Người dịch: Trần văn Nuôi
Chương 7

     ái máy mài điện xoay tít tờ giấy nhám trên tấm ván với tiếng rít chói tai. Ông Propter nghiêng người trên bàn mộc, mải làm việc nên ông không nghe tiếng chân Peter đang tiến tới sau lưng. Nửa phút trôi qua, chàng đứng lặng nhìn ông già đảy tới đảy lui tấm ván trước mặt. Mùn gỗ bám trên đôi mày rậm và một vết dầu dính trên mặt ông. Nhìn trộm một lúc rồi Peter lên tiếng.
Ông già ngẩng lên, tắt máy mỉm cười:
- Peter đấy ư? Hãy giúp một tay làm cho xong cái ghế này. A mà quên, cậu đang đau tim kia mà, cái bệnh thấp khớp tai quái.
Peter đỏ mặt, anh vẫn thường mặc cảm với sự lóng ngóng của mình:
- Ông không bắt tôi chạy thi bốn trăm mét chứ? Tôi làm việc được mà. - Anh nói và xắn tay áo.
- Được không?
- Được quá đi chứ!
- Vậy thì tôi thu dụng cậu. Mà không, tôi nhận cậu vào chân thợ dự bị.
Peter cảm động. Anh biết rằng ông lão coi anh như con, như cậu học trò yêu. Hai người lặng lẽ làm việc, anh đánh bóng tấm ván còn ông Propter thì khoan mộng Anh gợi chuyện quyển sách anh vừa mới đọc của giáo sư Pearl viết về dân số. Mười sáu cư dân trên một ki lô mét vuông diện tích hành tinh. Tức là sáu héc ta một đầu người. Bỏ đi ba héc ta hoang can, còn lại ba héc ta đất trồng. Với phương tiện canh tác trung bình một người có thể sống nhờ nông sản trên một héc ta. Còn dư đến hai héc ta. Vậy mà một phần ba dân số trên trái đất - thế giới thứ ba như người ta thường gọi - vẫn bị đói. Thế là thế nào?
- Tôi ngỡ là cậu đã tìm ra câu trả lời ở Tây Ban Nha?
Jeremy cười lắc đầu. Ông Propter chỉ tay ra thung lũng.
- Đất đai khí hậu vùng này, nhất là sang năm khi nước tưới về tới, thì mọi sự đều có thể làm được tất! Một thị trấn độ một ngàn dân, với độ một ngàn năm trăm héc ta đất đai, và một ít hợp tác xà sản xuất, hợp tác xã tiêu thụ, vùng này hoàn toàn có thể tự túc về lương thục. Độ hai phần ba nhu cầu khác được sản xuất tại chỗ. Một số sản phẩm phụ để đổi chác những gì còn thiếu. Có thể tràn ngập lãnh thổ bằng những thị trấn nhỏ kiểu đó không? Nếu như… - Ông già cười buồn - Nếu như các ngân hàng lớn cho vay và nếu ta có đủ người thông minh, đạo đức để làm cho chính quyền dân chủ hoạt động. Chắc chắn là ta không được ngân hàng cho phép vay. Vì chắc ta cũng chẳng tìm được những ngườí có khả năng.
Ông Propter nói thêm. - Tiến hành công tác xã hội bằng đội ngũ những người bất tài là điều rất tai hại. Hãy thử xem các cộng đồng do Robert Owen thành lập, và nhiều người nữa… cà chục cuộc thử nghiệm rồi, đều thất bại. Vì sao? Vì không có cán bộ. Lạc quan tếu là thế.
- Ta không được phép lạc quan sao? - Peter hỏi.
Ông Propter mỉm cười:
- Có người đặt máy bơm để hút nước trong một cái giếng sâu hai mươi mét (1). Cậu nghĩ sao về người ấy? Anh ta lạc quan ư?
- Đấy là một thằng ngốc.
- Tôi cũng nghĩ thế. Tập hợp một đám bát nháo vả hy vọng tổ chức được một cơ cấu xã hội tốt hơn, đấy không phải là lạc quan mà là ngu dốt.
Im lặng một lúc rồi Peter nói:
- Như tôi, nghĩ cho cùng cũng là một thằng lạc quau đấy chứ?
- Lạc quan ở một phía nhưng lại bi quan ở một phía.
- Thí dụ?
- Trước tiên, lạc quan trong vấn đề cải tạo xã hội, khi nghĩ rằng cái thiện có thể sản xuất hàng loạt. Cái thiện là một sản phẩm tinh thần, chỉ có thể sản xuất đơn chiếc. Tất nhiên khi con người không nhìn ra cái thiếu, cùng chẳng muốn làm việc cho cái thiện thì dù có cơ sở xã hội gì gì đi nữa, cái thiện cũng không xuất hiện được. Đấy!
- Thế còn bi quan ở mặt nào?
- Ở mặt nhận định và bản chất con người.
Peter ngạc nhiên:
- Về bản chất con người, tôi nghĩ là tôi quả lạc quan đấy chứ?
- Cậu lạc quan ở chỗ nghĩ rằng với tầm cỡ hiện nay, con người có thể kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Không thể được đâu, họ không làm nổi đâu. Nhưng cậu lại không tin rằng con người có thể vượt qua tầm cỡ con người. Nói chung lạc quan và bi quan của cậu đều có chỗ ngồi trong các tôn giáo lớn đấy. Đây nhé. Sách Tân ước nói gì? Nghe bi quan lắm.!. “Nhiều kẻ được gọi nhưng ít kẻ được nhận… Kẻ không có gì cũng sẽ bị tước nốt những gì nó có.
Bởi ta nói với các con cuộc đời nghèo cực các con đang sống đây, rồi cũng sẽ bị mất đi… Không có đường lên nước trời cho những kẻ không được thẳng ngay được như các Thày cả và các Thày chủ tế”. Thày cả và chủ tế là ai? Là các công dân ưu tú, là trí thức trụ cột của xã hội. Người bình thường làm sao hơn được họ. Mặc dù vậy và chinh vì vậy, mà Chúa Jesu đã gọi họ là một ổ rắn độc (Tội nghiệp cho tiến sĩ Mulge! Ông ta mà gặp Chúa cứu thế chắc ông ta rầu lắm! ) Đấy mặt bi quan của bài học Kinh thánh. Kinh Phật, Kinh Ấn giáo cũng vậy, tuy có hệ thống hơn, uyên bác hơn. Chúng sinh cỡ trung bình, loại làng nhàng, chẳng còn hy vọng gì ở nước trời nữa đầu: Họ đã bị lên án!
- Ở các nhà thờ Tân giáo cũng chẳng hơn gì. Peter nói.
- Chẳng hơn gì thật. Chút ít nhân văn đầu thế kỷ 20 thêm thắt vào giáo lý cứu rỗi của thế kỷ 19. Chủ nghĩa nhân văn không công nhận cuộc sống đời đời, còn giáo lý cứu rỗi bác bỏ thuyết nhân quả và cho rằng có một vị ở trên trời tha thứ hết, thu xếp hết. Nhà thờ tôn giáo giống như gia đình chồng ăn mặn vợ ăn chay, nhưng họ vét sạch đĩa chẳng để lại tí nào cho con cái.
Ông Propter dừng một lúc rồi cười nói:
- Hãy gieo, rồi các con sẽ gặt! Các con không báng bổ Chúa - Nhưng từ lâu rồi, câu chuyện nhân bản ấy, loài người chẳng thèm nghe nói tới nữa. Họ bất chấp bản chất sự vật, họ nghĩ có thể tùy tiện làm gì cũng được. Lắm lúc tôi muốn viết giúp họ một quyển sách, kiểu sách dạy nấu ăn, nhan đề: “Một trăm lẻ một cách thức bảng bổ Chúa”. Tôi sẽ viện ra một trăm lẻ một bằng chứng rút ra từ lịch sử và từ xã hội hiện đại để chứng minh cho họ thấy: Cứ nhắm mắt làm liều không quan tâm tới thực tế thì rồi sẽ hỏng kiểu đấy. Theo như hiện tình bây giờ, quyển sách sẽ chia thành nhiều phần, ví dụ như: “Cách báng bổ Chúa trong Nông nghiệp”, “Cách báng bổ Chúa trong Chinh trị”, “Cách báng bổ Chúa trong Giáo dục”, “Cách báng bổ Chúa trong Triết học”, “Cách báng bổ Chúa trong các vấn đề Kinh tế” vân… vân… Đấy sẽ là một quyền sách nhỏ thú vị. Nhưng đọc chắc mệt - Ông Propter nói thêm.
Chú thích
(1) Bơm ly tâm chỉ hút được nước ở độ sâu 7 mét, nếu sâu hơn nữa phải dùng các loại bơm cao áp