ôi nghe loa phóng thanh oang oang réo tên Trần Ngọc Dung làm tôi vừa mừng vừa hồi hộp. Tim tôi đập nhanh hơn, người tôi nóng bừng. Lúc đó, tôi không còn suy nghĩ được điều gì khác ngoài việc có giò chạy lẹ về nhà để báo tin cho má tôi hay là tôi đã thì đỗ vào lớp đệ thất trường trung học Phan Thanh Giản. Không phải chỉ là một vinh dự vì được học ở một trường công lớn của tỉnh Cần Thơ, mà điều quan trọng hơn đối với riêng tôi là má tôi không phải trả học phí suốt bảy năm dài cho một trường tư nếu tôi thì rớt vô trường công.
Tôi chạy như bay về nhà. Nửa đường tôi sực nghĩ đến trùng tên: “Rủi có con nhỏ nào cũng tên là Trần Ngọc dung, cũng sanh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm với tôi thì sao?”. Tôi chậm lại. Tôi thầm tự hỏi, trong trường hợp này tôi sẽ phải làm sao? Nhưng chỉ mấy giây sau, tôi nghĩ đến số báo danh. Hai người có thể trùng nhau mọi chi tiết, những chắc chắn không trùng số báo danh. Như vậy thì còn sợ là ai khác nữa! Tôi thất vọng nhiều lần, nhiều hơn số tuổi của một đứa con nít, làm sao tranh khỏi mất tự tin.
Về đến nhà, tôi thấy má tôi ngồi may miệt mài như quanh năm ngày tháng má vẫn làm. Tôi rón rén lén vô sau lưng rút sợi dây điện ra khỏi ổ cắm điện; tức thì máy may ngưng. Mà giựt mình quay lại thấy tôi, nhưng tôi không để bà hỏi, tôi vội nói: “Con đậu rồi!”. Bà không nói gì, nhưng vẻ mặt bà tươi lên, đôi mắt sáng ra, với nụ cười mãn nguyện. Tôi choàng tay sau lưng má, như để truyền niềm hạnh phúc tôi đang có sang cho bà.
Đó là kết quả của những ngày đêm cặm cụi học thi dưới nhà bếp, ở trường St. Paul, và ở lớp toán đặc biệt của thầy Ú. Những ngày cực hình đã qua. Hè này đi chơi cho thả cửa trả thù.
Mấy chị học trò của má cũng vui lây, giành nhau may áo dài cho tôi. Nhưng tôi lại không tha thiết với việc mặc áo dài, nghĩ rằng áo dài chỉ dành cho người lớn, còn mình thì cứ quần cụt bằng kaki cho gọn.
Một lát sau, tôi trở lại trường Phan Thanh Giản, chen chúc trong đám đông các phụ huynh và thí sinh, có đến gần tám bảng danh sách các thí sinh trúng tuyển, để coi cho bằng mắt yên tôi trên giấy trắng mực đen cho thêm an tâm. Tôi nhẩm cả chục lần tên Trần Ngọc Dung, sanh ngày 24 tháng 3 năm 1946 tới Long Thạnh, Cần Thơ.
Chị Thuận cũng có tên trên bảng vàng. Điều đó đối với tôi là lrx tự nhiên, vì chị học rất chăm chỉ và thông minh. Chị luôn trong số ba người đứng đầu lớp. Tôi phục chị lắm, nên đã nghĩ rằng cuộc thi tuyển này đối với chỉ như ăn cơm bữa. Chị thi một con mắt cũng đậu. Trong khi đó, tôi không làm biếng, nhưng ham chơi, cứ vui trước, rồi trả nợ sau. Khi gần đến ngày thi tôi phải học dồn học ép, mất ăn mất ngủ cả tháng trời. Điều dợ thứ nhứt là làm má tôi buồn, và điều sợ thứ hai là phải học nhồi nhét mắc cỡ với chị Thuận. Tôi hay thầm vái trời đừng bị học lớp với chị.
Chiều hôm đó, chị Thuận và tôi rủ nhau đi quanh quẩn trong khu trường mới. Tôi nghe lòng vừa bồi hồi vừa hãnh diện. Bồ hồi vì vào một giai đoạn mới, tương lai mở rộng trước trước mắt, hãnh diện vì biết rằng mình không phải là… “đồ bỏ”. Thế là tôi đã nối gót những người đi trước trong gia đình này. Đó là ba chị Thuận và các cậu, tôi ngồi trong hành lang của trường, bên cạnh cánh cổng. Từ hành lang này, chúng tôi có thể nhìn thấy nhà tôi bên kia đường Võ Tánh.
Chị Thuận là hình ảnh của người con gái dậy thì, dịu dàng. Chị thích làm thơ và mê đọc sách. Chị mong đến ngày đến trường để được mặc áo dài và được mang guốc cao gót, còn tôi lại chỉ mơ được vào ban thể thao để chạy đua, mang giầy mầu vàng như con ông tỉnh trường. Tôi mà được làm trưởng ban thi đua với hy vọng được phuh thầy Trần Ngọc Nhung, dậy lại lũ bạn cùng lớp.
Trong khi chúng tôi học thi, má tôi hứa, nếu chúng tôi thi đậu thì cho mỗi đứa một món quà. Chị Thuận muốn được thưởng cây viết Pilot ở tiệm Hồng Phát. Còn tôi lại mơ được uốn tóc! Chị Thuận hay hát nho nhỏ bên tai tôi “Em oi nếu mộng không thành thì sao?”. Mộng của hai chị em tôi đã thành. Cho đến ngày nay tôi còn nghe mùi thuốc uốn tóc đâu đây, và cả cái mùi khen khét trên cái đầu nặng trĩu với mây cây kẹp nóng. Tôi chọn uốn nóng vì rẻ hơn uốn lạnh.
Mấy chị học trò của má đều khen cái đầu quăn của tôi. Nhưng mấy ngày sau, khi ông ngoại tôi ra tỉnh để dẫn đám cháu đi mua sắm giấy mực cho ngày tựu trường, và cho chúng tôi đi ăn ở Túy Huế Lầu như mọi năm, thì cái đâu tóc quăn của tôi bị chê liền. Ông ngoại muốn cháu của ông phải giữ “tóc cha mẹ đrt”. Hôm đó tôi biết tôi sẽ bị ông ngoại giận, nên định lấy khăn trùm kín tóc. Nhưng rồi tôi đổi ý, thử làm gan cho ông thấy cái đầu quăn. Lúc ông xuống xe lôi, bước vô nhà, tôi nhanh nhẹn chạy trước nhứt, khoanh tay chào:
- Thưa ông ngoại mới ra. Cháu thì đậu vô đệ thất rồi, ngoại!
Trên khuôn mặt hiền từ của ông, nụ cười biến đi ngay khi ông nhìn thấy cái đầu quăn của lời. Ông bực bội hỏi:
- Được cái đầu quăn mà để ông ngoại buồn, có xứng không?
- Dạ không. - Tôi trả lời yếu xỉu.
Nhưng ông không tha lỗi cho tôi dễ dàng như vậy đâu. Hôm đó, sau khi đi mua sắm cho các cháu, ông đưa chúng tôi tới tiêm Tuý Huê Lầu. Trước khi ngồi vào bàn, ông nói:
- Ông không ngồi gần mấy đứa đầu quăn đâu nhen!
Tôi giành ngay cái ghế kế bên ông rồi nhũng nhẽo:
- Mà đầu quăn muốn ngồi kế ông ngoại.
Chị em tôi cười rộ lên, chỉ có ông không cười thôi. Thồ vô túi áo bà ba trắng của ông, tôi lấy ra bao thuốc, vấn một điếu rồi nhét vô giữa hai ngón tay của ông để chuộc tội. Mọi người nhìn tôi lắc đầu.
*
Những ngày ở trong bưng biền ra Cần Thơ, năm đệ thất của tôi là năm đầu tiên tôi cho phép mình sung sướng, cho phép tôi vui với tuổi học trò, tôi bỏ dần lời hứa “hai năm” của ba tôi! Mấy chị học Đệ ngũ cho rằng hai lớp Đệ thất Đệ lục là hai năm học sướng nhứt của tuổi học trò bậc trung học, rồi sau đó mới bắt đầu học hành chăm chú, hai năm đó bọn tôi vừa là người lớn, vì lớn hơn đám học trò tiểu học, vừa là con nít vì nhỏ hơn mấy anh mấy chị lớp đệ ngũ trở lên;
Mới nhập hạc mà tôi đã có nhiều bạn, đủ thứ bạn. Người bạn là chị Nguyễn Thị Hiệp, trưởng lớp. Chị lớn hơn tôi những năm tuổi. Vì chiến tranh, nhiều người bị chậm trễ trong học hành, hoặc phải bỏ học để đi làm sớm, không phải chỉ có một mình chị Hiệp. Trong lớp tôi, có sáu chục học sinh đủ mọi tuổi, từ 12 đến 19. Tôi thân với chị Hiệp nên lúc nào cũng kề sát bên chị, đến nỗi chị kêu tôi là “cái đuôi” của chị.
Cũng như ba tôi, ba chị Hiệp là Việt Minh, cùng người quyết đánh đuổi giặc Tây. Má chị dẫn chị lên Nam Vang, và cho chị học một trường trung học Tây. Do đó, khi trở về Cần Thơ chị nói tiếng Việt không rành, và thiếu nhiều ngữ vựng. Chị phải học lại từ lớp Đệ thất.
Lần đầu tiên gặp chị, tôi nói:
- Chị nói tiếng Việt như người Miên!
Chị liền phản ứng:
- Merde, tại sao mày biết? Bộ mày là Miên hảt?
Chị kể cho tôi nghe về ba má chỉ. Vì mới về Việt Nam, chị không hiểu gì về vấn đề an ninh nên không sợ công an quốc gia hỏi thăm.
Chị Hiệp học giỏi, vì đã có bằng trung học Pháp ở Cao Miên, chị thường “cup cua” giờ Pháp văn và giớ toán. Đó chính là hai môn tôi kém. Chị chăm chú nhiều nhất là môn Việt văn. Ngoài ta chị cũng cố gắng tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán của người Việt để trở lại làm người Việt chính cống. Tôi thường thấy chị suy nghĩ như một thằng Tây; con tánh tình chị là của một người Miên, chỉ có máu Việt Nam trong người chị mà thôi. Một hôm, trong giờ Sử, chị không trả lời được câu hỏi của giáo sư. Chờ một hồi lâu, thầy phải cho chị ngồi xuống, chị xổ ra một tràng tiếng Pháp pha tiếng Miên. Tôi tò mò hỏi chị nói gì với thầy vậy, chị đáp:
- Tao nói: Merde! Tao đương điên cái đầu, nửa thằng Tây, nửa thằng Mien, bây giờ lại bắt tao trả bài của thằng Việt!
Nói xong, chị gục đầu xuống bàn.
Chị Hiệp và tôi thường học bài chung với nhau, có khi ở nhà chị, có khi ở dưới bếp nhà tôi. Khi chúng tôi đã thật thân rồi, tôi tiết lộ bí mật gia đình tôi cho chị hay. Đó là chuyện ba tôi tập kết ra Bắc. Tôi cứ tưởng chị ngạc nhiên lắm, không ngờ chị nói:
- Tao biết rồi, biết từ hỏi mới gặp mày lần đầu kia, nhỏ à!
Tôi hỏi làm sao chị biết? Có phải chị Thời ở Rạch Ngỗng cho chị biết không? Sở dĩ tôi nghĩ chị Thới, vì chị Thới cũng thuộc gia đình Việt Cộng. Nhưng chị Hiệp chỉ một ngón tay lên trán tôi thân mật đáp:
- Nhớ là tao lớn hơn mày năm tuổi nhen.
Tinh bạn giữa chị Hiệp và tôi vô cùng quý báu. Có một người bạn để tin tưởng và tâm sự ở cõi đời đầy lừa lọc, gian trá và nhiều đe doạ, không phải là dễ kiếm. Tôi đã sống nhiều năm trong cô đơn: có anh, anh đi tập kết; có chị, chị phải đi học xa nhà! Tôi khao khát tình phụ tử, nên càng rất cần có bạn. Chị Hiệp chợt xuất hiện như một vị cứu tinh của tôi lúc bấy giờ. Nhờ chị, tôi đã giành lại chỗ đứng danh dự dưới ánh sáng mặt trời; tôi không còn mặc cảm mồ côi cha. Đã vậy, cả hai chúng tôi cùng hãnh fiện vì cha chúng tôi đều là những người yêu nước.
Chị Hiệp không thích nói tới chuyện thời sự. Mấy lần tôi nói chuyện nước non, chị gạt phắt đi. Chị nói:
- Mấy chuyện mắc dịch đó để cho mấy người ta lo; mình lo chừng nào đi vườn Thầy Cầu nè, vườn ổi nè.
Thế giới của chị Hiệp lúc bấy giờ thật giản dị. Chị học phong tục, tập quán của Việt Nam, nhứt là của tỉnh Cần Thơ. Chị gắng trở thành một người Việt Nam… thứ thiệt. Môn chánh là vườn Thầy Cầu, vườn ổi, bánh mì thịt của chú Lý Ngầu ở trong Cái Răng, và mấy anh học lớp Đệ nhị, Đệ nhất. Vì vậy, mới năm Đệ thất, chị Hiệp đã có bồ. Từ đó, chị không có nhiều thì giờ dành cho tôi. Nhưng mất chị Hiệp, tôi còn bạn khác. Đó là Lê Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Mai Bắc Kỳ. Lê Kim Lệ và chị Thuận, Tuyết, Lệ đều là dân “thổ sanh” tại Cần Thơ, nên Mai đối với chúng tôi là một người bạn vừa lạ, vừa vui tươi, vừa mới toanh. Mai là dân Bắc Kỳ di cư từ Hà Nội vô. Nhiều lúc giờ chơi, Tuyết và tôi kêu Mai là “Mai Bắc kỳ”. Mai không giận mà còn hãnh diện mình là “Bắc Kỳ” nữa. Mai hay trêu chúng tôi bằng cách kéo dài hai chữ “mình ên” theo giọng Nam.
Mai và gia đình di cư vào Nam năm 1954. Ba của Mai đã qua đời, chỉ còn mẹ. Chị cả của Mai là chị Thái Lan, rồi đến các anh Tuyến, Khuyến và ba người em là Minh Thu, Toàn và Hạnh. Lúc mới vào Nam, gia đình Mai ở Sài gòn. Khi chị Thái Lan bỏ về Ô Môn dậy học, cả gia đình đi theo chị. Với đồng lương nhỏ nhoi của một cô giáo tiểu học, chị Thái Lan nuôi một bầy em nhỏ. Người Nam lúc bấy giờ còn kỳ thị dân di cư, nhưng hàng xóm ai cũng thương gia đình của Mai. Nhà thầy giáo Chín ở đầu hẻm gần nhà Mai tỏ ra mến phục chị Thái Lan lắm, ông nói với má tôi:
- Tội nghiệp cô giáo Bắc Kỳ, một mình nuôi mẹ và một bầy em phá gạo. Bà già có tướng sang, chắc cũng là gia đình khá giả ở Bắc.
Thái Lan không những là người con hiếu thảo, người chị các em, mà còn là người có nhan sắc. Trong chị như một đoá hoa Lan mầu tím. Quanh năm suốt tháng chị Thái Lan mặc áo dài mầu tím.
Việc gặp gỡ đầu tiên giữa Mai và tôi không hứa hẹn một tình bạn thân thiết. Cho đến ngày hôm nay, tôi chưa quên ngày nhập trường. Lòng dạ tôi vừa nôn nao hồi hộp, vừa sợ sệt, mến phục mấy chị Đệ lục, Đệ ngũ. Khi chúng tôi còn chờ đợi giờ vào lớp, bạn cùng lớp nói với tôi:
- Có con nhỏ Bắc Kỳ bên 7z giống mày lắm. Mới đầu, tụi tao tưởng mày đi lộn lớp.
Tôi cười:
- Trên đời này chỉ có một Trần Ngọc Dung thôi!
Tuy nói vậy, tôi cũng tò mò muốn biết mặt “con nhỏ Bắc kỳ” kia có thật giống tôi không? Giờ ra chơi, tôi chạy qua lớp 7z. Quả thật, tôi thấy con nhỏ đó giống tôi lắm; đến mái tóc cũng giống hệt tôi. Thiệt kỳ lạ! Tôi đứng ngoài cửa lớp nó một lát rồi ngoắc kêu nó ra. Lúc đầu, tôi thấy nó có vẻ hơi kiêu ngạo. Mắt nó sáng long lanh, có vẻ tinh nghịch, lém lỉnh. Nụ cười ngây thơ nhưng duyên dáng với hàm răng trắng, đều dặn của con gái “Bắc kỳ” đã thu hút tôi. Tuy nhiên, cái vẻ thờ ơ, lạnh nhạt của nó làm tôi bực mình.
- Chị xuống đây lâu chưa? - Tôi hỏi trước.
- Năm năm. - Mai trả lời với giọng Bắc xa lạ.
Thật khó tin. Nếu tôi có người em song thai ở Cần Thơ năm năm, thì tôi phải biết nó từ lâu rồi.
- Năm ngoái chị học ở đâu? - Tôi hỏi.
Mai cho biết là nó học ở một trường tiểu học trên Sài gòn mà tôi không biết nơi đó. À, thì ra nó nói nó vô Nam năm năm chớ không phải “suổng” Cần Thơ 5 năm. Thấy nó có vẻ làm phách, tôi định không thèm làm quen với nó nữa. Nhưng khi nhìn kỹ mặt nó, tôi không đành quên nó, vì nó giống y tôi. Tôi đành miễn cượng hẹn nó:
- Giờ chơi kế tụi mình gặp nhau nhen.
Mai liền trả lời:
- Giờ tan học.
Lời hứa của Mai làm tôi vui trở lại. Thế là từ chiều hôm chúng tôi thường gặp nhau sau giờ học. Dần dần, chúng tôi thành một đôi bạn thân, đi đâu cũng có nhau, như hình với bóng.
Nhà của Mai ở trong hẻm đường Võ Tánh, nhìn xéo qua trường nam tiểu học. Nhà tôi không xa nhà Mai mấy, nên hàng ngày tôi và chị Thuận đứng chờ nó trước cửa để cũng đi tới trường.
Sự thân thiết của chúng tôi giúp chúng tôi quên đi hoàn cảnh nghèo túng của cả hai gia đình. Mỗi lần gặp nhau, chúng tôi cười đùa vui vẻ như bài hát Summer Time mà tôi thường đàn cho hát: “My daddy is rich and my mommy is good looking”. Chúng tôi cùng yêu âm nhạc, cùng là học trò giỏi của thầy Phan Thanh Thu. Tôi là người duy nhứt trong trường được nghe tiếng hát thuỷ tinh đó, vì Mai không bao giờ cho ai nghe tiếng hát của mình.
Chúng tôi không có tiền đi coi hát bóng thường như chị em của Lê Thị Bạch Tuyết, nhưng hễ có dư đồng nào là xài hết ở hai nơi: một là tiệm sửa xe đạp; hai là nhà sách Văn Nhiều. Chúng tôi chỉ mua sách học và sách nhạc. Ngày cả khi không có một xu dính túi, chúng tôi cũng tới nhà sách Văn Nhiều, la cà cả tiếng đồng hồ, ông chủ nhà sách là cậu Hai Văn Nhiều, bạn hồi nhỏ của má tôi, nên cậu biết tôi là con của “cô Tám”. Thỉnh thoảng đem cho sách chúng tôi. Nhưng có một người trong tiệm sách ghét chúng tôi lắm, vì chúng tôi cứ bắt anh lấy sách cho coi, hết cuốn này tới cuốn kia, rồi trả lại mà không mua. Yêu sách thì yêu lắm, nhưng tiền đâu mà mua hết những cuốn mình muốn. Coi cọp Văn Nhiều rồi lên Cái Khế mướn sách để coi tiếp tục. Chị Thuận nhiều tiền hơn tôi và Mai, nên chị mua sách, coi xong cho tôi và Mai mượn, với điều kiện là không được bẻ góc sách. Chị Thuận cưng sách lắm.
Mai nhớ Hà Nội nên thường nhắc đến Hà Nội với một giọng như tôi hãnh diện về Cần Thơ của tôi.
- Gia đình tao tạm ở đây thôi, khi nào hết cộng sản tao trở về Hà Nội.
Đó là lời chân thật của người bạn thân, nhưng tự ái của tôi cũng bị tổn thương, vì tôi vẫn nghĩ ở trên cõi đời này không có nơi nào đẹp bằng Cần Thơ, thanh tịnh bằng Cần Thơ và không có ai tử tế bằng người Cần Thơ. Vậy mà con nhỏ Bắc Kỳ này cứ đòi về Hà Nội là tại sao? Hà Nội nghèo nên người Hà Nội mới ăn cá rô cây. Dù bị chạm tự ái, tôi vẫn thương Mai lắm, nên tôi giấu kín ý nghĩ đó.
Rồi mấy chục năm sau xa quê hương, tôi lại có tâm trạng của hồi ấy. Một hôm, cùng chống ngồi ngắm trăng, tôi đã nói: “Trăng Cần Thơ sáng hơn trăng Hawaii”. Một hôm khác, vợ chống tôi ngồi trên câu tầu ở Monterey Bay, ngắm nghía chờ xem mặt trời lặn như hàng ngàn, hang vạn người dân khác đã từng làm để thưởng thức cảnh đẹp của quê hương họ.
Trên đường về nhà, tôi lại nói:
- Trời chiều ở Cần Thơ đẹp hơn ở đây.
Thì ra “không đâu đẹp bằng quê huxng”. Buổi chiều trên đất vườn ông bà ngoại tôi đều im lặng, như để dọn đường cho mặt trời đi ngủ. Nhưng trước khi lặn hẳn, mặt trời Cần Thơ có một vẻ huy hoàng đặc biệt, mà tôi cho rằng không đâu có. Không bao giờ tôi quên được những buổi chiều vàng trên cánh đồng yên tĩnh ở Bang Thạch. Tiếng mấy con ễnh ương tình tứ gọi nhau để đi ngủ sau mặt trời lặn. Tôi nhớ tiếng gà gáy khi trời vừa thức giấc vẫn vang động trong tâm hồn tôi, một kẻ sống xa quê hương cả nửa trái đất.