ới giờ ăn chiều mà vẫn chưa thấy ba tôi gọi, nên tôi bảo khách sạn đem đồ ăn lên phòng cho chúng tôi, phòng khi tôi gọi. Đúng như vậy, khi hai mẹ con tôi đang ăn, ba tôi gọi. Ông tỏ ra rất vui vẻ vì đã được gặp nhiều bạn cũ, Nhựt có, Mỹ có. Đó là những người đã ủng hộ ba tôi trong thời chiến. Tôi thầm tự hỏi, loại người Mỹ nào đã làm bạn với ba tôi trong khi nước họ tham chiến ở Việt Nam.
Tôi nghe giọng nói của ba tôi có vẻ mệt mỏi, nên đề nghị sáng mái sẽ gặp lại, để ông có thì giờ nghỉ ngơi. Ba tôi đồng ý ngay. Nhưng đến 10 giờ đêm, ba tôi lại gọi. Tôi tưởng có chuyện gì quan trọng, nhưng không, ba tôi chỉ muốn nói chuyện về gia đình thôi. Tôi hiểu tâm trạng của ba tôi, một người xa gia đình hơn hai chục năm trời, thèm được biết về những người thân mình ở cách quá lâu, đến những chi tiết nhỏ nhặt. Về phần tui muốn biết về chú bác, cậu và các anh các chị bà con đã cùng ba tôi tập kết ra Bắc. Tôi hỏi đến những người bạn trong bưng biền của ông, kể cả “đồng chí” Lê Đức Thọ. Cuối cùng, ba tôi nói về chuyện du lịch. Ông say sưa tả cảnh mặt trời mọc ở Scandinavia. Tôi vui vẻ cho ông biết tôi mơ ước được trở về Mông Cổ. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi tôi lại sao lại “trở về” Mong Cổ. Tôi chậm rãi giải thích:
- Vì con nghĩ, con có má Mông Cổ.
Ông càng ngạc nhiên hơn:
- Tại sao?
- Ba đi rồi, con phải lớn lên một mình với nhiều khó khăn. Con phải tin là con vừa mạnh tinh thần lẫn thể xác. Con có đọc Thành Cát Tư Hãn, con khâm phục ông đó lắm. Con chưa gặp một người Mông Cô nào, nhưng con cảm thấy con gần với họ lắm. Sẽ có một ngày nào đó con sẽ đi thăm viếng cái nước huyền bí đó!
Ba tôi im lặng nghe tôi nói một hơi dài, rồi mới lên tiếng
- Ba lại tin rằng con sẽ mê nước Nga.
Sáng hôm sau, tôi và ba tôi đi “bát phố”. Tôi gởi Lance cho tuỳ viên chính trị của toà đại sứ Mỹ ở Tokyo. Ông hứa sẽ cho Lance đi hồ tắm vào buổi trưa.
Ba tôi được ban tổ chức đại hội cho một người hôh vê luôn luôn theo sát bên cạnh. Anh ta ngồi như một pho tượng bên cạnh tài xế. Mắt anh láo liên như một con báo. Anh rành phố xá Tokyo nên khi biết chúng tôi muốn mua một cây đàn guitar, anh xổ một tràng tiếng Nhật với tài xế. Khi chúng tôi được taxi đưa đến khu Ginza.
Tôi bỗng có linh cảm bị theo dõi. Tôi thầm tự nhủ phải thận trọng, ngó trước coi sau. Thế là tôi có cảm tưởng mình là điệp viên thứ thiệt. Tôi sử dụng ngay “kinh nghiệm của một điệp viên”. Kinh nghiệm của tôi là những kinh nghiệm học được trong những cuốn tiểu thuyết và phim ảnh gián điệp. Hồi đó, tôi thích đọc sách của nhà văn Sidney Sheldon. Sau nhiều lần ngó nhanh, liếc nhìn về phía sau, tôi thấy có một người đàn ông da trắng, ăn mặc sang trọng, đi theo chúng tôi. Khi chúng tôi bước vào tiệm bán đàn, ông ta cũng vào theo. Sau khi ba tôi mua đàn, chẳng vào một tiệm giải khát, người đàn ông cũng theo vào, nhưng không mua nước uống.
Khi ba tôi ngỏ ý muốn mua đồ chơi cho con nít, tôi mới biết tôi có một người chị nuôi cỡ tuổi tôi. Cha mẹ cũng tập kết ra Bắc. Nhưng không biết tại sao cả hai đều chết, rồi ba tôi nhận nuôi chị ở Hà Nội. Chị được ba tôi gởi đi học kỹ sư ở Liên Xô, cũng thời với anh Khôi, anh Trung, và chị Thu Vân. Ba tôi gả chồng chị cùng một năm tôi Iập gia đình với John. Nhưng tôi chưa hỏi gì thêm về người chị nuôi, thì đã thấy người đàn ông da trắng lúc nãy lại xuất hiện. Lần này tôi quyết định nhìn rõ ông hơn. Tôi thấy ông có đôi mắt sắc bén mầu xanh, da trắng bạch như dân Âu châu. Tôi đoán ông ta là thằng Tây, hay là một nhân viên KGB. Khi thấy tôi lại gần, ông lẳng lặng bỏ đi. Khi ông ra khỏi tiệm, tôi mới biết ba tôi cũng để ý đến người ấy. Ông nói nhỏ với tôi:
- Ba nghĩ mình bị theo dõi!
Tôi đùa:
- Người của ba hay của con theo dõi?
Ba tôi có vẻ ngạc nhiên, nhưng không nói gì.
Sau đó chúng tôi trở về khách sạn của ba, tôi về khách sạn của tôi. Ba muốn tôi trở lại sau giờ ba tôi ăn trưa với những người trong phái đoàn; ba sẽ không ngủ trưa hôm đó.
Hai giờ, tôi trở lại khách sạn Prince để gặp ba tôi. Khi vào phòng ông, tôi thấy ông đang ngồi cạnh một xấp giấy, trông giống thẻ căn cước, nhưng lớn hơn. Tôi tò mò cầm một thẻ lên coi thì biết rằng đó là giấy gọi nhập ngũ của Mỹ. Giấy này đã gởi đi vào tháng 7 năm 1969 cho một thanh niên 19 tuổi.
Lúc đầu, tôi nghĩ đây là thẻ động viên của một người lính tử trận. Tôi bỗng nghe một niềm thương cảm tràn ngập trong lòng. Chết cho tổ quốc là một vinh dự. Nhưng tình thương ấy bị dập tắt ngay khi ba tôi cho biết những thẻ động viên mà ba tôi đang để trên mặt bàn là những thẻ của những tên phản chiến, chúng nhận được lệnh nhập ngũ thì bỏ trốn, rồi gởi những thẻ trên đến toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Tôi giận điên người khi biết chúng là những tên phản quốc. Như đổ thêm dầu vào lửa, ba tôi vui vẻ nói:
- Điều đó chứng tỏ rằng Mỹ đã sai lầm khi tham chiến ở Việt Nam.
Tôi chưa cần phân tích xem Mỹ sai lầm ở chỗ nào, nhưng tôi nhận ra một sự thật làm tan nát tim tôi. Đó là sự ngăn cách giữa hai cha con tôi quá lớn. Chúng tôi gặp nhau chỉ để xa nhau mà thôi. Mỗi người đã quyết định tiếp tục đi con đường riêng của mình. Lẽ thường ở đời, ai không muốn ngả theo phe thắng để mưu cầu danh lợi cho riêng mình. Nhưng tôi thì không, tôi nhất định đi con đường của tôi. Không bao giờ tôi phản lại quốc gia, phản lại lý tưởng mà gia đình tôi đã đi theo. Vì lý tưởng, em trai tôi đã chết khi mỗi chập chững bước vào binh nghiệp.
Tôi nghiêm giọng nói với ba tôi:
- Hạng người phản chiến này chỉ là những tên phản quốc, hèn nhát, nên mới gởi những thẻ quân dịch này cho kẻ thù.
Ba tôi lắc đầu:
- Mỹ nhảy vào Việt Nam là một sai lầm to lớn. Những người Mỹ trẻ này đã sáng suốt nhận ra như vậy.
Tôi cãi:
- Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ có một sai lầm tai hại và trách. Đó là việc họ Vietnamization để rút bớt quân, mặc một mình quân lực Việt Nam Cộng hoà chiến đấu chống Bắc Việt, trong khi Bắc Việt vẫn được Liên Xô và Tàu Cộng tiếp tay. Sự sai lầm này do các chính trị gia xa lông của Mỹ chủ xướng. Họ ngay thẳng, thật thà, làm sao hiểu nói cái lưu manh của cộng sản. Vậy khi Liên Xô và Tàu Cộng viện trợ khí giới cho các du kích của Mặt trận giải phóng giết đồng bào, thì có chính nghĩa không?
Ba tôi chưa kịp có ý kiến gì, tôi đã nói tiếp:
- Cuộc chiến này sai bét vì người Việt lại giết người Việt!
Trong khi tôi nói thao thao, ba tôi ngồi làm thinh, nên chính tôi cũng thấy tội nghiệp ông. Tôi thầm công nhận, ông hiền khó.
Ông dịu dàng nói:
- Ba không muốn tranh luận với con gái cưng của ba. Vì ba không bao giờ muốn thay đổi cách suy nghĩ của con. Nếu con hài lòng với niềm tin của con, tức là con đang có hạnh phúc. Cha mẹ nào mà không muốn con cái mình có hạnh phúc. Đối với ba, gia đình rất đáng quý.
Ba tôi nói dịu dàng như vậy, má tôi vẫn khiêu chiến:
- Nhưng đảng của ba còn đáng quý hơn tụi con!
Ba tôi chậm rãi:
- Đất nước trên hết đối với ba. Con can đảm, con đã tự lập, con cho con được. Con OK.
Nói xong hai chữ “OK” ba tôi cười vui vẻ. Thấy ông vui, tôi trả lời:
- Tất cả người dân miền Nam cũng đã OK. Vợ của ba, con cái của ba đều là hình ảnh của người dân miền Nam sống đơn sơ và hạnh phúc. Chúng con không có gì khác biệt với mọi người. Những nhu cầu, những mơ ước của chúng con đều là nhu cầu và mơ ước của hàng triệu dân miền Nam, và mọi người đã OK, cho đến ngày Hà Nội đem quân xâm chiếm miền Nam.
Ba tôi tôi gật đầu:
- Ba biết rõ những nhu cầu của người miền Nam. Ba hứa sẽ cố gắng đem sức mình để đáp ứng những nhu cầu đó.
Tôi chưa kịp nói gì thêm, ông đã đề nghị:
- Mình nói chuyện khác đi, con.
Tôi đến ngồi cạnh ông, rồi ôm chặt lấy ông. Ba tôi cho biết đêm qua ông thức quá nửa đêm để ngắm hình gia đình. Ông khen các cháu ngoại của ông “đẹp như tiên”. Cuối cùng, ông ngỏ ý muốn má tôi về ở với ông.
Chúng tôi bàn tánh cách thức và lịch trình đưa má tôi đi Paris. Nhiệm vụ của tôi là phải xin giấy thông hành cho má. Lúc ấy, bà chưa có giấy tờ gì hết, ngoài chứng chỉ nhập cảnh tỵ nạn cộng sản. Nhiệm vụ của ba tôi có phần khó hơn một chút. Ông phải xin giấy nhập cảnh Pháp. Ba tôi sẽ phải nhờ một vài người bạn Cộng sản Pháp đang làm trong Bộ ngoại giao ở Paris.
Chúng tôi đang bàn tánh, thì anh thông ngôn gõ cửa mời ba tôi đi ăn trưa. Ba tôi ngỏ ý muốn ăn ngày ở trong phòng, nhưng anh cho biết hôm nay ba tôi có khách. Đó là phái đoàn của đạo Quaker từ Mỹ sang. Họ muốn gặp ông đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam.
*
Tôi vẫn có thôi quen viết nhật ký, nhất là vào thời gian đi gặp ba tôi. Mọi việc xảy ra quá nhanh, nhiều khi như một cơn bão nếu không ghi lại làm sao tôi có thể nhớ hết được. Chính nhờ những dòng nhật ký này mà tôi hiểu được ba tôi, một nhà ái quốc chân chính, nhưng đã đi lầm đường. Bao nhiêu công sức của ông đóng góp cho đất nước đã biến thành công dã tràng.
Hồi nhỏ, năm 1972 tôi bỗng nhận được thư của ba tôi gởi từ Ý, khi ông đang đi công tác. Thơ này được một người bạn ở Paris chuyển cho tôi. Thơ viết như sau:
“Con yêu quý, ba rất hãnh diện về gia đình ta. Tất cả đối với ba đều đáng quý và đáng phục Ba rất thương má đã một mình nuôi sáu đứa con trong suốt 18 năm trời ròng rá. Ba thường trách ba, vì ba mà người vợ chung thuỷ và can đảm phi thường của ba phải sống đơn chiếc trong một quê hương nhiều xáo trộn, điêu linh… Đối với các con, ba vẫn mơ ước được trực tiếp săn sóc, dậy dỗ cho từng đứa. Vậy mà ba đã bỏ rơi các con, mặc cho các con lớn lên một mình với nhiều thử thách gay go. Ba chẳng bao giờ có thể quên được cái chết của Hải Vân.Ba vẫn tin rằng gia đình ta sẽ có một ngày đoàn tụ, ngày ấy không xa. Mới đây, nhận được thơ con, ba cứ thẫn thờ như người đi trong mộng, không làm được việc gì hết. Suốt đêm ba mơ thấy con sang Moscow thăm ba. Rồi ba nhớ lại chuyện đã qua. Nhớ lại ngày ba ra đi, mà mới có 37 tuổi, con mới lên 9, Hải Vân 6 tuổi. Hoà Bình 2, con Minh Tâm vừa tròn 3 tháng.Hải Vân rất thông minh, ba con nhớ hồi nó mới 4 tuổi, một đêm ba bơi xuồng đưa nó ra giữa sông Ong Vèo để chỉ cho nó tên các ngôi sao. Bỗng nó chỉ mặt trăng mà hỏi ba có biết tại sao tối nay chỉ có một nửa mặt trăng không? Ba trả lời là ba không biết, thì nó nói nó đã bẻ làm hai, một nửa vẫn ở trên trời, còn một nửa nó ném xuống sông.Lúc đó, em con đã cho ba thấy nó có khiếu về âm nhạc. Cho tới nay, ba vẫn nhớ những ngón tay bé nhỏ của nó lướt trên mấy phím đàn mandoline mà ông ngoại đã cho các con. Ba không ngờ em con lại vắn số như vậy. Bây giờ, má các con còn có thể đi thăm mộ Hải Vân hàng tuần, còn được tự do khóc thương nó, còn được nói lên nỗi đau đớn cũng như đắng cay vì mất nó, má con cũng còn có thể đốt cho nó nén nhang. Trong khi đó, ba không có thể làm được, chỉ âm thầm giấu nỗi đau của sự mất mát trong lòng. Ba không sao quên được gương mặt tươi roi rói đầy sự sống của em con và bên tai ba vẫn văng vòẳg nghe tiếng cười của nó…”Hai mươi năm trước, ba tôi ra đi và hứa hai năm sẽ trở về, nhưng tình hình đất nước mỗi ngày một thay đổi, khiến gia đình tôi phải chịu đựng cảnh chia cách, không những chia cách về không gian mà còn chia cách cả về tư tưởng nữa. Nhưng tôi tin ba tôi không bao giờ có ý định dụ dỗ tôi hoặc thuyết phục nghiêng về phía cộng sản. Vì thế, khi muốn đả kích cộng sản Việt Nam, tôi cùng phải biết “vuốt mặt mà nể mũi”, lựa lời để ba tôi khỏi buồn hay chạm tự ái.
Khi cờ đỏ sao vàng bay trên nên trời miền Nam, ba tôi cho đó là ngày trở về. Nhưng ngày đó lại chính là ngày gia đình chẳng phải bỏ nước ra đi.
Ba tôi nhắc đi nhắc lại với tôi rằng:
- Người Việt Nam đã tái lập hòa bình, đã tự nắm lấy vận mạng và tương lai của đất nước mình. Bấy giờ là lúc chúng ta hàn gắn lại những vết thương do chiến tranh gây nên, để dựng lại quê cha đất tổ. Đây không phải là trách nhiệm của riêng đảng, mà là của tất cả những người yêu chuộng hoà bình ở Việt Nam. Ai ai cũng phải đóng góp vào chương trình này. Ba của của con là một trong những người được giao phó nhiệm vụ này.
Nghe ba tôi nói như vậy, tôi thầm tội nghiệp cho ông, vì tôi biết cái mà ba tôi gọi là tự do, chỉ là bánh vẽ nhằm lừa bịp mọi người. Ba tôi sẽ thất vọng.
Có lẽ vì xa chúng tôi đã lâu ngày, nên ba tôi có mặc cảm tình cha con phai lạt, nên cứ nhắc nhở;
- Hãy thương ba! Hay chung thuỷ với ba như con chung thuỷ với dân tộc Việt Nam.
Trước khi ba tôi rồi Tokyo để bay qua Pháp, chúng tôi đã được sống những ngày thần tiên trên đất nước lạ hoắc này. Trong khi nói chuyện với ông, tôi phải hết sức giữ ý giữ tứ, và lựa lời khỏi làm mất lòng ông. Chẳng hạn, nếu tôi chửi cộng sản nhiều quá, tôi có thể gặp phản ứng mạnh của ông, vì tôi đã xúc phạm tới “tôn giáo” của ông. Ở các nước tự do, chúng ta tôn trọng tín ngưỡng của nhau, vậy tốt nhất, tôi không nên đả động gì tói “tín ngưỡng” của ba tôi.
Vì ba tôi đã coi chú nghĩa cộng sản như một thứ “tôn giáo”, mà ông lại là người rất “ngoan đạo”, nên tôi biết, tôi không thể để ông đào thoát ở lại vùng tự do với gia đình. Tôi nghĩ đến người anh có tâm hồn nghệ sĩ, phóng khoáng của tôi, đó là anh Khôi. Tôi đã mấy lần xa xôi thăm dò ý kiến của ba tôi về “âm mưu” này, ông im lặng, cái im lặng thuận tình mà không dám nói ra. Thế là tôi thầm biết rằng ba tôi cũng muốn anh tôi ra khỏi Việt Nam; trường hợp này, tốt nhứt cho ba tôi là không thấy, không nghe, không nói, là tạm ổn cho ông.
Anh tôi sẽ ra đi băng cách nào? Tôi nói chuyện với Rob Hall, một nhân viên của CIA hiện đang có mặt ở Tokyo. Tôi đề nghị CIA tuyển mộ anh, với điều kiện là phải đưa anh sang Mỹ một thời gian ngắn. Vì chuyện này liên quan đến tính mạng của anh, nên tôi phải hết sức thận trọng. Tôi muốn làm chủ tình hình hơn là để CIA làm theo dự tính của họ. Nếu họ làm theo ý họ, tôi sẽ trở thành đui và điếc, mà đã đui và điếc thì làm sao cứu được con trai của một cán bộ cao cấp cộng sản.
Tôi cho Rob Hall biết ý định của tôi và yêu cầu ông giúp tôi. Tôi muốn viết cho anh Khôi một lá thơ, thì CIA miễn cưỡng bằng lòng. Sau đó, ông cho biết viên kỹ sư của CIA sẽ gởi một kính để đọc “micro dot” vào một máy tinh, trong đó sẽ gồm cả những lời chỉ dẫn để đọc “micro film”. Lúc đầu, viên kỹ sư có ý định bỏ micro film trong một máy chụp hình, nhưng tôi không chịu, vì sợ rằng cán bộ cộng sản sẽ ăn cắp mắt máy hình, thì cuốn phim bí mật cũng mất theo luôn. Tôi đề nghị thay thế cái máy hình bằng một máy tinh, vì lúc đó (năm 1975) chưa có cán bộ nào biết ssử dụng máy tính. Loại này chỉ dành riêng cho các kỹ sư. Họ đồng ý. Chúng tôi bắt tay ngay vào làm việc ngày đêm không nghỉ.
Tôi viết đi viết lại một cách thận trọng nhưng rõ ràng một bức thư, cho anh Khôi biết những gì em gái của anh có thể làm được, nhằm giải thoát anh khỏi chế độ cộng sản. Tuy nhiên, mọi quyết định vẫn ở trong tay anh. Cuối thư, tôi viết cho anh như sau:
“Em chỉ giúp anh đào thoát, đưa anh đến bến tự do, nếu anh muốn. Quyền quyết định là của anh. Em cũng xin nói để anh rõ, chúng mình không làm chuyện này vì đồng tiền, mà cũng không muốn anh phản quốc. Em chỉ muốn anh được sống trong tự do sau cuộc đời còn lại với má và chúng em“.Những lời nhắn kín ấy, tôi giấu kín trong những dòng nhạc đã mua cho anh ở phố Ginza mấy ngày sau khi ba tôi và tôi cho anh cây đàn guitar.
Khi đưa bị đưa máy tính cho ba tôi đem về Việt Nam, tôi cẩn thận hỏi xem ba tôi có bị xét hành lý không, thì ông vui vẻ cho biết:
- Không, con à. Không ai xét túi của ba đâu.
Dù tôi cũng phải thận trọng, vì chuyện này có thể đe doạ tính mạng của anh tôi, và tai tiếng của ba tôi.
Bây giờ tôi đã có thể thảnh thơi viết cho anh một bức thơ thường của em viết cho anh. Đây cũng là bức thơ đầu tiên tôi viết cho anh, kể từ ngày tôi mò mẫm từng chữ trong quyển tập vỡ lòng vào năm 1954. Tôi cho anh biết, má tôi hay nhắc tới “thẳng con yêu quý của má” hồi mới lên 5, lên 5. Với những kỷ niệm nho nhỏ này, tôi đã cố gắng tìm cách chỉ dẫn cho anh mò ra cái bí mật mà đứa em tinh quái này gởi về cho anh. Tôi bóng gió cho anh biết trong cái máy tính, giữa những sợi dây chằng chịt có một vết đặc biệt mà anh phải cố tìm ra. Tôi nhắc lại chuyện ngày xưa, viết một câu như sau:
“Anh có nhỏ hồi anh 6 tuổi, ba cho anh một cây harmonica, anh đã làm gì ngay đêm đó không? Em muốn anh hãy làm như vậy sau khi nhận được cái máy tính này”
Tôi cầu Trời khấn Phật cho anh có đủ trí khôn và trí nhớ để biết tôi nhắc lại chuyện anh lấy dao cậy cây harmonica coi bên trong có gì mà phát ra những âm thanh thánh thót như vậy. Nếu anh cũng làm như vậy với cái máy tính, anh sẽ biết tôi đang hợp tác với một nhõm người có thể giúp anh trốn khỏi Việt Nam qua Mỹ. Tôi cũng dặn anh là từ nay nếu nhận được quà ở anh phải tìm ngày những tin mật tôi giấu trong món quà liên quan đến sự sống còn và tự do của anh. Chớ tôi sẽ không bao giờ gởi quà cáp mà không có giấu bí mật trong đó.
Ngày ba tôi rời Tokyo đi Paris cũng là ngày tôi và Lance lên đường trở về Hawaii để sửa soạn cho ngày hội ngộ của ba má tại thủ đô ánh sáng, mà cũng là thù đô của một nước đã từng dầy xéo, đô hộ nước tôi suốt một trăm năm trời