lên nghe, và sau đó nói nhỏ: “Cảm ơn anh đã thông báo cho chúng tôi”. Gác máy lên, ông thông báo lại cho giám đốc tin: “nbc vừa gọi. Họ gọi điện cho chúng ta vì lịch sự và bắo rằng họ đã có tin về vụ đó, họ sẽ phát tin ngay đầu giờ sau”.
Lúc đó chỉ còn 15 giây nữa là đầy 11 giờ 55 phút.
Chippingham quyết định: “chúng ta phát ngay bây giờ”. Quay sang Lasalle, ông nói: “Báo Chuck phát xen vào chương trình”.