Người dịch: Trần văn Nuôi
Chương 3

     gồi tựa vào đệm xe để tới gặp Clancy ở thị trấn Baverly. Ông Stoyte nghĩ có lẽ ông khó ở từ vài ba tuần nay rồi. Sáng sáng thức dậy, ông thấy bần thần lười biếng, dường như đầu óc ông mụ mẫm đi. Obispo nói đó là một cơn “cúm hụt” và mỗi tối, bắt ông uống nhiều thuốc viên. Chẳng thấy đỡ chút nào. Mà còn thêm chuyện Virginia. Em bé trở nên kỳ quặc. Em ngồi đó, chẳng để ý đến chuyện gì và khi có ai hỏi câu gì đó, em giật thót người, hỏi lại câu vừa hỏi. Cô bé này hỏng từ ngày cô gần gũi với thằng khốn kiếp Peter Boone. Cô nói chuyện suốt buổi với nó, rủ đi bơi, nhìn kính hiển vi với nó. Có cái gì trong kính hiển vi ấy? Em bé đòi xem kính hiển vi, trời ạ! Những chuyện đó xảy ra đột ngột quá, trước đây ít lâu, cô nào có để ý tới hắn. Cô đối xử với hắn như đối với một con chó bự - dễ thương vậy thôi. Ta vỗ về vào đầu nó một cái và khi nó ngoe nguẩy đuôi, ta chuyển sang chuyện khác. Chẳng hiểu ra làm sao. Nếu quả cô yêu Peter thật thì ông sẽ ném thằng khốn kiếp qua cửa sổ ngay. Nhưng không. Cô chăm sóc hắn như kiểu chăm sóc một con chó nòi hiền lành mà thôi. Làm sao lại nổi khùng với một con bé khi nó bảo con chó nòi hiền lành cho nó xem kính iển vi chứ! Thật điên đầu, không sao hiểu nổi nữa.
Có một điều rất rõ là Bé em trở nên thân thiết với ông quá cái mức ông nghĩ lúc đầu. Lúc đầu ông chỉ có ý định tóm lấy cô, sờ nắn người cô, ăn thịt cô. Ông thích cô vì người cô thơm và ấm, cô trẻ còn ông thì già, cô ngây thơ còn ông thì quá mệt mỏi, chỉ cô ngây thơ là còn kích động được ông thôi.
Lúc đầu chỉ có vậy, nhưng chuyện khác đã xảy ra. Bé em hiền dịu, Bé em ngây thơ mơn mởn. Cái đó không chỉ kích thích mà thôi, mà nó còn có tác động kỳ lạ. Nó làm cho ông cảm thấy như ông đương xuân, như ông vừa hớp xong một ly Wishky vậy. Chưa hết nó còn làm cho ông cảm thấy mình là người phúc hậu nhất trên đời, như ông đang ở trong nhà thờ nghe cha giảng, hay như ông vừa làm việc thiện, ông vừa cho bé gái một con búp bê nó thích. Huống gì Virginia không phải là cô bé gái bất kỳ nào, Virginia là bé gái riêng của ông. Phu nhân Stoyte không có con, lúc sinh thời bà buồn lắm, nhưng thế tại hóa hay. Nếu có con gái nó lại giống ông - cả nhà Stoyte người nào cũng ụt ịt - hoặc giống bà - cái đó còn tệ hơn. Còn Virginia đây thì mọi cái đâu vào đấy, mọi cái đều “nghiêm chỉnh”. Khi có cô bên cạnh, ông cảm thấy đời cũng đáng sống, chả cần phải đi qua cuộc đời này mà hỏi: “Để làm gì nhỉ”. Cái lý của mọi sự ở ngay trước mặt ông, đội cái mũ lính thuỷ xinh xinh, hoặc là mặc áo dạ hội dát đầy kim cương vàng ngọc đến dự đêm vui với các bạn trong ngành xinê Hollywood. Đấy cái lý nó ở đấy!
Thế mà rồi … người ta cướp mất lý do cuộc sống của ông. Bé em không con như xưa nữa. Bé em đi đâu? Tại sao? Tại sao bỏ ông lại một mình. Ông rất già, tấm bia mộ chỉ màu trắng đang chờ ông dưới kia.
“Có chuyện gì vậy Bé em?”, nhiều lần ông hỏi. Ông đã chán ngấy, chẳng còn muốn giận hờn, dọa nạt gì hết, ông chỉ muốn Bé em đừng đi mất. “Có chuyện gì vậy Bé em?”.
Cô lặng thinh nhìn ông như nhìn hàng ngàn cây số, ở đâu đó, rồi cô nói: Chẳng có gì hết, cô vẫn khỏe, chẳng có gì thắc mắc. Không, ông không thể làm gì hơn được, vì những gì cô cần, thì ông đã cho cô đủ rồi và cô lấy làm sung sướng…
Ông bèn làm như tình cờ nhắc đến tới Peter, cô thản nhiên như không, nói: Ồ, cô thích Peter lắm. Peter là một chàng trai tốt, hơi đần một chút, Peter làm có tức cười, cô thích cười…
- Nhưng mà Bé em ạ, em không còn như trước nữa.-Ông nói mà giọng nghe nghẹn ngào tắc tị. Ông đau khổ thật sự - Bé em không còn là Bé em nữa…
Câu trả lời vẫn là: Lạ thật, cô không thấy cô thay đổi chút nào.
Lại trở lại từ đầu: Chuyện càng tìm hiểu càng trở nên mù mịt. Cho nên khi cơn bần thần buổi sáng đã qua, ông thường quát mắng đầy tớ, thô lỗ với anh Ăng lê và nổi khùng lên với thằng khốn kiếp Obispo. Ông ăn chẳng thấy ngon miệng, tim ông đập dồn, ông thấy nhói trong dạ dày. Có lần đau quá, ông tưởng bị viêm ruột thừa, nhưng Obispo nói đó là chứng “cúm hụt”. Ông nổi xung, ông nói hắn chĩ là tên lang băm mạt hạng không chữa nổi một chuyện nhỏ như vậy. Obispo hứa trong vòng hai ba ngày nữa sẽ chữa cho ông khỏi.
Chìm sâu trong thắc mắc bực dọc như vậy. Ông Stoyt bảo tài xế chạy dọc con đường ngoằn ngoèo vượt đồi Beverly và phía Đông (Clancy ở Hollywood, dọc đại lộ Santa Monica).
Sáng nay, Clancy gọi điện thoại cho ông. Nghe kiểu nói úp mở những tên người nhắc lấp lửng, ông đoán chắc là công việc trôi chảy. Đúng thế, Clancy và “các bạn” đã mua được gần hết phần đất tốt trong thung lũng San Felipe. Giá lúc khác, thì ông Stoyte đã nhảy cẫng lên vì vui sướng, nhưng hôm nay cái chuyện ngồi không mà vơ được một hai triệu đô la chẳng làm ông bận tâm mảy may: Trong cái thế giới ông bị dồn tới, tiền triệu chả đi đến đâu cả. Triệu triệu cũng không làm ông bớt đau khổ. Nỗi đau khổ của một người già mệt mỏi, bị bỏ rơi, một người chẳng có mục đích sống nào ngoài bản thân mình, chẳng có gì ngoài quyền lợi của riêng mình, không bạn bè thân thuộc ngoài một cô gái làm nhân tình, làm vợ bé, một cô gái được khao khát thèm muốn si mê đến cuồng dại. Và thế rồi, cô gái ông hy vọng có thể đem tới một ý nghĩa cho đời ông, cô ấy bắt đầu biến đổi.
Luôn ám ảnh trong đầu ông là bóng dáng sảnh đường hình tròn bằng cẩm thạch, nhóm tượng mà Rodin tạc cho sự thèm muốn, tấm bia mộ chí khắc dòng chữ: Joseph Panton Stoyte, sinh ngày… mất ngày cùng với dòng chữ ấy, ông nhìn thấy một dòng chữ khác, màu trang kim trên viền đen: “Điều khủng khiếp nhất đời là rơi vào tay vị Chúa còn sống”.
Clancy báo tin vui chiến thắng bằng một giọng mưu sĩ. Hắn thì thầm: Tin mừng! Trong vài năm nữa ông sẽ giàu thêm một triệu đô la. Nhưng những triệu đô la đang ở trong một thế giới, còn ông già đau khổ, sợ sệt thì ở một thế giới khác không có đường ăn thông giữa hai thế giới ấy.

Truyện Vị bá tước thứ năm của giòng họ Hauberk Lời giới thiệu Phần thứ nhất - Chương một Chương hai Chương ba Chương bốn Chương năm Chương sáu Chương bảy Chương tám Chương chín Chương mười Chương mười một Chương mười hai PHẦN II - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 !!!15430_15.htm!!! Đã xem 11602 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Người dịch: Trần văn Nuôi
Chương 2

--!!tach_noi_dung!!--
     áng hôm sau ngủ tới mười giờ. Virginia mới thức giấc, nắm dài trên giường, đầu tựa gối, cô đau đớn thấy mình sống dậy giữa đời thường nhật, xa rời thung lũng đêm và những cái chết trong đêm. Cô đã chết, đã biến thành một kẻ khác trong cuộc tình và bây giờ cô trở lại là cô, mệt mỏi rã rời, là Virginia cùng bác Jo, Virginia yêu Đức Mẹ từ nhỏ. Và thế là tình thế mới đã đến.
Kể từ nay cô chơi nước đôi với bác Jo không chỉ bằng những câu nói dối vụn vặt mà lần này là cố tình, có hệ thống. Và không chỉ với bác Jo, với Peter cũng thế. Cô nói chuyện với anh suốt ngày, đưa đẩy, tình tứ, để bác Jo đừng nghi Sig. Nhưng cô cũng thích bác Jo nghi ngờ Sig về một chuyện gì đó và mong có ngày bác Jo nện cho hắn một cú đấm vào giữa quai hàm, cho hắn đi đời nhà hắn. Rất thích thế! Nhưng trong khi chờ đợi, cô vẫn che chở hắn.
 Thế đấy. Bây giờ thì cô lừa dối tất, vâng, lừa dối. Biết như vậy rồi cô thấy buồn và xấu hổ, cô không còn đùa giỡn với mọi sự như trước đây được nữa? Cô tỉnh táo lại, cô thấy mình có lỗi, cô quyết không tái phạm. Nhưng cô vẫn tái phạm, bởi vì tái phạm làm cho cô thấy lần trước cô không có lỗi, lần này mới là có lỗi.
Cứ như vậy, cô không dám nhìn Đức Mẹ nữa. Hơn một tuần nay bức màn nhung trắng luôn luôn buông trước ngôi nhà búp bê thiêng liêng. Nhưng khi thằng khốn nạn Sig xuất hiện, cô thấy choáng váng, cô thấy như xương xẩu cô biến thành cao su và trước khi hiểu mình đang đi tới đâu thì chuyện ấy lại xảy ra. Nhưng cô nghĩ tình trạng này không thể kéo dài, một ngày nào đó, cô sẽ nói vào mặt Sig: “Mày hãy cút đi!”. Nhưng từ đây tới đó thì chưa biết khi nào?
Virginia mở mắt, luyến tiếc nhìn cái điện thờ, giữa hai khung cửa sổ và hai tấm màn nhung che khuất kho báu bên trong, chiếc mũ triều thiên bằng vàng, những vòng ngọc bích, cái áo choàng bằng lụa xanh, gương mặt dịu hiền, đôi tay bé xíu chắp lại. Virginia thở dài não ruột.
Suốt sáng nay, ông Stoyte bận rộn ở Lăng Beverley. Rất trái ý. bởi ông không ưa nghĩa địa, dù là nghĩa địa của ông. Nhưng bổn phận của cái nghề hốt bạc là rất thiêng liêng. Công việc làm buộc phải hy sinh những thành kiến cá nhân. Mà công việc làm ăn ở đây… Lăng Beverley chính là cơ sở kinh doanh bất động sản lớn nhất vùng. Khu đất mua trong thời chiến tranh giá chỉ một ngàn hai trăm đô la một hec ta. Trang bị cơ sở (kể cả đường sá, lăng tẩm, tháp tro, tượng đài…) tốn khoảng hai mươi ngàn đô la một héc ta. Ngày nay, mỗi hecta nhượng lại cho thân chủ xây mộ, trị giá khoảng bốn trăm ngàn đô la. Các lô đất bán ra nhanh đến mức số vốn ban đầu đã hoàn đủ. Từ giờ trở đi là lãi trơn, lãi tròn, là kém tinh chất. Tất nhiên khi dân số tăng nhanh như hiện nay ở Los Angeles, thì chất kem ngày càng béo bở. Dân cư Los Angeles tăng chủ yếu do số người già về hưu, rút khỏi thương trường từ các bang khác ở Hoa Kỳ tới nghỉ ngơi, an trí. Số dân này đem và cho Lăng Beverly món lợi khổng lồ.
Cho nên sáng nay khi Charlie Habakkuk gọi điện thoại mời ông sang bàn kế hoạch mở rộng và tu bổ Lăng, thì ông Stoyte nghĩ không thể từ chối được. Ống phải làm phận sự. Suốt buổi sáng, ngồi trong phòng làm việc việc của Charlie trên đỉnh tháp Phục sinh, hai người vừa hút xì gà vừa tranh cãi. Charlie khoa tay múa chân, thở khói ra đằng mồm lẫn đằng mũi và ông ta nói, ôi, ông ta nói! Giống như những gã Digan đầu đội mũ đỏ ở chợ trời cố nài nỉ anh mua cho bằng được những tấm thảm Đông phương, Charlie nói và nói.
- Thôi khỏi rao hàng! - Ông Stoyte cắt ngang,- Anh quên cái Lăng này của tôi sao?
Charlie trợn mắt nhìn ông Stoyte.
- Rao hàng? Phải rao hàng chứ! Không thì làm sao đơn xin sang nhượng đưa tới tấp như vậy? Bây giờ thì phải mở rộng. Thêm đất, thêm nhà, thêm tiện nghi. To lớn hơn, bề thế hơn? Dịch vụ, tiến bộ kỹ thuật.
Ở trên đỉnh tháp Phục sinh, Charlie triển khai các đề án. Mở rộng gồm có khu Thi sĩ. Sẽ nhận các nhà văn có cỡ. (Kể cả các nhà văn chuyện viết quảng cáo, các tay này thường giàu có và họ thích được chôn chung với các tác giả cỡ lớn). Ở đây sẽ dựng Thánh đường Westminter nhỏ. Thêm hai lò thiêu mới. Một hệ thống phát thanh mới. Ban Wurlilzer- Vĩnh cửu hơn nhàm. Có thể ghi băng một số ca khúc thời danh, xen kẽ vở nhã ca. Rồi những áng văn lâm ly kiểu Lời kêu gọi Gettysburg (1) xen với “Hãy cười đi, cười đi, thế giới sẽ cười theo bạn”.
Rồi cái đề án của ông về hầm mộ Lạy Chúa đề án duy nhất của ông. Hang động nhiều và rộng.
- Ông Stoyte từng thấy hang động ở Carlsbad, ở bang Virginia rồi chứ? Mà đấy chỉ là loại hang thiên nhiên. Còn đây là hầm mộ, như kiểu của các người tử vì đạo ở thời xưa. Lạy Chúa, phải khai thác ý nghĩa tử vì đạo. Ta sẽ dựng một thánh đường tử vì đạo với nhóm tượng các nữ tuẫn đạo giữa bày sư tử. Những Người đàn bà trần truồng giữa bầy sư tử! Tượng Thánh giá chẳng hấp dẫn ai, còn như nhóm tượng này, ông nghĩ sao, ông Stoyte! Sởn tóc gáy!
Ông Stoyte chán ngấy, ngồi lim dim chẳng muốn nghe gì nữa hết. Ông chán ngấy bởi dù sao cái nghĩa địa cũng gợi nghĩ tới cái chết bởi chắc chắn là người ta sẽ chôn ông nơi đó, trong lăng dưới chân chiếc tượng nụ hôn của Rodin. Hầm mộ với Westsminter mini chẳng làm ông bận tâm, ông ậm ừ gật đầu và cuối cùng phê. Mọi thứ đều được, trừ Thánh đường Tử vì đạo. Ông biết chắc thiên hạ sẽ rất thích, nhưng ông từ chối, Charlie biết, không phải cái gì anh ta cũng đúng hết.
- Chuẩn bị bản đồ và dự đoán cho mọi thứ, trừ chuyện tử vì đạo. Không, tôi không muốn có tử vì đạo!
Gần muốn khóc, Charlie năn nỉ ông hãy đồng ý cho một con sư tử thôi, và một nữ Đồng trinh thôi, tay trói quặt sau lưng. Cộng với dây thừng bao giờ cũng làm cho công chúng hồi hộp. Hai hay ba nữ Đồng trinh càng tốt. nhưng một thôi, cũng được.
- Một thôi, ông Stoyle ạ! - Ổng van nài, tay chắp lại như sắp cầu kinh. - Một thôi!
Ông Stoyte nhất định lắc đầu:
- Không có tử vì đạo ở đây! - Và ông vứt mẩu xì gà đứng lên.
Năm phút sau. Charlie tâm sự với cô thư ký. Thiên hạ sao mà vô ơn. Sao mà ngu ngốc! Nhưng lão Jo sáng nay dường như có điều gì, dường như lão đang mệt. Rồi một ngày nào tới đây, chính là ông - Charlie - ông sẽ lấy làm sung sướng mà chôn lão, tít bên dưới kia, cạnh tháp tro, vùi dưới ba thước đất. Thế là xong đời lão.
Chú thích:
(1) Bài diễn văn do Tổng thống Lincoln đọc nhân dịp khai mạc nghĩa trang quốc gia ở Gettysburg năm 1863, trong chiến tranh Nam Bắc ở Mỹ
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau, Nguyễn Học, Ct.Ly
Nguồn: casau
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 25 tháng 2 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--