Người dịch: Trần văn Nuôi
Chương chín

     uổi họp chiều thứ sáu của ông Stoyte hoàn toàn thuận lợi. Nhật Bản đề nghị mua thêm một trăm nghìn thùng dầu. Bentonit vẫn bán chạy. Đơn xin vay vốn ngân hàng có giảm chút ít, nhưng trận dịch cúm tuần qua làm cho thu nhập của Lăng Beverly tăng vọt hẳn lên.
Buổi họp tan trước một giờ. Trên đường về, ông ghé qua chỗ Hansen để nắm tình hình, nhưng chỉ sau vài phút, ông đã vùng bỏ chạy, nhảy bổ lên ô tô, đóng sầm cửa lại và ra lệnh:
- Đến đằng ông Propter!
A! Cái thằng Propter chó chết này lắm chuyện thật! Hết bọn công nhân hoả xa giờ tới bọn hái cam.
Ông Stoyte có mối thù đặc biệt đối với bọn khố rách, còn đặc biệt hơn mối thù của chủ đối với người làm thuê, bởi vì trước đây ông từng là kẻ khố rách. Sau khi bỏ nhà sang California, trong vòng sáu năm, ông đã từng hiểu được cái chữ nghèo. Ông căm thù hoàn cảnh làm cho người ta nghèo, đồng thời ông khinh những kẻ hoặc quá ngu, quá yếu đuối hoặc là quá rủi ro không thoát ra khỏi cảnh nghèo khó được.
Kẻ nghèo van xin tình thương, mà ông thì không cho. Ông muốn quên quá khứ mà họ lại nhắc ông nhớ quá khứ. Ông thấy kẻ nghèo là quá tởm lợm. Logic của ông Stoyte là như vậy. Thế mà cải lão Propter này thì đòi tăng lương cho bọn người làm ở đồn điền cam, đòi cất nhà ở, đòi… Chiếc xe tiến êm đềm dưới vòm lả xanh, ông Stoyte nắm chặt bàn tay phải thỉnh thoảng lại đấm vào lòng bàn tay trái trong khi suy nghĩ.
Năm mươi năm trước, mặc dù lớn tuổi hơn và khỏe hơn, Bill Propter là đứa trẻ duy nhất trong trường không bắt nạt Stoyte. Sau này để trả ơn, phần để tỏ ưu thế mới, đã lấy lại thăng bằng giữa hai người, Stoyte tặng ông nhiều cổ phần trong công ty xăng dầu Consol, nhưng ông không nhận. Stoyte vẫn chưa có dịp sử dụng ưu thế mới, chưa thể ngang hàng Propter được và điều càng cáu tiết hơn nữa, là ông cảm thấy Propter hơn. Chính vì vậy ông đã chọn mảnh đất gần nhà Propter trong thung lũng này để xây lâu đài. Propter có những đức tính mà ông không có: quả là một sự thách thức. Vì thế lý do làm ông yêu Propter cũng đồng thời làm cho ông ghét Propter.
Xe dừng. Tài xế chưa kịp mở cửa xe, ông đã vọt ra như một mũi tên, chạy đâm sầm vào nhà.
- Jo đấy ư? - Từ dưới vòm trắc bá một giọng quen thuộc vọng ra.
Ông Stoyte chăm chú nhìn trong bóng tối, rồi ông nhanh nhẹn tiến về phía chiếc ghế có ba người ngồi, họ chào ông. Peter lễ phép đứng lên nhường chỗ. Chẳng để ý tới chuyện đó cũng như chẳng để ý tới anh, ông Stoyte nói luôn với Propter:
- Trời ơi, anh không để cho người làm của tôi được yên sao?
- Người làm nào, Jo?
- Bob Hansen chứ còn ai! Khi vắng tôi anh tới đó làm cái gì?
- Thì tôi đã tới gặp anh trước, anh bảo hỏi Hansen!
Quả có thế thật. Ông Stoyte chỉ còn biết gầm lên:
- Chõ mũi vào chuyện của người ta! Gớm thật!
- Peter mời anh ngồi kìa. - Ông Propter nói. - Hoặc nói cách khác, đằng sau lưng anh có một cái ghế sắt đấy, Jo!
- Tôi không ngồi! - Ông Stoyte hét, - Tôi bắt anh trả lời. Anh nghĩ thế nào mà lại làm như vậy?
- Nghĩ thế nào? Chuyện xưa như trái đất, phải tôi bịa ra.
- Anh không trả lời được sao?
- Được chứ! Người lao động là người, không phải là sâu bọ.
- Tất cả chúng nó đều là một lũ khố rách.
Ông Propter quay sang bảo Peter ngồi xuống cái ghế bỏ không.
- Tụi khổ rách đó, tôi đã nói là tôi không cho phép!
- Ồ anh vô lý quá! - Ông Propter nói.
- Tôi vô lý? Anh hãy cứ nhìn cái nhà tôi đang ở với cái chòi của anh em ở đây. Anh sẽ thấy ai có lý.
- Đúng là vậy. Nhưng anh quá “mơ hồ” Jo ạ. Mơ hồ tới mức cho là người ta không cần ăn cũng làm việc cho anh được.
- Anh định tập cho họ làm ‘‘cộng sản’’ hả?
Tiếng “cộng sản” làm cho Stoyte giật mình đồng thời cho thấy ông là người có lý.
Giọng ông run lên:
- Anh là một thằng cộng sản! - ông lặp lại với giọng của một hiệp sĩ thập tự chinh - Là một thằng xách động cộng sản, hiểu chưa?
- Tôi tưởng anh đang nói về cái ăn của người lao động.
- Thôi đi!
- Ăn, ở và lao động đúng không?
- Tôi phải chịu đựng anh quá nhiều rồi đấy, vì nghĩ đến tình bạn của chúng ta. Nhưng bây giờ thì quá đủ. Trời ơi, nói chuyện cộng sản với lũ khố rách ấy! Biến cả vùng này thành một vùng nguy hiểm. Người tử tế làm sao chịu được!
- Người tử tế? - Ổng Propter định cười to lên, nhưng ông nghĩ dồn Stoyte nhiều quá dễ nguy hiểm.
- Tôi sẽ tống cổ anh ra khỏi vùng này! - ông Stoyte gầm lên. - Tôi sẽ… - Ông dừng lại giữa câu, đứng nguyên như vậy, lặng thinh, mồm há hốc, mắt trợn trừng. Ông thấy ù tai mặt nóng bừng - nó đấy, cơn xung huyết. Bác sĩ Obispo, cái chết. Cái chết và câu châm ngôn rực lửa trong ngôi nhà cũ. Điều khủng khiếp khi bị rơi vào tay vị Chúa còn sống không phải vị Chúa của phu nhân Stoyte mà là vị Chúa khác kia, Chúa thật sự của cha ông, của bà nội ông.
Ông Stoyte thở hắt ra rút khăn lau mặt, lau cổ, rồi không nói nửa lời, ông quay ngoắt lại, bỏ đi thẳng.
Ông Propter vội đứng lên, chạy theo và mặc dầu Stoyte vùng vằng giận dữ, ông vẫn nắm lấy cánh tay sánh bước đi cùng ông ta và nói - Tôi muốn chỉ cho anh xem cái này Jo ạ. Chắc anh sẽ thích.
- Tôi không muốn xem! - ông Stoyte rít giữa hai hàm răng giả.
Ông Propter chẳng thèm để ý, cứ dắt ông ta ra phía hàng hiên.
- Đây là một loại thiết bị mà Abbot ở viện Smithsonian (1) nghiên cứu ít lâu nay. Một cái máy sử dụng năng lượng mặt trời. Năng suất khá hơn những cái trước.
Ông gọi hai người kia cùng tới xem rồi ông nói tiếp:
- Thiết bị này có công suất hai mã lực, dùng cho sinh hoạt hằng ngày rất tiện lợi.
Ông Stoyte vẫn lặng thinh để tỏ cho biết mình vẫn còn đang giận nhưng cái máy và nhất là những ý định lung bung của Propter làm cho ông chú ý. Ông hỏi:
- Mà anh cần hai cái mã lực ấy đề làm gì?
- Để phát điện.
- Thế còn điện thành phố để làm gì? Họ không cấp điện cho anh sao?
- Có chứ, nhưng tôi thử độc lập đối với thành phố xem sao.
- Độc lập để làm gì?
Ông Propter cười nhẹ:
- Để thực hiện nền dân chủ giống như Thomas Jefferson (2) định nghĩa.
- Trời ạ, cái máy thô lỗ này dính líu gì tới Jefferson chứ! - Ông Stoyte lại nổi cáu. - Anh cứ xài điện thành phố và vẫn cứ tin ở Jefferson không được sao?
- Đây mới là chỗ éo le! Gần như là không được!
- Thế là thế nào?
- Thế là thế đấy. - Ông Propter thong thả nói.
- Như tôi đây. Tôi cũng tin ở Jefferson vậy!
- Nhưng có điều này. Tôi biết và anh cũng biết rằng anh là ông chủ, ông chủ lớn không ai dám cãi.
- Cho là vậy đi.
- Có một chữ khác để định nghĩa “không ai dám nghĩ”. Đó là “Độc đoán”.
- Rồi sao nữa?
- Rồi như thế này. Anh tin ở dân chủ, nhưng anh cầm đầu một bộ máy độc đoán và người làm của anh phải cúi đầu trước anh để kiếm cơm - Dân chủ ở chỗ nào?
Peter gật đầu tỏ ý tán thành. Anh nói:
- Về phần tôi thì tôi ủng hộ quyền làm chủ tập thể các phương tiện sản xuất.
Lần đầu tiên anh dám nói câu ấy trước mặt ông chủ và anh lấy làm khoái chí.
- Còn tôi thì tôi không muốn chấp nhận bất cứ ông chủ nào. Càng có nhiều chủ càng mất dân chủ. Nhưng vì là thiên hạ chẳng ai tự lo liệu, tự tức được mọi thứ nên vẫn phải có một ông chủ nào đó. Thành thử càng tự túc ít chừng nào, càng hưởng ít dân chủ chừng nấy. Thời của Jefferson, mỗi người dân Mỹ đều có thể tự túc. Họ hoàn toàn độc lập về kinh tế. Độc lập đối với chính phủ. Độc lập đối với mọi tổ chức kinh tế. Hiến pháp từ đó mà ra.
- Thì cho tới nay, hiến pháp ấy vẫn còn.
- Vẫn còn đó. Nhưng nó thích hợp với Liên hiệp thép Hoa Kỳ. Với Tổng Công ty Dịch vụ, với Liên hiệp Điện cơ General Motors với Công đoàn vàng của Lewis. Thực ra chúng ta đang sống dưới một thể chế mới, Hiến pháp chỉ còn là hình thức. Muốn thực sự sống trong hiến pháp, ta phải tạo ra những điều kiện sống của cái thời mà Hiến pháp ra đời. Cho nên tôi quan tâm tới cái máy này. Ít ra nó cho ta được độc lập về phương diện năng lượng, về chất đốt.
Ông Stoyte hơi cau mày rồi ông hỏi:
- Thế thôi ư? Còn các phương diện khác. Giao thông vận tải. Chế biến. Hàng hóa… Anh là một thằng lẩm cẩm Propter ạ. Xưa nay vẫn là một thằng lẩm cẩm. Làm sao anh đẩy cái xã hội này lùi về thế kỷ 18 được! Mà thôi, chiều nay nếu rảnh, mời anh qua tôỉ dùng bữa nhé!
Ông Stovte nhẹ nhõm bước ra xe. Ông thấy thắng Propter một điểm. Ông thấy Propter vẫn yêu mến ông. Ông thấy sung sướng, ông huýt sáo mồm rất to trên ở tô.
Vẫn để nguyên mũ trên đầu, vẫn huýt sáo, ông bước vào vòm cửa gôtic của tòa lâu đài qua tiền sảnh (ông vẫn giữ thói quen, tỏ vẻ bình dân trong tòa lâu đài cực kỳ sang trọng) ông rảo bước qua gian phòng La Mã lên thang máy, bước thẳng vô phòng khách của Virginia.
Khi ông mở cửa, hai người ngồi cách nhau khoảng năm mét: Virginia trước quày giải khát, trầm ngâm nhấm nháp ly socôla đá. Bác sĩ Obispo ngồi bảnh chọe trên chiếc ghế bành lót sa tanh hồng, châm lửa một điếu thuốc lá.
Ông Stoyte như bị đấm vào giữa ngực: ông nghi ngờ, ông ghen, mặt ông nhăn như cái bị rách. Mà nào ông đã thấy gì đâu, chẳng có cử chỉ nào, dấu hiệu nào, nét mặt nào khả nghi cả. Bác sĩ Obispo hoàn toàn tự nhiên thoải mái còn nụ cười em bé gửi cho ông thì quả là nụ cười ngây thơ của thiên thần.
- Bác Jo! - Cô chạy ào tới trước mặt ông, vòng tay qua cổ ông. - Bác Jo!
Giọng hồ hởi của cô, làn môi êm ái của cô có tác dụng ngay. Bác Jo xúc động, bác đạt tới đỉnh cao của danh từ ở cả hai nghĩa đen và bóng. Em bé của tôi! - Bác hổn hển hồi lâu, bác cảm thấy xấu hổ. Cô bé này người thơm và ấm, da thịt vừa mềm vừa chắc lẳn, cô bé trong trắng thơ ngây! Nghi ngờ cô dù trong một phút, cũng là bậy! Ông cảm thấy ân hận thêm trước thái độ của bác sĩ Obispo. Anh ta đứng dậy và nói:
- Lúc trưa, sau bữa ăn, tôi hơi ngờ ngợ thấy ông ho. Cho nên tôi đã lên đây để gặp ngay ông, khi ông trở về. - Anh ta cho tay vào túi, lôi ra đến quá nửa một quyển sách gáy da giống như quyển kinh nguyện. Anh ta ấn vội vào rồi rút ra một cái ống nghe. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhỡ ông lại lây cúm…
Nhớ lại tuần lễ cúm đặc biệt nhiều lợi tức ở Lăng Beverley, ông Stoyte hơi hoảng:
- Không, tôi không làm sao cả. - Ông nói - Ho hắng như vậy là thường, chỉ có cái bệnh cũ… Anh đã biết, viêm phế quản
- Có lẽ cũng chỉ có thế. Dù sao cũng xin ông cho khám.
Bác sĩ đeo ống nghe lên cố bằng một cử chỉ nghề nghiệp, nhanh nhẹn.
- Anh ấy nói có lý, bác Jo ạ. - Em bé nói.
Cảm động vì bao nhiêu sự chăm sóc và cũng hơi chán cái bệnh chất tiệt kia, ông Stoyte cởi áo vét tông gi-lê và bắt đầu mở ca vát. Một loáng sau, ông đã giương bộ ngực trần, đứng dưới ánh sáng ngọn đèn treo Virginia thẹn thò len ra phía sau quầy giải khát.
Bác Obispo cho hai đầu ống nghe vào tai:
- Thở sâu vào! Anh nói và rà vòi nghe trên ngực ông Stoyte - nữa! Ho! - Bác sĩ nhìn qua cái thùng thịt lông lá, mơ màng để mắt lên bức tranh trên tường. Những người cư trú trong cái thiên đường buồn rượi của Waileau đang chuẩn bị ra khơi, có lẽ để đến một thiên đường khác buồn hơn
- Đếm: Ba mươi ba… - Bác sĩ ra lệnh và ông tiếc rẻ rút lui khỏi “Cuộc hành trình tới Đảo mơ” (3) đi trở về với bộ ngực và cái bụng của ông Stoyte.
- Ba mươi ba. - ông Stoyte đếm. Ba mươi bốn, ba mươi lăm…
 
Dốc hết lương tâm nghề nghiệp, bác sĩ Obispo ra cái vòi hết điểm này đến điểm khác trên khối thịt lùm lùm hình trụ trước mặt ông. Tất nhiên chả có gì. Chỉ là loạt khò khè, cò cử hàng ngày. Để được long trọng hơn, có lẽ nên đưa ông lão xuống lầu, tới trước máy rọi quang tuyến. Nhưng thôi, trò hề này là quá đủ.
- Ông ho thêm.- Bác sĩ lại đặt dụng cụ vào mớ lông lá hoa râm trên vú trái ông Stoyte. Trong lúc ông ta giả ho, bác sĩ nghĩ là chưa tới các cái khác ở trên người ông ta, riêng cái bịch đồ lòng này cũng đã thấy khó ngửi. Chuyện một cô gái, bất cứ cô nào bất cứ vì lẽ gì, vì tiền đi chăng nữa, lại ngửi được cái này thì thật hết chỗ nói. Thế mà trong đời này khối cô ngửi được, lại còn thích nữa là khác.
“Thích” có lẽ không đúng lắm, bởi không nêu hiểu nó ở nghĩa đen, nghĩa sinh lý. Các cô thích bằng lý trí chứ không phải bằng thân thể. Các cô yêu những cái bịch đựng đồ lòng kia bằng cái đầu, các cô yêu vì địa vị xã hội của các cái bịch ấy, hoặc vì sự uyên bác của nó, tên tuổi của nó. Các cô không ngủ với nó mà ngủ với một tên tuổi, các cô nhân cách hóa cái bịch ấy.
Một số cô còn thích thêm công tác từ thiện, công tác xã hội, thậm chí thích ra mặt trận nữa. Không những số cô này thích ngủ với một tên tuổi, hoặc một đấng đạo đức, một nhiệm kỳ thẩm phán hoặc một ủy thác thương mại chẳng hạn, mà các cô cũng thích ngủ với một thương binh, một thằng bé đần độn, để đổi món ăn thôi hoặc một… Obispo liếc mắt về phía quày giải khát. Con bé kia là nó dám làm tất! Nhưng ngược lại Jo Stoyte cũng chính là một “Bé em” của cô, đồng thời cũng là một Lincoln cá nhân, Lincoln riêng của cô và may thay, đấy cũng là một kẻ có tấm séc đút túi - quan trọng đấy, tập séc. Nhưng nếu chỉ có thế thì Virginia cũng chưa thật hạnh phúc. Cái tập séc kia chịu nằm trong tay một nàng tiên, để nàng âu yếm nó và thay li cho nó. Hấp dẫn ở chỗ đó.
- Xin ông quay lại!
Ông Stoyte làm theo lời bác sĩ Obispo, cảm thấy cái lưng đỡ tởm hơn phía trước. Có lẽ vì nó ít cá tính hơn.
- Thổi sâu vào. - Obispo nói và bắt đầu diễn lại màn kịch - Thêm lần nữa. - Obispo nghĩ tới món hàng hấp dẫn đang nấp đằng sau quày giải khát. Chắc chắn món hàng sẽ ưng thuận thôi, miễn là mình phải kích thích nó. (Chắc chắn nó sẽ đòi mình nâng nó lên tượng đài, nhưng không, ai ngu gì, bọn đàn bà con gái do phú ông nuôi thường quá dễ… Bọn phú ông…)
- Đếm thêm đi! Ba mươi ba…
- Ba mươi ba! Ba mươi bốn!
Bọn phú ông thì chín mươi chín phần trăm mù tịt. Ái tình với họ chỉ là một sự thỏa mãn nhu cầu.
- Ba mươi lăm, - ông Stoyte tiếp tục đếm - Ba mươi sáu!
Obispo nghĩ: Riêng phần mình thì mình buộc đối phương phải ưng thuận, như vậy thích hơn.
Nhưng không nên đi xa quá, ép buộc quá, mất thú. Đối phương phải là loại nghiệp dư, loại cho rằng vừa đê mê vừa phải có ái tình, có con tim hòa hợp viết bằng chữ hoa cơ!
- Ba mươi bảy, ba mươi tám. - Ông Stoyte tiếp tục đếm với một sự kiên nhẫn lạ lùng.
- Có thế thôi, ông ạ! - Bác sĩ Obispo nói và nhìn về phía quầy rượu giải khát.
Chú thích:
(1) Viện nghiên cứu khoa học ở Washing ton thành lập năm 1838 theo chúc thư của nhà hoá học người Anh Smithson. Hiện là viện nghiên cứu quan trọng của Mỹ về vật lý vũ trụ, thiên văn, nhân chủng
(2) Thomas Jefferson (1743-1826) - một trong những nhà khai sáng Hợp chủng quóc ở Mỹ. Người thảo Tuyên ngôn Độc lập và Dự thảo Hiến pháp Mỹ
(3) “Hành trình tới đảo Cythère”, Bảo tàng Louvres sáng tác đã đưa Watteau vào Hàn lâm viện Pháp năm 1917