Chương 40

     au chuyến đưa má tôi sang Paris gặp ba tôi, Rob và tôi sang đó một lần nữa. Chúng tôi tới Paris vào giữa mùa đông giá buốt. Không có tuyết trên mặt đất, nhưng lề đường trơn trượt. Người đi đường mặc nhiều lớp áo. Những người vô gia cư chui vô các nhà ga xe điện ngầm để tránh mưa giờ lạnh lẽo. Những người hành khất này dù vẫn nguyền rủa trời đất không tiếc lời, vẫn kéo mấy đứa nhỏ ra ngoài để ăn xin. Tôi cho đứa nhỏ năm Francs, thể là cả đám chạy ùa theo tôi, nhưng tôi đành lắc đầu từ chối. Đám con nít la ó um xùm lên, rồi chạy đi tìm người khác để xin tiền.
Khi còn ở Washington, trước khi bay sang Pháp. Rob hỏi tôi có muốn ở khách sạn Sheraton như trước không? Tôi cho biết là tôi không muốn trở thành khách quen của khách sạn đó, vì vậy lần này tôi ở khách sạn khác. Sau khi đi loanh quanh một chút và ăn trưa, tôi bắt đầu làm việc kêu điện thoại đến trụ sở của phái đoàn Mặt trận giải phóng nói chuyện với Phan Thanh Nam.
Nam nóng lòng muốn gặp tôi ngay, nhưng tôi cho ông tôi phải đi đặt hàng trước rồi mới gặp ông được.
Tôi nói dối như vậy để ông khỏi nghi ngờ. CIA quên giúp cho tôi một “cover”, nghĩa là cho tôi đóng một vai gì để tôi đi đi lại lại Paris như đi chợ. Tôi biết chút ít về chén đĩa kiểu, nên mỗi lần tôi nói cho những người Cộng sản ở Paris, nghề của tôi là nhập cảng chén đĩa của Pháp và Anh Quốc. Hơn nữa, họ nghe tới cái nghề chán phèo này, dĩ nhiên không ai thèm chú ý chuyện của đàn bà.
Tôi gọi tới nhà Mimi, vợ chưa cưới của Phạm Gia Thái. Mẹ của Mimi cho biết, tôi có thể gặp Thái ở khách sạn Lutece, một nhà trọ do chánh phủ Việt Nam Cộng hoà quản lý trước khi chiến tranh chấm dứt. Bây giờ là tài sản của chánh phủ Hà Nội và Thái cai quản nó làm nơi trú cho các sinh viên Việt Nam du học.
Sau khi tiếp xúc với hai nơi đó, tôi ngủ một giấc để chỉnh lại giờ giấc vì Paris cách Washington 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, tôi sửa soạn để đi gặp Rob, như chúng tôi đã định từ trước. Nhớ lời ông dặn, tôi phải hết sức thận trọng, vì lần trước tôi đã công khai tiếp xúc với các cán bộ của chánh phủ Hà Nội. Như vậy, các nhân viên của cơ quan mật vụ Pháp có thể nhận ra tôi. Tôi phải tìm cách đánh lạc hưởng họ, như đến một thẩm mỹ viện, hay bất cứ nơi nào đó, cho tới khi chắc là mình không bị theo dõi, thì mới tới chỗ hẹn.
Lần này, tôi quyết định không để lại chìa khoá cho nhân viên văn phòng nữa, và cũng không tới hỏi xem có thơ từ gì không, vì làm như vậy để phòng hở, nếu có ai rình rập, không thể biết tôi hiện ở đâu. Rob tất nhiên biết tôi ở đâu, nhưng tôi không bao giờ biết phòng của anh. Tôi nghĩ rằng đó là luật lệ của cơ quan, cũng có thể đó là sự cẩn thận riêng của anh ta. Tôi cũng phớt lờ những việc lặt vặt đó. Thiệt ra, nếu ở địa vị ông, tôi cũng phải sợ con gái của ông đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam.
Ngay hôm đầu tiên đi ra ngoài để gặp Rob, tôi thấy có hai người đàn ông Pháp khả nghi ngồi ở phòng đợi của khách sạn. Họ ngồi cách xa nhau. Tôi không rõ họ có phải là điệp viên của Tây không, nhưng tôi không muốn họ theo dõi tôi từ đường này tới đường khác trong thành phố Paris. Do đó, tôi phải đóng vai khách du lịch, hỏi nhân viên văn phòng về chuyện xe cộ để đi thăm thành phố. Rồi tôi cố ghi nhớ gương mặt một tên khả nghi. Tôi vào một tiệm bán đồ kỷ niệm và chờ cho hai tên đó bỏ đi. Nhưng mười phút sau họ vẫn ngồi lì ở đó.
Tôi đành vào tiệm uốn tóc trong khách sạn để làm tóc. Một tiếng đồng hồ sau, tôi ra khỏi tiệm, thấy ghế của hai tên khả nghi hồi nãy có hai người đàn bà A Rập ngồi. Tôi cũng đoán là đàn bà A Rập thôi, chứ đâu có biết họ có thật là A Rập không, sau tấm vải đen che mặt của họ.
Khi tôi đi về phía trạm xe điện ngầm, thì trông thấy hai thằng Tây khả nghi đi theo tôi. Tôi đi chậm lại để chờ họ. Khi họ tớ gần, tôi nhìn thẳng vào mặt họ, rồi hỏi đường đi tới tiệm Pritemps, một tiệm bán tạp hoá lớn.
Họ luống cuống, ngạc nhiên và giận dứ, vì tôi đã chặn đường họ lại. Một tên cáu kỉnh trả lời bằng tiếng Pháp:
- Đi mà hỏi cảnh sát, đừng làm mất thì giờ của tôi.
Tôi phản ứng bằng tiếng Anh:
- Chó săn.
Họ liền vội vã bỏ đi mất. Tôi thông thả một mình đi tới trạm xe điện ngầm.
Vì phải kiếm cách “thanh toán” hai tên khả nghi đó, tôi đến chỗ hẹn với Rob trễ bốn mươi lăm phút. Tôi phải đi hai chuyến xe điện mới tới trạm Trocadero, rồi đi bộ tới viện bảo tàng Museum of Moder Art để gặp Rob. Theo lời dặn dò trước của chúng tôi, nếu tôi thấy anh đang ngồi xem báo và hút ống điếu thì tôi có thể tới gặp anh, có nghĩa là từ xa anh nhìn kỹ, tôi không bị theo dõi thì cứ tới gặp anh và bắt tay tự nhiên. Nếu không, có thể thấy tôi đang bị một kẻ khả nghi theo dõi, tôi phải làm ngơ và đi thẳng.
Tôi thấy Rob đang ngồi trên một bực thềm trước viện bảo tàng, miệng ngậm ống điếu và đang đọc tờ báo Pháp. Tôi mừng quá, vì từ nãy giờ đi bộ mỏi chân rồi. Thấy tôi, anh nói:
- Ê nhỏ, an toàn rồi, không có cái đuôi sau lưng. Mà sao trễ quá vậy?
Tôi cho ông biết tôi bị hai thẳng Tây theo dõi, phải tìm cách chặt đứt hai cái đuôi dài đó, rồi mới leo lên xe điện được. Chúng tôi tôi vào một tiệm café nhỏ để trao đổi một số tin tức mới. Khách trong quán phần lớn là mấy ông già ngồi chơi bài quanh những chiếc bàn nhỏ. Sau khi nói chuyện, Rob đi bộ đến cầu D'Iena, còn tôi kêu taxi về khách sạn. Tại đây, tôi mua cho Phan Thanh Nam một chai Johnny Walker đen.
Nam tỏ vẻ rất thích khi nhận quà của tôi. Ông cất ngay rượu vào tủ, như cất đồ quý, rồi mời tôi vô phòng ăn tronh bếp. Ông mở một chai rượu chát để cùng uống với tôi. Ông nhớ lại lời hứa của tôi trước kia, là tôi sẵn sàng uống rượu với ông khi vắng mặt má tôi. Trong khi ông rót hai ly rượu, tôi để ý túi áo của ông có một gói thuốc lá hiệu Dunhill.
Khi ra khỏi xe taxi ở trước cửa trụ sở của Mặt trận giải phóng miền Nam, tôi không còn thấy lá cờ của Mặt trận giải phóng, mà thay vào đó là lá ờ đỏ sao vàng của chính quyền Hà Nội. Tôi hỏi Nam, tại sao có sự thay đổi như vậy, ông liền trả lời:
- Mỹ Dung, cháu phải nhớ rằng nhiệm vụ của Mặt trận giải phóng đã hoàn tất. Bây giờ cả hai miền Nam Bắc đã thống nhứt.
Tôi nghe lời ông, như một bài tuyên truyền hơn là một lời giải thích:
- Chú Nam, trên cương vị một nhân viên cao cấp của Mặt trận giải phóng, chú tán thành việc thống nhứt mau lẹ như vậy sao?
- Còn chờ đợi gì nữa?
Tôi liền nhắc lại lời ba tôi cho biết Mặt trận giải phóng miền Nam phải có thời gian để giới thiệu chủ nghĩa xã hội với dân chúng miền Nam, vì nếu thay đổi đột ngột sẽ gây phản ứng không hay trong lòng người dân.
- Cháu nói vậy là có ý gì?
Tôi đáp ngay:
- Như chú đã rõ, dân miền Nam của mình không có nhiều ý thức về chính trị. Hầu như ai cũng biết Mặt trận giải phóng miền Nam, nhưng rất ít người tin rằng Mặt trận đã giải phóng miền Nam. Người miền Nam cho rằng họ là nạn nhân của giải phóng. Bây giờ, nếu chánh phủ Hà Nội quyết định thống nhứt ngay hai miền, thì các cán bộ ngoài Bắc sẽ vô cai trị miền Nam. Điều này sẽ làm dân chúng sợ hãi và bất mãn trong lòng. Họ cho rằng miền Nam bị miền Bắc xâm chiếm hơn là giải phóng.
Nam uống một hơi cạn sạch ly rượu, rót thêm một ly khác, nhìn tôi bằng cặp mắt bực mình, khó chịu, ông nói:
- Vậy là cháu bị bọn đế quốc tư bản phản động nhồi sọ rồi. Thực sự không phải như cháu nghĩ đâu!
Tôi nói:
- Chú Nam ơi, cháu chỉ nhắc lại của bác Hồ thôi. Những ý nghĩ của dân miền Nam đều đáng quan tâm. Tương lai của đất nước nằm trong tay những người mà các chú cai trị, không nằm trong tay các chú đâu.
Ông liền hah giọng nói nhỏ:
- Mỹ Dung, cháu nghe chú nói đây. Chú nói riêng với cháu thôi. Chú khuyên cháu đừng nói cho ai nghe ý kiến vừa rồi của cháui. Người ta là sẽ hiểu lầm cháu dò.
- Nhưng cháu tin là chú hiểu cháu, vì chú là người của Mặt trận giải phóng miền Nam mà!
- Cháu ơi, trong khi vắng mặt ba cháu, cháu đã giao du với những người không tốt, nên cháu mới có cách suy nghĩ như vậy. Nhưng, chú hy vọng từ nay có chú hướng dẫn, cháu sẽ hiểu hơn.
Nói xong, ông nâng ly rượu để cụng với ly của tôi và nói:
- Mừng cho nước Việt Nam độc lập và thống nhứt!
Tôi miễn cưỡng nâng ly lên, những đặt ly xuống bàn ngay mà không uống rượu. Tôi cúi mặt xuống để tránh cái nhìn ông.
Trong khi đó, Nam đi vòng sang phía tôi ngồi, rồi nghiêm trang hỏi:
- Dung, cháu cho chú biết chồng cháu có thắc mắc gì vế cháu sang bên này không?
- Anh ấy rất buồn vì cuộc chia tay của ba má cháu. - Câu trả lời trật đường rầy, vì tôi không muốn nói láo.
- Vậy chồng cháu có hỏi cháu đã gặp những ai trong phái đoàn của Mặt trận không?
- Anh ấy hỏi cháu có đưa ba má cháu đi ăn tiệm không? Má cháu và cháu ở đâu? Anh ấy cũng hỏi ba cháu có hỏi gì vì sống của vợ chồng cháu không?
- Chồng cháu nghĩ sao về cuộc giải phóng?
- Lần trước, anh ấy nhờ cháu chuyển lời nói với ba cháu là anh ấy thành thật hy vọng dân tộc Việt Nam sớm hưởng hoà bình thật sự.
- Hai vợ chồng cháu không nói gì về chánh rrị sao? Cháu nghĩ gì về xã hội chủ nghĩa?
- Tụi cháu nói nhiều đến chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam. Anh ấy hiểu được những đau buồn của cháu. Anh ấy cũng biết cháu khao khát hoà bình cho Việt Nam lắm. Anh kính trọng ba cháu và rất quý má cháu.
Nghe tôi nói vậy, Nam liền hỏi:
- Cháu có nghĩ rằng chồng cháu sẵn sàng giúp các chú khi cần không?
- Chú muốn anh sự giúp các chú về việc gì?
Nam giải thích:
- Chuyên môn của chồng cháu rất cần cho Việt Nam. Ngành hải sản cần các khoa học gia như anh ấy. Anh ấy có thể giúp chúng ta lập một đoàn nghiên cứu để khám phá những tài nguyên thiên nhiên. Anh ấy cũng có thể giúp chúng ta thiết lập một hệ thống phòng thủ trên bờ biển để ngăn chặn kẻ thù, chống lại tầu ngầm của kẻ địch…
Tin này rất đáng cho CIA biết. Phan Thanh Nam đang tìm cách thâu lượm tin tức cho chánh phủ Hà Nội i, kể cả về tin chống tầu ngầm. Tôi nghĩ, họ trao đổi bí mật với Liên Xô. Câu chuyện của chúng tôi ngưng lại ở đó, nhưng Nam tỏ ra nôn nóng muốn tôi kiếm cách nói cho chồng tôi biết là ông “cần những tin tức mà các nhà khảo cứu mới phát mình cho các công ty Mỹ” biết cách dò và khai thác dầu mở ở bở biển Việt Nam. Điều thứ hai ông muốn biết, là một bản đồ của Hải quân Mỹ và cơ quan hải dương học về bờ biển và tài nguyên thiên nhiên. Cuộc nghiên cứu bao gồm cả kỹ thuật đánh cá và những thói quen của bầy cá trong vùng.
Nam huênh hoang kết luận:
- Nếu chúng ta có tất cả những tin tức đó, là chúng ta có cả một mỏ vàng.
Tôi tưởng vậy là hết rồi, nhưng không, ông lại nói thêm:
- Còn một chuyện này nữa, Mỹ Dung à. Vì chồng cháu đang ở trong vùng Washington D.C, có thể anh ấy giúp chú tìm hiểu một số tin tức. Chỉ cho cá nhân chú mà thôi, vì từ lâu chú muốn biết, làm cách nào và thế nào Hải quân Mỹ có thể đối địch được với Hải quân Liên Xô.
Tôi ngạc nhiên tự hỏi, không biết Nam đang nghĩ gì về tôi, mà dám đề nghị tôi đi ăn cắp tài liệu mật của quốc phòng Mỹ cho ông? Có thể ông cho rằng, vì tôi yêu thương ba tôi quá, nên tôi sẵn sàng làm bất cứ cái gì ông muốn; hay là trong qua khứ, ai đã gặp ông, kể cả người Mỹ phản chiến, đều sẵn sàng hăng hái làm những điều ông sai bảo. Tôi chỉ trả lời rằng, tôi sẽ nói chuyện với chồng tôi khi tôi về Mỹ.
Sau khi trao cho tôi một bản “liệt kê công tác”, Nam tỏ vẻ muốn giữ độc quyền con cờ mới tuyển dụng này. Khi tôi cho ông biết Thái đã đưa tôi đến gặp ông chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước là Huỳnh Trung Đồng, thì ông khuyên tôi không nên giao lưu với những hội viên của hội Việt kiều yêu nước ở Paris, hay bất cứ ở đâu, để “bảo vệ ba cháu cũng như sự liên lạc giữa chú với cháu”. Ông còn nhấn mạnh, là tôi không giúp ích gì cho quê hương trong giai đoạn này nếu tôi gia nhập vào nhóm Việt kiều yêu nước, bởi vì vai trò của họ sẽ thay đổi, tôi sẽ mất nhiều thời giờ quý báu để hội họp, tuyên truyền, kết nạp đoàn viên để phục vụ cho đường hướng, mà tôi sẽ bỏ phí tài nguyên tôi đang có.
Ông kết luận:
- Hãy dành những thời giờ đó để làm việc với chú. Cháu nhớ rằng có nhiều người Việt yêu nước ở Âu châu, ở Mỹ nhiều nước khác nữa, không tham gia một hội đoàn nào, nhưng lại là những người đóng góp rất nhiệt tình. Bây giờ người ta không biết quan điểm chánh trị của cháu. Họ cũng không biết gốc gác cháu ra sao. Tốt hơn hết, bên ngoài cháu cứ để họ nghĩ cháu chống cộng, chỉ có chú và những người quan trọng trong ngành của chú biết lập trường của cháu mà thôi.
Tôi hiểu rằng Nam và Thái khác nhau, khi muốn tôi cộng tác với họ. Thái có ý định đưa tôi vô bộ máy ngoại vận. Còn Nam tuyển mộ tôi làm gián điệp cho Hà Nội i. Một thì muốn tôi công khai “thân Cộng”, một thì buộc tôi làm ngược lại, phải “chống cộng”. Dĩ nhiên, trước sau tôi vẫn là tôi, người Việt quốc gia ngạo nghế muôn đời.
Khi báo cáo cho Rob về buổi gặp gỡ giữa tôi với Nam, tôi yêu cầu là vấn đề này chúng tôi phải ngồi xuống nói cho chồng tôi biết, vì nó liên quan đến anh. Tất cả những hoạt động, sinh hoạt với FBI và CIA, tôi không đem về nhà nói với chồng tôi và các em tôi. Má tôi tin là tôi làm thông dịch cho cơ quan an ninh của Mỹ, vậy thôi. Hai lý do mà tôi không chia sẻ được: luật lệ của hai cơ quan này; hai là tôi cố tránh cho má tôi biết đến việc làm của tôi. Dì nhiên, nếu má tôi biết nhiều, má sẽ ngăn cản, mà làm sao má tôi ngăn cản việc này được, thì sẽ lo đêm lo ngày, bất cứ lúc nào tôi bước ra khỏi nhà. Cấm không được, thì má sẽ giận rồi bỏ đi ở với một trong hai chị tôi.

*

Vừa mở cửa phòng khách sạn, tôi đứng khựng lại sững sờ vì căn phòng của tôi trống trơn. Tôi nhìn cái chìa khoá, trở ra nhìn lại số phòng, rồi bước trở vô. Đồ đạc, va-li của tôi biến mất, cái phòng đã dọn sạch. Cầu tiêu, bồn tắm sạch sẽ, láng bóng như đang chờ người khách mới.
Tôi đi thẳng xuống gặp người làm việc tại quầy của khách sạn. Ông ta làm bộ không nói được tiếng Anh để khỏi tiếp tôi dù biết những người làm trong khách sạn lớn này đều nói được tiếng Anh. Tôi hỏi ông:
- Tôi muốn biết chuyện gì xảy ra trong phòng tôi, và đồ đạc của tôi đâu mất hết rồi?
Ông ta không nói gì hết, nhưng có một viên thơ ký khác tè trong chạy ra, vừa cười gượng vừa hỏi:
- Có chuyện gì vậy thưa bà?
- Tôi muốn biết các anh làm gì trong phòng tôi, mà đồ đạc của tôi biến mất?
- Thưa bà, đây có thể là một sự lầm lẫn. - Hắn đáp với vẻ mặt như tôi là người đi lộn phòng.
Tôi đòi gặp viên quản lý, nếu hắn không giúp gì được tôi. Nhưng hắn cho biết viên quản lý hiện không có mặt ở khách sạn, và hắn nói sẽ đi hỏi lại nhân viên.
Tôi cho ông ta biết tôi đi cả ngày, tôi mệt, tôi cần nghỉ ngơi. Tôi vào quán café của khách sạn ngồi chờ. Lúc đó tôi qua bực mình, tự hỏi không biết nên uống một ly sữa hay một ly rượu mạnh để lấy lại bình tĩnh. Tôi không biết đây là một sự lầm lẫn của bồi phòng, hay là mấy thằng Tây của tình báo Pháp lục lạo va-li của tôi bằng cách thông đồng với nhân viên của khách sạn, khiêng va-li của tôi đi một nơi khác để lục, thay vì lục trong phòng của tôi, phòng hờ tôi về phòng thình lình?
Nửa giờ sau, tôi trở lại quầy. Viên thơ ký liền nói với vẻ mặt buồn bã một cách giả tạo, rằng có một người khách ở đó đã lâu mà không chịu trả tiền hay không có tiền gì đó, nên họ dọn đồ của người khách đó; không ngờ bồi phòng dọn lộn phòng của tôi.
Tôi nghe thì nghe, nhưng vẫn không tin lời hắn, nên nói:
- Tôi vẫn muốn gặp ông quản lý.
- Thưa bà, ông Charrière chiều mai mới có mặt ở đây, giờ thì đồ đạc của bà đã được đem về cho bà. Chúng tôi thật xin lỗi bà về sự lầm lẫn đáng tiếc này.
Tôi vẫn bực mình nói:
- Ngày mai, khi nào ông Charrière của ông tới, biểu ông gọi tôi ngay.
Nói xong, tôi hấp tấp đi về phòng. Tôi đoán, lúc đó có người đang rình ngó trộm tôi.
Tôi khoá chặt của phòng, còn chặn thêm một cái ghế cho chắc chắn. Tôi kiểm soát xem các cửa sổ đã đóng kỹ chưa, kéo màn kín mít, rồi mở va-li ra kiểm soát. Nhưng tôi ngừng lại thấy mình làm chuyện vô ích. Người nào lục va-li của tôi không phải là kể ăn trộm, mà là người muốn biết tôi là ai, và tôi làm gì?
Điều quan trọng là họ không thấy những bản nháp của các baen báo cáo tôi gởi cho CIA, vì mỗi lần viết xong, tôi thưởng đốt, bỏ tro vào cầu tiêu.
Tôi chỉ có một sơ suất nhỏ, là còn để trong va-li lá thơ của cha tôi, viết năm 1972 tại Milan. Y. Đó là lá thơ mà cho đến 1974 tôi mỗi nhận được, và tôi còn ấp ủ nó cho tới giờ phút đó.
Tối hôm đó, tôi sợ đến nỗi không dám đi tắm. Khi Rob tới, tôi cho ông biết chuyện gì xảy ra, mắt ông tái xanh, làm cho tôi càng lo sợ hơn. Ông hỏi tôi có muốn đổi khách sạn khác không, thì tôi lại giấu, nói là tôi không sợ, mà cũng không muốn khách sạn khác. Tôi nghĩ mình đã ở trên cái đất của thằng Tây rồi, chạy đâu cũng không khỏi. Hồi đó mình xuống hàm núp rồi mà nó còn ráng bỏ bom cho chết, thì bây giờ ngủ trên xứ của nó muốn kiếm, làm sao mà trốn. Chỉ có cái khác hơm thờì Tât đô hộ Việt Nam: bây giờ tôi là công dân Mỹ, và ba tôi cùng mấy ông Việt Minh đã đánh bại thằng Tây rồi. Nghĩ vậy, cho qua thì giờ cho đỡ sợ, chó quốc tịch gì, công dân của nước nào, làm gián điệp trên đất của người ta cũng đều bất hợp pháp. Thằng Tây nó bắt nó nhốt, rồi Bộ ngoại giao Pháp mới làm mầu làm mè liên lạc với toà đại sứ Mỹ, hai bên trao đổi gián điệp tép riu, rồi đâu cũng vô đó. Những ít nhứt cũng ngồi tù Tây, ăn cơm tù Tây một thời gian mới được tha trở về Mỹ. Tôi rùng mình khi nghĩ tới đó.
Sau khi Rob ra về, tim tôi đập muốn văng ra khỏi lòng ngực, vừa hồi hộp, vừa giâhn thằng Tây. Tôi nằm nghĩ đến việc làm của mình, nghĩ đến má, đến Lance và chồng tôi, mà thấy ngao ngán, cô đơn quá. Tôi trở cái gối không biết bao nhiêu lần đêm đó. Sáng ra, tôi quá mệt mỏi sau một đêm mất ngủ.
Tôi phải ráng hết sức lấy lại bình tĩnh, đi ăn một bụng điểm tâm, uống một tách café cho tỉnh táo, vì hôm dò tôi sẽ gặp kỹ sư Huỳnh Ngọc Châu. Cậu Châu là con trai của ông bà ngoại Huỳnh Ngọc Nhuận, người đã cho gia đình tôi tá túc, hồi ở Gia Định. Cậu Châu sang Pháp chữa bịnh ung thư do chính ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Chánh phủ Lâm thời miền Nam đích thân can thiệp, cho phép cậu xuất ngoại. Cuộc thăm viếng của tôi có hai mục đích: cá nhân và công tác. Tôi muốn tìm hiểu thêm về tình hình Việt Nam và những người lưu vong ở bên Pháp. Má tôi cũng muốn biết tin tức của bà ngoại Nhuận còn kẹt lại ở đường, thăm sức khoẻ của cậu. Má tôi quý mến cậu Châu lắm, biểu tôi bận rộn cách mấy cũng ghé thăm và chăm sóc cậu Châu một hai ngày giùm má.
Hồi xưa, cậu Châu được coi như một vị hoảng tử của gián điệp. Cậu là một kỹ sư về dầu khí, làm việc cho hãng dầu Esso. Đối với một cô bé 12 tuổi, việc cậu Châu làm gì ngoài đời là việc người lớn, nhưng tôi biết cậu là một người quan trọng ở Sài gòn; cậu đi học bên Pháp. Biệt thự của cậu ở Sài gòn nhỏ hơn biệt thự của ông bà ngoại Nhuận, nhưng tối tân, đầy đủ tiện ngho. Đó là cậu Châu mà tôi nhớ hồi tôi mười hai tuổi, cho tới lúc 29 tuổi.
Sau khi ăn điểm tâm ở một quán ăn xinh xắn ngang cửa khách sạn, tôi mua mấy tờ tạp chí và báo hàng ngày để làm quà cậu Hai Châu, rồi đi taxi đến đường Savoie, nơi cậu đang nằm dưỡng bịnh tại nhà của nhạc phụ, ông Cao Minh Chiếm. Đường Savoie là một con đường nhỏ, nhiều chó và mèo hơn xe cộ. Nhờ sự vắng vẻ của con đường, tôi dễ dàng nhận biết tôi đang bị theo dõi. Mỗi lần tôi quẹo ở một góc đường, tôi thấy một người đàn ông theo tôi vội quẹo sang một con hẻm, rồi chỉ mấy phút lại thấy anh ta lẽo đẽo phía sau.
Tôi không muốn thằng Tây biết tôi tới nhà ông Cao Minh Chiếm. Ông không phải là một ông già vợ thuần tuý như trăm ngàn ông già vợ Việt Nam khác, ông là một người thiên Cộng. Ông từng có liên lạc với Hồ Chí Minh từ khi có cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Nhưng khi đất nước chia đôi năm 1954, ông ở lại miền Nam và thành lập Phong trào nhân dân tự quyết chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm và sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. Khí giới của ông là cây viết, với bút hiệu Phi Bằng.
Hậu qua của những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” là việc đầu tháng 3 năm 1965, thủ tướng Chánh phủ Việt Nam Cộng hoà, ông Phan Huy Quát đã cách chức gần 50 công chức. Cao Minh Chiếm là một trong hơn 30 người bị bắt giam
Thủ tướng Phan Huy Quát quyết định tống ông và vài nhânvật “thờ ma Cộng sản” ra là Hà Nội để làm gương cho những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Vài tháng sau đó, ông Minh Chiếm, bác sĩ thý y Phạm Văn Huyến và ông Tôn Thất Dương Kỵ được đưa tới cầu Hiền Lương; các bà vợ của mấy ông này còn được chánh phủ cho bay ra để chia tay chồng, trước khi họ đi qua bên kia cầu.
Sau đó ông Cao Minh Chiếm sang Paris. Sau khi miền sụp đổ, ông rất đau lòng vì cách đối xử tàn bạo của cộng sản Bắc Việt đối với dân miền Nam và vợ con ông tại Sài gòn. Tôi không biết rõ mục đích của ông Cao Minh Chiếm sống để làm gì đời ông và đời người, nên tôi không nói được nữa về ông, chỉ biết là ông có liên hệ mật thiết với nhóm Việt Nam thân Cộng ở Paris và ông đi lại với những người trong hai toà đại sứ của cộng sản tại Paris. Bây giờ, đào sâu để tìm sự thật về ông Cao Minh Chiếm là việc tôi không nên làm, bởi vì ông đã qua đời, và biết đâu ông và ba tôi thỉnh thoảng từng ngồi với nhau mà tiếc thương đất nước và dân tộc.
Muốn giữ an ninh cho ông, tôi không vô nhà ông ngay, mà đi qua luôn để tới một tiệm bán thức ăn ở góc đường gần đó.
Tôi biết tôi không thể cà kê trong tiệm này lâu được, vì thế tôi cũng vô đây để mua đồ ăn rồi đi ra ngay. Tôi giả bộ kiếm món ăn muốn mua, những mắt vẫn liếcra ngoài. Khi thấy người theo dõi đã đi qua, tôi mua vội hai hũ kem chua, rồi ra khỏi tiệm. Nhìn trước ngó sau không thấy bị theo dõi nữa, tôi an tâm gõ của nhà số 15.
Một người đàn ông trạc tuổi ba tôi, đẹp trai, cao lớn, lịch sự mở của mời tôi vô. Rồi ông vừa cười vừa nói bằng một giọng dịu dàng:
- Cháu tới chơi, cứ coi như một cuộc viếng thăm bình thường. Xin đừng nói chuyện chánh trị với bác, vì bác đã nói nhiều với người bịnh này suốt buổi sáng hôm này rồi nhen.
Dù ông tỏ vẻ rất thân mật, tôi vẫn nghe giọng nói của ông đầy chua chát.
Cậu Châu nằm trên giường, trong cái phòng nhỏ bé đó, đắp một cái mền cũ, cái mền rằn ri của quân đội Hoa Kỳ bán ở chợ Sài gòn Sài gòn. Tôi cúi xuống, nhẹ nắm lấy bàn tay cậu ở ngoài mền.
Cậu giới thiệu tôi với ông Chiếm:
- Thưa ba, đây là Mỹ Dung, con gái anh Minh.
Ông Chiếm bỗng cười lớn một cách khác thường, rồi nói:
- Chắc ba còn chút hy vọng đây. Không lẽ con gái của một ông cộng sản lại đi nói xấu cộng sản trước mặt một người bạn cũ của ba nó, đúng không?
Tôi bối rối, vì không biết trước đó hai cha con của ông đã nói gì với nhau, và chuyện gì đã xảy ra?
Tôi nghĩ ông chỉ nói chơi với con rể, nên tôi giữ im lặng. Sau cậu Châu cho biết hai cha con đã tranh luận với nhau kịch liệt cộng sản và cuộc “Cách mạng” ở Sài gòn. Một lát sau, ông Chiếm khoác thêm áo ấm, đội nón, và cho biết ông cần ra tiệm mua đồ, ông hỏi con rể có cần gì không? Cậu Châu liền đáp:
- Nếu con cần gì. Mỹ Dung sẽ có thể giúp con được, thưa ba.
Sau khi ông Chiêm ra đi, tôi khoá cửa rồi quay lại với người bịnh đang nằm trên giường. Trên đường đi tới đây, trong lòng tôi mong cho mau tới nơi, để gặp lại người mà tôi mến phục từ lâu. Gia đình cậu Châu đã giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều trong thời gian ba tôi xa nhà. Nhưng bây giờ, nhìn người bịnh nằm liệt trên giường, tôi bàng hoàng te tái trong lòng. Căn phòng nhỏ xíu, ngổn ngang một vài cái nồi, một lò điện nhỏ để nấu nướng, một chai dầu ăn cũ, một ông đũa và một cái chảo. Ngoại trừ một bàn bếp và bốn cái ghế cùng cái giường của cậu Châu, không còn đồ đạc gì khác nữa. Vậy mà cũng chật cứng rồi. Tôi nhớ tới biệt thự rộng lớn của ba má cậu, với nhiều phòng, mà không còn còn nghĩ được gì cho cuộc đổi đời này.
Tôi quá xúc động, nhớ mới hồi nào cậu trẻ trung, đầy sức sống, vui vẻ thân thiện với má tôi. Mỗi lần cậu tới thăm bá má cậu, cậu đều ghé qua thăm hỏi má tôi. Nhưng bây giờ cậu già quá, già cả trăm tuổi, so với lần cuối cùng tôi gặp cậu. Tôi chọt nhớ lời ông ngoại Nhuận, ba của cậu, cũng bị bịnh ung thư ruột già rồi qua đời không lâu sau khí giải phâu. Bây giờ câuh cũng bị ung thư như ba cậu, và cũng đã được giải phẫu trước đó vài tháng. Nhưng ông còn sống, và tôi được thăm viếng là diễm phúc của chúng tôi rồi.
Căn phòng yên tĩnh, trừ tiếng nước bắt đầu sôi trong khi tôi vừa nấu để pha trà. Tôi lên tiếng hỏi để phá tan sự im lặng:
- Có phải bác Chiếm muốn tránh mặt cháu không cậu? Chắc cháu tới không đúng lúc?
Cậu Châu đáp:
- Cậu cũng vừa nghĩ tới ổng. Đúng, ông tránh mặt cháu cũng như tránh mặt tất cả những người sống sót sau giải phóng và có can đảm nói lên sự thật ở Việt Nam.
Cậu tiếp tục:
- Ba cháu với cháu cũng gặp khó khăn đó khi gặp nhau không? Nhắc tới ba cháu, cậu lại nhớ những ngày cậu ở bịnh viện ở Sài gòn về. Cậu biết ba cháu không hợp với chế độ mới. Theo cậu, đảng cộng sản Việt Nam thay đổi quá nhiều. Bọn cộng sản Hà Nội ức hiếp dân miền Nam. Những người trong Mặt trận giải phóng miền Nam không còn được trọng dụng. Chúng phản bội Mặt Trận vì chúng tuân lệnh bọn Nga.
Nói một hơi dài, ông có vẻ mệt, nên phải lấy gối kê lên đầu và chêm gối sau lưng.
- Ba cháu không bao giờ nói thiệt ý nghĩ của ông.
Cậu tiếp tục:
- Vậy mà cậu có may mắn được biết rõ ổng. Cậu đồng ý với cháu, là ba cháu sẽ giữ im lặng. Trong chế độ đó, nếu mình tỏ vẻ bất mãn, sẽ bị kết tội “phản bội” liền. Ba cháu sẽ không thể từ bỏ được giấc mơ đem hạnh phúc lại cho toàn dân. Ông sẽ cố gắng thực hiện điều đó cho đến ngày ông chết.
- Cháu rất kính phục ba cháu, nhưng cháu không tin ba cháu sẽ thành công. Một đảng có can đảm giữ vững lý tưởng của mình, một đảng người ta sẽ loại trừ những ai không theo đường lối của đảng và nhà nước. Ba cháu biết rất rõ, rằng chánh phủ Hà Nội sẽ lừa dối, cướp bóc và hãm hiếp dân miền Nam sau khi họ ngưng tiếng hát ca tụng cách mạng. Bây giờ ông vẫn cố gắng tranh đấu cho nhân dân. Thiệt là cô đơn và vô ích.
Cậu Châu vừa chỉ vô cái thân héo mòn bịnh hoạn vừa nói: “Cháu nhìn cậu nè. Hoàn cảnh chánh trị của ba cháu cũng giống như bịnh ung thư thời kỳ cuối cùng của cậu. Chắc chắn cậu sẽ chết. Cậu có thể tự tử cho chết luôn đi, mà cậu cũng có cứ sống để vui với những người thân yêu. Ngày nào cũng là ngày tốt đẹp đáng quý hết. Cậu đã tốn rất nhiều tiền cho thuốc men để vẫn được nhìn thấy vợ con, mẹ già dù đau đớn. Đôi khi cuộc đời dài không còn ý nghĩa gì hết nếu cậu không ăn được những món cậu thích, cậu không thể vô phòng tắm một mình như mọi người, kể cả những người đui và điếc. Nhưng cậu vẫn muốn sống, thì ba cháu cũng vậy.
Nghỉ một một chút rồi cậu Châu nói tiếp:
- Còn đối với ba cháu, nếu ông công khai tỏ vẻ bất mãn với đảng, tức là ông tự tử. Họ sẽ giam ông trong nhà thương điên, như vậy, ba cháu còn làm được gì cho những người dân mà ông tranh đấu cho họ? Bây giờ ông còn uy tín, vẫn có thể làm những điều tốt cho dân miền Nam. Ông có được sự bình thản mà hiểu rõ những nhu cầu của nhân dân Việt Nam và quyết tâm làm những điều đó. Cháu không thể đòi hỏi nhiều hơn ở một người đàn ông.
Chúng tôi ngồi im lặng một lát, nhấm nháp chén trà tôi vừa pha. Rồi ông cho biết ba tôi đã giúp ông sang Pháp để chữa bịnh, nhưng sự giúp đỡ lớn nhứt là ông chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Ông Thọ còn thúc đẩy các thủ tục tiến hành thật lẹ để vợ con của cậu Châu sớm sang Paris đoàn tụ với cậu. Cậu Châu hy vọng mẹ cậu được đi một lượt với con dâu và cháu nội. Cậu được ưu tiên là đi sớm để chữa bịnh.
Cậu cho biết tất cả mọi người trong gia đình cậu đã trong kinh hoàng sau chiến tranh. Khi ba cậu qua đời cách đó mấy năm, gia đình cậu đã dọn về ở chung với mẹ cậu trong biệt thự của ba ở 38 đường Chi Lăng, và sống những ngày ấm cúng. Nhưng thời kỳ “trăng mật với cộng sản” chấm dứt mùa thu năm 1976.
Một đoàn cán bộ cộng sản Bắc kỳ, tự mệnh danh là “quân giải phóng” của thành phố mới đổi tên “Hồ Chí Minh” bất ngờ đột nhập vô nhà. Tất cả mọi người trong nhà, kể cả mấy chị giúp việc, bị đưa hết vô phòng ăn có mấy tên mang súng AK-47 xanh chừng. Mấy tên cán bộ khác lục lạo cùng nhà. Khi chúng không kiếm thấy những gì chúng muốn, tên đứng đầu hỏi bà ngoại Nhuận giấu vàng và tiền bạc ở đâu. Khi bà cho biết không có tiền gì ráo, thì chúng đẩy bà già bảy chục tuổi té khỏi ghế ngồi, rồi bắt đầu hạch hỏi vợ chồng cậu Châu.
Cuộc xét nhà, lục lạo kéo dài tới tối mà không moi ra được cái gì hết, nên cả đám phát giận, quay lại nạt nộ mọi người rồi i kéo bà ngoại Nhuận ra khỏi nhà dẫn đi. Những người còn lại bị đuổi ra khỏi biệt thự, dọn vô một căn nhà ngang dành cho những người giúp việc ở. Bọn cán bộ nói với cậu Châu rằng biệt thự sẽ bị niêm phong để tìm điều tra thêm, câdm mọi người không được vô nhà, trừ các cán bộ “giải phóng”. Tới nửa đêm, đứa nhỏ nhứt của cậu Châu khóc đòi sữa, ông Châu năn nỉ cán bộ gác cửa cho phép vô nhà lấy sữa, bị người lính từ chối dù đứa nhỏ đang khóc vì khát sữa.
Suốt một tuần, cậu Châu không biết tin tức gì của mẹ, nên rất nóng lòng. Trong khi đó, đồ cổ và mọi thứ khác trong biệt thự bị bọn cán bộ cộng sản khuân đi hết. Khi nhà đã trống trơn, mọi người người mới được phép vô biệt thự trở lại. Nhưng chỉ mấy bữa sau “quân giải phóng” gởi cho cậu Châu một là thơ rất quan trọng “đề nghị” cậu “hiến” căn biệt thự cho chánh phủ cách mạng. Tất nhiên, ông không thể từ chối.
Vậy mà ông cũng vẫn không biết tin tức gì của mẹ. Ông cầu cứu chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, từng là bạn cũ của cha ông. Chủ tịch Thọ phải cho người kiếm mãi mới biết bà ngoại Nhưận bị giam ở Cần Thơ. Như vậy sau một tháng trời, ông mới được tin mẹ. Ông chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đích thân xuống Cần Thơ xin cho bà ra khỏi tù, rồi đưa bà về Sài gòn. Khi được gặp mẹ, ông Châu mới biết “Giải phóng” đã ép bà hiến hết tài sản cho họ, gồm có ruộng đất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, những nhà cho mướn ở Bạc Liêu, nhà may xay gạo ở Còn Thơ… Bây giờ tài sản của ba đã thuộc về của “nhân dân”.
Cậu Châu nói với giọng tức giận:
- Mất hết tài sản, cậu cũng chịu được, vì dù sao bà ngoại cũng đã phải ký để “đang hiến” cho Chánh phủ. Nhưng cậu không thể nào quên được sự tủi nhục khi bọn cán bộ hành hạ bà ngoại trước mặt các con của cậu. Tụi nó la ó với bà ngoại. Tụi nó vô lễ với mợ Hai, không cho vô nhà lấy sữa cho đứa nhỏ. Mấy đứa con cậu sẽ không bao giờ quên được hình ảnh đó.
Mắt tôi cay, miệng tôi đắng, ngồi nghe cậu Châu kể lại chuyện nước nhà sau ngày cộng sản vô Nam. Tôi lau nước mắt bằng hai lòng bàn tay, mà không dám nhìn cậu. Không hiểu tôi mắc cỡ vì ba tôi là một trong những người cộng sản đó, hay tôi cảm thấy thấy tội lỗi vì gia đình tôi chạy thoát nạn trước gia đình cậu Hai.
Lúc đó, cậu mới thú thật với tôi về một chuyện cũ, vào tháng 4 năm 1975, khi đã sẵn sàng rời khỏi Sài gòn, má tôi đến gặp cậu và bà ngoại để hỏi xem gia đình có muốn ra đi không. Cậu nói với gia đình cậu rằng:
- Bà để cho con lấy kẻ thù, nên bây giờ phải bỏ chạy là đúng rồi, mình phải ở lại với dân tộc và đất nước chớ.
Bây giờ thì cậu đã hiểu thể nào là “giải phóng”. Nhưng ông nói rằng việc ở lại cũng có ích, vì các con ông sẽ không bị cộng sản lừa gạt nữa.
Đến đây chúng tôi tạm bỏ qua những buồn phiền đau khổ của riêng ông, mà nói tới cuộc sống mới ở Việt Nam; tiền đổi không kịp trở tay; giá vàng, giá gạo, giá thịt, giá vật dụng, v.v… Tất cả mọi thứ đều tăng giá vùn vụt chỉ trong có mấy tháng trời. Tôi hỏi ông, tôi có thể ghi lại những gì ông vừa nói với tôi không? Ông không những không ngăn cản mà con khuyến khích tôi nên cho Chánh phủ Mỹ hoặc báo chí rõ mọi điều. Đã đến lúc phải cho người Tây phương biết họ ngu ngốc và ngây thơ đến mức nào trong cuộc chiến ở Việt Nam. Henry Kissinger nên mắc cỡ vì đã bị bọn cộng sản qua mặt và lợi dụng trong hội nghị đình chiến ở Paris. Hà Nội đã điều khiển 85% trong thời gian hội nghị.
Sắp đến giờ ăn trưa, tôi đề nghị tôi chạy ra chợ mua thức ăn về làm cơm, những cậu Châu khoát tay, vừa cười vừa nói:
- Cậu gần chết rồi, nên cậu muốn đến một tiệm ăn ở St. Michel mà cậu vẫn thích để được ngồi cùng với người của cậu.
Nói xong, ông ra khỏi giường, kéo tấm màn che lại để thay đồ bên trong. Tôi phải buộc dây giầy cho cậu vì bụng cậu vừa mới rút chỉ còn đau, cậu không thể cúi xuống được. Tôi giúp cậu mặc cái áo choàng ngoài khá nặng. Sau đó, chúng tôi đi bộ tới một tiệm ăn nhỏ ấm cúng. Cậu phải vịn chặt cánh tay tôi để đi cho vững.
Cậu Châu kêu một chai rượu Côte du Rhône. Chúng tôi nhâm nhi ly rượu mà không muốn thời gian đi qua. Tiệm ăn này ở gần khu Sorbonne, khiến cậu nhớ lại quá khứ. Cậu cho biết, nơi đây ngày xưa cậu bắt đầu làm quen với chủ nghĩa cộng sản, mà ba ná cậu cũng đã là cảm tình viên rồi. Sau đó cậu Châu cưới một người vợ cũng có cùng một chí hướng với cậu. Mợ Châu cũng đã bị công an thời ông Thiệu bắt bỏ tù, vì bà ủng hộ Mặt trận giải phóng miền Nam
Với một tâm hồn đau khổ trong một thể xác bịnh hoạn. Cậu Châu lết gót đi bên cạnh tôi để trở về đường Savoie với căn phòng hẩm hiu cậu đang tá túc. Trên đường về, chúng tôi ghé qua một tiệm sách, một tiệm bán đĩa hát và một tiệm bán tranh vẽ. Trời âm u nhiều mây ảm đạm, khiến tôi nghĩ đến nỗi đau khổ mà đồng bào của tôi đang chịu đựng ở trong nước. Tôi muốn về khách sạn, đóng kín cửa để cách biệt với thế giới bên ngoài quên đi nỗi buồn xót xa trong lòng.
Với sự giúp đỡ tận tinh của ông Nguyễn Hữu Thọ, mẹ và vợ con cậu Châu được phép rời khỏi nước Việt Nam để sang đoàn tụ với cậu. Gần một năm sau, cậu Châu từ trần.

*

Tôi mở tung của phòng khách sạn, làm nó đập vô tường, dội trở ra, gây nên một tiếng động lớn. Tôi làm như vậy với mục đích doạ kẻ nào đang ở trong phòng tôi. Nhưng mọi sự đều bình thường, va-li của tôi vẫn ở vị thế khi tôi ra đi. Tuy vậy, tôi vẫn cẩn thận bước vô phòng.
Một bình bông thật lớn, thật đẹp để trên bàn nước ở phòng khách. Ủa! Hôm nay đâu có phải là sinh nhứt tôi! Sinh nhựt Hồ Chí Minh còn những ba tháng nữa mà. Bên cạnh bình bông bằng pha lê, có một tấm thiệp của ông quản lý khách sạn Andre Francois Charriére, viết cho tôi bằng chữ Pháp như sau: “Avec compliments, nous souhaitons de continuer tres agreablement wire séjour au Paris Hilton”.
Đó không phải là cử chỉ xin lỗi chân thành. Hay ông quản lý đã cộng tác với kẻ lục xét đồ đạc của tôi? Tôi không biết nó là cái gì?
Trong khi tôi đang suy nghĩ vẩn vơ, thì Rob bỗng ghé qua. Sau khi tôi chỉ cho Rob bình bông, anh ra dấu cho tôi giữ im lặng,. Rồi anh xem xét kỹ các bông hoa, từ cánh xuống cành. Khi xem hết hoa, ông đổ nước trong bình vô bồn rửa tay để coi bình. Lúc đầu tôi nín thở, chờ xem ông kiếm thấy vật gì trong bình bông. Nhưng đến bông thứ tư thì tôi cười bò ra, vì tôi thấy hài hước quá. Nếu thằng Tây nó có muốn gài máy nghe, thì trong phòng này có cả ngàn chỗ cho nó gài, chớ làm gì mà phải tặng hoa mới có phương tiện gài máy nghe lén? Khi ông đã xem xét xong xuôi, tôi hỏi:
- Anh kiếm cái gì vậy?
Ông đáp nhỏ:
- Tôi nghĩ có thể người ta gài máy nghe lén.
Tôi lắc đầu mà cười ông trùm CIA. Tôi đổ nước vô bình rồi cắm bông trở lại. Tôi hy vọng không có gì thay đổi, để người rình rập không biết. Vừa lúc đó, lại có tiếng gõ của. Thì ra ông Rob vì mải kiếm máy nghe lén nên cũng không cho tôi biết ông xếp của ông ở Paris muốn gặp tôi. Mấy tháng nay ở trong toà đại sứ Mỹ, trong một góc phòng của CIA, người ta hay nhắc tới “ngôi sao” của gián điệp, nên hôm nay ông xếp của ông tại gặp “ngôi sao”.
Cuộc gặp gỡ của chúng tôi ngắn ngủi, ông Andrew muốn biết thêm về Phan Thanh Nam. Mấy ngày trước, Rob đã đem cho một bản kiểm kê nhiều câu hỏi về Phan Thanh Nam, gồm những đặc điểm về thể chất, cá tánh, thói quen, những hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Cái gì có thể làm ông sa ngã. Cái gì làm cho ông phản đảng.