Người dịch: Trần văn Nuôi
Chương mười hai

     eremy nhìn đồng hồ. Đã nửa đêm, 12 giờ kém ba phút. Ông gấp tập thơ Wordsworth đặt lên đầu nằm - ông tiếc là tập Felicia bị Obipso tước mất. Ông gỡ kính. Đôi mắt không còn được sáu diop rưỡi hỗ trợ, liền trở thành một thứ tuyệt vọng của cơ thể. Không còn kính, đôi mắt ông giống như đôi cá lờn nhờn bị vớt ra khỏi mặt nước. Rồi đèn tắt và ông có cảm giác đôi cá lại được một bàn tay nhân từ thả vào bể nước.
Jeremy ngáp dài dưới tấm chăn. Qua một ngày kỳ lạ! Bây giờ thì tạ ơn Chúa, cái giường này chính là thiên đường đây. Giấc ngủ, nàng tiên sủng ái của thượng đế đang thò đầu qua chiếc giường vàng. Nhưng chiếc chăn lại là chăn vải, chứ không phải là chăn len. Hơi tồi so với cung cách ngôi nhà này. Ngôi nhà này đầy những Greco mà chăn thì là chăn vải. Bức “Đóng đinh Thánh Pie” quả là một cái máy dễ sợ. Đẹp không thua bức “Lên trời” giữ ở Tolede - tiện thể nói luôn là đã bị một quả bom phát xit tiêu diệt. Để chứng minh rằng khi người ta quan trọng hoá cái gì thì y như rằng cái đó hỏng. Nhưng dù sao, ông gi à Propter cũng có lý. Con người ấy trông oai thật! Nhiều đường nét của người thuỷ thủ già (1). Ông sẽ viết thư kể cho mẹ nghe về ông già này, người khách hay đấm ngực trong ngày lễ cưới (2), có lẽ ông ta nên đấm ngực nhiều hơn nữa khi ông vung ra những ý nghĩ hết sức táo bạo của ông “Tiện nghi tối thiểu và bất tiện nghi tối thiểu” (kiểu bất tiện nghi trong các tập dâm thư Felicia và “Một trăm hai mươi ngày”. Giọng nói của ông quà có sức thuyết phục. Người thủy thử già không những thôi miên người bằng ánh mắt mà còn bằng chiếc kèn đồng của ông ta. Tất nhiên người đời không dễ dàng để cho ông lật đổ những thuận tiện và bất tiện trong cuộc sống động vật của họ, không để ông đưa tôn giáo qua ngưỡng cửa gia đinh. “Nhà ở của người Ăng lê là lâu đài của họ”. Thế mà lạ thay, cái lâu đài của một anh chàng Mẽo lại trở thành ngôi nhà của ông già Ăng lê này. Ngôi nhà trí tuệ. Cũng giống nó, tư tưởng của ông ta không có lối ra, nó ngoằn ngoèo như con sâu đo, nó như… Jeremy thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ nhàng.
--- & ---
Trong một căn buồng khác của lâu đài. Peter Bonne cũng đang thức. Anh ta không muốn ngủ. Anh ta đang phân tích về khoa học và cụ Propter, về công bằng xã hội, về sự vĩnh hằng, rồi về Virginia, về chính nghĩa chống phát xít.
“Cuộc đi tìm chân lý một cách vô tư…(Vô tư đối với một người làm công tác sinh học, câu ấy quả khó nói). Còn đối với chủ nghĩa xã hội thì hẳn rồi, chân lý phải là “Nhân loại” là “Hạnh phúc tối đa cho số đông tối đa” là “Tiến bộ”… Nhưng dù sao, anh vẫn cảm thấy mình là một kẻ có đạo. Ngay cả thời kỹ chiến đấu ở Tây Ban Nha. Ngay cả trong vấn đề Virginia…
Trở lại câu chuyện truy tìm chân lý. Ông Propter nói có lý. Sinh học và các khoa học khác đều chỉ là sự truy tìm. Một khía cạnh của chàn lý. Mà, thật một nửa, tức là dối. Vậy thì trong lúc ta vẫn tin ở một nửa sự thật ta đang nắm, ta phải hết sức vô tư đi tìm cái nửa sự thật còn lại. Ta có đủ sức không? Trong khi chờ đợi thì Virginia…
“Anh không thể yêu em đến thế, nếu như anh không yêu… cái gì nữa nhỉ?”. Cho đến nay “Cái gì nữa nhỉ”. Đối với anh tức là sinh học là chủ nghĩa xã hội.
Đôi mắt kia xanh lơ, trong suốt, đôi môi kia… Đôi môi kia thì ngây thơ. Nàng dễ thương làm sao, đầy biệt nhãn đối với anh. Anh nhớ lại lúc tối, khi anh hỏi thăm tình hình bác Jo thì nàng ghé tai anh thì thầm:
- Đừng nói nữa. Bác Jo nghe được lại buồn. Ông bác sĩ vừa mới khám cho bác bằng cái ống nghe, dường như bác làm sao ấy mà có khi cũng chẳng làm sao cả.
Không những đẹp. có duyên, ngây thơ mà còn ý tứ, còn biết lo cho người khác nữa. Và nàng tỏ ra quan tâm đến anh suốt một buổi tối, hỏi anh về công việc, kể cho anh nghe về cái thời trẻ, khi nàng sống ở Dregon, nàng yêu cầu anh kể chuyện gia đình anh… Sau cùng thì ông Stoyte tới ngồi cạnh hai người - im lặng, mặt sa sầm như sắp nổi cơn bão, Anh ném cho nàng một cái nhìn dò hỏi, nàng ném trả anh một cái nhìn trợn trừng nó có nghĩa: “Thôi, đi đi”. Và một cái nhìn khác đầy van lơn xin lỗi anh, khi anh đứng lên chào tạm biệt. Cái nhìn thông cảm, hiền lành, âu yếm, chỉ nghĩ tới đó anh đã muốn khóc. Anh khóc thật, lòng tràn đầy hạnh phúc trong bóng đêm.
--- & ---
Đục vào trong tường giữa hai chiếc cửa số là một cái khoang, có lẽ ngày xưa dùng làm tủ sách. Nhưng vì Virginia không mấy ưa sách, cái khoang được trang bị thành một cái trang thờ, che bằng đôi rèm nhung trắng (trong căn buồng này mọi thứ đều trắng) (3). Trong trang thờ, Thánh Mẫu Đồng Trinh đứng bên nhành huệ trắng, mặc áo bằng lụa thật, đầu đội mũ triều thiêu bằng vàng ròng, đeo sáu xâu chuỗi ngọc bích quanh cổ.
Vigirnia mặc bộ đồ pyjama trắng, chân trần, quỳ trước ngôi nhà búp bê thiêng liêng, đọc kinh chiều, cô thấy tối nay dường như Thánh mẫu có vẻ đặc biệt hiền lành phúc hậu.
Ngày mai - cô nghĩ bụng sáng ban mai, cô sẽ xuống dưới nhà nhờ bà hầu phòng giúp khâu một cái áo khoác bằng lụa xanh cho Đức Mẹ. Một cái áo khoác lụa, đằng trước đính cúc vàng - không, một sợi dây chuyền vàng hay hơn, buộc hờ, buông thõng xuống tới chân Đức Mẹ. Ồ! Đấy mới là hết ý! Cô muốn trời sáng ngay lặp tức để cô bắt đầu cắt áo.
Lời nguyện sau cùng đọc xong, Virginia làm dấu thánh, đứng lên. Mắt tình cờ nhìn xuống, cô nhận ra ra mất chỗ bong sơn ở hai ngón chân trái. Một phút sau, cô đã ngồi bệt xuống đất, cạnh giường, chân phải duỗi thẳng, chân kia co lại, chuẩn bị tô sơn. Cạnh cô là cái chai đã mở nút, tay cô cầm cái cọ nhỏ. Mùi cồn xông lên nồng nặc át hẳn mùi nước hoa “Chọc giận” cô xức trên người.
Nhớ lại lúc bác Jo đẩy sầm cửa bước vào, cô lại thấy rùng mình, kích động. Rồi khi nghĩ tới Sig với cái ống nghe, chiếc môi trên của cô từ từ nhếch lên thành một nụ cười tinh nghịch. Rồi quyển sách kia - đáng đời bác Jo - Sig tới đọc cho cô nghe từng đoạn từng đoạn. Rồi giữa những đoạn đọc to, Sig tự cho quyền ưu tiên tới ôm chặt lấy cô, cái ấy cũng đáng kiếp bác Jo, ai bảo đi rình rập cô.
Cô nhớ những lúc cô trừng trị Sig. Không phải vì những điều vi phạm, bởi cái đó là đáng đời cho bác Jo (chỉ sau khi bị tấn công, cô mới thấy là đáng đời bác Jo). Cô thấy những điều Sig tự cho phép làm, nhưng điều ấy quả là tuyệt. Về phương diện này, bác Jo chả đi đến đâu - thật ra có thể nói là bác Jo đi giật lùi, dưới con số không nhé. Bác chẳng bằng ai cho nên khi bác đã qua cái cầu đó thì bất cứ ai kha khá một chút đều làm cô thoả mãn. Không, cô không ghét chuyện bác Jo lắm, cô ghét kiểu làm của bác. Bác chẳng coi cô ra gì cả. Bờm xờm, lúc thường chẳng nói làm gì, lúc ôm ấp hẳn hoi, bác cũng cười cợt, coi cô như gái đứng đường không bằng. Chẳng chút văn hoá, chẳng chút lịch sự gì cả. Chỉ có kiểu cười cười và những chuyện tục tĩu. Có thể là khi đã đời rồi người ta hay thế, nhưng cô không thích.
Cho nên khi nghe đọc quyển sách kia và gần một gã đàn ông quyến rũ như Sig thì cô thấy quả là nên thơ thật. Nên thơ như trong xinê ấy, dưới ánh trăng, trong điệu nhạc Swing, lắc lư, với những cái hôn hít để rồi cuối cùng, người ta không thấy là mình đã phạm tội, điều làm cho Đức Mẹ Đồng trinh buồn lòng lắm… Virginia thở dài não ruột và lập tức gương mặt cô liền lấy lại vẻ bình thản của thiên thần. Rồi cô lại thở dài, chau mày, lắc đầu. Phải chi Sig dịu dàng một chút, đừng có tỉnh táo quá, đừng có sống sượng quá! Sig làm mất cả thơ mộng, làm cho người ta phát bực. Thật đáng tiếc cho cả hai.
Lớp sơn đầu chắc đã khô. Cô thổi lên ngón chân, bắt đầu tô lần thứ hai. Đằng sau cô, cánh cửa phòng bỗng mở rất nhẹ và khép lại cũng rất nhẹ.
- Bác Jo đấy ư? - Cô hơi ngạc nhiên hỏi, nhưng vẫn không ngửng lên, tiếp tục sơn.
Không có tiếng trả lời, chỉ nghe tiếng bước chân bước tới gần.
- Bác Jo phải không? - Cô lại hỏi và quay lại.
Bác sĩ Obispo đứng sau lưng cô, người hơi khom xuống.
- Sig! - Giọng Virginia chỉ còn là một tiếng thở dài. - Ồ, anh làm cái gì vậy?
Bác sĩ Obispo nở một nụ cười chế giễu, nụ cười thèm thuồng cực độ, đồng thời lại là nụ cười tò mò, nhạo báng.
Tôi nghĩ là chúng ta có thể tiếp tục buổi học Pháp văn…
- Anh liều thật! - Cô lo lắng nhìn ra phía cửa.- Lão ta ở phòng bên kia, ngay tnrớc mặt. Lão có thể ập vào…
Nụ cười của bác sĩ Obispo biến thành một tiếng cười gằn khinh bỉ.
- Cô đừng lo cho bác Jo.
- Lão giết chết anh đấy, nếu lão bắt gặp anh ở đây!
- Lão không thể bắt gặp tôi. Tôi vừa tiêm cho lão một liều thuốc ngủ. Hồi kèn phán xét cuối cùng, đại bác nổ, cũng không đánh thức được lão giờ này!
- Ồ. anh tởm quả! -Virginia hầm hầm nói, nhưng rồi cô lại phì cười. Phần vì cô đã hết sợ, phần vì cô nghĩ đến bác Jo đang ngáy phì phò ở ngay cạnh họ, trong khi Sig đọc cho cô nghe cái chuyện ấy.
Bác sĩ Obispo rút trong túi ra quyền “Nhật tụng La Mã” và lấy điệu bộ quân tử:
- Cô cứ làm việc. Công việc của người đàn bà thì có bao giờ dứt… Cô cứ coi như tôi không có ở đây… Để tôi tìm đoạn đọc dở.
Rồi tặng cho cô một nụ cười dâm đãng, Obispo ngồi ghé lên cái giường kiểu cổ và bắt đầu lật sách. Virginia mở miệng định nói câu gì, cô duỗi chân, khép chặt lại như đề phòng một sự vi phạm nào đó nhưng thật ra là để thỏa mãn một nhu cầu còn cấp bách hơn nữa. Sơn khô từng mảng, phải nhanh chóng tô đều, nếu không, ngón chân sẽ lên màu nham nhở. Cô chấm bút vào chai sơn và tiếp tục tô màu với sự tập trung cao độ của một họa sĩ vẽ chân dung.
Bác sĩ Obispo ngẩng đầu lên nói:
- Tôi rất phục cái kiểu cách của cô đối với Peter lúc tối. Cô tán suốt buổi với hắn làm cho lão già phát khùng lên vì ghen. Cái cú đó phải nói là bậc thầy, hay phải nói là bậc bà?
Virginia trịnh trọng nói:
- Peter là một chàng trai dễ thương.
- Nhưng hắn bất lực - Obispo nói, và với điệu bộ vừa lịch sự vừa cố tình tỏ ra khiếm nhã, hắn ta nằm trườn ra trên giường, tự tiện như ở nhà mình.
- Nếu không thì làm sao hắn lại yêu cô bằng kiểu ấy - Hắn cười sằng sặc - Tội nghiệp thằng bé. Hắn coi cô như một thiên thần, một thiên thần be bé ở trên trời, có cánh, có thụ cầm, còn trinh hoàn toàn, mười tám cara, ba mươi sáu rubi, chế tạo tại Thụy Sĩ. Ý nghĩ của một thằng bất lực, thứ thiệt…
- Anh đợi đấy. Tôi sẽ trị cho anh một trận - Virginia vẫn không ngẩng lên vì công trình nghệ thuật đang ở giai đoạn hoàn tất.
Obispo không để ý lời đe, sau một lúc im lặng, hắn nói:
- Ngày xưa tôi coi thường văn chương. Bây giờ tôi không dám coi thường nữa! - Và lấy lại giọng của một văn sĩ đọc bản thảo của chính mình, hắn nói tiếp. - Ôi, bài học của một áng văn chương vĩ đại! Biết bao sự thật thâm trầm trong quyển sách này: Một kho đạo đức!
- Ồ, câm mồm! - Virginia nói.
- Khi tôi nghĩ đến món nợ đối với Dante và Goethe! Nhờ Goethe, tôi biết rằng khi con cái đọc sách cho nhau nghe, thì chúng nên tống cho bố già một liều thuốc ngủ như bác sĩ Faust đã làm.
Móng chân đã tô xong. Tay vẫn giữa bàn chân ở tư thế che chở lớp sơn, Virginia giận dữ nước với ông khách quý:
- Tôi cấm ông không được gọi bác Jo là bố già!
- Được, vậy thì xin gọi bố lão già vậy.
- Ông ta còn hơn anh gấp vạn lần. Anh chưa đứng tới gót chân ông ta đâu - Virginia thấy là mình đang nói thực. - Tôi, tôi thấy là bác Jo rất bảnh!
- Cô thấy là bác Jo rất bảnh. Nhưng chỉ mười lăm phút nữa thôi, cô sẽ ngủ với tôi.
Hắn vừa cười vừa nói và vẫn nằm sấp nguyên chỗ cũ, hắn với tay nắm lấy hai cánh tay Virginia, ở chỗ dưới đôi vai một chút. Virginia kêu lên, vùng vẫy.
- Coi chừng hỏng sơn trên ngón chân đấy! - Hắn nói và lợi dụng lúc Virginia lưỡng lự, hắn chồm tới chỗ mùi hương “Chọc giận” đang nồng nàn hắn áp chặt mồm vào cái cổ thon dịu…
Virginia ngoảnh đầu, văng ra một câu chửi tục, đồng thời cô cảm thấy một cơn ngứa ngáy tế nhị và dễ chịu tuôn ra song song với câu chửi.
Lần này bác sĩ Obispo hôn lên mang tai cô, rủ rỉ:
- Cô có muốn tôi nói cho cô nghe là tôi sẽ làm gì cô không nào?
Cô trả lời hắn là một thẳng chó đểu, nhưng hắn vẫn cứ nói hết, nói kỹ vào tai cô.
Một hồi sau, Virginia mở rnắt, cô thấy trong phòng đèn đã tắt. Ở đầu đằng kia, trong căn nhà búp bê rực sáng, Đức Mẹ Đồng Trinh đang nở một nụ cười khoan dung giữa làn hoa huệ trắng.
Cô kêu lên một tiếng thẹn thùng và cứ thế, cô đâm đầu chạy tới kéo hai bức rèm lại. Đèn trong điện thờ tự động vụt tắt. Quờ quạng trong đêm đen, cô dò bước trở về giường.
Chú thích
(1) (2) Nhắc lại bài thơ “Người thuỷ thủ già” của Colleridge
(3) Để ứng với cái tên Virginia - nghĩa là trinh trắng