ốn liếng Anh văn của tôi chỉ đủ để coi phim câm của Mỹ, vậy mà chị Kim, chị Cương của tôi cứ khuyên tôi, hay nói đúng hơn là ép tôi, phải xin việc ở một sở Mỹ. Thật ra, cả nhà sợ tôi ngồi không lâu thì chán Sài gòn, rồi lại bỏ đi lần nữa. Mà đúng vậy, chỉ mới ở có mấy ngày, tôi đã bắt đầu chê Sài gòn đủ thứ. Nào là nóng nực, nào là bụi bặm, nào là ồn ào quá… Người bán hàng ở chợ Sài gòn dữ dằn quá, khiến tôi không dám đi chợ một mình, sợ không biết trả giá, sẽ mua lầm, hoặc trả giá thấp quá bị nghe chửi. Tôi không ưa Sài gòn chút nào, nhưng tôi lại không muốn xa má tôi. Vì vậy, tôi đành phải kiếm việc làm.Chị tôi giới thiệu cho tôi một lớp học Anh văn, học phí chừng 1.500 đồng, thời gian học khoảng ba hay bốn tháng. Tôi cho chị biết: “Em không có 1.500 đồng đâu, mà cũng không có ba tháng để học”. Hai chị hứa sẽ cho tôi học phí, và khuyên tôi nên dành thì giờ để học, vì ba bốn tháng qua đi rất mau.Vào thời gian đó, chị Kim có người bạn trai: đó là thầy Vệ Hoàng. Thầy Hoàng dậy Anh văn ở một trường trung học. Chị Kim nhờ thầy kèm thêm cho tôi và Hải Vân ở nhà. Vì chị Kim, thầy đồng ý dậy tôi sau giờ tan trường của thầy. Rồi thời gian học Anh văn qua mau. Thầy Hoàng là một giáo sư tuyệt vời; tôi tiến bộ rất nhanh. Chỉ tiếc rằng sau này, khi đi làm cho Mỹ, tôi mới biết giọng của thầy là giọng Anh, hơi khác chút ít với giọng Mỹ. Thật ra, sự khác biệt này cũng chẳng có gì quan trọng. Nếu tôi tìm không thấy WC, cứ vô đại Toilet hay Bathroom cũng xong. Nói cho ngay, tôi thích giọng Anh của thầy Hoàng hơn. Học Anh văn của thầy, tôi còn học được chút giọng Bắc kỳ của thầy nữa. Tôi không quên ơn thầy Hoàng, nên khi biến cố 30-4-1975 xảy ra, tôi đã đi kiếm thầy ở nhiều nơi như Guam, Wake, Phi Luật Tan, những mái cho đến bay giờ tôi vẫn chưa biết thầy ở đâu. Sau bốn tháng học Anh văn, tôi theo chị Kim đến sở việc làm. Chị dẫn tôi đến phòng nhân viên trong Chợ Lớn. Chị phải điền giùm tôi cả chục tờ giấy, trong khi tôi ngồi thừ ra như người ngoài cuộc. Làm đơn xong, chúng tôi phải tới nơi khác để lăn tay, để lập hồ sơ điều tra lý lịch. Tôi phải công nhận rằng chị Kim rất kiên nhẫn, nên tôi cứ phải xin lỗi chị đã mất nhiều thì giờ cho tôi, trong khi trong bụng tôi nguội ngắt, chẳng hứng thú gì khi nghĩ tới đi làm sở Mỹ. Chắc chị vừa thông cảm cho một đứa em thất nghiệp, vừa muốn chiều một đứa em nhõng nhẽo, nên không phàn nàn, trách móc gì.Sau khi lăn tay và nộp đơn, tôi được biết họ sẽ điều tra lý lịch: quyết định có mướn tôi hay không. Nhìn có thơ ký nhận đơn, tôi đã thấy chán. Tôi nói với chị tôi là thể nào cô thơ ký cũng lấy đơn của tôi để lót ghế ngồi. Thơ ký gì mà vừa tiếp khách nhai kẹo cao su, vừa giũa móng tay dài đỏ chói. Chị cười:- Cưng không mê đi làm sở Mỹ, nên chê nọ chê kia.Tôi liền đáp:- Tại em tốn cả ngày trời lo làm đơn, thì ít nhứt con nhỏ cũng phải sốt sắng nhìn đơn của em chớ.Chị Kim cười vị tha.Nhưng nói vậy thì nói, tôi cũng phải lo đến chuyện điều tra lý lịch. Tôi từng đi làm cho Quân đoàn IV, tôi được đại uý Nguyễn Đạt Thịnh nâng đớ. Bây giờ tôi không quen một ai ở cái đất Sài gòn này ngoài hai chị của tôi và thầy Hoàng. Làm sao tôi có thể qua mặt của tình báo Mỹ được? Tôi vụt nhớ tới đại uý Trần Duy Bính, người đã giúp tôi giữ được việc ở phòng V. Nếu lý lịch của tôi được đại uý Trần Duy Bính thông qua, chắc không một nhân viên tình báo Mỹ nào mà không chấp thuận. Tôi cũng còn nhớ, trước khi rời Cần Thơ, tôi có đến sở 4 chào từ biệt đại uý Bính. Ông rất vui vẻ và tiếp đón tôi niềm nở. Ông còn cho tôi địa chỉ em trai ông là trung uý Trần Duy Hình, đang làm việc ở Sài gòn. ng dặn tôi nên liên lạc với trung uý Hinh khi có chuyện cần. Nhớ tới đây, tôi lên tinh thần, vì tôi tin rằng lý lịch của tôi mà do anh em của thiếu tá Bình cung cấp thì thằng Mỹ nào cũng sẽ tin tôi là một công dân gương mẫu của Việt Nam Cộng hoà.Hôm sau, tôi đi taxi đến Cục An ninh quân đội trên đường Trần Hưng Đạo để gặp trung uý Hinh. Một người lính quân cảnh đưa tôi vào phòng đợi ở cạnh văn phòng của trung uý. Chắc ông Hình không bao giờ có khách, nên tất cả các ghế bằng nhựa mầu da cam trong phòng chờ đợi đều phủ một lớp bụi dầy.Một người đàn ông, mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, vẻ nghiêm nghị, bước ra đón tiếp tôi. Vừa thấy nụ cười của ông, tôi biết ngay ông là em thiếu tá Trần Duy Bính. Sau khi tôi tự giới thiệu, trung uý Hinh mỗi tôi vô văn phòng, rồi hỏi tôi cần ông giúp vì gì? Tôi cho ông biết về chuyện điều tra lý lịch, vì tôi đang xin việc ở sở Mỹ. Tôi cũng nói thêm, rằng anh của ông ở Cần Thơ biết rất rõ về trường hợp của tôi. Nghe tôi nói xong, trung uý Hinh không hỏi thêm chi tiết gì nữa, đưa cho tôi một tờ giấy, để tôi ghi tên tuổi tôi, và sở Mỹ mà tôi đang xin việc làm. Trước khi chia tay, ông cho biết ông sẽ gọi xuống Cần Thơ để nói chuyện với ông Bính, và nếu không có gì trục trặc, ông sẽ giúp tôi có đầy đủ giấy tờ điều tra lý lịch. Tôi đi về, nhớ giọng nói Bắc kỳ trầm ấm quyến rũ của ông trung uý, và hy vọng ông sẽ gọi anh của ông ở Cần Thơ cho tôi.Ba tuần sau, tôi được biết cuộc điều tra lý lịch đã hoàn tất. Rồi tôi được phòng nhân viên của sở Mỹ gửi đến khách sạn để phỏng vấn. Khách sạn Rex có một phòng là câu lạc bộ hải quân Mỹ. Tại đây, tôi gặp ông Hiệp, người phỏng vấn tôi. Nhưng ông đã làm tôi thất vọng, vì ông cho biết hiện câu lạc bộ không tuyển người làm việc. Tôi rất ngạc nhiên, vì phòng nhân viên trong Chợ Lớn đã cho biết câu lạc bộ Rex đang cần một người làm cashier, và một người phụ văn phòng kế toán. Nhưng rồi mấy tuần sau đó, ông Hiệp gọi tôi lại, cho việc làm trong phòng kế toán.Đúng là “ghét của nào trời trao của đó”. Tôi vốn dốt toán nên sợ toán, ghét toán. Khi còn đi học, đêm đêm, ác mộng của tôi là những bài toàn. Bay giờ đi làm, tôi lại làm ngay nói phải dùng đến toán. Hàng ngày, tôi ngồi bên cuốn sổ dầy cui, rồi công, trừ, nhơn, chia… Nào tiền lương của nhân viên, nào tiền thu, tiền chi ra… Những con số cứ nhảy loạn, cứ múa may trước mắt tôi. Chúng còn theo tôi vào cả những giấc ngủ ban đêm nữa. Nhưng nhờ có nó tôi mới được lãnh lương mỗi tháng hai lần.Tôi nhớ, mỗi lần tôi than thở khi gặp khó khăn rắc tôi, ông ngoại tôi lại khuyến khích tôi bằng câu: “Làm người khó, làm chó dễ, cháu muốn làm gì?”. Vậy mà cũng có lần, vì làm biếng, sợ khó khăn, tôi đã liều nói với ông tôi: “Thôi, bữa nay ông cho cháu làm chó đi”. Ông nhìn tôi một lúc, tỏ vẻ thất vọng, rồi dịu dàng nói: “Hễ muốn làm chó, cháu phải đi bốn chưn, rồi được ăn, được ngủ, được vui chơi, khỏi học bài, khỏi làm việc trong nhà, chị em và cả ông bà hầu hạ suốt ngày”. Tôi mắc cỡ không dám đòi chó nữa.Nhớ lại lời ông ngoại, tôi không còn thắc mắc về chuyện đi làm khó khăn nữa. Tôi từ an ủi rằng đi làm sở Mỹ để sống, chớ không phải sống để đi làm cho Mỹ, rồi thứ sáu lãnh lương. Việc làm không có lý tưởng chút nào.Năm 1966, má tôi 50 tuổi. Nhiều đêm, tôi xót xa nghĩ đến cảnh cô đơn của má. Tôi nhìn lại quãng đời của má, từ ngày ba má có anh Khôi cho tới ngày ba đi tập kết, tôi không nhớ má có bao giờ được vui trọn một ngày không? Rồi từ khi má đau, phải đi bệnh viện Cần Thơ, cho đến ngày cả gia đình chuyển hết lên Sài gòn, tôi không thấy má vui như những người bạn của má. Vậy mà má không hề than thở một lời, hay oán trách hoàn cảnh, hay giận hờn ba. Thì thôi, chị em tôi cũng phải tế nhị, không trách móc ông già trước mặt má.Sau nhiều năm chị em tôi sống xa cách nhau, nay mới được xum họp, chúng tôi muốn tận hưởng niềm vui ấm cúng của sự xum họp này. Cuối tuần, trước khi đi chơi với bạn, hai chị tôi dẫn tôi đi ăn sáng, rồi về nhà quây quần bên cạnh má. Không khí gia đình thật êm đềm.Tôi tiếp tục đi làm sở Mỹ. Hải Vân mua được chiếc xe Honda, có tiền đóng học phí lớp Nhu đạo. Em học trường Bổ Để. Bạn thân của em là mấy cậu nhỏ ở gần trường bên chùa Bà Lai. Ali là bạn thân nhứt của em. Ali thường chuyển từ nóc nhà này sang nóc nhà khác, trong đó có cả nóc chùa và rạp hát Kim Châu, để tới gặp Hải Vân.Nhưng chỉ có tiếng cười, tiếng vui đùa của năm đứa con gái, tiếng đàn guitar của Hải Vân, làm cho má tôi vui thôi.