Năm 1960 ông ngoại tôi qua đời. Trong gia đình, sự ra đi vĩnh viên của một người thân yêu ảnh hưởng đến mỗi người một khác. Bà ngoại tôi thương tiếc cho ông không được thấy mặt người con trai trước khi nhắm mắt. Má tôi ân hận là chưa có điều kiện để báo hiếu thì cha đã ra đi. Dì Bảy ước mơng cuộc tổng tuyển cử hai miền Nam-Bắc thành hình để ông tôi không hiểu lầm “cách mạng” nữa. Tôi thì ân hận đã không chịu đấm lưng ông hơn năm phút. Trăm lần như một, tôi cứ kêu mỏi rồi bỏ đi chơi, rồi kêu đứa khác thay thế. Vậy mà không bao giờ ông giận.Ông ra đi, tôi có cảm tưởng như rồi đây không còn trăng sao nữa, con sông trước nhà sẽ cạn, chim hết hót, đời sẽ hết vui. Tất cả chúng tôi đã dựa và trông cậy vào ông để được che chở, để được yêu thương. Bà con xa gần đến tiễn ông, để an ủi nỗi đau thương ngập trời của chúng tôi.Quan tài của ông đặt ở phòng khách, nơi ông hay ngồi nhìn kênh rạch, chờ mong con cháu về thăm.Trong sự mất mất kinh hoàng đó, gia đình tôi cũng mất đi tình đoàn kết. Bên ngoài, tất cả mọi người cũng vẫn một vành khăn tang, nhưng lòng mỗi người đã hướng một ngả khác nhau. Má tôi khóc, bà ngoại khóc, cả nhà đều khóc… Mới có mấy ngày thôi, trông má tôi gia đi cả trăm tuổi. Mất ông ngoại, tôi đau đớn tận tim gan, nhưng tôi không khóc được.Sau đám tang, ai về nhà nấy. Hai chị Kim, Cương trở lên Sài gòn đi học. Nhà tôi trở nên vắng vẻ, im lặng một cách lạ thường. Má tôi thức khuya hơn. Có đêm tôi thức giấc nửa khuya, còn thấy má vừa may vừa khóc. Ban ngày, không ai dám nhắc tới ông ngoại. Tôi cũng giấu kín niềm đau đó bằng cách không để tang, vì sợ có người hỏi tôi để tang ai, làm sao tôi thốt ra rằng: ”Ông ngoại tôi mất rồi!”.Kể từ ngày ông ngoại tôi ra đi, bao nhiêu đổi thay dồn dập. Tôi không nhớ là trước đó má tôi có đi chùa không, nhưng bây giờ bà thường tới chùa Cây Bàng. Tóc bà đã trở thành muối tiêu: tánh tình bỗng khó khăn hơn với chị em chúng tôi. Trong khi đó, sức khoẻ của bà ngoại tôi sa sút hẳn đi. Còn dì Bảy và các chị con cậu Tư Diệp hăng say hoạt động cho Mặt trận hơn, vì không còn ai ngăn cản. Dì để cán bộ Việt Cộng tự do sử dụng đất nhà. Bà ngoại không dám có ý kiến gì khi họ hội họp ngay trong trang trại của mình, vì đối với bà Mặt trận là con cháu của bà. Tinh mẹ bao giờ cũng bao la như trời, như biển. Đã vậy, bà còn nâng đỡ, quý mến tất cả những gì do con cháu của bà tạo ra. Ông ngoại không còn nữa, là mất đi một chướng ngại cho những cán bộ Việt Cộng. Với sự khuyến khích của dì Bảy, nhà ngoại tôi đã trở thành cái ổ chứa Việt Cộng, để họ hội họp, một mảnh đất hoàn toàn tự do để đào tạo cán bộ của “xã hội chủ nghĩaa” trong tương lai. Nhiều lần, tôi bắt gặp họ hội họp ngay trong phòng mà ông ngoại tôi thường ngồi hút thuốc khi còn sống.Chị Thuận nói, miệng tôi “ăn mắm ăn muối, nói đâu có đó” vì tôi giận dì Bảy cứ chứa chấp Việt Cộng mà không nghĩ tới hậu quả hành động của dì: có ngày Quốc gia sẽ thụt canon sập nhà. Nhưng một hôm, ngày sân gạch nhà của bà ngoại bị bỏ bom. Dì Bảy phải đem bà ngoại ra chợ Bang Thạch ở đậu nhà của ông cả Phú; mỗi ngày dì Bảy tới lui thăm nom bà. Khi nào bà nhớ nhà thì dì rước về ban ngày, rồi ban đêm đưa bà ra ở nhà ông cả Phú. Bà ngoại không chịu ra chợ ở với má. Rồi sau đó bà nói, chết sống bà cũng trở về nhà của bà.Bà ngoại bị lao phổi nên thường phải đi bác sĩ ngoài Cần Thơ. Một buổi chiều thứ sáu, dì Bảy kêu tôi về Bang Thạch để sáng thứ bảy đưa bà đi bác sĩ. Tối hôm đó, trong khi dì Bảy nấu tấm heo, tôi lùi mấy cái hạt mít trong lò lửa ở ngoài sân, bỗng có một cán bộ từ ngoài ruộng đi vô. Sau khi anh ta nói mấy lời với dì Bảy thì kêu tôi theo anh và một anh cán bộ khác, vô xóm trên để coi chiếu bóng ngoài trời. Nghe giọng anh, tôi biết đây là mệnh lịnh, không thể từ chối được, nên đành vô nhà thay quần áo, mặc một bộ bà ba đen cho vui lòng mọi người. Mà thật, lúc tôi trở ra sân, dì Bảy nhìn tôi hài lòng. Từ ngày ông ngoại qua đời, tôi không còn đồng minh nữa, nên không dám cãi lại mấy người bà con Việt Cộng. Trước khi chúng tôi ra khỏi nhà, dì Bảy căn dặn tôi: “Cháu phải ăn nói đàng hoàng lễ phép nghen. Mấy trăm con mắt chăm chú vô con gái của ba cháu đó”.Chúng tôi giữ im lặng một đỗi đường dài dưới ánh trăng. Hai người cán bộ đi nhẹ nhàng như lướt trên cỏ, vì đêm là thế giới của Việt Cộng. Tôi chỉ nghe có tiếng thở hổn hển của tôi trong bầu không khí im lặng và nặng nế đó. Vừa đi tôi vừa nghĩ đến cuộc đời làm cách mạng của ba tôi và các cậu của tôi. Họ đã hy sinh cả tuổi xuân để bảo vệ đất nước. Họ đã dọc ngang khắp đất nước để mưu tìm hạnh phúc cho toàn dân. Nhưng tôi không tin vào chủ thuyết cộng sản là lối thoát cho đất nước. Có lẽ tôi lẩm bẩm nói hơi lớn, nên một người quay lại hỏi tôi nói gì. Tôi vội trả lời là tôi đã mỏi chân. Họ cho biết là sắp tôi nơi.Thì ra buổi chiếu bóng đêm đó là chiếu phim từ Hà Nội gởi vào do các “đồng chí Cuba” thực hiện. Tôi không nhớ chủ đề của phim. Phim nói đến tình hữu nghị giữa Hà Nội và các nước anh em trên thế giới. Có đoạn chiều Hồ Chí Minh hàn huyên với Mao Trạch Đông. Có đoạn tả lại cuộc đi thăm của phái đoàn Liên Xô tới Hà Nội. Những vòng tay ân ái, những cái hôn xa lạ từ bên kia đại dương, những bàn tay nắm chặt, những nụ cười thân thiết, với mục đích tuyên truyền, dụ dỗ các anh du kích Việt Cộng ngây thơ, khờ khạo. Lại có cảnh hàng ngàn công nhân trong các hãng xưởng ở Nam Tư chào đón Hồ Chí Minh trong chuyến công du của ông hồi 1957; cảnh nông dân ở Mông Cổ, ở Bắc Hàn, Đông Đức, và Cuba… vỗ tay chào mừng ông Hồ. Những hình ảnh ấy muốn cho người ta thấy ông Hồ được sự ủng hộ nồng nhiệt của dân tộc “bạn”.Đó là đêm “học tập chánh trị” lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của tôi. Sau đó, hai anh cán bộ dẫn đường đưa tôi về nhà bà tôi. Theo phép Iịch sự, tôi mời họ vô nhà uống nước, nhưng cả hai đều từ chối, viện cớ vấn đề an ninh buộc họ phải trở lại mật khu. Họ bỏ một tôi một mình ở ven ruộng. Tôi sợ hết hồn, vì chung quanh tôi toàn là mồ mả, nhưng không dám nói ra, sợ bị chê là thỏ đế. Sau mặt trời lặn là tôi không bao giờ dám léo hánh ra đường, chớ ffừng nói tới ra ven ruộng. Trong lúc sợ hãi, tôi chợt nhớ tới lối “bắt quyết” khi gặp ma. Mấy người em bà con của má tôi bày, là mình phải nắm hai ngón tay cái thật chặt vô lòng bàn tay rồi chạy. Tôi làm theo lời họ, rồi chạy bán sống bán chết về nhà. Tới cửa, tôi hấp tấp tông vô, chớ không mở cửa một cách từ tốn. Tôi té nhào xuống đất, làm mấy người đang hội họp bí mật trong nhà hoảng hốt. Tôi nghĩ họ sợ tôi hơn tôi sợ ma. Như cỗ máy, những người có mặt, như: dì Bảy cùng các chị Yvonne, Thảo, Hồng Nga, Hoàng Mai và mấy người cán bộ tôi chưa gặp, nhảy ra khỏi bàn họp lẹ như những người biết khinh công ở trong các chuyện võ hiệp. Căn nhà nhỏ im lặng như tờ. Tất cả các con mắt đổ dồn vào tôi. Rồi nhận ra ngay đứa con nít sợ ma, họ liền ngồi trở lại bàn họp, trong khi tôi mắc cỡ vô cùng.Làng Long Thạnh như cái nôi đã ru ngủ, vỗ về chúng tôi, nay đã trở thành một cái ổ của Việt Cộng. Họ đến, họ đi, họ mở lối riêng, không dùng những con đường mòn quen thuộc. Họ luông tuồng trong mảnh vườn của ông bà tôi như bày thú sút chuồng vô trật tự. Những đổi thay đó làm tôi đau lòng xót xa. Hồi còn nhỏ, tôi đã có cảm tưởng đất đai của ông bà tôi rất thiêng liêng, có linh hồn riêng của nó, có hơi thở hoà cùng nhịp tim của gia đình chúng tôi. Giờ đây, dưới chế độ Cộng sản, mảnh đất thiêng liêng ấy chắc đã tan hoang. Nhưng tôi vẫn hy vọng cái miễu Thổ Thần vẫn còn đó, để ông che chở miếng đất của ông bà ngoại tôi. Sở dĩ tôi có niềm tin ấy, vì bà ngoại tôi cứ chiều đến là ra miễu Thổ Thần đốt nhang. Không sót một buổi chiều nào! Tôi không biết bà khấn vái những gì, nhưng lần nào bà cũng chùi nước mắt bằng vạt áo, rồi kính cẩn cắm ba cây nhang vào cái lư hương bằng sành mầu xanh có hình con rồng.Đường về Long Thạnh càng ngày càng nguy hiểm cho xe và hành khách. Mìn nổ giữa đường từ Cần Thơ xuống Cà Mau rất thường xuyên. Không biết bao nhiêu người đã chết, thương tích, què giò, cụt tay. Vậy mà chị em tôi vẫn về Bang Thạch thăm ngoại. Mỗi lần thấy chúng tôi, bà hay nói: “Tụi con về cho căn nhà này vui”.Chúng tôi dù sợ mìn giữa đường cũng không nỡ bỏ bà một mình hiu quạnh, nên giả đui, giả điếc để về vườn thăm bà ngoại. Phá hoại là chủ trương của những người “chống Mỹ cứu nước”; còn chuyện về thăm bà là bổn phận của chúng tôi.Bà tôi muốn nghe chuyện tình hình ở ngoài chợ. Có lần bà hỏi chúng tôi có phải một bà lớn ở Sài gòn đã cho tay sai đốt nhà dân để bán tôn vì bà ta có một xuống làm tôn. Khu nhà bị đốt ấy về sau Chánh phủ phá xây một trường trung học cho con em dân Khánh Hội không phải đi xa.Bà cũng hay hỏi về ba tôi và các cậu. Tôi biết bà vẫn nuôi hy vọng con trai, con rể và cháu của bà sẽ trở về trong vinh quang, để bù lại những năm dài chờ đợi. Thay tôi tỏ vẻ không tin tưởng, bà khuyên tôi nên kiên nhẫn, rồi sẽ có ngày gặp ba tôi. Sau khi nghe bà khuyên như vậy, tôi tội nghiệp bà ngoại tôi vô cùng. Bàn tay của bà không mềm như tay của bà ngoại Nhuận trên Sài gòn. Nhưng hai bàn tay của bà đem tình thương lại cho chúng tôi và che chở chúng tôi trước những tai hoạ bất cứ rừ đâu đến. Hai bàn tay chai cứng ấy đã đùm bọc mẹ con chúng tôi trong lúc khó khăn, đơn độc này. Bấy giờ bà già yếu, chỉ trong cậy vào dì Bảy.Tôi mong các chị bà con cán bộ của tôi buông tha tôi, quên tôi đi, đừng tìm cách níu kéo tôi vào tổ chức của họ. Một hôm, tôi đến Bang Thạch nhân ngày giỗ đầu tiên của ông ngoại. Chị Thảo hay trước hỏi tôi có thấy truyền đơn dân trong lớp của tôi không. Tôi biết ngay là chị và chị Yvonne đã nhúng tay vào việc rải truyền đơn trong lớp. Tôi dại dột, khờ khạo kể cho hai chị nghe về phản ứng thuận lợi của một đám học trò đã lén đọc truyền đơn. Thế là, hai chị khuyến khích tôi gia nhập Mặt trận. Chị Thảo nói:- Dung ơi, bây giờ đất nước cần em. Bây giờ là lúc chị em mình phải phục vụ cho quê hương, tổ quốc.Chị Yvonne nói thêm:- Lương tâm của một người yêu nước là biết chọn con đường đúng nên theo. Dung đừng bỏ lỡ cơ hội.Tôi thẳng thắn nói ngay:- Chị có biết mấy trái mìn mà các đồng chí của các chị gài ở ngoài lộ đã làm em mất hết tin tưởng vào cách mạng của mấy chị không?Tôi đã nói huỵch toẹt như vậy, mà chị Thảo vẫn cố gắng thuyết phục tôi:- Em thông minh, em sẽ là một cán bộ hăng say, có trình độ, có hoàn cảnh thuận lợi trong trường.Nhưng tôi vẫn từ chối:- Em không mất công, mất tiền, mất thì giờ học luyện thi, vào được trường Phan Thanh Giản, để trở thành một cán bộ giết người, chị biết không?Chị Yvonne không còn kiên nhẫn với tôi nữa, nên đứng dậy ôm củi đi vô nhà, vừa đi vừa nói:- Tuỳ mấy người.Đêm đó tôi tưởng hai chị tôi đã hết hy vọng vào con em cứng đầu này rồi, nên trong bụng cũng thấy mừng. Nhưng khi mọi người cùng ngồi ăn cơm, hai chị lại tìm cách thuyết phục tôi. Họ rủ tôi ra ngoài bồ lúa, yêu cầu tôi bỏ thêm truyền đơn vào lớp học. Tôi từ chối ngay, những chị Thảo vẫn nói:- Truyền đơn sẽ được bỏ trong hộc tủ của con bạn thân nhất của em cuối tuần này. Làm ơn đừng cho nó biết để nó lấy ra kịp thời.Tôi bỗng giận hai chị sôi gan. Tại sao hai chị lại muốn hại bạn thân của tôi? Nhưng tôi cố dằn lòng, vui vẻ hỏi:- Bạn thân của em là đứa nào vậy?- Con Hiệp! - Chị Thảo đáp ngay với giọng cười đắc ý.Sáng sớm thứ hai, tôi mau mau tôi trường sớm trước mọi người, nói dối với chú Hai gác gian là tuần này tới phải quản lớp. Sau đó, tôi chạy như bay vô lớp, tới ngay bàn chị Hiệp, mở ngăn ra. Tôi thấy ngay một xấp giấy mầu xanh dầy cộm chừng ba phân tây. Tôi vội bỏ cả xấp vô cặp da của tôi, rồi đi thẳng ra cổng trường. Tim tôi đập liên hồi. Hai bàn tay tôi ướt nhẹp, vì trước của trường là một đồn Công an. Tôi cố giữ vẻ mặt bình tĩnh, đi nhanh tới hẻm Ông Cả Đài để đến một nhà nuôi cá tra. Nơi đây có cầu tiêu công cộng cho dân xóm nghèo. Tôi vào nhà cầu, để xấp truyền đơn chung với đống giấy vệ sinh rồi không biết bỏ ở đâu.Khi tôi và chị Thuận đậu vào trường Phan ThanhGiản, gia đình tôi coi đó là một thành công lớn, mở đầu cho con đường học ván của chúng tôi sau này. Nhưng tôi tự biết tôi thua xa Hải Vân em của tôi, dù nó kém tôi hai lớp. Nhiều bài toàn, tôi phải nhờ nó giải giùm. Khi Hải Vân thi vào Đệ thất Phan Thanh Giản, nó rất tự tin. Khi tôi hỏi nó về mấy bài thi, nó thản nhiên:- em biết em làm dùng nhiều hơn sai.Quả nhiên Hải Vân trúng tuyển với hạng cao. Tôi hãnh diện về đứa em dễ thương, thông minh lạ thường. Bốn tháng sau khi Hải Vân học trường Phan Thanh Giản, chị Thảo tìm cách thân thiện với nó hơn trước. Chị hay nói chuyện với nó. Tôi nói chặn và dặn dò chị:- Chị để yên cho nó học. Chị xui nó làm bậy, em méc má, và luôn cái vụ chị cắt tóc.Hải Vân không thích tôi bảo vệ nó như gà mẹ bảo vệ gà con, nói với tôi:- Chị lo cho chị đi, để em lo cho em.Sự thật, tôi tin là em tôi có thể đối phó với các chị Việt Cộng của tôi. Nó sẵn sàng từ chối bất cứ điều gì có thể làm cho má tôi đau lòng. Nhưng tôi cũng không quên rằng chúng tôi đều là con của một lãnh tụ trong Mặt trận giải phóng miền Nam: tủi nó lại nghĩ rằng nó có bổn phận nối gót cha. Vì vậy, đằng sau ót của tôi, không nhiều thì ít, cũng lo về Hải Vân.Ba tôi tập kết khi Hải Vân mỗi sáu tuổi. Ba tôi dậy emvà chỉ cho em từng tên của các vì sao trên trời. Má và chị em tôi rất vui mừng là nó khôn trước tuổi; không ai xúi dại Hải Vân được.Để tránh nanh vuốt của Việt Cộng, má đưa Hải Vân lên Sài gòn ở với chị Kim, chị Cương để đi học, dù lên Sài gòn em không được học trường công, mà phải đóng tiền cho em đi học